Chuyển đến nội dung chính

báo cáo tổng kết của bộ tài nguyên môi trường năm 2014 và định hướng công tác năm 2015

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
­––––––––––––––––––––
Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2014



(Bản tóm tắt trình bày tại Hội nghị, báo cáo đầy đủ đã được gửi tới quý vị  và đăng tải tại trang tài liệu AMBN)

­­­­
Phần thứ nhất
KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG NĂM 2014

Năm 2014, với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự đoàn kết, nhất trí cao của tập thể Lãnh đạo Bộ, sự nỗ lực của các cán bộ, công chức, viên chức trong toàn ngành; sự phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ tích cực của các Bộ, ngành, cơ quan ở Trung ương và các địa phương trên cả nước, ngành tài nguyên và môi trường đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ giao, góp phần quan trọng vào việc giữ ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm tăng trưởng kinh tế, an sinh xã hội, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững của đất nước. Toàn ngành đã nghiêm túc thực hiện, cụ thể hóa Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2014; triển khai thực hiện tốt Chương trình công tác, Chương trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2014 của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra trên phạm vi cả nước; tăng cường một bước cải cách hành chính; hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước trên cả 08 lĩnh vực ngày càng được nâng cao. Kết quả đạt được trong năm 2014 của ngành tài nguyên và môi trường cụ thể như sau:

I. THỂ CHẾ, CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TIẾP TỤC ĐƯỢC HOÀN THIỆN


Toàn ngành xác định công tác xây dựng thể chế, chính sách, pháp luật về quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, do đó, trong năm 2014, Bộ đã tập trung chỉ đạo xây dựng, trình Chính phủ trình Quốc hội thông qua Luật bảo vệ môi trường (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 7; trình Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo tại kỳ họp thứ 8; tổ chức thực hiện hiệu quả các văn bản luật đã được ban hành như Luật khoáng sản, Luật tài nguyên nước, Luật đất đai.

Cùng với việc tham mưu xây dựng, tổ chức thực hiện các văn bản luật, Bộ đã huy động các nguồn lực tập trung hoàn thành việc xây dựng, trình Chính phủ ban hành 05 Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai, 07 Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật bảo vệ môi trường, cùng nhiều văn bản quy định chi tiết thi hành luật thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường, đưa các văn bản Luật nhanh chóng được triển khai đi vào cuộc sống. Tiếp tục xây dựng, triển khai thực hiện tốt các quy hoạch, chiến lược, chương trình mục tiêu quốc gia đối với từng lĩnh vực cụ thể, giúp khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.

Bộ đã trình và được Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 30 văn bản; đã trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ 42 đề án, văn bản quy phạm pháp luật; ban hành và phối hợp ban hành 60 Thông tư, Thông tư liên tịch. Các văn bản pháp luật được xây dựng, ban hành đều bám sát chủ trương đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường tính công khai, minh bạch, đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, người dân và doanh nghiệp; phát huy nguồn lực tài nguyên và môi trường cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý.

Công tác xây dựng và ban hành văn bản tại các địa phương đã được thực hiện đúng thẩm quyền, đảm bảo chất lượng, kịp thời điều chỉnh một số vấn đề phát sinh trong quá trình chỉ đạo, điều hành và quản lý nhà nước. Các địa phương đã chủ động ban hành và tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện các chính sách, pháp luật về đất đai theo quy định mới; phối hợp chặt chẽ với Bộ, ngành hoàn thiện Luật bảo vệ môi trường, Luật tài nguyên và môi trường biển, hải đảo; tích cực triển khai Chương trình hành động của địa phương nhằm thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

II. CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA GIẢI QUYẾT ĐƠN THƯ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC TỒN ĐỌNG KÉO DÀI ĐƯỢC TĂNG CƯỜNG


Trong năm 2014, toàn ngành tài nguyên và môi trường đã tổ chức hơn 2.600 đoàn thanh tra, kiểm tra đối với 7.800 tổ chức, cá nhân trên toàn bộ các lĩnh vực quản lý nhà nước. Trong đó có hơn 500 đoàn thanh tra, kiểm tra về đất đai; gần 800 đoàn thanh tra, kiểm tra về môi trường; hơn 400 đoàn thanh tra, kiểm tra về khoáng sản; hơn 300 đoàn thanh tra, kiểm tra về tài nguyên nước; gần 500 đoàn thanh tra, kiểm tra chuyên đề kết hợp nhiều lĩnh vực,…; xử phạt vi phạm hành chính hơn 1.700 tổ chức, cá nhân với số tiền 140 tỷ đồng. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành 76 đoàn thanh tra, kiểm tra với gần 1.000 tổ chức, cá nhân; xử phạt vi phạm hành chính 250 tổ chức với số tiền hơn 40 tỷ đồng. Qua công tác thanh tra, kiểm tra đã chỉ ra được những yếu kém, hạn chế và các sai phạm; xử lý kịp thời đối với những tổ chức, cá nhân có vi phạm, hỗ trợ tích cực cho công tác quản lý nhà nước của ngành tài nguyên và môi trường.

Tập trung giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và giải quyết vụ việc tồn đọng, kéo dài. Trong năm 2014, toàn ngành đã tổ chức tiếp hơn 6.000 lượt công dân, với gần 1.000 người; tiếp nhận hơn 14.000 lượt đơn thư khiếu nại, tố cáo. Trong đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức tiếp gần 400 lượt công dân với gần 2.200 người; tiếp nhận hơn 4.000 lượt đơn thư khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai, chủ yếu là đơn thuộc lĩnh vực đất đai (chiếm 98%). Toàn ngành đã giải quyết hơn 2.600 vụ việc khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai, đạt 70%; Bộ đã tập trung giải quyết các vụ việc do Thủ tướng Chính phủ giao, hoàn thành việc thẩm tra, xác minh 26/29 vụ việc; rà soát, phân loại và lập danh sách 99 vụ việc tồn đọng, phức tạp kéo dài theo Kế hoạch số 2100/KH-TTCP của Thanh tra Chính phủ. Các tỉnh, thành phố đã thực hiện tốt việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đạt tỷ lệ cao gồm: Bắc Ninh, Tuyên Quang, Đà Nẵng, Cần Thơ, Gia Lai, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Sóc Trăng…

III. QUAN TÂM KIỆN TOÀN BỘ MÁY, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU NHIỆM VỤ CỦA NGÀNH


Trên cơ sở Nghị định số 21/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường, toàn ngành đã tập trung xây dựng, kiện toàn tổ chức bộ máy từ Trung ương đến địa phương; phối hợp với Bộ Nội vụ ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trường thuộc UBND các cấp.
................


=============

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

sách giáo trình công nghệ thông tin pdf doc - sách tham khảo

[-] Mục Lục 1 kế toán doanh nghiệp với visual basic https://ambn.vn/product/35662/ke-toan-doanh-nghiep-voi-visual-basic.html Những kiến thức cơ bản về kế toán như biểu mẫu, báo cáo, sổ sách chứng từ kế toán đã được trình bầy ở những bộ sách trước cùng tác giả, và coi như ở tập sách này là bạn đã nắm rõ về microsoft access và visual basic. Trong sách này, sẽ hướng dẫn bạn thêm khi thiết kế các giao diện nhập dữ liệu, xử lý và báo cáo trong chương trình kế toán, hiểu rõ những kỹ thuật và công cụ lập trình nâng cao và dễ dàng thiết kế thành công một chương trình quản lý kế toán doanh nghiệp bằng Visual Basic 2. lập trình cơ sở dữ liệu visual basic sql server https://ambn.vn/product/35577/lap-trinh-co-so-du-lieu-visual-basic-sql-server.html Cuốn sách này cung cấp cho người học những thông tin chi tiết cảu các công cụ kỹ thuật hiện nay như ADO, ADO MD và ADOX, MSDE, .. SQL Namespace.. Mục tiêu cuốn sách là cung cấp các kiến thức ở mức độ chuyên sâu những công cụ mà kết hợp giữa

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể