Chuyển đến nội dung chính

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ: KINH TẾ DU LỊCH Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ: KINH TẾ DU LỊCH Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ



MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

Chương 1: TỔNG QUANTÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ KINH TẾ DU LỊCH

1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài về kinh tế du lịch

1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước về kinh tế du lịch

1.3. Khái quát kết quả các công trình nghiên cứu đã công bố và vấn đềđặt ra cần tiếp tục nghiên cứu về kinh tế du lịch

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KINH TẾ DU LỊCH TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

2.1. Kinh tế du lịch và các bộ phận cấu thành kinh tế du lịch

2.2. Mối quan hệ giữa kinh tế du lịch với sự phát triển kinh tế - xã hội vàcác nhân tố ảnh hưởng đến kinh tế du lịch trong hội nhập kinh tếquốc tế

2.3. Kinh nghiệm phát triển kinh tế du lịch của nước ngoài có khả năngvận dụng ở Việt Nam nói chung và các tỉnh Bắc Trung Bộ nói riêng

Chương 3: THỰC TRẠNG KINH TẾ DU LỊCH Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của các tỉnh Bắc Trung Bộ có ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế du lịch

3.2. Thực trạng kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong hội nhậpkinh tế quốc tế từ năm 2000 đến nay

3.3. Đánh giá thực trạng kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ tronghội nhập kinh tế quốc tế từ năm 2000 đến nay

Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

4.1. Bối cảnh và phương hướng phát triển kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

4.2. Giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch ở cáctỉnh Bắc Trung Bộ trong hội nhập kinh tế quốc tế

KẾT LUẬN

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam Á

CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CSVC - HT Cơ sơ vật chất - hạ tầng

DLST Du lịch sinh thái

DNDL Doanh nghiệp du lịch

EWEC Hành lang kinh tế Đông - Tây

GDP Tổng sản phẩm quốc nội

GMS Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng

HNKTQT Hội nhập kinh tế quốc tế

KH - CN Khoa học - công nghệ

KT - XH Kinh tế - xã hội

KTDL Kinh tế du lịch

KTTT Kinh tế thị trường

MICE Du lịch kết hợp Hội nghị

Nxb Nhà xuất bản

NC & PT Nghiên cứu và phát triển

QP - AN Quốc phòng - An ninh

UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc

WTO Tổ chức thương mại thế giới

XHCN Xã hội chủ nghĩa

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Số lượng cơ sở lưu trú du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ (2000 - 2011)

Bảng 3.2: Chất lượng cơ sở lưu trú du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ (2009 - 2011)

Bảng 3.3: Tình hình phát triển sản phẩm du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ từ năm 2000 đến nay

Bảng 3.4: Thu nhập từ khách du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ (2000 - 2011)

Bảng 3.5: Tỷ lệ lao động trong kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ so với cả nước (2000 - 2011)

Bảng 3.6: Chất lượng nguồn nhân lực du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ phân theo trình độ (2005 - 2010)

Bảng 4.1: Cam kết gia nhập WTO của Việt Nam về dịch vụ du lịchvà dịch vụ liên quan

Bảng 4.2: Dự báo các chỉ tiêu phát triển kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Số lượng khách quốc tế đến các tỉnh Bắc Trung Bộ (2000 - 2011)

Biểu đồ 3.2: Thống kê một số thị trường khách quốc tế đến các tỉnh Bắc Trung Bộ (2005 - 2011)

Biểu đồ 3.3: So sánh lượng khách quốc tế đến các tỉnh Bắc Trung Bộvới các vùng khác trong nước (2000 - 2011)

Biểu đồ 3.4: Số lượng khách nội địa đến các tỉnh Bắc Trung Bộ (2000 - 2011)

Biểu đồ 3.5: So sánh lượng khách nội địa đến các tỉnh Bắc Trung Bộvới các vùng khác (2000 - 2011)

Biểu đồ 3.6: So sánh tổng thu nhập từ khách du lịch khu vực Bắc Trung Bộ với các khu vực khác (2000 - 2011)

Biểu đồ 3.7: Cơ cấu tổng thu nhập từ khách du lịch của các tỉnh Bắc Trung Bộ (2009 - 2011)

Biểu đồ 3.8: Cơ cấu tổng thu nhập từ khách du lịch của các tỉnh Bắc Trung Bộ phân theo các thành phần kinh tế (2005 - 2011)

Biểu đồ 3.9: Quy mô việc làm trong kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ (2000 - 2011)

Biểu đồ 3.10: Cơ cấu kinh tế ngành trong GDP của vùng Bắc Trung Bộ (2006 - 2011)

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Hoạt động của ngành kinh tế này không chỉ đáp ứng nhu cầu du lịch ngày càng tăng của người dân mà còn đóng vai trò quan trọng “xuất khẩu tại chỗ” các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ ra ngước ngoài. Nhiều nước đã coi KTDL là ngành “công nghiệp không khói”, mang lại lợi ích vô cùng to lớn.

KTDL không chỉ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của đất nước, mà còn tạo động lực phát triển các ngành kinh tế khác, tạo nhiều cơ hội việc làm và thu nhập cho người dân, là phương tiện quảng bá hiệu quả hình ảnh đất nước v. v.. . Ở Việt Nam, ngành du lịch được thành lập từ năm 1960, tuy nhiên, du lịch chỉ thực sự được xem là ngành kinh tế từ những năm 1990 khi đất nước mở cửa hội nhập với khu vực và quốc tế. Từ đó đến nay, KTDL đã phát triển nhanh chóng và đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Theo Tổng cục Du lịch, năm 2012 số khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 6,8 triệu lượt, tăng gần 14% so với năm 2011. Khách du lịch nội địa đạt 32,5 triệu lượt, tăng hơn 8,3% so với năm 2011. Nhờ vậy, năm 2012 tổng nhập từ khách du lịch đạt 160.000 tỷ đồng, tăng trên 23% so với năm trước. Ngoài những đóng góp trên, du lịch còn góp phần quan trọng vào quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam với cộng đồng quốc tế, thúc đẩy giao lưu văn hóa, tăng cường hiểu biết giữa các dân tộc và nhiều quốc gia trên thế giới.

Bắc Trung Bộ là vùng kinh tế bao gồm sáu tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế, với diện tích tự nhiên là 84.163,3 km2, dân số là 16.556,7 nghìn người. Bắc Trung Bộ là lãnh thổ tập trung nhiều tiềm năng có giá trị về du lịch với sự đa dạng về thiên nhiên (bãi biển, hang động, lăng tẩm, nhiều cảnh quan tự nhiên độc đáo, điển hình: bãi biển Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng); giàu bản sắc về văn hóa với nhiều di tích lịch sử văn hóa, đặc biệt là các di sản văn hóa thế giới như: Thành nhà Hồ, quần thể di tích cố đô Huế với nhã2 nhạc cung đình và nhiều di tích có giá trị: di tích chủ tịch Hồ Chí Minh tạiKim Liên, địa đạo Vĩnh Mốc, thành cổ Quảng Trị, v. v.. . Mặt khác, với vị trí địa lý thuận tiện giao thông đường bộ, đường sắt và đường biển khá phát triển tạo điều kiện cho KTDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ phát huy được lợi thế, thu hút khách du lịch.

Trong những năm qua, KTDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ đã có những bước phát triển đáng khích lệ, tăng trưởng du lịch đã có những đóng góp quan trọng vào công cuộc CNH, HĐH của vùng nói riêng, của đất nước nói chung, thể hiện ở đóng góp của ngành trong giá trị tổng sản phẩm kinh tế vùng. Hoạt động du lịch đã góp phần tạo nhiều cơ hội việc làm và thu nhập cho cộng đồng, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, giữ vững QP - AN của vùng. Tuy nhiên, sự phát triển hiện nay của KTDL so với yêu cầu HNKTQT và tiềm năng của vùng còn hạn chế. Du lịch chưa thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn như đã được xác định trong Nghị quyết của các cấp ủy Đảng của các địa phương trong vùng, chưa có bước phát triển đột phá và khai thác có hiệu quả tiềm năng và lợi thế về du lịch của các tỉnh. Chất lượng sản phẩm du lịch chưa cao, loại hình chưa thật sự phong phú, đặc sắc với bản sắc văn hoá riêng, chưa có được những sản phẩm du lịch có giá trị gia tăng cao. Giá cả so sánh trong một số khâu dịch vụ còn cao dẫn tới kém sức cạnh tranh quốc tế. Nhiều khu du lịch, điểm du lịch còn khai thác ở dạng tự phát, chưa được đầu tư đúng tầm. Chương trình du lịch còn đơn điệu, trùng lặp, chưa đáp ứng nhu cầu của từng đối tượng khách, của mỗi thị trường. Dịch vụ du lịch chưa đa dạng, chất lượng hạn chế, ít hấp dẫn. Chưa có nhiều thương hiệu mạnh, có uy tín trên thị trường. Việc bảo tồn, tôn tạo, nâng cấp các di tích lịch sử văn hoá, lịch sử cách mạng và giữ gìn cảnh quan môi trường chưa thực sự được chú trọng đầu tư, thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành. Hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch trong nước, khu vực và quốc tế còn nhiều hạn chế, tính chuyên nghiệp chưa cao, cung cấp chưa đủ và kịp thời thông tin cho du khách và các nhà đầu tư. 3Vấn đề đặt ra hiện nay là làm như thế nào để phát huy tiềm năng, lợi thế của KTDL trong toàn vùng trước yêu cầu HNKTQT sâu rộng đem lại hiệu quả KT - XH cao? Trong bối cảnh đó việc nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài: “Kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong hội nhập kinh tế quốc tế” để nghiên cứu làm luận án tiến sĩ chuyên ngành kinh tế chính trị tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh sẽ không chỉ có ý nghĩa lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn góp phần cho phát triển KTDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong thời gian tới.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

- Mục đích nghiên cứu: Thúc đẩy phát triển KTDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong điều kiện Việt Nam ngày càng hội nhập sâu hơn, đầy đủ hơn vào các quan hệ kinh tế quốc tế dưới góc độ kinh tế chính trị.

- Nhiệm vụ nghiên cứu:

Để đạt mục đích nêu trên, luận án có các nhiệm vụ:

+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về KTDL trong HNKTQT của một vùng lãnh thổ Việt Nam dưới góc độ kinh tế chính trị.

+ Đánh giá thực trạng KTDL trong HNKTQT ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong phát triển KTDL ở các tỉnh này.

+ Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển KTDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong HNKTQT đến năm 2020.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

Đối tượng nghiên cứu: Toàn bộ các quan hệ trong KTDL bao gồm: kinh doanh lữ hành, kinh doanh lưu trú du lịch, kinh doanh vận chuyển khách du lịch, kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch và kinh doanh dịch vụ du lịch khác ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong HNKTQT. 4- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về không gian: Luận án nghiên cứu KTDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ từ tiếp cận kinh tế vùng được xác định trong Chiến lược phát triển du lịch của Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020, tầm nhìn 2030 là vùng phát triển du lịch Bắc Trung Bộ. Vùng phát triển du lịch này bao gồm sáu tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Luận án không nghiên cứu riêng rẽ từng tỉnh trong vùng mà coi KTDL của mỗi tỉnh là một bộ phận cấu thành KTDL Bắc Trung Bộ của Việt Nam.

+ Về thời gian: Phần phân tích, đánh giá thực trạng tính từ năm 2000 đến nay; phần phương hướng, giải pháp xác định đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án

- Cơ sở lý luận: Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm, đường lối, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước ta về phát triển KTDL.

- Phương pháp nghiên cứu:

+ Nghiên cứu sinh sử dụng các phương pháp nghiên cứu của kinh tế chính trị bao gồm: phương pháp trừu tượng hóa, phân tích - tổng hợp, lôgic kết hợp với lịch sử.. .

+ Ngoài ra, nghiên cứu sinh còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu của kinh tế học hiện đại gồm: phương pháp thống kê, phân tích định lượng, phương pháp chuyên gia, phương pháp so sánh, đồng thời tiếp thu có chọn lọc một số kết quả của các công trình khoa học đã công bố trong quá trình nghiên cứu luận án.

5. Những đóng góp về khoa học và giá trị của luận án

- Hệ thống hóa lý luận về KTDL trong HNKTQT của một vùng du lịch ởViệt Nam dưới góc độ kinh tế chính trị. Trong đó, luận án đã khái quát các yếu tố cấu thành KTDL, phân tích làm rõ mối quan hệ giữa KTDL với sự phát triển KT - XH và các nhân tố ảnh hưởng đến KTDL trong HNKTQT. 5- Chọn lọc một số bài học kinh nghiệm về phát triển KTDL của nước ngoài tham khảo cho KTDL ở Việt Nam nói chung và các tỉnh Bắc Trung Bộ nói riêng.

- Đánh giá thực trạng về KTDL, luận án phân tích những thành tựu, hạn chế của KTDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong HNKTQT. Từ đó, phân tích những nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan dẫn đến những thành tựu, hạn chế đó.

- Đề xuất phương hướng và giải pháp thúc đẩy phát triển KTDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong bối cảnh HNKTQT trong thời gian tới.

6. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4 chương, 11 tiết.

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ KINH TẾ DU LỊCH

Đến nay ở nhiều nước trên thế giới, du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn góp phần quan trọng cho thu nhập quốc dân, giải quyết việc làm cho người lao động. KTDL ngày càng có vị trí và vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.

Nhận thức được tầm quan trọng của KTDL, nhiều nhà nghiên cứu và tổ chức thực tiễn đã có những nghiên cứu chuyên sâu về khu vực kinh tế này và đã có những đóng nhất định cho sự phát triển của ngành.

Dưới đây là tổng quan những công trình chủ yếu nghiên cứu về du lịch, KTDL ở trong và ngoài nước đã công bố từ trước đến nay, nhất là trong 15 năm trở lại đây.

1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI VỀ KINH TẾ DU LỊCH

Những nghiên cứu về KTDL của các nước trên thế giới đã hướng vào các vấn đề giải thích phạm trù phản ánh hiện tượng hoạt động về kinh doanh, dịch vụ du lịch, các bộ phận cấu thành và các hình thức dịch vụ du lịch, quan hệ cung - cầu và cơ chế vận hành hoạt động kinh doanh du lịch, trong đó, tiêu biểu là các công trình:

- “Tourism in Developing Countries” (Du lịch ở các nước đang phát triển) của hai tác giả Martin Oppermann và Kye - Sung Chon, được xuất bản bởi Nxb International Thomson Business Press vào năm 1997. Nội dung cuốn sách tập trung phân tích những vấn đề sau: sự phát triển du lịch ở các nước đã và đang phát triển, trong đó tác giả nhấn mạnh về quá trình nghiên cứu du lịch tại các đất nước đang phát triển theo nhiều giai đoạn: 1930- 1960,1970- 1985 và 1985- 1993. Đồng thời, công trình này còn đề cập đến mối liên hệ giữa chính phủ và du lịch, các mô hình phân tích phát triển du lịch, các phương7 pháp đo lường phát triển du lịch quốc tế, sự phát triển các điểm đến du lịch như khu nghỉ mát ven đồi hay ven biển, các khu du lịch vùng ngoại ô.

- Công trình: “Global Tourism - The next decade” (Du lịch toàn cầu - Thập kỷ tới) do tác giả William Theobald viết và được Nxb Butterworth - Heinemann Ltd xuất bản năm 1994. Công trình này giới thiệu về khái niệm và phân loại du lịch; xác định những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của du lịch; định hướng và kế hoạch phát triển du lịch; vai trò du lịch đối với hòa bình thế giới. Ở công trình nghiên cứu này, tác giả đã làm rõ du lịch là một trong những nguồn lực lớn thúc đẩy nền hòa bình, hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau.

Khi mọi người đi du lịch khắp nơi trên thế giới và hiểu biết về nhau, về phong tục tập quán của nhau cũng như đánh giá cao về cá nhân con người của mỗi quốc gia, từ đó các quốc gia sẽ xây dựng được sự hiểu biết quốc tế, điều này có thể cải thiện rõ rệt nền hòa bình thế giới.

- Công trình: “Leisure and Tourism” (Giải trí và Du lịch) của các tác giả John Ward, Phil Higson và William Campbell, Nxb Stanley Thornes Ltd, xuất bản năm 1994. Nội dung nghiên cứu về ngành công nghiệp du lịch và giải trí được thực hiện thông qua việc phân tích các hình mẫu và xu hướng, các sản phẩm và dịch vụ trong ngành du lịch và giải trí cũng như các tác động của nó đến kinh tế, xã hội, văn hóa hay môi trường. Ngoài ra, nội dung nghiên cứu còn đề cập đến vấn đề tiếp thị, cung cấp các dịch vụ thông tin quản lý, việc lên kế hoạch và đánh giá các sự kiện cũng như các nguồn cơ sở hạ tầng cho các dự án du lịch và giải trí.

- Công trình: “The Business of Rural Tourism International Perspectives” (Quan điểm quốc tế về việc phát triển kinh doanh du lịch tại khu vực nông thôn) của hai tác giả Stephen J. Page và Don Getz, được Nxb

International Thomson Business Press xuất bản năm 1997. Nội dung nghiên cứu đề cập đến những vấn đề chính như: chính sách, kế hoạch, các tác động của nghiên cứu về việc thương mại du lịch tại khu vực nông thôn, trong đó tác giả phân tích về vấn đề tài chính cũng như quảng bá cho du lịch tại khu vực8 nông thôn, đồng thời nêu ra một số mô hình mẫu tại các nước như Mỹ, Canada, Trung Quốc, Đức, Úc, Niu Dilân… và một số tác động đối với việc phát triển loại hình du lịch tại khu vực này.

- Công trình: “Commercial Recreation & Tourism - An Introduction to Business Oriented Recreation” (Giải trí Thương mại và Du lịch - Sự giới thiệu về giải trí định hướng kinh doanh), của tác giả Susan A. Weston, Nxb

Brown & Benchmark, được xuất bản năm 1996. Nội dung nghiên cứu đưa ra khái niệm và phân tích nguồn gốc của ngành thương mại giải trí và du lịch, trong đó tác giả nêu ra các tên gọi đa dạng được sử dụng để miêu tả về ngành thương mại giải trí và du lịch; miêu tả sứ mệnh của ngành này; giải thích sự khác biệt giữa sản phẩm và dịch vụ; giới thiệu những địa điểm mà thương mại giải trí và du lịch có thể diễn ra; giới thiệu các cơ hội nghề nghiệp cho các ứng viên tốt nghiệp ngành này.

Bên cạnh đó, tác giả cũng đề cập đến vấn đề quản lý và tổ chức sự kiện, vấn đề về lưu trú; thực phẩm và đồ uống, vấn đề quản lý nghề nghiệp, đồng thời cuốn sách cũng phân tích về các ngành công nghiệp có tính chất tương đồng.

- Công trình: “Managing Tourism” (Quản lý Du lịch) được giáo sư S. Medlik viết vào năm 1991, được tái xuất bản vào năm 1995 bởi Nxb Butterworth - Heinemann Ltd. Nghiên cứu tập trung vào những nội dung chính sau: “Tương lai - Phân tích - Kế hoạch”, trong đó tác giả phân tích và trả lời các câu hỏi về khả năng đóng góp của các cuộc nghiên cứu tương lai đối với chính sách về du lịch, vòng đời của khu vực du lịch liệu có thể được kiểm soát? Tác giả đã cho rằng: Trong du lịch, các chính sách phải dựa trên một kết hợp chặt chẽ của kinh tế, chính trị, xã hội và các đối tượng về không gian. Những đối tượng này phải được đặt vào một khuôn khổ mang tính quyết định mà chức năng chính của nó là việc đạt được mục tiêu với những ý nghĩa cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định. Thiết lập chính sách trong du lịch không phải là một nhiệm vụ phức tạp với chính phủ, mà là việc phát triển9 thông qua sự cộng tác với các tổ chức du lịch và ngành công nghiệp du lịch.

Ngoài ra, công trình còn đề cập về khái niệm sản phẩm, sự cạnh tranh trong ngành hàng không, sự quảng bá sản phẩm và điểm đến, sự quản lý du lịch, giới hạn cũng như thách thức đối với ngành du lịch.

- Công trình: “The Economics of Leisure and Tourism” (Kinh tế học về Giải trí và Du lịch) của tác giả John Tribe, được Nxb Butterworth - Heinemann Ltd xuất bản vào năm 1995. Nội dung công trình xoay quanh các vấn đề về tổ chức và quảng bá hoạt động Giải trí và Du lịch; Giải trí và Du lịch tương quan với môi trường quốc tế; tác động của Giải trí và Du lịch đối với nền kinh tế quốc gia; Giải trí và Du lịch với các vấn đề về môi trường, sự đầu tư về Giải trí và Du lịch. Trong tiểu mục: Sự đầu tư về Giải trí, tác giả đề cập đến các nhân tố tác động đến sự đầu tư các dự án như: lợi nhuận, doanh thu, chi phí vận hành v. v…

Các công trình trên nghiên cứu về du lịch, du lịch giải trí ngoài trời, marketing du lịch, luật du lịch, du lịch ở các nước đang phát triển, các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch… trong đó đã có một số quan tâm đến KTDL và quản lý KTDL. Ngoài ra, bằng tiếng Anh và một số thứ tiếng khác, đã có một số công trình nghiên cứu về du lịch và KTDL đã được dịch ra Tiếng Việt như:

- Công trình: “Kinh tế du lịch” của tác giả Robert Lanquar, Nxb Thế giới, năm 1993. Trong công trình này tác giả đã khẳng định: KTDL đó là ngành công nghiệp vì nó là toàn bộ những hoạt động nhằm khai thác các của cải của du lịch, nhằm biến các tài nguyên nhân lực, tư bản và nguyên liệu thành dịch vụ và sản phẩm. Đồng thời, tác giả cuốn sách đã giới thiệu những vấn đề về tình hình và ảnh hưởng của du lịch đến nền kinh tế. Yêu cầu về du lịch, sự tiêu dùng của du lịch, sản xuất cho du lịch, đầu tư du lịch. Những công cụ và phương tiện phân tích kinh tế học du lịch và kinh doanh du lịch.

- Công trình: “Marketing du lịch” của Robert Lanquar và Robert Hollier, Nxb Thế giới, năm 1992. Nội dung công trình đề cập đến những mốc10 lịch sử của marketing du lịch, các định nghĩa và quan niệm về marketing du lịch; phân tích cung, cầu du lịch và các nhu cầu khác về thị trường du lịch. Về lịch sử ra đời của marketing du lịch, tác giả cho rằng: marketing ra đời từ sự phát triển của nền văn minh công nghiệp.

Đồng thời, tác giả đã đưa ra khuyến nghị cho các nước cần phát triển chiến lược marketing với những mục tiêu như: i, phát triển mạng lưới sắp đặt việc chuyên chở du lịch bảo đảm và có hiệu quả; ii, cải thiện các trang thiết bị công cộng của các điểm du lịch; iii, tăng cường phụ cấp cho một số dịch vụ tại chỗ trong trường hợp thời tiết xấu; iv, áp dụng chính sách giá mềm dẻo đối với các mùa; v, cung phải hướng vào từng nhóm khách du lịch v. v…

- Công trình: “KTDL và du lịch học” của hai tác giả Trung Quốc là

Đổng Ngọc Minh, Vương Lôi Đình, Nxb Đại học Giao thông Thượng Hải, năm 2000, được Nxb Trẻ dịch ra Tiếng Việt vào năm 2001. Nội dung công trình đề cập đến những vấn đề lý luận cơ bản về du lịch và KTDL như: khái niệm về du lịch, khái quát về KTDL, sản phẩm du lịch, thị trường du lịch, vai trò của KTDL, quy hoạch xây dựng khu du lịch, v. v.. .

Bên cạnh đó, lịch sử phát triển Du lịch ở Trung Quốc đã được đề cập, theo đó có nhiều điểm tương đồng với lịch sử hình thành và phát triển Du lịch Việt Nam. Từ chỗ là cơ quan chuyên làm nhiệm vụ tiếp đón các đoàn khách quốc tế của Đảng và Nhà nước, do nhu cầu phát triển của xã hội mà ngành du lịch phải phá thế bao cấp, trở thành một ngành kinh tế có nhiều điều kiện để phát triển, một ngành công nghiệp không khói mang lại nhiều lợi ích cho xã hội.

KTDL và du lịch học là công trình nghiên cứu khoa học có hệ thống về hoạt động du lịch từ thực tiễn của Trung Quốc, có thể rút ra những bài học để đưa du lịch Việt Nam phát triển theo định hướng XHCN.

Ngoài các công trình đã được công bố nêu trên, còn có những bài viết về kinh doanh du lịch, dịch vụ du lịch công bố trên các thông tin khác của UNWTO, trên các Tạp chí, các website bằng tiếng nước ngoài. 11Nhìn chung, những nghiên cứu trên đã quan tâm đến những tri thức lý luận và thực tiễn về mặt kinh tế - kỹ thuật trong hoạt động du lịch, đến kinh doanh du lịch, thị trường du lịch và nêu kinh nghiệm phát triển du lịch của một số nước. Đây là nguồn tài liệu thứ cấp rất cần thiết cho việc nghiên cứu luận án của nghiên cứu sinh. Do vấn đề lý luận liên quan đến KTDL được khái quát từ thực tiễn của những nền kinh tế có nét đặc thù và xu hướng chính trị - xã hội khác Việt Nam, nên những công trình nói trên mới chỉ là những tài liệu tham khảo, tìm hiểu kinh nghiệm tổ chức kinh doanh, tiếp cận khách hàng và phát triển các loại dịch vụ du lịch, phát triển thị trường ở Việt Nam.

Đề tài mà nghiên cứu sinh lựa chọn nghiên cứu không trùng tên và nội dung với các công trình đã công bố ở nước ngoài mà nghiên cứu sinh được biết cho đến nay.

1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VỀ KINH TẾ DU LỊCH

1.2.1. Các công trình nghiên cứu dưới dạng đề tài khoa học và luận án tiến sĩ

Đến nay, ở Việt Nam cũng đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về du lịch và KTDL. Liên quan đến nội dung này, dưới dạng các công trình là đề tài khoa học, luận án tiến sĩ đã có các công trình chủ yếu sau:

- Đề tài cấp Bộ (2006): “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp đầu tư phát triển khu du lịch”, của nhiều tác giả do Viện NC & PT Du lịch chủ trì, Th. s Lê văn Minh làm chủ nhiệm. Đề tài tập trung nghiên cứu hệ thống các khái niệm về khu du lịch, vai trò của đầu tư phát triển các khu du lịch và kinh nghiệm thực tiễn của các nước về đầu tư phát triển các khu du lịch. Phân tích thực trạng về hệ thống các cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư du lịch nói riêng và phát triển du lịch nói chung; xác định thực trạng chính sách đầu tư phát triển khu du lịch của Việt Nam và đề xuất 10 giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách đầu tư bao gồm:

(i) Giải pháp về công tác tổ chức, quản lý các khu du lịch;

(ii) Giải pháp về xây dựng, quản12 lý và thực hiện quy hoạch các khu du lịch;

(iii) Giải pháp về quyền sử dụng đất đai ở các khu du lịch;

(iv) Giải pháp về đầu tư phát triển các khu du lịch;

(v) Giải pháp về huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển khu du lịch;

(vi) Giải pháp về cơ chế, chính sách tài chính, thuế trong đầu tư phát triển các khu du lịch;

(vii) Giải pháp về phối hợp và hợp tác liên ngành, liên vùng trong khai thác tài nguyên ở các khu du lịch; (viii) Giải pháp về cải cách thủ tục hành chính;

(ix) Giải pháp hỗ trợ, khuyến khích cộng đồng tham gia phát triển các khu du lịch; và

(x) Giải pháp về đầu tư, bảo tồn, tôn tạo các giá trị tài nguyên du lịch và bảo vệ môi trường.

- Đề tài cấp Bộ (2007): “Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch Việt Nam có tính cạnh tranh trong khu vực, quốc tế”, của nhóm tác giả do TS. Đỗ Cẩm Thơ làm chủ nhiệm, Viện NC & PT Du lịch chủ trì. Tiếp cận trên quan điểm quản lý nhà nước và kinh tế vĩ mô, các tác giả của đề tài khai thác những hướng như: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về cạnh tranh sản phẩm du lịch. Phân tích, đánh giá thực trạng hệ thống sản phẩm du lịch Việt Nam theo 2 tiêu chí: cấu thành sản phẩm chung của điểm đến và sản phẩm theo các loại hình du lịch.

Nghiên cứu cạnh tranh và định vị sản phẩm du lịch Việt Nam trong thị trường du lịch khu vực và quốc tế. Phân tích và đánh giá hệ thống sản phẩm du lịch của các nước cạnh tranh trong khu vực như: Thái Lan, Malaixia, Xingapo, Trung Quốc, Inđônêxia. Nghiên cứu điều tra từ góc độ tiêu dùng, tìm ra định vị hiện tại của sản phẩm du lịch Việt Nam.

Phân tích đặc thù và thế mạnh cho sản phẩm du lịch Việt Nam: đánh giá một cách có hệ thống các sản phẩm du lịch Việt Nam. So sánh, xác định sản phẩm du lịch Việt Nam với các sản phẩm cạnh tranh, sản phẩm du lịch biển đảo, sản phẩm du lịch văn hóa và sản phẩm DLST. Đề xuất khái niệm sản phẩm du lịch tổng thể và mô hình 10 tiêu chí đánh giá so sánh cạnh tranh sản phẩm du lịch bao gồm:

(i) Tính hấp dẫn và độc đáo của tài nguyên du lịch;

(ii) Tính đa dạng của dịch vụ du lịch;

(iii) Chất lượng sản phẩm du lịch;

(iv) Tổ chức xây dựng sản phẩm du lịch;

(v) Đầu tư xúc tiến sản phẩm du lịch;

(vi) Giá sản phẩm du lịch;

(vii) Khả năng tiếp cận sản phẩm;

(viii) Thương hiệu sản phẩm du lịch;

(ix) Chu kỳ sống của sản phẩm du lịch; và

(x) Yếu tố đặc biệt của sản phẩm du lịch.

Đề tài còn đề xuất hệ thống giải pháp chủ yếu góp phần tăng cường tính cạnh tranh của sản phẩm du lịch Việt Nam trên thị trường trong thời hạn ngắn. Đồng thời, đề xuất phương hướng và giải pháp xây dựng sản phẩm du lịch có tính cạnh tranh cho thời hạn dài hơn (đến năm 2015).

- Đề tài cấp Bộ (2008): “Cơ sở khoa học phát triển du lịch đảo ven bờ vùng du lịch Bắc Trung Bộ” do PGS, TS. Phạm Trung Lương chủ nhiệm, Viện NC & PT Du lịch chủ trì. Nội dung của đề tài hướng vào những vấn đề:

Đánh giá vị trí và vai trò của du lịch đảo ven bờ trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng ở vùng ven biển Bắc Trung Bộ và trong phát triển du lịch EWEC.

Phân tích đặc điểm tài nguyên du lịch và các nguồn nhân lực có liên quan đến phát triển du lịch tại các đảo ven bờ vùng du lịch Bắc Trung Bộ.

Đánh giá thực trạng phát triển du lịch trên các đảo ven bờ vùng du lịch Bắc Trung Bộ, xác định những thuận lợi và khó khăn, cơ hội và thách thức đối với phát triển du lịch đảo ven bờ ở khu vực ven biển vùng du lịch Bắc Trung Bộ. Đề xuất các giải pháp đảm bảo sự phát triển du lịch đảo bền vững, bao gồm các nhóm giải pháp sau:

(i) Nhóm giải pháp về nâng cao nhận thức và hiểu biết của du lịch đảo;

(ii) Nhóm giải pháp về chính sách;

(iii) Nhóm giải pháp về quy hoạch;

(iv) Nhóm giải pháp về đầu tư;

(v) Nhóm giải pháp phát triển sản phẩm - thị trường du lịch biển đảo;

(vi) Nhóm giải pháp xúc tiến quảng bá du lịch biển đảo;

(vii) Nhóm giải pháp phát triển nguồn nhân lực; (viii) Nhóm giải pháp bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch biển - đảo; và

(ix) Nhóm giải pháp phát triển du lịch biển gắn với đảm bảo QP - AN.

- Đề tài cấp Bộ (2011) “Hiện trạng và giải pháp phát triển các khu du lịch biển quốc gia tại vùng du lịch Bắc Trung Bộ”, do Viện NC & PT Du lịch14 chủ trì, TS. Nguyễn Thu Hạnh chủ nhiệm. Các tác giả của đề tài đã tập trung nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận về du lịch biển và phát triển khu du lịch biển quốc gia. Nêu khái niệm mới về sản phẩm du lịch của khu du lịch biển quốc gia, khẳng định đó là tập hợp tất cả các cảm xúc đơn lẻ đem lại cho du khách ấn tượng đặc trưng nhất về một khu du lịch biển.

.....................................

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ

1. Nguyễn Thị Hồng Lâm (2013), “Kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong hội nhập kinh tế quốc tế: hạn chế và nguyên nhân”, Tạp chí Kinh tế & quản lý, (7), tr. 45 - 49

2. Nguyễn Thị Hồng Lâm (2012), “Kinh tế du lịch các tỉnh Bắc Trung Bộ: liên kết để phát triển trong hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Lý luận chính trị & truyền thông, (11), tr. 52 - 56.

3. Nguyễn Thị Hồng Lâm (2011), “Phát triển KTDL theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng”, Tạp chí Thông tin khoa học chính trị - hành chính, Trung tâm Thông tin khoa học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, (05), tr. 13 - 18.

4. Nguyễn Thị Hồng Lâm (2010), “Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực dịch vụ ở Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Bảo hộ Lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, (08), tr. 15 - 17.

5. Nguyễn Thị Hồng Lâm (2006), “Tìm hiểu đặc trưng ngành kinh tế du lịch”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, Cơ quan của Tổng cục du lịch Việt Nam, (12), tr. 78 - 80.

6. Nguyễn Thị Hồng Lâm (2005), “Thanh Hoá đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực du lịch”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, Cơ quan của Tổng cục du lịch Việt Nam, (10), tr. 26 - 27.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu Tiếng Việt


1. Trần Xuân Ảnh (2012), Thị trường du lịch Quảng Ninh trong HNKTQT, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

2. Nguyễn Thanh Bình (2010), "Việt Nam phát triển cơ sở lưu trú du lịch", Tạp chí Du lịch Việt Nam, (12), tr. 23 - 25.

3. G. R. Boye (2002), Ngành du lịch Việt Nam: những thách thức và cơ hội thị trường, Báo cáo trình lên Ngân hàng thế giới.

4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2005), Thông tư 01/ TT Hướng dẫn việc Triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam), Hà Nội.

5. Lê Đăng Doanh (2005), "Tầm quan trọng của ngành dịch vụ và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam", Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (321), tr. 3 - 17.

6. Nguyễn Văn Dùng, Nguyễn Tiến Lực (2010), "Phát triển Du lịch các quốc gia Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng", Tạp chí Du lịch Việt Nam, (10), tr. 42 - 43.

7. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 153

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

13. Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa (2008), Giáo trình kinh tế du lịch, Nxb Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

14. Nguyễn Thu Hạnh (chủ nhiệm) (2011), Hiện trạng và giải pháp phát triển các khu du lịch biển quốc gia tại vùng du lịch Bắc Trung Bộ, Đề tài khoa học cấp Bộ, Viện NC & PT du lịch, Hà Nội.

15. Nguyễn Thị Thúy Hồng (2008), Kinh tế các nước ASEAN, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

16. Hoàng Thị Lan Hương (2011) Phát triển kinh doanh lưu trú du lịch tại vùng du lịch Bắc Bộ của Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

17. Nguyễn Trùng Khánh (2012), Phát triển dịch vụ lữ hành du lịch trong điều kiện HNKTQT: Kinh nghiệm của một số nước Đông Á và gợi ý chính sách cho Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Khoa học xã hội thuộc Viện Khoa học xã hôi Việt Nam, Hà Nội.

18. Hoàng Thị Ngọc Lan (2007), Thị trường du lịch tỉnh Hà Tây, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

19. V. I. Lênin (1976), Lênin Toàn tập, Nxb Tiến bộ Mát - xcơ - va.

20. Võ Long (2010), "Quảng Trị phát triển Du lịch biển, đảo", Tạp chí Du lịch Việt Nam, (5), tr. 49 - 50.

21. Phạm Trung Lương, Đặng Duy Lợi, Vũ Tuấn Cảnh, Nguyễn Văn Bình, Nguyễn Ngọc Khánh (2000), Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

22. Phạm Trung Lương (2001), đề tài nhánh: Tài nguyên du lịch khu vực từ Thanh Hóa đến Kom Tum, thuộc đề tài “Đánh giá tổng hợp tài nguyên, điều kiện tự nhiên, môi trường, KT - XH nhằm định154 hướng phát triển bền vững khu vực biên giới phía Tây từ Thanh Hóa đến Kom Tum”, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học quốc gia Hà Nội.

23. Phạm Trung Lương (chủ nhiệm) (2008), Cơ sở khoa học phát triển du lịch đảo ven bờ vùng du lịch Bắc Trung Bộ, Đề tài khoa học cấp Bộ, Viện NC & PT Du lịch, Hà Nội.

24. Phạm Trung Lương (2009), Phát triển du lịch biển Việt Nam với xây dựng thương hiệu quốc gia, Bài viết Hội thảo: Xây dựng thương hiệu Du lịch Biển Việt Nam, Hạ Long - Quảng Ninh.

25. Phạm Trung Lương (2010), Phát triển Du lịch khu vực Bắc Trung Bộ: Những vấn đề đặt ra, Bài viết Hội thảo: Định hướng phát triển Du lịch khu vực Bắc Trung Bộ, Vinh - Nghệ An.

26. Phạm Trung Lương (2012), Du lịch Việt Nam với hội nhập quốc tế, Bài giảng cho cán bộ ngành Du lịch

27. Nguyễn Văn Lưu (2008), Thị trường du lịch, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

28. Nguyễn Văn Lưu (2011), "Quy hoạch phát triển nhân lực giải pháp quan trọng thực hiện chiến lược phát triển du lịch", Tạp chí Du lịch Việt Nam, (2), tr. 36 - 37.

29. Nguyễn Văn Mạnh và Phạm Hồng Chương (2009), Giáo trình quản trị kinh doanh lữ hành, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

30. Vũ Đức Minh (2004) Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của các doanh nghiệp du lịch nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội trong tiến trình hội nhập khu vực và thế giới, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Thương mại, Hà Nội.

31. Đổng Ngọc Minh, Vương Lôi Đình chủ biên (2000), Kinh tế du lịch và du lịch học, Nxb Trẻ, Hà Nội.

32. Lê Văn Minh (chủ nhiệm) (2006), Nghiên cứu đề xuất các giải pháp đầu tư phát triển khu du lịch, Đề tài khoa học cấp Bộ, Viện NC & PT Du lịch, Hà Nội. 155

33. Nguyễn Quỳnh Nga (chủ nhiệm) (2000), Nghiên cứu và đánh giá một số đặc điểm của thị trường Nhật Bản và Trung Quốc nhằm phát triển nguồn khách của du lịch Việt Nam, Viện NC & PT Du lịch, Hà Nội.

34. Kim Ngọc (2002), "Ngành dịch vụ trong nền kinh tế thế giới những thập kỷ đầu thế kỷ XXI", Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới, (6), tr. 18 - 25.

35. Trần Nhạn (1996), Du lịch và kinh doanh du lịch, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội.

36. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Du lịch, Hà Nội.

37. Trương Sĩ Quý (2002), Phương hướng và một số giải pháp để đa dạng hóa loại hình và sản phẩm du lịch ở Quảng Nam Đà Nẵng, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

38. Nguyễn Đình Sơn (2007), Phát triển Kinh tế du lịch ở vùng du lịch Bắc Bộ và tác động của nó tới quốc phòng - an ninh, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị - Quân sự, Hà Nội.

39. Nguyễn Hồng Sơn (chủ biên) (2010), Dịch vụ Việt Nam 2020: Hướng tới chất lượng, hiệu quả và hiện đại, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

40. Hà Văn Sự (2001), Một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển Doanh nghiệp du lịch ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Thương mại, Hà Nội.

41. Đỗ Cẩm Thơ (chủ nhiệm) (2007), Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch Việt Nam có tính cạnh tranh trong khu vực, quốc tế, Đề tài khoa học cấp Bộ, Viện NC & PT Du lịch, Hà Nội.

42. Thủ tướng Chính phủ (2004), Quyết định 153/ QĐ - TTg về việc ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (chương trình nghị sự 21 của Việt Nam) (153), Hà Nội. 156

43. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 247/ QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 30/12/2011 "Phê duyệt chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030".

44. Nguyễn Thị Tình (2010), "Phát triển Du lịch vùng duyên hải Bắc Bộ", Tạp chí Du lịch Việt Nam, (2), tr. 46 - 47.

45. Tổng cục Du lịch Việt Nam (2001), đề án: Chủ trương và giải pháp đẩy mạnh phát triển Du lịch Miền Trung - Tây Nguyên.

46. Tổng cục Du lịch Việt Nam và Quỹ phát triển bền vững Tây Ban Nha (2003), Dự án Xây dựng năng lực cho phát triển Du lịch ở Việt Nam.

47. Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia (2003), Toàn cầu hóa và phát triển bền vững.

48. Phạm Quốc Trụ (2011), "Hội nhập quốc tế: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn", Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, (2), tr. 77 - 99.

49. Lê Anh Tuấn, Phạm Mạnh Cường (2010), "Từ khu vực ASEAN", Tạp chí Du lịch Việt Nam, (8), tr. 20 - 21.

50. Nguyễn Anh Tuấn (2010), Năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Quốc gia, Hà Nội.

51. Nguyễn Anh Tuấn (2010), "Năng lực cạnh tranh điểm đến của Du lịch Việt Nam", Tạp chí Du lịch Việt Nam, (8), tr. 22 - 23,32.

52. Nguyễn Văn Tuấn (2010), "Du lịch Việt Nam: khó khăn, thách thức và vận hội phát triển", Tạp chí Du lịch Việt Nam, (1), tr. 3 - 4.

53. Đỗ Thế Tùng (2002), "Một số quan điểm chủ yếu trong lý luận của C. Mác về dịch vụ trong tác phẩm “Tư Bản” và ý nghĩa thời sự của chúng", Tạp chí Lý luận chính trị, (10), tr. 16 - 18.

54. Nguyễn Thị Tú (2006), Những giải pháp phát triển du lịch sinh thái Việt Nam trong xu thế hội nhập, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Thương mại, Hà Nội.

55. Nguyễn Quang Vinh (2011) Khả năng cạnh tranh của các Doanh nghiệp du lịch lữ hành quốc tế Việt Nam sau khi Việt Nam gia157 nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

56. Viện Nghiên cứu và Phát triển du lịch (2001), Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng du lịch Bắc Bộ đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Hà Nội.

57. Viện NC & PT Du lịch (2001), Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng du lịch Bắc Trung Bộ đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Hà Nội.

58. Viện NC & PT Du lịch (2012), Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội.

59. Vụ Tổng hợp kinh tế - Bộ Ngoại giao (2000), Hợp tác phát triển liên vùng - dọc Hành lang Đông - Tây, Nxb Thanh niên, Hà Nội.

60. Website: itdr. org. vn, Hà văn Siêu (2010), Điểm đột phá trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam, tầm nhìn đến năm 2030, Viện NC & PT Du lịch.

61. Website: itdr. org. vn, (2012), Phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam, tầm nhìn đến năm 2030, Viện NC & PT Du lịch.

62. Website: vietnamtourism. gov. vn, moit. gov. vn, itdr. org. vn, chinhphu. vn

63. Bùi Thị Hải Yến (2009), Quy hoạch du lịch, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

II. Tài liệu Tiếng Anh

64. Martin Oppermann và Kye - Sung Chon (1997), Tourism in Developing Countries, Nxb International Thomson Business Press.

65. William Theobald (1994), Global Tourism - The next decade, Nxb William Theobald.

66. John Ward, Phil Higson và William Campbell (1994), Leisure and Tourism, Nxb Stanley Thornes Ltd. 158

67. Stephen J. Page và Don Getz (1997), The Business of Rural Tourism International Perspectives, Nxb International Thomson Business Press.

68. Susan A. Weston (1996), Commercial Recreation & Tourism - An Introduction to Business Oriented Recreation, Nxb Brown & Benchmark.

69. S. Medlik (1995), Managing Tourism, Nxb Butterworth - Heinemann Ltd.

70. John Tribe (1995), The Economics of Leisure and Tourism, Nxb Butterworth - Heinemann Ltd.

71. Thierry Libaert (2003), Le plan de communication.

72. Robert Lanquar (1993), Kinh tế du lịch, Nxb Thế giới.

73. Robert Lanquar và Robert Hollier (1992), Marketing du lịch, Nxb Thế giới.

74. tourism. gov. my; tourismthailand. org; unwto. org; wttc. org; visitsingapore. Com.






Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

sách giáo trình công nghệ thông tin pdf doc - sách tham khảo

[-] Mục Lục 1 kế toán doanh nghiệp với visual basic https://ambn.vn/product/35662/ke-toan-doanh-nghiep-voi-visual-basic.html Những kiến thức cơ bản về kế toán như biểu mẫu, báo cáo, sổ sách chứng từ kế toán đã được trình bầy ở những bộ sách trước cùng tác giả, và coi như ở tập sách này là bạn đã nắm rõ về microsoft access và visual basic. Trong sách này, sẽ hướng dẫn bạn thêm khi thiết kế các giao diện nhập dữ liệu, xử lý và báo cáo trong chương trình kế toán, hiểu rõ những kỹ thuật và công cụ lập trình nâng cao và dễ dàng thiết kế thành công một chương trình quản lý kế toán doanh nghiệp bằng Visual Basic 2. lập trình cơ sở dữ liệu visual basic sql server https://ambn.vn/product/35577/lap-trinh-co-so-du-lieu-visual-basic-sql-server.html Cuốn sách này cung cấp cho người học những thông tin chi tiết cảu các công cụ kỹ thuật hiện nay như ADO, ADO MD và ADOX, MSDE, .. SQL Namespace.. Mục tiêu cuốn sách là cung cấp các kiến thức ở mức độ chuyên sâu những công cụ mà kết hợp giữa

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể