Chuyển đến nội dung chính

nghien cuu hop ly hoa che do say lanh com dua nao bang bom nhiet may nen

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGHIÊN CỨU HỢP LÝ HÓA CHẾ ĐỘ SẤY LẠNH CƠM DỪA NẠO BẰNG BƠM NHIỆT MÁY NÉN




Việt Nam nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, độ ẩm không khí thường trên 70%, nhiệt độ cao nhất có thể lên tới hơn 380C. Khí hậu nóng ẩm là điều kiện thuận lợi để nấm mốc và vi sinh vật có hại phát sinh và phát triển mạnh, làm hư hại nhiều lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, giống cây trồng.. .. Vì vậy, kỹ thuật sấy đóng vai trò rất quan trọng trong việc chế biến, bảo quản lương thực thực phẩm, nông lâm, thủy hải sản.

Trước đây, nông sản thực phẩm được phơi sấy dưới ánh nắng mặt trời, nên sản phẩm thu được thường có chất lượng thấp, thời gian phơi sấy lâu và phụ thuộc vào thời tiết. ngày nay, khoa học công nghệ phát triển, phát triển các công nghệ sấy đem lại hiệu quả và chất lượng cao. Và đặc biệt đối với những nông sản thực phẩm mẫn cảm với nhiệt độ, không sấy được ở nhiệt độ cao. Sấy nông sản ở nhiệt độ thấp sẽ giữ được màu, mùi vị, chất dinh dưỡng và bảo toàn trạng thái của sản phẩm, đó là công nghệ sấy bằng bơm nhiệt. Một trong những công nghệ sấy đang được nhiều nước trên thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng quan tâm nghiên cứu là sấy bằng bơm nhiệt nén hơi. Sấy bằng bơm nhiệt có nhiều ưu điểm như: ..

Một hướng được khá nhiều nhà khoa học tập trung nghiên cứu là tối ưu hoá chế độ vận hành của bơm nhiệt để tăng tính kinh tế và khả năng ứng dụng cho nhiều loại vật liệu sấy khác nhau. Mục tiêu là giảm tiêu hao năng lượng và thời gian sấy nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm. Trên cơ sở kết qu? Nghiên cứu lý thuy? T và th? C nghi? M các nhà khoa học thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Nhiệt-Lạnh đã tiến hành thiết kế, chế tạo thử nghiệm máy hút ẩm và sấy lạnh đa năng BK - BSH 1.4. Yêu cầu đặt ra là phải xác định được chế độ vận hành tối ưu sao cho năng suất sấy c? A máy đạt lớn nhất, tức lượng ẩm tách được trong một đơn vị thời gian là lớn nhất khi mức tiêu hao năng lượng không thay đổi và vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm sấy. Mỗi loại nông sản thực phẩm có đặc tính khác nhau, phù hợp với từng chế độ sấy khác nhau.

Vì vậy, luận văn tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của các thông số làm việc đến hiệu quả sấy đồng thời xác định chế độ sấy tối ưu cho sấy hành tây để đạt được năng suất sấy lớn nhất, chất lượng sản phẩm tốt nhất, kinh tế nhất.

Quá trình nghiên cứu được tiến hành theo các bước: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng để tìm ra các thông số có ảnh hưởng lớn nhất đến hiệu quả sấy và tìm miền tối ưu của các thông số này; Xác định phương pháp tiến hành thí nghiệm để tính toán, phân tích hiệu quả đánh giá được ảnh hưởng của các thông số và xây dựng phương trình hồi quy biểu diễn mối liên hệ giữa các thông số với năng suất sấy; Nghiên cứu lựa chọn phương pháp để đánh giá ảnh hưởng của các thông số đến hiệu quả sấy; Phân tích lựa chọn phương pháp tối ưu hóa phù hợp để tiến hành xác định chế độ sấy tối ưu cho sấy hành tây, từ đó đánh giá được cụ thể chính xác chế độ sấy tối ưu cho hành tây bằng bơm nhiệt nhiệt độ thấp.

Trong quá trình nghiên cứu, với số lượng thí nghiệm nhiều, mặc dầu đã có nhiều cố gắng, do hạn chế về thời gian và trình độ nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự đóng góp, chỉ bảo của các thầy cô cùng các bạn đồng nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn!


Mục lục

Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Lời mở đầu
Chương 1: Tổng quan về công nghệ sấy NSTP bằng bơm nhiệt máy nén
1.1. Định nghĩa, phân loại các phương pháp sấy
1.1.1. Định nghĩa
1.1.2. Phân loại các phương pháp sấy
1.2. So sánh phương pháp sấy lạnh dùng bơm nhiệt nhiệt độ thấp với cácphương pháp sấy khác
1.3. Công nghệ hút ẩm và sấy khô dùng bơm nhiệt
1.4. Tổng quan một số công trình nghiên cứu về sấy dùng bơm nhiệt
1.4.1. Các tác giả nước ngoài
1.4.2. Các tác giả trong nước
1.5. Mục đích nghiên cứu của luận văn
1.5.1. Thành phần hoá học của cơm dừa
1.5.2. Công dụng của cơm dừa
1.5.3. Kết quả nghiên cứu của các tác giả trong công nghệ sấy
1.5.4. Mục đích nghiên cứu của luận văn
Chương 2 Nghiên cứu phương pháp xác định chế độ sấy tối ưu cơm dừa bằngbơm nhiệt nhiệt độ thấp
2.1 Hệ thống bơm nhiệt BK-BSH 1.
2.2 Phân tích lựa chọn thông số tối -u
2.2.1 Nhiệt độ TNS (tTNS)
2.2.2 Nhiệt độ bay hơi của dàn lạnh
2.2.3 Chế độ quạt khi xả băng bám trên dàn lạnh
2.2.4 Thời gian máy nghỉ xả băng (n t)
2.2.5 Tỷ lệ Bypass qua dàn lạnh
2.2.6 Tốc độ TNS
2.2.7 Chiều dày vật liệu sấy
2.2.8 Thời gian máy làm việc trong một chu kỳ
2.3 Hàm mục tiêu và xác định miền tối ưu của các thông số
2.3.1 Hàm mục tiêu của đối tượng nghiên cứu
2.3.2 Xác định miền tối ưu của các thông số
2.4 Xây dựng mô hình giải tích cho đối tượng nghiên cứu
2.4.1 Đặt bài toán
2.4.2 Phương pháp quy hoạch trực giao
2.5. Tối ưu hoá
2.5.2 Phương pháp tối ưu hoá vượt khe hướng chiếu Affine (VAF)
Chương 3: Xác định chế độ sấy tối ưu cơm dừa bằng bơm nhiệt nhiệt độ thấp
3.1. Phương pháp tiến hành thí nghiệm
3.1.1. Công tác chuẩn bị
3.1.2 Tiến hành thí nghiệm
3.2 Đánh giá ảnh hưởng của các thông số đến hiệu quả làm việc của hệthống bơm nhiệt sấy hành tây
3.2.1 Xử lý kết quả thực nghiệm
3.2.2. Đánh giá sai số và đo đạc
3.3 Xây dựng phương trình hồi quy
3.4. Xác định thông số tối -u
Chương 4: Tóm tắt, kết luận và các đề xuất
4.1. Tóm tắt và kết luận
4.2. Các đề xuất mở rộng phạm vi nghiên cứu
Tài liệu tham khảo
Tóm tắt
Phụ lục

Tài liệu tham khảo
1. Trịnh Quốc Dũng (2006), Tính toán, phân tích hiệu qu? Làm việc của hệ thống bơm nhiệt sấy lạnh theo phương pháp Exergy, Luận văn thạc sĩ khoa học, ĐHBKHN, Hà Nội.
2. Phạm Văn Hậu (2006), Phương pháp xác định chế độ sấy tối ưu trên máy bơm nhiệt BK-BSH 1.4 cho nông sản thực phẩm, Luận văn thạc sĩ khoa học, ĐHBKHN, Hà Nội.
3. Nguyễn Hay, Nguyễn Văn Hùng, Nguyễn Văn Công Chính, Nguyễn Văn Lành, Lê Quang Giảng, Nghiên cứu sấy bằng nguyên lý bơm nhiệt cho một số nông sản ở Việt Nam, Báo cáo hội nghị khoa học lần thứ 20-ĐHBKHN, Đại học Nông Lâm Tp. HCM.
4. Nguyễn Thanh Liêm (2001), Nghiên cứu sử dụng bơm nhiệt để hút ẩm và sấy nhiệt độ thấp, Luận văn thạc sĩ khoa học, ĐHBKHN, Hà Nội.
6. Đặng Quốc Phú, Trần Thế Sơn, Trần Văn Phú (2005), Truyền nhiệt, NXB Giáo dục, Hà Nội.
8. Bùi Minh Trí (2004), Tối ưu hoá, NXB Khoa học và Kỹ thuật (Tập 1,2), Hà Nội.
10. Bùi Minh Trí, Quy hoạch thực nghiệm, Bài giảng cao học, ĐHBKHN, Hà Nội
11. Phạm Anh Tuấn (2005), “Xây dựng mô hình thực nghiệm sấy bằng bơm nhiệt và kết quả thực nghiệm ban đầu”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nhiệt Hà Nội, (số 62), tr 13 – 16.
12. Phạm Văn Tuỳ (2005), Phương pháp tính toán và phân tích hiệu quả các hệ thống lạnh, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
13. Phạm Văn Tuỳ (2006), “Đặc điểm tính toán, thiết kế hút ẩm và sấy lạnh bằng bơm nhiệt máy nén”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nhiệt Hà Nội, (số 54), tr 2-4.
14. Phạm Văn Tùy, Nguyễn Nguyên An và các cộng sự, (5 – 2007), Hoàn thiện và thương mại hóa máy hút ẩm và sấy lạnh tiết kiệm năng lượng để sấy thực phẩm, dược liệu và nông sản sau thu hoạch, Báo cáo tổng kết Nhiệm vụ ươm tạo Công nghệ. ĐHBK Hà Nội.
15. A. V. Luikov, Yu. A. Mikhailov (1966), Theory of energy and mass transfer, Pergamon Press, London.
18. Jia, X., Jolly, P. And Clements, S. (1990), Heat Pump Assisted Continuous Drying, Part 2. Simulation Results', Int. J. Energy Res. 14, pp 771-782.
19. Kumar, Hebbar, Sukumar, Ramesh, Infrared drying of onions, Invention international journal of energy, September-october 2006
20. Márcio N. Kohayakawa, Vivaldo Silveira-Júnior and Javier Telis-Romero (2004), Drying of mango slices using heat pump dryer, Proceedings of the 14th International Drying Symposium, vol. B, pp. 884-891, São Paulo, Brazil.
21. M. Fatouh, M. N. Metwally, A. B. Helali, M. H. Shedid (2006), Herbs drying using a heat pump dryer, Energy Conversion and Management 47, pp 2629–2643
22. P. N. Sarsavadia, R. L Sawhney, Pangavhane, S. P. Singh (1999), Drying behaviour of brined onions slices, Journal of Food Engineering 40 (1999).
24. Rak Dandamrongrak, Gordon Young, Richard Mason (2002), Evaluation of various pre-treatments for the dehydration of banana and selection of suitable drying models, Journal of Food Engineering 55, pp 139–146.
26. S. A. Klein, F. L. Alvarado, (2001) EES engineering equation solver for Microsft Windows operating systems, EES Manual.
27. U. Teeboonma, J. Tiansuwan, S. Soponronnarit (2003), Optimazation of heat pump fruit dryers, Journal of Food Engineering 59, pp. 369-377.



Keywords:dai hoc bach khoa ha noi 2010,luan van thac si khoa hoc,nghien cuu hop ly hoa che do say lanh com dua nao bang bom nhiet may nen,dao kim thinh,gsts pham van tuy


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

sách giáo trình công nghệ thông tin pdf doc - sách tham khảo

[-] Mục Lục 1 kế toán doanh nghiệp với visual basic https://ambn.vn/product/35662/ke-toan-doanh-nghiep-voi-visual-basic.html Những kiến thức cơ bản về kế toán như biểu mẫu, báo cáo, sổ sách chứng từ kế toán đã được trình bầy ở những bộ sách trước cùng tác giả, và coi như ở tập sách này là bạn đã nắm rõ về microsoft access và visual basic. Trong sách này, sẽ hướng dẫn bạn thêm khi thiết kế các giao diện nhập dữ liệu, xử lý và báo cáo trong chương trình kế toán, hiểu rõ những kỹ thuật và công cụ lập trình nâng cao và dễ dàng thiết kế thành công một chương trình quản lý kế toán doanh nghiệp bằng Visual Basic 2. lập trình cơ sở dữ liệu visual basic sql server https://ambn.vn/product/35577/lap-trinh-co-so-du-lieu-visual-basic-sql-server.html Cuốn sách này cung cấp cho người học những thông tin chi tiết cảu các công cụ kỹ thuật hiện nay như ADO, ADO MD và ADOX, MSDE, .. SQL Namespace.. Mục tiêu cuốn sách là cung cấp các kiến thức ở mức độ chuyên sâu những công cụ mà kết hợp giữa

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể