Chuyển đến nội dung chính

ĐIỂM TIN GIÁO DỤC NGÀY 22 THÁNG 01 NĂM 2016

ĐIỂM TIN GIÁO DỤC NGÀY 22 THÁNG 01 NĂM 2016








Tuyển sinh đại họccao đẳng 2016 - nhiều trường mở rộng tuyển sinh:


Điểm tin giáo dục ngày thứ sáu, 22 tháng 01 năm 2016Hằng năm, khoảng 10/3, các thí sinh bắt đầu nộp hồ sơ dự thi đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ). Tuy nhiên, đến nay phương án tuyển sinh vẫn chưa được Bộ GDĐT công bố. Trong khi đó, nhiều trường đã đưa ra phương án tuyển của riêng mình theo hướng mở rộng tuyển sinh, mở thêm ngành, bỏ xét tuyển học bạ…

Mấy nguyện vọng, mấy điểm sàn?!

Theo miêu tả của một nhà tuyển sinh ở khu vực Hà Nội, Bộ GDĐT vẫn đang phân vân giữa phương án giao việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT về các địa phương và giao khâu tuyển sinh về các trường ĐH, CĐ hoặc tiếp tục nắm giữ việc tổ chức kỳ thi quốc gia THPT như năm 2015. Tuy nhiên, việc tổ chức kỳ thi hai trong một như năm 2015 cũng còn quá nhiều vấn đề đang được tranh cãi. Một là, mỗi thí sinh có nên chỉ nộp 1 hay 2 hồ sơ xét tuyển vào 1-2 trường hay không và có nên cho thí sinh rút hồ sơ ở đợt 1 hay không; Hai là, thí sinh được nộp hồ sơ vào 2-3 trường, mỗi trường 4 nguyện vọng để gây ra một con số khổng lồ về hồ sơ nhưng sau khi đăng ký lại không đổi nguyện vọng, không rút hồ sơ…

Về phần mềm tuyển sinh đã từng gây “bão” ở mùa tuyển sinh 2015 với sự nghẽn mạng gây bức xúc, ngành GDĐT cũng đang đứng trước nhiều ngã rẽ. FPT hiến kế tặng không một phần mềm xét tuyển thì vấp phải ý kiến cho rằng năm ngoái đã tốn kém để xây dựng một phần mềm thì có nên thay không. Phương án thứ hai là dùng phần mềm của năm 2015. Phương án thứ 3 là một nhóm trường liên minh sử dụng phần mềm đó để tránh ảo nhưng vấn đề được đặt ra nhóm trường phải đủ lớn… Lại có ý kiến cho rằng, năm 2015 không cần tới điểm sàn vì thực chất điểm sàn không mấy ý nghĩa khi mà Luật Giáo dục quy định thí sinh tốt nghiệp THPT đều có quyền đăng ký học các trường ĐH, khi một số trường chỉ xét tuyển bằng học bạ còn các trường tốp cao thì không cần điểm sàn… Có thể đó là những lý do mà đến nay ngành GDĐT vẫn chưa đưa chốt được phương án thi 2016?

Mở ngành mới, mở rộng tuyển sinh...

Trong lúc Bộ GDĐT vẫn chưa đưa ra được phương án tuyển sinh chính thức thì các trường đã bắt đầu phác họa phương án tuyển sinh cho riêng mình. ĐH Quốc gia TPHCM chủ trương giao quyền tự chủ nhiều hơn cho các trường ĐH thành viên, vì vậy các trường có thể đề xuất cách tuyển riêng của mình với một phần dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia và có bổ sung thêm những điều kiện như: Điểm trung bình các môn học THPT liên quan dự kiến 6,5 trở lên. Đặc biệt, năm ngoái ĐH Quốc gia TP HCM có xét tuyển thẳng học sinh giỏi của 5 trường chuyên tại khu vực thành phố. Năm nay, ĐH Quốc gia TPHCM có định hướng mở rộng sang tuyển thẳng học sinh giỏi của khoảng 80 trường chuyên từ cấp tỉnh trở lên hoặc ưu tiên xét tuyển, tùy các điều kiện mà học sinh đạt được.

TS Nguyễn Quốc Chính, Trưởng ban Đào tạo ĐH và sau ĐH (thuộc ĐH Quốc gia TPHCM) Cho biết, dự kiến, năm nay trường sẽ tiến hành nhận hồ sơ xét tuyển chung nên thí sinh sẽ không nộp hồ sơ vào từng trường cụ thể như năm trước. Theo ông Chính, trong mỗi đợt xét tuyển, thí sinh có thể nộp hồ sơ cùng lúc vào các ngành trong một trường hoặc một ngành ở nhiều trường khác nhau vào tất cả các trường thành viên. Quá trình xét, thí sinh sẽ được xét trúng tuyển lần lượt theo thứ tự nguyện vọng, nếu trúng tuyển nguyện vọng trước không được tham gia xét ở nguyện vọng sau…

ĐHQG Hà Nội về cơ bản sẽ có một kỳ thi đánh giá năng lực như năm 2015 trước kỳ thi quốc gia và khi vượt qua điểm sàn các thí sinh sẽ được ứng tuyển vào ĐHQG nhiều đợt quanh năm, trước và sau kỳ thi quốc gia. Trong khi đó, khá nhiều trường tuyển bằng điểm thi THPT QG như: ĐH Sư phạm HN, ĐH Bách khoa HN, ĐH Thái Nguyên…

Một trong những trường có nhiều ngành mới nhất trong kỳ tuyển sinh năm nay là ĐH Nguyễn Tất Thành khi dự kiến sẽ tuyển sinh thêm 12 ngành mới, trong đó có cả những ngành thuộc nhóm nghệ thuật. Theo đề án tuyển sinh trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM, năm nay trường dự kiến tuyển khoảng 3.000 chỉ tiêu trong đó chỉ tiêu ĐH giữ nguyên như năm 2015, riêng hệ CĐ giảm chỉ tiêu so với năm trước xuống còn 500 chỉ tiêu (giảm 260 chỉ tiêu). Ngoài ra, trường dự kiến tuyển thêm 6 ngành mới. Tương tự, trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM năm nay cũng chính thức có 2 ngành mới được Bộ GD&ĐT cho phép tuyển sinh gồm: Kỹ thuật y sinh và ngôn ngữ Anh. Trường ĐH Nông Lâm TPHCM cũng vừa được Bộ duyệt thêm 5 chương trình đào tạo chất lượng cao là Quản trị kinh doanh, Công nghệ sinh học, Công nghệ kỹ thuật cơ khí, Kỹ thuật môi trường, Công nghệ thực phẩm…

Bỏ xét tuyển học bạ để tránh tiêu cực...

PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM cho biết, năm nay trường không tuyển CĐ và bỏ hình thức xét tuyển bằng học bạ THPT“Sau một thời gian xét học bạ, nhà trường cũng lo ngại tình trạng học sinh được nâng điểm học bạ để đối phó với chính sách tuyển sinh của các trường ĐH dẫn đến kết quả không thực chất và thực tế, thời gian qua đã có nhiều trường hợp bị nâng điểm học bạ cho học sinh đã bị phanh phui”, ông Dũng nói.




Chú trọng vào hướng nghiệp:


Chương trình Tư vấn mùa thi do Báo Thanh Niên phối hợp với Bộ GD-ĐT tổ chức năm 2016 sẽ có những điều chỉnh về phương cách tiếp cận nhằm giúp học sinh có cơ hội nhận được nhiều thông tin liên quan đến kỳ thi THPT quốc gia sắp tới, xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ cũng như lựa chọn nghề nghiệp phù hợp trong tương lai.

Tập trung ở giai đoạn xét tuyển...

Bắt đầu từ năm 2015, thí sinh (TS) Sau khi tham dự kỳ thi THPT quốc gia, biết kết quả mới bắt đầu nộp hồ sơ xét tuyển vào ngành, trường phù hợp với năng lực hoặc yêu thích. Điều này có nghĩa những thông tin liên quan đến các trường, ngành nghề đào tạo… rất cần thiết để TS tham khảo trong thời gian quyết định lựa chọn ngành xét tuyển.

Kỳ xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ năm 2015 diễn ra hết sức rối rắm với rất nhiều cung bậc cảm xúc, đặc biệt trong ngày cuối cùng của đợt 1 đã đặt ra nhiều kinh nghiệm và bài học cho những người liên quan. Ngoài quy trình, cách thức xét tuyển chưa hợp lý, tâm lý của TS và phụ huynh thì việc thiếu định hướng và thông tin về ngành nghề đã làm cho kỳ xét tuyển diễn ra hết sức kịch tính, dẫn đến những hệ lụy đáng tiếc. Nhiều TS đã đăng ký bừa, chọn cả những ngành không yêu thích, không phải sở trường miễn sao để trúng tuyển ĐH. Kết quả là ngay sau khi kết thúc đợt xét tuyển, nhiều TS muốn thay đổi lựa chọn lại không được. Chỉ một thời gian ngắn sau khi chính thức nhập học, theo thông tin từ các trường ĐH, nhiều tân sinh viên đã làm đơn xin bảo lưu kết quả… để tìm một cơ hội khác vào kỳ thi năm sau.

Tham gia các buổi tư vấn và tiếp nhận rất nhiều thắc mắc của phụ huynh, TS trong kỳ xét tuyển năm vừa qua, chúng tôi nhận ra rằng TS rất thiếu thông tin, đặc biệt về ngành nghề. Chưa kể, nhiều TS và cả phụ huynh chưa có những định hướng rõ ràng về nghề nghiệp. Vì vậy việc lựa chọn ngành nào, trường nào sau khi đã có kết quả thi là một quyết định không dễ dàng. Trước thực tế và nhu cầu này của thí sinh, năm nay chương trình Tư vấn mùa thi sẽ dành thêm thời lượng và tập trung cung cấp thông tin cho thí sinh trong giai đoạn xét tuyển - khi chính thức lựa chọn ngành nghề. Các buổi tư vấn trong giai đoạn này sẽ diễn ra dưới hình thức truyền hình trực tuyến tại địa chỉ thanhnien. Vn và m. Thanhnien. Vn. Mỗi buổi có từng chuyên đề khác nhau theo các khối ngành hoặc những vấn đề thời sự phù hợp với mỗi giai đoạn xét tuyển.

Phát huy kênh tiếp cận trực tiếp...

Cuối tuần này, chương trình Tư vấn mùa thi 2016 có buổi khởi động tại Trường THCS-THPT Trí Đức (Q. Tân Phú, TP. HCM). Sau một vài buổi tư vấn ở các trường THPT khác tại TP. HCM, năm nay dự kiến lễ khai mạc của chương trình sẽ diễn ra sau tết tại tỉnh Bình Dương. Chương trình sẽ tiếp tục và kéo dài đến đầu tháng 4.2016, dự kiến ở các địa phương như: Đức Trọng, Di Linh, Bảo Lộc (Lâm Đồng), TP. Phan Rang-Tháp Chàm (Ninh Thuận), TP. Phan Thiết (Bình Thuận), huyện Thăng Bình (Quảng Nam), huyện Tuy Phước (Bình Định), Bạc Liêu, Cà Mau…

Trong những buổi này, TS sẽ tiếp cận trực tiếp với chuyên gia tư vấn của các trường ĐH, CĐ, có thể đặt bất kỳ câu hỏi liên quan và sẽ được giải đáp cặn kẽ. Chương trình cũng được đài phát thanh - truyền hình địa phương phát sóng trực tiếp cho khán giả các vùng lân cận theo dõi. Những buổi tư vấn cộng đồng gồm học sinh ở nhiều trường THPT trong vùng và các buổi tư vấn riêng lẻ từng trường vẫn tiếp tục được duy trì để giải đáp thắc mắc cho cả giáo viên và phụ huynh quan tâm. Thời gian và lịch trình cụ thể về các buổi tư vấn này sẽ được thông tin thường xuyên, kịp thời qua các kênh thông tin của Báo Thanh Niên trong thời gian tới.

Thông tin mọi lúc mọi nơi...

Trong trường hợp TS, phụ huynh bỏ lỡ hoặc không có điều kiện theo dõi chương trình tư vấn qua online hay trực tiếp thì Báo Thanh Niên vẫn còn nhiều cách khác cung cấp thông tin cho thí sinh. Cẩm nang tuyển sinh là một trong những tài liệu cần thiết cho mọi TS. Tài liệu này là một tập hợp cô đọng nhưng đầy đủ những gì quan trọng và thiết yếu nhất cho TS bước vào mùa thi và cả hành trình trở thành sinh viên sau này. Từ những thông tin về quy chế, quy định liên quan đến thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển ĐH, CĐ đến điểm trúng tuyển vào tất cả các khối ngành đều có trong cẩm nang này. Cẩm nang còn bao gồm toàn cảnh về chỉ tiêu tuyển sinh mới, phương thức xét tuyển của các trường ĐH, CĐ trên toàn quốc; Thông tin chi tiết về chế độ, đối tượng ưu tiên, tuyển thẳng; Nội dung đào tạo và việc làm sau khi ra trường của các ngành nghề cũng như khuynh hướng việc làm trong tương lai; Lời khuyên của các chuyên gia dành cho TS khi bước vào giai đoạn xét tuyển; Làm thế nào để bước vào kỳ thi nhẹ nhàng với những tư vấn về sức khỏe, tâm lý; Mục hành trang dành cho tân sinh viên với những thông tin về học phí, học bổng, vay học phí, việc làm thêm, cách học ở ĐH sao cho hiệu quả, những lưu ý khi sinh hoạt ở giảng đường… Dự kiến cẩm nang sẽ phát hành trên toàn quốc ngay sau tết. Nếu TS vẫn còn thắc mắc, băn khoăn liên quan đến thi cử hoặc hướng nghiệp mà không có điều kiện hỏi trực tiếp, chúng tôi có Hộp thư tư vấn 24/7 để giải đáp những yêu cầu này. Hộp thư này sẽ mở liên tục từ khoảng tháng 2 đến sau khi kết thúc xét tuyển tại địa chỉ thanhnien.vn và cập nhật liên tục trong ngày. Câu hỏi của TS sẽ được chuyển đến những người có trách nhiệm của Bộ GD-ĐT, các sở GD-ĐT và các trường ĐH, CĐ giải đáp cặn kẽ. Với tất cả những kênh tiếp cận này, chúng tôi hy vọng rằng TS có được những thông tin đầy đủ, cần thiết cho kỳ thi THPT quốc gia và xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ sắp tới. Nhưng quan trọng hơn hết là giúp TS có những định hướng đúng đắn trong việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai.

Nhiều thông tin quan trọng về việc chọn ngành nghề...

Vào 8 giờ ngày 24.1, Báo Thanh Niên tổ chức buổi đầu tiên trong chương trình Tư vấn mùa thi năm 2016 tại Trường THCS-THPT Trí Đức (TP. HCM). Các chuyên gia sẽ cung cấp các phương án tuyển sinh mới nhất của trường trong năm 2016, đồng thời tư vấn giúp học sinh định hướng lựa chọn ngành nghề yêu thích và phù hợp bản thân. Tham dự chương trình có đại diện nhiều trường tại TP. HCM: Thạc sĩ Nguyễn Văn Đương (Phó trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Kinh tế), thạc sĩ Huỳnh Tổ Hạp (Phó trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Sài Gòn), PGS-TS Nguyễn Đức Minh (Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Công nghiệp), tiến sĩ Nguyễn Phương (Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật), thạc sĩ Phạm Thái Sơn (Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm), thạc sĩ Cổ Tấn Anh Vũ (Trưởng phòng Tuyển sinh Trường ĐH Giao thông vận tải), thạc sĩ Đỗ Việt Hùng (Phó ban Tuyển sinh Trường ĐH Công nghệ), ông Trần Tấn Dũng (Trưởng phòng Đào tạo Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng), bà Đỗ Thúy Nga (Trường trung cấp Du lịch và Khách sạn Saigon tourist). Bạn đọc quan tâm có thể tham dự trực tiếp tại Trường THCS-THPT Trí Đức, địa chỉ: Khu phố 5, đường DC6, P. Sơn Kỳ, Q. Tân Phú (TP. HCM).




Hoang mang vì thông tin học sinh bị dụ chơi ma túy:


Trưa 22-1, nhiều phụ huynh đón con tại Trường tiểu học Dư Hàng, P. Hồ Nam, Q. Lê Chân, Hải Phòng hoang mang trước thông tin một số học sinh lớp 4, lớp 5 bị kẻ nghiện dụ dỗ sử dụng ma túy.

Phụ huynh lo lắng!

“Từ tối qua, cả nhà tôi lo lắng khi thấy trên Facebook chia sẻ thông tin bắt được một đối tượng chuyên dụ dỗ học sinh sử dụng ma túy, sau đó yêu cầu học sinh về ăn cắp tiền của bố mẹ. Gia đình bàn nhau dù ở gần trường thì từ giờ cũng phải cắt cử người đưa đón con cẩn thận”, một phụ huynh có con đang học tại trường Dư Hàng cho biết. Trao đổi với báo chí, bà Nguyễn Thị Mai Anh, hiệu trưởng Trường tiểu học Dư Hàng cho biết đã làm việc với công an phường để cung cấp thông tin, phối hợp điều tra việc học sinh bị dụ sử dụng ma túy. Nhà trường cũng đã làm việc với gia đình của ba học sinh, K., Đ., M. Đang học lớp 4 và lớp 5 để tìm hiểu việc những em này kể với gia đình bị hai người đàn ông dụ hút thứ bột nghi ma túy. Theo bà Mai Anh, qua theo dõi bằng mắt thường của giáo viên, sức khỏe của cả 3 em này hoàn toàn bình thường. Các em tuy có nghịch ngợm nhưng lực học vẫn đoạt loại khá. Tuy nhiên cả ba đều có hoàn cảnh gia đình khó khăn, bố mẹ lao động ít có thời gian chăm sóc con cái.

“Nếu sự việc đúng như các em nói thì có thể vào những ngày nghỉ cuối tuần các em ra khu nghĩa địa chơi và bị những người xấu dụ dỗ. Chúng tôi cũng băn khoăn vì không thấy sự thay đổi về thể trạng, sức khỏe của học sinh và hỏi thì được công an phường cho biết nếu các em bị dụ sử dụng ma túy thật thì có thể một lượng rất ít hoặc một loại ma túy tổng hợp nào đó mà không ảnh hưởng đến sức khỏe của các em ngay”, bà Mai Anh nói. Bà cũng cho biết thêm cách đây một tuần giáo viên chủ nhiệm nắm được thông tin các em này trộm tiền của bố mẹ nên đã nói chuyện với các em. Tuy nhiên các em cho biết lấy trộm tiền để mua đồ chơi. “Thông tin đến giờ đều từ phía phụ huynh và lời kể của các học sinh. Mọi việc còn chờ cơ quan công an điều tra. An ninh trong trường rất tốt, bình thường phụ huynh đến đón con muốn vào sân cũng khó nên thời gian trên lớp nhà trường đảm bảo an toàn cho học sinh. Trước mắt trường sẽ thông tin đến hội phụ huynh để các gia đình bớt hoang mang và có cách đưa đón con đến trường hợp lý hơn” - bà Mai Anh cho biết.

Đuổi bắt người nghi dụ học sinh chơi ma túy!

Trước đó khoảng 16g ngày 21-1, phụ huynh của 2 trong 3 học sinh trên đã đuổi bắt một người đàn ông nghi dụ dỗ con họ sử dụng ma túy. Khi đuổi đến ngõ 99 đường Chùa Hàng, tổ 25, P. Hồ Nam, Q. Lê Chân, được sự giúp sức của người dân thì hai ông bố mới bắt được người đàn ông này. Ông Lê Huy Sự, tổ trưởng tổ dân phố số 25 P. Hồ Nam cho biết người dân chứng kiến có 3 người đàn ông đuổi nhau đến gần ngõ 99 đường Chùa Hàng thì xảy ra xô xát. Khi người dân vào can thì hai người đàn ông cho biết đang đuổi bắt người nghiện ma túy chuyện dụ dỗ con của họ “chơi” ma túy. Người dân đã gọi điện cho công an P. Hồ Nam xuống hiện trường và giao nộp người đàn ông bị nghi dụ dỗ học sinh chơi ma túy.

“Đến tối cùng ngày chúng tôi thấy công an phường xuống thu thập thông tin về vụ việc và bắt thêm một người đàn ông nghiện ma túy nữa”, ông Sự cho biết. Phóng viên đã liên hệ với công an P. Hồ Nam để xác minh thông tin, ông Nguyễn Xuân Lộc, phó trưởng công an phường cho biết vụ việc đang được điều tra, hiện chưa có chỉ đạo của công an quận nên chưa thể cung cấp bất cứ thông tin gì. Trao đổi với báo chí, một lãnh đạo công an quận Lê Chân, TP Hải Phòng cho biết đang yêu cầu công an P. Hồ Nam xác minh thông tin và báo cáo cụ thể, hiện chưa có đủ thông tin để khẳng định việc học sinh trường tiểu học Dư Hàng bị dụ chơi ma túy.




“Hội chứng con vịt”: (Nghe tin audio trực tiếp >> TẠI ĐÂY <<)


Trước những căng thẳng, dồn ép của áp lực học tập, nhiều em học sinh phải nỗ lực, đấu tranh với chính mình, rồi dằn vặt, tổn thương tâm lý, xuất hiện ý nghĩ tự sát và giải thoát âm thầm. Người ta gọi hiện tượng này là “Hội chứng con vịt” (Duck syndrome). Con vịt bơi trên mặt nước có vẻ thảnh thơi, nhưng bên dưới đôi chân nó phải đạp liên hồi thì mới có thể nổi trên mặt nước. Tương tự như vậy, các em học sinh của chúng ta cũng đang phải đối mặt với áp lực vô cùng lớn để học tốt, học theo kỳ vọng của gia đình, nhà trường.

Cha mẹ quá kỳ vọng...

Một bộ phận không nhỏ cha mẹ luôn kỳ vọng quá lớn vào con mình. Sự kỳ vọng này có nhiều nguyên nhân: Kỳ vọng do áp lực thành tích và kỳ vọng do ước vọng về một tương lai tốt đẹp cho con. Trước hết, kỳ vọng do áp lực thành tích, đây là hiện tượng khá phổ biến, nhất là với các em học sinh ở thành thị. Phần lớn cha mẹ muốn con phải đạt được thành tích bằng bạn bè, không bao giờ để con mình thua kém bạn bè. Hơn nữa, do hiện tượng dạy thêm, học thêm tràn lan ở thành thị nên cha mẹ cũng phải dốc toàn lực để con mình có cơ hội học được thật nhiều. Thậm chí, có không ít bậc cha mẹ còn bị chi phối tâm lý bởi các bậc phụ huynh khác. Hằng ngày họ phải chịu sức ép của dư luận, nào là bàn luận về chuyện con mình học trường nào, môn nào, cô thầy nào dạy hay nhất, uy tín nhất... Thử nghĩ, làm sao họ có thể chấp nhận để con ở nhà tự học? Ước mơ, hoài bão để giúp con cái trưởng thành sau này, đó là ý tưởng tốt. Tuy nhiên, thực tế có rất ít cha mẹ đánh giá đúng được con cái mình đang sở hữu cái gì, tiềm năng của con đến đâu. Phần lớn sở thích, nguyện vọng, năng khiếu, lý tưởng, hoài bão... Của con, cha mẹ chưa hiểu được một cách đầy đủ. Vì vậy, kỳ vọng của cha mẹ vượt quá giới hạn của con, từ đó con cái họ luôn bị áp lực. Nếu không được giải tỏa kịp thời thì áp lực tiếp tục đè nặng đứa trẻ và rất dễ nảy sinh các vấn đề tiêu cực.

Tham vấn học đường còn hời hợt!

Tham vấn học đường là hoạt động trợ giúp tất cả học sinh nâng cao năng lực tự giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong học tập, quan hệ xã hội; Định hướng nghề nghiệp; Phát hiện sớm và phát triển các chương trình phòng ngừa, can thiệp thích hợp trong nhà trường. Tuy nhiên, ở Việt Nam, tham vấn học đường vẫn còn là một lĩnh vực mới mẻ, những nghiên cứu về vấn đề này còn rất ít. Công tác tham vấn học đường ở nước ta mới được các cấp ngành có liên quan lưu tâm trong vòng vài năm trở lại đây, đội ngũ cán bộ tham vấn học đường còn mỏng và còn nhiều thiếu hụt về kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng tham vấn. Trong khi đó, học sinh của chúng ta nói chung còn khá non nớt về kinh nghiệm sống và kỹ năng ứng phó với những tác động từ bên ngoài. Đa số các em có rất nhiều khúc mắc về tâm sinh lý, trong học tập, trong mối quan hệ với thầy cô, gia đình, bạn bè... Nhưng không thể tự giải quyết được. Một bộ phận không nhỏ trong số đó đã rơi vào trạng thái dồn nén, căng thẳng, lo âu, rối loạn tâm lý, thậm chí còn có ý định tự tử vì không chịu đựng được áp lực quá lớn từ phía gia đình, nhà trường và xã hội. Vì thế, về lâu dài cần quan tâm hơn đến việc xây dựng hệ thống tham vấn trong nhà trường để hệ thống này đủ mạnh, đủ sâu. Đồng thời trang bị kiến thức, kỹ năng tham vấn cho cán bộ, giáo viên, để mỗi thầy cô vừa là người truyền thụ tri thức, giáo dục nhân cách, vừa là người bạn, người đồng hành tư vấn, định hướng tâm lý của học sinh.

Học sinh thiếu kỹ năng sống...

Thực tế hiện nay có quá nhiều áp lực nặng nề từ việc học kiến thức, đòi hỏi bản thân các em học sinh phải được trang bị những kỹ năng sống cần thiết để tự vượt qua được. Những kỹ năng như kiềm chế cảm xúc, làm chủ bản thân, kỹ năng hòa đồng tập thể... Thật sự rất cần thiết. Nhưng hiện tại những kỹ năng đó vẫn chỉ mang tính lý thuyết, học sinh rất khó vận dụng vào thực tế. Phải giúp học sinh thể hiện thuần thục các kỹ năng như làm chủ cảm xúc và hành vi bản thân, từ đó mới có thể hình thành năng lực làm chủ hành vi và điều khiển, điều chỉnh hành vi phù hợp trong quá trình học tập. Quan trọng hơn hết là hướng dẫn học sinh cách giải quyết một cách hài hòa, hiệu quả những căng thẳng nảy sinh trong quá trình học tập, trong các mối quan hệ. Song, cần lưu ý rằng việc hình thành kỹ năng cho học sinh không phải là việc làm một sớm một chiều, mà phải là cả một quá trình thường xuyên, liên tục. Có thể nói áp lực trong học tập ở mức độ nhất định là cần thiết, nhưng áp lực vượt ngưỡng thì lại phản giáo dục. Mong rằng người lớn cần thay đổi tư duy tích cực. Mỗi phụ huynh cần suy nghĩ rằng: Con mình mạnh khỏe, biết chia sẻ, đồng cảm, mạnh dạn, tự tin, học hành tiến bộ, có được những kỹ năng sống cơ bản... Đó là điều hạnh phúc nhất. Còn ở trường, thầy cô giáo phải thật sự là điểm tựa tinh thần vững chắc cho các em học sinh, họ chính là người định hướng, tháo gỡ áp lực tinh thần, luôn đồng hành trong sự phát triển của học trò.




Chống béo phì trong học đường như thế nào:


Béo phì ở học sinh đang là một vấn nạn toàn cầu đáng lo ngại. Tại nhiều nước trên thế giới, một trong những biện pháp để giảm thiểu tình trạng nói trên là khuyến khích trẻ vận động thân thể, tham gia các hoạt động thể dục thể thao.

Phần Lan tăng giờ nghỉ giải lao: Trường Seinäjoen Yhteiskoulu là một trong hơn 1.000 trường học tại Phần Lan tham gia chương trình quốc gia khuyến khích trẻ vận động thân thể. Cách tiếp cận của Trường Seinäjoen Yhteiskoulu không phải là tăng số giờ học giáo dục thể chất mà là tăng số giờ nghỉ giải lao. Trong một buổi học, học sinh có bốn lần ra chơi, trong đó có ít nhất hai lần trẻ phải chơi ở bên ngoài, không được ngồi tại chỗ. Những khoảng nghỉ ngắn tại lớp cũng được áp dụng để tránh tình trạng trẻ phải ngồi quá lâu. Giáo viên yêu cầu học sinh đứng lên và thảo luận các vấn đề vừa học, hay làm vài động tác thể dục nhẹ trước khi tiếp tục giờ học. Thậm chí, tại một số lớp học sẽ có một học sinh được bầu ra để thông báo với giáo viên khi nào bọn trẻ cần giải lao thư giãn và duỗi thẳng chân.

Học sinh Mỹ chạy bộ có sự tham gia của phụ huynh: Trường Summit ở Ahwatukee, bang Arizona là một trong các trường tham gia chương trình chính phủ “Vận động trong trường học”, được đệ nhất phu nhân Michelle Obama khởi xướng năm 2010, nhằm giảm thiểu tình trạng béo phì ở trẻ em Mỹ. Trường tổ chức các buổi chạy bộ hai lần một tuần, mỗi lần kéo dài 25 phút. Trường có 330 học sinh và mỗi lần chạy có ít nhất 100 người tham gia, phụ huynh cũng hào hứng tham gia hoạt động cùng con em mình. Ngoài ra, mỗi thứ tư sẽ có buổi vận động trước giờ học, song song với giảng dạy an toàn khi đi bộ và chạy xe đạp cho trẻ em.

Vui chơi tự do ở Canada: Tại Trường tiểu học Sorrento, khi tham gia giờ học thể dục, trẻ được khuyến khích tự do vui chơi và tự nghĩ ra ý tưởng mới cho trò chơi. Thay vì phải xếp hàng ném bóng vào rổ, giáo viên để học sinh tự do vận động theo cách chúng muốn. Hiệu trưởng Ian Landy cho biết chờ đợi tới lượt dễ gây tâm lý lười biếng và thụ động, để trẻ thoải mái vận động và ném bóng từ bất kỳ hướng nào chúng muốn mang lại nhiều hứng thú hơn.

Học sinh Ireland tự tổ chức trò chơi: Ở Trường tiểu học Scoil Rois, trẻ lớn sẽ tham gia vào hội đồng tổ chức trò chơi cho những trẻ còn lại trong trường. Giờ giải lao trẻ có thể chơi đá bóng vào khung thành, ném bóng vào rổ hay nhảy lò cò. Hiệu trưởng Claire Heneghan cho biết bên cạnh việc chống béo phì, các trò chơi do trẻ tự xây dựng còn hạn chế được tình trạng bắt nạt và cãi vã trong khi chơi.




Nhiều nữ sinh sợ giờ thể dục vì 'vòng 1':


Giai đoạn dậy thì thực sự không hề dễ dàng đối với các nữ sinh vì phải trải qua nhiều sự thay đổi về cơ thể, đặc biệt nhất là vòng ngực. Theo Independent, phân nửa nữ sinh lo lắng và không muốn tham gia các tiết học thể dục do ngai ngùng và cảm giác đau, khó chịu do bộ ngực gây ra. Theo nhóm nghiên cứu y tế tại Đại học Portsmouth, nữ sinh trong độ tuổi từ 11 đến 17, cứ bốn người được hỏi thì có ba người quan tâm và lo lắng về bộ ngực. Mối quan tâm lên đến đỉnh điểm ở tuổi 14, với 87% nữ sinh nói rằng các em muốn tìm hiểu thêm về sức khỏe và sự phát triển của bộ ngực. Tuy nhiên trong số 2000 nữ sinh được khảo sát, rất ít người biết lựa chọn loại áo ngực phù hợp để vừa cảm thấy thoải mái, vừa tránh đau đớn khi thực hiện các bài tập thể thao. 15% nữ sinh thừa nhận bỏ học thể dục hoặc trốn tiết vì có cảm giác bộ ngực của mình quá to, không thoải mái khi vận động. “Chúng tôi thực sự ngạc nhiên khi thấy nhiều nữ sinh cảm thấy xấu hổ, lo lắng về bộ ngực của mình. Điều này thực sự ảnh hưởng đến khả năng học các môn thể thao và hoạt động hằng ngày của các em. Những gì chúng tôi muốn hướng tới là giúp các em nữ sinh cởi bỏ những rào cản đối với các hoạt động thể chất, thông qua việc giáo dục giới tính, cách chăm sóc, bảo vệ bộ ngực bằng loại áo ngực chất lượng, phù hợp với kích thước vòng ngực của các em”, giáo sư Joana Curr, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết.




Thi hùng biện tiếng Anh khu vực ĐBSCL:


Sáng 21/1, tại trường Phổ thông Thái Bình Dương ở Cần Thơ, khai mạc hội thi hùng biện tiếng Anh học sinh khu vực ĐBSCL mở rộng lần thứ 2 năm học 2015 - 2016 do Sở GD&ĐT TP Cần Thơ tổ chức. Hội thi có 13 tỉnh, thành trong khu vực ĐBSCL và hai tỉnh Đồng Nai và Tây Ninh với 56 học sinh bậc THPT và THCS tham gia.




(Tổng hợp theo ND, TP, TN, TT)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

sách giáo trình công nghệ thông tin pdf doc - sách tham khảo

[-] Mục Lục 1 kế toán doanh nghiệp với visual basic https://ambn.vn/product/35662/ke-toan-doanh-nghiep-voi-visual-basic.html Những kiến thức cơ bản về kế toán như biểu mẫu, báo cáo, sổ sách chứng từ kế toán đã được trình bầy ở những bộ sách trước cùng tác giả, và coi như ở tập sách này là bạn đã nắm rõ về microsoft access và visual basic. Trong sách này, sẽ hướng dẫn bạn thêm khi thiết kế các giao diện nhập dữ liệu, xử lý và báo cáo trong chương trình kế toán, hiểu rõ những kỹ thuật và công cụ lập trình nâng cao và dễ dàng thiết kế thành công một chương trình quản lý kế toán doanh nghiệp bằng Visual Basic 2. lập trình cơ sở dữ liệu visual basic sql server https://ambn.vn/product/35577/lap-trinh-co-so-du-lieu-visual-basic-sql-server.html Cuốn sách này cung cấp cho người học những thông tin chi tiết cảu các công cụ kỹ thuật hiện nay như ADO, ADO MD và ADOX, MSDE, .. SQL Namespace.. Mục tiêu cuốn sách là cung cấp các kiến thức ở mức độ chuyên sâu những công cụ mà kết hợp giữa

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể