Chuyển đến nội dung chính

Thư gửi một nhà báo trẻ Letters to a Young Journalist

Thư gửi một nhà báo trẻ 

Letters to a Young Journalist (Art of Mentoring)

Samuel G. Freedman -Lưu Quang (Dịch)


MỤC LỤC 

Lời dẫn 
Truyền thống cấp tiến
Tình trạng nền báo chí của chúng ta
Khí chất nghề báo
Nhà báo với tư cách con người
Lời thề trung thành
Chúng ta có phản bội hay không?
Làm báo
Có mặt
Giày rách
Trở buồm
Về những nguồn tin ẩn danh
Đánh máy và suy nghĩ
Viết
Các bước của quá trình viết
Thể loại và chức năng
Tôn trọng từ ngữ, đề cao ngôn ngữ
Về sách
Gắn bó và cách ly
Nghề nghiệp
Giữ vững lập trường
Ca ngợi phương pháp tiệm tiến
Làm điều bạn sợ
Thất bại trước công chúng
 Lời kết: Thờ cúng tổ tiên

LỜI DẪN


Cách đây 30 năm, khi còn giống hệt các bạn bây giờ, tôi say sưa bắt đầu sự nghiệp với tư cách phóng viên báo in. Tính đến buổi tối tháng Năm năm 1975 ấy, tôi đã viết cho các tờ báo sinh viên được gần nửa đời, bắt đầu từ lúc vào trung học cơ sở. Kỳ thực tập hè tại Courier – News, tờ báo báo phát hành 45.000 bản mỗi kỳ đóng ở ngoại ô New Jersey, là lần đầu tiên tôi thực sự được trả lương để làm công việc mình yêu thích. Suốt những năm tháng sau này, tôi cố gắng không quên niềm hân hoan tối đầu tiên đó.

Tôi mới qua tuổi mười chín được vài tháng và thậm chí còn không có nổi một chiếc áo sơ mi trắng hay chiếc blazer màu xanh biển thẫm[1] để diện trong dịp ấy. Nếu tôi không nhớ nhầm thì tôi đã mượn bố tôi một bộ leisure suit chứ không phải thứ gì khác và bởi ông thấp hơn tôi ba inch nên bộ đồ không được vừa vặn cho lắm. Tóc tôi xoã tràn xuống vai thành từng mớ thô thiển bên bộ râu quai nón không đều mà tôi mới để từ chuyến du lịch “bụi” tới Oregon. Chắc trông tôi giống hệt một anh hề.

Dù sao tôi cũng có những thứ thiết yếu cho công việc: chiếc bút bi cùng cuốn sổ tốc ký, và những thứ ấy quan trọng hơn nhiều so với bộ cánh xoàng xĩnh. Tôi đến bãi đậu xe của báo Courier – News ngay trước ca trực của mình, bắt đầu từ sáu giờ rưỡi tối và kết thúc lúc hai giờ rưỡi sáng hôm sau. Không có tín hiệu gì cho thấy tôi sẽ được đào tạo hay định hướng. Tôi được tuyển vì những bài tôi viết trên báo trường đã thuyết phục các biên tập viên rằng tôi có khả năng. Thế là họ ném tôi vào nhóm phóng viên chuyên đưa tin về chính quyền địa phương.

Mỗi khi ai đó đi nghỉ, tôi sẽ là người lấp chỗ trống. Tôi vẫn nhớ buổi tối mình được cử đi viết bài về hội đồng quận của một nơi được gọi là Branchburg. Tôi nộp bài đúng hạn và thậm chí còn dùng cả động từ “to assuage”[2] trong đoạn mở đầu của mình, biên tập viên trực đêm đã phải khịt mũi thán phục.  Viết xong bài tôi mới có cơ hội để lần đầu tiên thật sự quan sát khung cảnh xung quanh mình.

Courier-News sở hữu một toà nhà hiện đại ít tầng xây bằng gạch màu trắng với cửa sổ kính tối màu. Người ta có thể dễ dàng lầm tưởng tòa nhà này với khu văn phòng của công ty bảo hiểm hay với các cửa hàng nội thất gần Quốc lộ 22. Trong phòng làm việc, đèn huỳnh quang phủ ánh sáng ban ngày thường trực lên những dãy bàn giả gỗ đặt máy đánh chữ cơ. Các biên tập viên ngồi ở dãy đầu tiên trong phòng. Cạnh họ là những lọ keo cao su để dán các bản thảo thành những tờ lớn khi mang đến xưởng in. Còn có cả một chồng toàn những bài bị loại.

Tiếng máy điện tín lách cách dọc theo bức tường sau lưng họ. Phía xa, cạnh hai cái cửa đu là phòng sắp chữ và nơi để máy in do những người thợ vạm vỡ và lấm lem mực quản lý. Họ lúc nào cũng nghĩ rằng cánh phóng viên là bọn chết nhát. Đi xuống phía hành lang nhỏ hẹp là “quán ăn tự phục vụ” của chúng tôi, với sáu hay bảy máy bán hàng tự động. Một trong những máy này có thể làm bánh tráng bằng sóng viba.

Ngay từ đêm đầu tiên, tôi đã biết về báo chí đủ để hiểu rằng đó không phải là thế giới huyền ảo của Trang Nhất[3]. Chúng tôi không ở thành phố lớn. Chẳng ai đội mũ phớt mềm hay lén uống rượu giấu trong ngăn kéo bàn làm việc hoặc gào lên những câu kiểu như “viết lại đi, cưng”. Tờ Courier-News từng là một nơi như thế, đóng trụ sở ở trung tâm Plainfield, bang New Jersey, một thành phố sống giản dị bằng tiền lương từ nhà máy Mack Truck. Khi những người da đen ở đây nổi loạn vào năm 1967 và giết chết một cảnh sát da trắng thì tờ Courier- News bắt đầu lên kế hoạch chuyển ra ngoại ô.

Các phóng viên mà tôi quen biết trong những tuần sau đó dường như chẳng buồn quan tâm đến gì cả. Có một vị cổ lỗ tên Forrest thường trốn dưới gầm bàn mỗi khi bị phân công viết cáo phó. Một đồng nghiệp của ông, Maggie, đôi khi ngủ gật trên bàn đến nỗi làm rơi mái tóc giả.

Phil, biên tập viên, thích nhai xì gà. Nhưng tôi không thể bỏ qua cả thế hệ họ vì trong đó còn có Jack Gill, một người theo chủ nghĩa hoài nghi rất lịch lãm, phụ trách khu vực Plainfield, và MacArthur; vở kịch được trình diễn lần đầu năm 1928. Hollis Burke, một người duy tâm từng phục vụ trong Peace Corp. Họ không chỉ có kinh nghiệm mà còn giàu tri thức.
Nhưng theo lẽ tự nhiên, tôi nghiêng về nhóm trẻ, những phóng viên và biên tập viên tuổi đôi mươi, được đào tạo bài bản và có tham vọng. Ann Devroy, biên tập viên trang đô thị, thường hút thuốc và ăn bánh sandwich kẹp thịt với phó mát trong khi nghiền ngẫm các bản thảo qua cặp kính phi công đã ngả màu. Sam Meddis, thuộc nhóm phóng viên điều tra, được nhận vào tòa soạn nhờ hàng đống thơ anh làm từ hồi còn chưa tốt nghiệp trường Rutgers. Về sau, Ann phụ trách Nhà Trắng cho tờ Washington Post, Sam thành phóng viên phóng sự ở USA Today; những người khác trong tòa soạn này thì “hạ cánh” xuống Baltimore Sun, Newsday, và The New York Times. Nhưng vào mùa hè ấy, những đích đến này dường như xa xôi không tưởng.
Dù sao thì, ít nhất là với tôi, kiếm được những 130 đôla mỗi tuần là quá đủ. Tôi tham gia vào rất nhiều cuộc họp thị trấn – hội đồng thành phố, phòng giáo dục, ủy ban vùng – ngày nào tôi cũng gọi điện tới cả nửa tá sở cảnh sát để chuẩn bị mục tin vắn về tội phạm địa phương. Tôi đánh bạn với người giữ mục phê bình văn nghệ của tờ báo nên được ông nhường cho viết vài bài về các vở kịch mùa hè [4] . Tôi thích thú được là một phần trong cộng đồng phóng viên ấy, được chia sẻ với họ món ziti trong bữa tối trước khi tản về các ban riêng, nhận cuộc gọi cuối cùng từ Ambers trước khi lái xe về nhà. Những đêm oi bức ở Jersey ấy dường như không thể hấp dẫn hơn. 

Dịch theo bản gốc tiếng Anh Letters to a Young Journalist (Art of Mentoring) của Samuel G. Freedman, Basic Books, New York, 2005. Bản tiếng Việt của Lưu Quang không phục vụ mục đích thương mại. Chính vì vậy AMBN đăng lại và không chỉnh sửa gì, cũng như không thu phí để tôn trọng ý nguyện của người dịch Lưu Quang. (Văn bản sẽ không có mục lục tự động, không chỉnh sửa gì, là nguyên gốc từ người dịch)



[1] Bản dịch này sẽ giữ nguyên dạng tiếng Anh những từ ngữ và khái niệm không có trong tiếng Việt
[2] Tác giả có ý nói mình dùng từ hoa mỹ nên chúng tôi giữ nguyên văn tiếng Anh để độc giả tiện theo dõi.
[3] Ám chỉ môi trường báo chí cạnh tranh gay gắt, đôi khi bất chấp thủ đoạn nhưng cũng vô cùng sôi nổi – đây vốn là tên một vở hài kịch nổi tiếng của hai phóng viên ở Chicago là Ben Hecht và Charles
[4] Ở miền Đông Bắc nước Mỹ trước đây có khá nhiều đoàn kịch chỉ công diễn vào mùa hè (thường từtháng Bảy tới tháng Mười) để tận dụng sân khấu và phục trang của các đoàn kịch lớn. Diễn viên trongcác đoàn này thường là trẻ tuổi, mới bắt đầu nghề diễn. Ở đây, tác giả có ý nói mình được giao côngviệc không quan trọng.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

sách giáo trình công nghệ thông tin pdf doc - sách tham khảo

[-] Mục Lục 1 kế toán doanh nghiệp với visual basic https://ambn.vn/product/35662/ke-toan-doanh-nghiep-voi-visual-basic.html Những kiến thức cơ bản về kế toán như biểu mẫu, báo cáo, sổ sách chứng từ kế toán đã được trình bầy ở những bộ sách trước cùng tác giả, và coi như ở tập sách này là bạn đã nắm rõ về microsoft access và visual basic. Trong sách này, sẽ hướng dẫn bạn thêm khi thiết kế các giao diện nhập dữ liệu, xử lý và báo cáo trong chương trình kế toán, hiểu rõ những kỹ thuật và công cụ lập trình nâng cao và dễ dàng thiết kế thành công một chương trình quản lý kế toán doanh nghiệp bằng Visual Basic 2. lập trình cơ sở dữ liệu visual basic sql server https://ambn.vn/product/35577/lap-trinh-co-so-du-lieu-visual-basic-sql-server.html Cuốn sách này cung cấp cho người học những thông tin chi tiết cảu các công cụ kỹ thuật hiện nay như ADO, ADO MD và ADOX, MSDE, .. SQL Namespace.. Mục tiêu cuốn sách là cung cấp các kiến thức ở mức độ chuyên sâu những công cụ mà kết hợp giữa

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể