ĐỒ ÁN MÔN HỌC
TÌM HIỂU BỘ NHẬN DẠNG TẦN SỐ BẰNG SÓNG VÔ TUYẾN RFID
SV: NGUYỄN MINH CƯỜNG
Phần 1: Tổng quan về công nghệ RFID
1. Lịch sử phát triển của hệ thống RFID
Thế giới ta trong giai đoạn đổi mới và phát triển mà trong đó nền công nghiệp hóa, tự động hóa ngày càng được ứng dụng nhiều và đặc biệt nền công nghệ tự động hóa nhận dạng (Auto-ID) Đang trở nên phổ biến trong nhiều ngành công nghiệp dịch vụ, công nghiệp thương mại và trong nhiều nhà máy sản xuất. Công nghệ nhận dạng tồn tại giúp cho chúng ta có thể nhận được các thông tin về đối tượng nhận dạng: Con người, tài sản, vật nuôi, …
Công nghệ mã vạch (Barcode) Đã mang lại sự thay đổi đáng kể, nhưng nó chỉ mang là bước đầu của một ngành công nghệ và còn có nhiều thiếu sót khi mà số lượng đối tượng cần nhận dạng ngày một tăng lên. Ưu điểm của công nghệ mã vạch là giá thành thấp, khuyết điểm là khả năng lưu trữ thấp, không có khả năng lập trình lại.
Các thiết bị mang dữ liệu điện tử phổ biến nhất trong cuộc sống hàng ngày là loại thẻ thông minh dựa trên một môi trường tiếp xúc (ví dụ: Thẻ điện thoại, thẻ tín dụng, thẻ ngân hàng …). Tuy nhiên thiết bị tiếp xúc với thẻ thông minh thường không linh hoạt.
Hệ thống RFID (RFID: Radio Frequency Identification) Ra đời nhằm khắc phục những nhược điểm trên. Sự truyền dữ liệu không cần phải tiếp xúc giữa thiết bị mang dữ liệu và đầu đọc của nó trong hệ thống RFID sẽ linh hoạt hơn. Kỹ thuật RFID ngày càng được nhiều người biết đến trong những thập niên 60 và 70, bắt đầu xuất hiện nhiều hơn ứng dụng này trong nhiều mặt của cuộc sống.
Kỹ thuật này ngày càng được hoàn thiện, từ nhận biết trở thành nhận dạng (from detection to unique identification). RFID tiên tiến vào đầu những năm 80, có những ứng dụng rộng rãi trong việc kiểm soát xe tại Mỹ hay đánh dấu đàn gia súc ở Châu Âu.
Hệ thống RFID cũng đựơc ứng trong đời sống hoang dã, các thẻ RFID được gắn vào con vật, nhờ thế mà có thể lần theo dấu vết của chúng trong môi trường thiên nhiên hoang dã. Hệ thống RFID là hệ thống nhận dạng dữ liệu tự động và không dây, cho phép việc đọc và ghi dữ liệu và không cần tiếp xúc trực tiếp với hệ thống.
Chúng tỏ ra rất hữu ích trong sản xuất và hoạt động được trong những điều kiện môi trường mà kỹ thuật khác không thể làm được. Tại Việt Nam, nhu cầu sử dụng các hệ thống RFID ngày càng nhiều và mở ra một thị trường đầy tiềm năng cho các nhà nghiên cứu và sản xuất. Tuy nhiên, để đón nhận, vận dụng và phát triển 1 hệ thống mới này, chúng ta cần có sự hiểu biết nhất định về chúng.
Ngày nay các công nghệ mới đều hướng đến sự giản đơn, tiện lợi và một cách đặc trưng quan trọng là khả năng không dây (wireless). Một thiết bị chủ yếu trong hướng phát triển này là “Bộ nhận dạng tần số bằng sóng vô tuyến: RFID” (RFID: Radio Frequency Identification) Làm cho con người được giải phóng, tự do và thỏa mái hơn về khả năng tự động của nó.
2. Phân loại các hệ thống nhận dạng
2.1 Hệ thống nhận dạng bằng mã vạch (Barcode system)
Mã vạch là một chuỗi mã nhị phân gồm có các vạch và các khoảng trống được sắp xếp song song. Chúng được sắp xếp theo mẫu định trước và tương ứng với dữ liệu cơ sở.
Dãy các chữ số tạo nên các mã vạch và các khoảng trống lớn nhỏ khác nhau. Mã vạch được đọc bởi các thiết bị quang học dựa trên phản xạ của tia laze từ các vạch đen và các khoảng trắng. Các mã vạch là tương tự nhau nhưng chúng lại khác nhau về cách sắp xếp và định nghĩa sẵn của người chế tạo.
Nội dung mã vạch là các thông tin về sản phẩm được định nghĩa sẵn như: Tên nhà sản xuất, nước sản xuất, vị trí để, tiêu chuẩn, thông tin về kích thước sản phẩm, nơi kiểm tra…
2.2 Nhận dạng bằng công nghệ sinh trắc học
Hệ thống nhận dạng trên thì thuật ngữ sinh trắc học là chỉ chung cho tất cả các thủ tục để nhận dạng con người bằng cách so sánh các đặc điểm đặc trưng nhất của mỗi người. Thông thường như: Dấu vân tay, giọng nói, khuôn mặt, hình dáng, võng mạc mắt, thân nhiệt và thậm chí nhịp đập tim..
Ví dụ nhận dạng dấu vân tay:
Dấu vân tay là một dạng nhận dạng phổ biến nhất được sử dụng và áp dụng trong khoa học hình sự để tìm ra tội phạm thông qua dấu vân tay để lại hiện trường.
Về mặt công nghiệp thì dấu vân tay cũng được sử dụng nhận dạng con người trong quản lý vào ra. Nguyên lý của hệ thống là dùng các photodiode truyền các tia hồng ngoại tới các ngón tay đặt trên đầu đọc và chúng được hấp thụ bởi hồng cầu trong máu. Vùng bị hấp thụ trở thành vùng tối trong hình ảnh và được chụp lại bằng camera sau đó được quét lên máy tính và truy xuất dữ liệu trong bộ nhớ để tìm được đối tượng cần tìm.
2.3 Hệ thống RFID (Radio Frequency Identification)
Tên thông dụng của công nghệ này là RFID (Radio Frequency Identification). Thẻ RFID là những tấm thẻ plastic có gắn các microchip bé chỉ bằng một nửa hạt cát. Chúng bắt được các tín hiệu sóng radio và đáp ứng bằng cách phát ra mã số nhận diện tương ứng. Hầu như tất cả các thẻ RFID không dùng nguồn pin để cung cấp năng lượng hoạt động mà sử dụng năng lượng từ sóng radio kích hoạt để hoạt động.
Đây là loại phương tiện để nhận diện người hoặc vật qua việc truyền sóng vô tuyến. Hệ thống thu dữ liệu nhận diện tự động không dây này rất chú trọng đến việc đọc và ghi thông tin mà không cần tiếp xúc và là một lọai công nghệ rất hiệu quả trong môi trường sản xuất cũng như các môi trường không thân thiện khác khi mã vạch không còn phát huy tác dụng được nữa.
3.2 Tần số hoạt động của hệ thống
3.2.1 Tần số hoạt động của RFID
Thẻ RFID và đầu đọc giao tiếp với nhau ở cùng một tần số. Do hệ thống RFID truyền nhận với nhau thông qua sóng vô tuyến và khoảng cách cũng như khả năng truyền nhận phụ thuộc rất nhiều vào tần số chính vì vậy mà các hệ thống RFID sử dụng rất nhiều tần số khác nhau. Nhưng theo thực tiễn thì phạm vi tần số thông dụng nhất, đó là:
• Tần số thấp (LF) (khoảng 100kHz – 150 kHz)
• Tần số cao (HF) (10 – 15 MHz)
• Siêu cao tần (UHF) (850 – 950 MHz).
Với những tần số khác nhau thi sẽ thích hợp với những ứng dụng khác nhau.
3.2.2 Ứng dụng của hệ thống RFID trong mỗi dải tần số khác nhau
Các tần số khác nhau có các đặc tính cũng như sự tương thích khác nhau cho nên nó phù hợp với một số lĩnh vực ứng dụng riêng.
Ví dụ: Ở tần số thấp các thẻ sử dụng công suất ít hơn và có khả năng xuyên qua phi kim tốt hơn, nhưng chúng có nhược điểm là phạm vi đọc thẻ ngắn thường dưới 0.5m.
Các thẻ làm việc ở tần số cao thì có khả năng đi qua được những vật thể làm bằng kim loại, nhưng phạm vi đọc của chúng cũng chỉ khoảng 1m.
Các tấn số cao tần UHF có phạm vi đọc tốt hơn cũng như có thể truyền dữ liệu nhanh và xa hơn so với tần thấp và tần cao (LF và HF), nhưng chúng cần có công suất lớn hơn và khả năng xuyên qua kim loại kém. Vì vậy giữa đầu đọc và thẻ phải không có vật cản.
