ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
TÌM HIỂU VỀ BỘ ĐIỀU KHIỂN KHẢ TRÌNH PLC - HỌ PLC S7-300
SV: Nguyễn Hoàng Sơn - Đỗ Thị Thà
Chương I: Hệ thống điều khiển trên cơ sở hệ SIMATIC
Giới thiệu tổng quan về hệ Simatic Trước hết ta sẽ tìm hiểu SIMATIC là gì? SIMATIC _tự động hoá được tích hợp một cách tổng thể. SIMATIC là một giải pháp tự động hoá toàn diện được xây dựng và phát triển bởi hãng Simens. Một hệ thống trong đó kết hợpp tất cả các thiết bị phần cứng và phần mềm nhằm đáp ứng các nhiệm vụ, yêu cầu về tự động hoá khác nhau.
Trước đây SIMATIC thường được hiểu một cách đơn thuần là thiết bị diều khiển khả trình. Hiện nay SIMATIC được coi như một giảI pháp bao gồm các yếu tố như: Các bộ điều khiển, hệ thống bus truyền thông, phần mềm kỹ thuật, HMI, các thiết bị vào/ra phân tán, IPC…
Vậy SIMATIC là giải pháp tự động hoá tổng thể nhờ các yếu tố nào?
-Phần quản lí dữ liệu: Dữ liệu chỉ cần đưa vào một lần và trở thành thông tin chung cho toàn nhà máy. Điều này cho phép hạn chế những lỗi truyền thông và sự bất ổn định trước đây.
-Phần cài đặt cấu hình và lập trình: Tất cả các thiết bị và hệ thống của các giải pháp tự động hoá được cài đặt lập trình, khởi động thử nghiệm và được điều khiển nhờ sử dụng quá trình tích hợp toàn tổng thể thống nhất và hệ thống được theo module hoá. Tất cả sẽ hoạt động dưới 4 giao diện với người vân hành và các công cụ kỹ thuật thích hợp.
I. Thiết kế hệ thống điều khiển sử dụng PLC
1. Tổng quan về PLC:
1.1. Xuất xứ:
PLC viết tắt của từ Progammable Logic Control, là thiết bị điều khiển logic khả trình xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1969 tại một hãng ôtô củaMỹ. Bắt đầu chỉ đơn giản là một bộ logic thuần tuý ứng dụng để điều khiển các quá trình công nghệ, chủ yếu là điều khiển ON/OFF giống như hệ thống rơle, công tắc tơ thông thường mà không điều khiển chất lượng hệ.
Từ khi xuất hiện PLC đã được cải tiến với tốc độ rất nhanh.
- năm 1974 PLCđã sử dụng nhiều bộ vi xử lý như mạch thời gian, bộ đếm dung lượng nhớ.
- Năm 1980 PLC phát triển các khối vào ra thông minh nâng cao điều khiển thuận lợi qua viễn thông, nâng cao phát triển phần mềm, lập trình dùng máy tính cá nhân.
Ngày nay PLCđã được cải tiến nhiều và đáp ứng tất cả các yêu cầu điều của khiển như:
Điều khiến số lượng (ON/OFF).
Điều khiển chất luợng (thực hiện các mạch vòng phản hồi: U, I, S).
Thực chất PLC là một máy tính công nghiệp mà quá trình điều khiển được thể hiện bằng chương trình. PLC thay thế hoàn toàn các phương pháp điều khiển truyền thống dùng rơ le, công tắc tơ.
Chính vì vậy PLC được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp, nó được xem như là một giải pháp điều khiển lý tưởng các quá trình sản xuất.
1.2. Vị trí, nhiệm vụ của bộ PLC trong hệ thống điều khiển: Trong hệ thống điều khiển PLC là một khâu trung gian có nhiệm vụ xử lý các thông tin đầu vào rồi đưa tín hiệu ra tới các thiết bị chấp hành.
1.3. Ưu -nhược điểm của PLC. Ngày nay hầu hết các máy công nghiệp được thay thế các hệ điều khiển rơ le thông thường, sử dụng bán dẫn bằng các bộ điều khiển lập trình.
Ưu điểm:
Giảm bớt quá trình ghép nối dây vì thế giảm giá thành đầu tư.
Giảm diện tích lắp đặt, ít hỏng hóc, làm việc tin cậy, tốc độ quá trình điều khiển nhanh, khả năng chống nhiễu tốt, bảo trì bảo dưỡng tốt hơn vì nó có module chuẩn hoá.
Nhược điểm: Chưa thích hợp cho quá trình điều khiển nhỏ (một vài đầu ra) Vì thế nếu dùng giá thành rất cao. Ngôn ngữ hệ đóng (ngôn ngữ của các hãng riêng) Nên khó thay thế.
----------------------------------------------
MỤC LỤC
Lời nói đầu
ChươngI: Hệ thống điều khiển trên cơ sở hệ SIMATIC
I. Thiết kế hệ thống điều khiển sử dụng PLC
1. Tổng quan về PLC
1.1. Xuất xứ
1.2. Vị trí, nhiệm vụ của bộ PLC trong hệ thống điều khiển
1.3. Ưu -nhược điểm của PLC
1.4. Cấu trúc PLC
1.5. Ngôn ngữ lập trình phần mềm
II. Các giải pháp thiết kế điều khiển trên cơ sở hệ SIMATIC
1. Cấu trúc điều khiển tập trung
2. Cấu trúc điều khiển phân tán
3. Các thành phần của một hệ điều khiển phân tán
3.1. Trạm điều khiển cục bộ
3.2. Trạm vận hành
3.3 Trạm kỹ thuật và các công cụ phát triển
3.4. Bus hệ thống
3.5. Bus trường và các trạm vào/ ra từ xa
4.1. Vào/ ra phân tán
III. Giới thiệu về bộ PLC S7-300
3.1. Các module của PLC S7 -300
1. Module nguồn-PS (Power Supply)
2. Module CPU
2.1 Đặc điểm của các họ CPU S7-300
2.2. Các họ CPU S7-300 và các Modul
3. Module tín hiệu – SM
4. Module chức năng - FM (Function modul)
5. Module ghép nối - IM (interface modul):
3.2. Kiểu dữ liệu và phân chia bộ nhớ
3.2.1. Kiểu dữ liệu
3.2.2. Cấu trúc bộ nhớ của CPU
3.3. Vòng quét chương trình
ChươngII: Ngôn ngữ lập trình S7-300
I. Giới thiệu chung về ngôn ngữ lập trình S7-300
Hình 2. : Ba kiểu ngôn ngữ lập trình cho S7-300
1. Ngôn ngữ lập trình STL
2.2.2. Lệnh xoay vòng (LOOP)
2.3. Bộ thời gian (Timer)
2.3. Bộ đếm (Counter)
IV. Kỹ thuật lập trình cho S7-300
1. Lập trình tuyến tính
2. Lập trình có cấu trúc
2.1. Khai báo local block cho FC
2.2 Gọi khối FC và thủ tục truyền tham trị
2.4. Instance block và thủ tục gọi khối FB
3. Tổ chức bộ nhớ CPU
3.2. Work memory:
3.3. System memory
Chương IV: Các bài toán điều khiển ứng dụng lập trình
Kết luận
Tài liệu tham khảo
-----------------------------------------
Keyword: download,do an tot nghiep,tim hieu,ve bo dieu khien,kha trinh plc,ho plc s7-300,nguyen hoang son,do thi tha
Nhận xét
Đăng nhận xét