ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
TÌM HIỂU VỀ TỔNG ĐÀI DEFINITY G3i
Sinh viên thực hiên: Trương Vũ Thuấn
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỔNG ĐÀI
1.1. GIỚI THIỆU VỀ TỔNG ĐÀI
1.1.1. Sơ lược về sự phát triển của tổng đài.
Cùng với sự phát triển của công nghệ chuyển mạch, các phương thức điều khiển áp dụng trong các hệ thống tổng đài cũng được phát triển luân phiên thay thế nhau.
Năm 1786 Alexander Graham Bell phát minh ra điện thoại, khả năng truyền tiếng nói đi xa bằng tín hiệu điện đã trở thành hiện thực, đưa ra ý tưởng xây dựng mạng điện thoại đầu tiên. Vấn đề đặt ra là: Nếu số máy nhiều và gọi đều có thể nối với nhau từng đôi một thì số lượng dây nhiều và tốn kém, vì thế tổng đài đã được hình thành nhằm kết nối các máy tính với nhau.
Để ứng dụng nhu cầu ngày càng tăng của dịch vụ điện thoại và để kết nối nhanh các cuộc gọi và vì mục đích an toàn cho cuộc gọi, hệ thống tổng đài tự động không cần có nhân viên trực tiếp phục vụ được A. B. Strongger của Mỹ phát minh năm 1889. Đầu tiên là thế hệ kiểu tổng đài nhảy nấc, sau đó năm 1926 Ericsson của Thụy Điển đã chế tạo ra tổng đài tự động kiểu tạo độ (ngang dọc). Các tổng đài này được sản xuất ra dựa trên kết quả nghiên cứu kỹ thuật chuyển mạch và hoàn thiện các chức năng của tổng đài nhảy nấc.
Năm 1965, tổng đài điện tử đầu tiên theo nguyên lý chuyển không gian tương tự đã được đưa vào khai thác. Tổng đài loại này cần cho mỗi cuộc gọi một tuyến vật lý (một mạch dây) Riêng, như vậy là không thể chế tạo một tổng đài có khả năng tiếp thông hoàn toàn. Ngay sau đó người ta hướng công việc nghiên cứu vào phương thức chuyển mạch phân kênh theo thời gian, dựa vào phương thức này có thể thiết lập tổng đài tiếp thông hoàn toàn và không tổn thất. Đến năm 1970, tổng đài số đầu tiên đã được sản xuất, lắp đặt và đưa vào khai thác ở Pháp.
Tháng 1/1976, tổng đài theo phương thức chuyển mạch số mang tính chất thương mại đầu tiên trên thế giới đã được lắp đặt và đưa vào khai thác.
Giai đoạn 1971 đến 1976 là giai đoạn phát triển nhanh nhất và có hiệu quả của kỹ nghệ tổng đài số.
Hiện nay công nghệ chế tạo tổng đài điện thoại chủ yếu định hướng vào phương thức chuyển mạch số và hướng tới các hệ thống chuyển mạch có thể ứng dụng cho mạng và các dịch vụ ISDN (Intergraed Services Digital network) Mang thông tin đa dịch vụ. B- ISDN (Broadband- ISDN) Cũng đã được xúc tiến để đáp ứng được mạng viễn thông số hiện đại trong tương lai.
1.1.2. Vai trò của hệ thống tổng đài.
Tổng đài đóng vai trò rất quan trọng trong một mạng viễn thông nó là trung tâm xử lý các tín hiệu gọi đến và gửi tín hiệu đi, nhờ có hệ thống tổng đài mà các cuộc gọi truyền đi được thực hiện một cách chính xác.
1.1.3. Nhiệm vụ của tổng đài.
- Nhiệm vụ báo hiệu: Trao đổi báo hiệu với mạng bên ngoài, bao gồm các đường dây thuê bao và mạng các đường dây trung kế đấu nối với các tổng đài khác.
- Nhiệm vụ xử lý thông tin báo hiệu và điều khiển các thao tác chuyển mạch: Nhận dạng các tín hiệu báo hiệu mạng đường dây thuê bao và các đường trung kế để xử lý, phát ra các thông tin điều khiển thiết bị chuyển mạch và các thiết bị phụ trợ khác để tạo tuyến nối, cấp thông báo đến thuê bao.
- Tính cước: Nhiệm vụ này tạo ra các số liệu cước phí phù hợp với từng loại cuộc gọi sau khi kết thúc mỗi cuộc gọi. Số liệu tính cước này sẽ được xử lý thành các bản tính cước phục vụ cho công tác thanh toán tất cả những nhiệm vụ của tổng đài đều có thể thực hiện được với hiệu quả rất cao và chính xác nhờ ứng dụng của máy tính qua các phần mềm điều khiển.
1.1.4. Chức năng của tổng đài.
- Ở tổng đài nhân công, khi một thuê bao gửi đi một tín hiệu thoại tới tổng đài, nhân viên trực cắm máy nút trả lời của đường dây bị gọi vào ổ cắm của dây chủ để thiết lập cuộc gọi ở phía bên kia. Khi cuộc gọi đã hoàn thành nhân viên rút dây nối ra và đưa nó về trạng thái ban đầu.
- Với các hệ thống tổng đài tự động, các cuộc gọi phát ra và hoàn thành thông qua các bước sau:
* Nhận dạng thuê bao chủ gọi: Xác định khi thuê bao nhấc tổ hợp và sau đó cuộc gọi được nối với mạch điều khiển.
* Tiếp nhận số được quay: Khi đã nối các mạch điều khiển thuê bao chủ gọi bắt đầu nghe thấy tín hiệu mời quay số và sau đó chọn số liệu của thuê bao bị gọi.
* Kết nối cuộc gọi: Khi các con số quay được ghi lại thuê bao bị gọi được xác định, thì hệ thống tổng đài sẽ chọn một bộ các đường trung kế đến tổng đài của thuê bao bị gọi nằm trong tổng đài nội hạt thì một đường gọi nội hạt được sử dụng.
* Chuyển mạch thông tin điều khiển: Khi được nối đến tổng đài của thuê bao bị gọi hay tổng trung chuyển, cả hai tổng đài trao đổi với nhau các thông tin cần thiết như số thuê bao bị gọi,.. .
* Kết nối trung chuyển: Trường hợp tổng đài được nối đến là tổng đài trung chuyển thì kết nối cuộc gọi và chuyển thông tin điều khiển được lặp lại để nối với trạm cuối và thông tin (như số thuê bao) Được truyền đi.
* Truyền tín hiệu chuông: Để kết nối cuộc gọi tín hiệu chuông được truyền và chờ cho đến khi có trả lời của thuê bao bị gọi. Khi trả lời tín hiệu chuông bị ngắt thì trạng thái được chuyển thành trạng thái máy bận.
* Tính cước: Tổng đài chủ gọi bắt đầu tính cước khi thuê bao bị gọi nhấc tổ hợp, nếu cần thiết bắt đầu tính giá trị cước phải trả theo khoảng cách và theo thời gian gọi.
* Truyền tín hiệu báo bận: Khi tất cả các đường trung kế đều bị chiếm or thuê bao bị gọi bận, tín hiệu bận được truyền đến thuê bao chủ gọi.
* Hồi phục hệ thống: Trạng thái này được xác định khi cuộc gọi kết thúc, sau đó tất cả các đường nối được gỉải phóng hoàn toàn.
- Như vậy các bước cơ bản để hệ thống tổng đài xử lý cuộc gọi đã được trình bày ở trên. Trong hệ thống tổng đài điện tử có thêm nhiều dịch vụ mới được thêm vào với các chức năng trên.
--------------------------------------------
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỔNG ĐÀI
1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỔNG ĐÀI
1.1.1. Sơ lược về sự phát triển của tổng đài
1.1.2. Vai trò của hệ thống tổng đài
1.1.3. Nhiệm vụ của tổng đài
1.1.4. Chức năng của tổng đài
1.2. CẤU TRÚC TRƯỜNG CHUYỂN MẠCH
1.2.1. Đặc điểm của trường chuyển mạch số
1.2.2. Chuyển mạch thời gian số TSW
1.2.2.1. Phương pháp ghi tuần tự đọc ngẫu nhiên
1.2.2.2. Phương pháp ghi ngẫu nhiên đọc tuần tự
1.2.3. Chuyển mạch không gian số SSW
1.2.3.1. Chuyển mạch không gian số điều khiển theo cột
1.2.3.2. Chuyển mạch không gian số diều khiển theo hàng
1.3. BÁO HIỆU TRONG MẠNG VIỄN THÔNG
1.3.1. Khái niệm về báo hiệu
1.3.2. Phân loại báo hiệu
1.3.3. Chức năng của báo hiệu
1.3.4. Báo hiệu đường dây thuê bao
1.3.5. Báo hiệu liên tổng đài
CHƯƠNG 2: CẤU TRÚC PHẦN CỨNG TỔNG ĐÀI DEFINITY
2.1. TỔNG QUAN VỀ TỔNG ĐÀI DEFINIT
2.2. HỆ THỐNG TỔNG ĐÀI DEFINITY
2.2.1. Tổng quát
2.2.1.1. Thiết bị và các đặc tính
2.2.1.2. Ứng dụng hệ thống tổng đài Definity
2.2.2. Đặc điểm
2.2.3. Sơ đồ đấu nối tổng đài Definity
2.2.3.1. Khối chuyển mạch
2.2.3.2. Khối báo hiệu
2.2.3.3. Khối điều khiển
2.2.3.4. Khối trung kế
2.2.4. Các khối chức năng trong tổng đài Definity
2.2.4.1. Vai trò cấu trúc các khối chức năng
2.3. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔNG ĐÀI DEFINITY
2.3.1. Khái niệm về quá trình xử lý cuộc gọi
2.3.2. Xử lý cuộc gọi nội bộ
2.3.3. Đối với cuộc gọi vào, cuộc gọi chuyển tiếp
2.4. KẾT CUỐI VỚI GIAO DIỆN BÊN NGOÀI
2.4.1. Thiết bị kết cuối trong tổng đài ECS G
2.4.2. Kết cuối thuê bao analog
2.4.3. Trung kế số (DTTU)
2.5. THIẾT BỊ NGOẠI VI
2.6. HỆ THỐNG CUNG CẤP NGUỒN
2.6.1. Hệ thống nguồn trong
2.6.2. Hệ thống nguồn ngoài
2.6.3. Hệ thống thông gió
2.7. QUẢN LÝ - BẢO DƯỠNG VÀ VẬN HÀNH TỔNG ĐÀI
2.7.1. Quản lý thiết bị đầu cuối
2.7.2. Vận hành và bảo dưỡng tổng đài
CHƯƠNG 3: CẤU TRÚC PHẦN MỀM TỔNG ĐÀI DEFINITY
3.1. CẤU TRÚC PHẦN MỀM TỔNG ĐÀI DEFINITY G
3.1.1. Chức năng và nhiệm vụ từng khối
3.2. NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA MẠNG TỔNG XỬ LÝ
3.2.1. Các thành phần hệ thống
3.2.2. Cấu hình hệ thống (System Configuration)
3.2.3. Cấu hình của PPN (Mạng cổng xử lý)
3.2.3.1. Phần xử lý chuyển mạch – SPE
3.2.3.2. Mạng cổng PN (Port Netword)
3.2.3.3. Mạng mở rộng EPN
3.2.3.4. Chuyển mạch và điều khiển mạng
3.2.3.5. Các thủ tục liên lạc (Communication Protocols)
3.2.3.6. Mạng chuyển mạch
3.2.3.7. Điều khiển mạng
3.2.4. Cấu trúc phần mềm điều khiển mạng cổng xử lý và mạng cổng mởrộng
3.2.4.1. Phần mềm phân cấp quản lý
3.2.4.2. Phần mềm phân lớp hệ thống quản lý
3.2.4.3. Cấu trúc phần mềm dịch vụ chuyển mạch
3.3. CẤU TRÚC CÂU LỆNH CỦA HỆ THỐNG
3.3.1. Lệnh cơ bản của Action Commands
3.3.2. Hoạt động chính của lệnh Action Commands
3.3.3. Khai báo nhóm trung kế (Trunk Group)
CHƯƠNG 4: THỦ TỤC THAY ĐỔI XỬ LÝ CUỘC GỌI
4.1. THỦ TỤC THAY ĐỔI XỬ LÝ CUỘC GỌI
4.2. XỬ LÝ CUỘC GỌI QUA AAR/ ARS
4.2.1. Khái niệm AAR
4.2.2. Dạng AAR
4.2.3. Dịch vụ trung kế AAR
4.2.4. Mạng trung kế con (Sub – Net trunk)
4.2.5. Bảng phân tích AAR
4.2.6. Bảng đổi số AAR
4.2.7. Vùng kế hoạch số điều khiển xa RHNPA
4.2.8. Số nút định tuyến (Node Number Routing)
4.2.9. Kiểu định tuyến AAR/ ARS
4.2.10. Định tuyến theo thời gian ngày AAR/ ARS
4.3. CHỌN TUYẾN TỰ ĐỘNG ARS (Automatic Route Selection)
4.3.1. Khái niệm ARS
4.3.2. Các dạng bảng ARS
KẾT LUẬN
THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
TÀI LIỆU THAM KHẢO
---------------------------------------------
Keyword: download,do an tot nghiep,tim hieu,ve tong dai,definity g3i,truong vu thuan
Nhận xét
Đăng nhận xét