-------------------------------------------
1. -http: // rfid-handbook. De/
2. -http: // eecs. Harvard. Edu/cs199r/readings/rfid-article. Pdf
3. -http: // sciencedirect. Com/
4. -http: // autoidlabs. Org/single-view/dir/article/6/171/page. Html
5. -http: //e-archivo. Uc3m. Es/bitstream/10016/143/1/wb054410. Pdf
6. -http: //avaxhome. Ws/ebooks/engeneering_technology/rfid_design_principles. Html
7. -http: // rfid. Org/
8. -http: // rfidjournal. Com/
9. -http: // hightechaid. Com/tech/rfid/rfid_technology. Htm
10. -http: //citeseerx. Ist. Psu. Edu
11. -http: // rfidnews. Org
12. -http: // zebra. Com/id/zebra/na/en/index/rfid. Html
13. -http: // defenseindustrydaily. Com/RFID-Technology-Keeping-Track-of-DoDs-Stuff-05816/
14. -http: // rfidc. Com
15. -http: // intermec. Com/products/rfid/index. Aspx
16. -http: //books. Google. Com. Vn/books? Id=ukjhUlI7s80C&printsec=frontcover&dq=principles+ RFID&source=bl&ots=dTO9MHrsx7&sig=ncQSc9QkrvC1JWaeYJmXedVnWTA&hl=vi&ei=KBm8TOP9OM7Icd7m-a8M&sa=X&oi=book_result&ct=result&resnum=10&ved=0CFsQ6AEwCTgU#v=onepage&q=principles%20RFID&f=false (có thể vào trang htp: //books. Google. Com. Vn search rừ khóa”principles RFID”).
17. -Emerging Trends in RFID/Manish Bhuptani, Shahram Moradpour. 11/3/2005. Http: // informit. Com/articles/article. Asp? P=367086&rl=1.
18. -FAQs. Tạp chí RFID. Http: // rfidjournal. Com/faq.
19. -Khái niệm RFID. Bách khoa thư Wiki http: //en. Wikipedia. Org/wiki/RFID.
20. -Library Protocols. Http: //solutions. 3m. Com/wps/portal/! Ut/p/kcxml/04_Sj9SPykssy0xPLMnMz0vM0Q_Ky4_389eP0I8yizeIDzAw1i_IcFQEABO5Vqo!
21. -Giải pháp bảo vệ & quản lý thư viện, hệ dây từ Tattle Tape + Tem RFID: Brochure sản phẩm/3M
22. -http: // ti. Com/rfid/shtml/apps. Shtml
23. -http: // bin95. Com/case_studies/RFID_Technology_Applications. Htm *
24. -http: // mmt-inst. Com/rfid%20applications%20in%20manufacturing%20_draft%207_. Pdf
25. -http: // edi-center. Com/rfid. Htm
26. -Personal Privacy and Use of RFID Technology in Libraries/Vinod Chachra, CEO VTLS Inc, Daniel McPherson, FASTRAC Project Manager. -VTLS Inc., October 31,2003
27. -RFID Applications For Libraries//Rfid Gazette. Http: // rfidgazette. Org/libraries/index. Html.
28. -RFID Data Model for Libraries/RFID Working Group. -24/11/2005
29. -RFID in libraries-introduction to the issues/Mats G. Lindquist. -Berlin: IFLA, 2003. -4 tr.
30. -RFID Market $2.77Bn in 2006 to $12.35Bn in 2010: RFID Forecasts 2006 to 2016: The latest research from IDTechEx/IDtechEx. Http: // idtechex. Com/products/en/articles/00000409. Asp
31. -RFID System Components and Costs. Tạp chí RFID Jounal http: // rfidjournal. Com/article/articleview/1336/1/129/.
32. -RFID Technology in the Library of Congress. Http: // wam. Umd. Edu/~athonner/rfidloc. Html.
33. -Shrouds of Time: The history of RFID. An AIM Publication. Http: // aimglobal. Org/technologies/rfid/resources/shrouds_of_time. Pdf.
34. -TI-RFid™ Library Application Solutions. Http: // ti. Com/rfid/docs/applications/library/libraryApp. Shtml.
35. -Nguyễn Đức Bình. RFID công nghệ tương lai cho thư viện//Tạp chí thư viện Việt nam. -Số 04.2006
36. -RFID, coming to a library near you/Alorie Gilbert. CNET News. Com Published. Http: // news. Cnet. Com/2038-12-3_6170-1. Html
---------------------------------------------------
Keyword: download,do an mon hoc,tim hieu,bo nhan dang,tan so,bang song vo tuyen rfid,nguyen minh cuong
Nhận xét
Đăng nhận xét