Chuyển đến nội dung chính

ĐIỂM TIN GIÁO DỤC NGÀY 08 THÁNG 01 NĂM 2016

ĐIỂM TIN GIÁO DỤC NGÀY 08 THÁNG 01 NĂM 2016








Những điểm mới trong tuyển sinh ĐH 2016:


Nhiều trường ĐH đã xây dựng xong phương án tuyển sinh năm 2016 với nhiều thay đổi so với các năm trước.

ĐH Quốc gia TP. HCM xét tuyển chung...

Theo tiến sĩ Nguyễn Đức Nghĩa, Phó giám đốc ĐH Quốc gia TP. HCM, phương án tuyển sinh năm nay cơ bản sẽ giữ ổn định như năm 2015. Theo đó, ĐH này vẫn xét thí sinh dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia do Bộ tổ chức tại các cụm thi do trường ĐH chủ trì. Ngoài ra, ĐH này vẫn duy trì việc sơ tuyển dựa vào kết quả học bạ THPT với điểm tối thiểu xét vào ĐH là 6,5 và xét vào CĐ là 6. Tuy nhiên, ĐH này dự kiến đổi mới quy trình xét tuyển theo nguyên tắc chung trong toàn hệ thống. Tiến sĩ Nguyễn Quốc Chính, Trưởng ban Đào tạo ĐH và sau ĐH, cho biết ĐH này sẽ tiến hành nhận hồ sơ xét tuyển chung nên thí sinh sẽ không nộp hồ sơ vào từng trường cụ thể như năm trước. Cụ thể, trong một đợt xét tuyển, thí sinh có thể nộp hồ sơ cùng lúc vào các ngành của một trường hoặc một ngành ở nhiều trường hay các ngành khác nhau ở các trường thành viên. Thí sinh sẽ được xét trúng tuyển lần lượt theo thứ tự nguyện vọng, nếu trúng tuyển nguyện vọng trước không được tham gia xét ở nguyện vọng sau. Trong cùng một nguyện vọng, thí sinh được xét bình đẳng như nhau. Tiến sĩ Chính cho biết quy trình này sẽ giúp thí sinh chọn đúng ngành nghề yêu thích, định hướng nghề nghiệp tốt hơn. Tuy nhiên, ĐH này vẫn chờ quy chế tuyển sinh chính thức của Bộ nhằm quyết định các bước kỹ thuật để các trường cùng tham gia xét tuyển trong cơ sở dữ liệu chung.

Riêng Trường ĐH Bách khoa, tiến sĩ Lê Chí Thông, Trưởng phòng Đào tạo, cho biết trường có bổ sung thêm tổ hợp xét tuyển toán, hóa, sinh cho 2 nhóm ngành gồm: Hóa - thực phẩm - công nghệ sinh học và nhóm ngành môi trường. Riêng ngành kiến trúc có nhân hệ số 2 môn toán, các ngành còn lại xét điểm tổng 3 môn. Trường hợp thí sinh xét tuyển bằng nhiều tổ hợp, điểm xét tuyển được tính theo tổng điểm 3 môn của tổ hợp có điểm lớn nhất.

Không xét điểm học bạ, thêm tổ hợp môn...

PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP. HCM, cho biết điểm mới quan trọng trong phương án tuyển sinh năm nay là trường bỏ hình thức xét tuyển học bạ THPT với ngành công nghệ kỹ thuật ô tô (năm 2015 ngành này xác định điểm trúng tuyển theo tỷ lệ 80% điểm kỳ thi THPT quốc gia và 20% điểm học bạ THPT). Tuy nhiên, năm nay ngành này chỉ xét tuyển dựa vào kết quả thi THPT quốc gia, cụm thi do trường ĐH chủ trì. Theo PGS-TS Đỗ Văn Dũng, hình thức xét tuyển này phức tạp mà không hiệu quả. Ngoài ra, trường cũng lo ngại tình trạng học sinh được nâng điểm học bạ để đối phó với chính sách tuyển sinh của các trường ĐH dẫn đến kết quả không thực chất. Trường này cũng chính thức có 2 ngành mới được Bộ cho phép tuyển sinh trong năm nay gồm: Kỹ thuật y sinh và ngôn ngữ Anh. Trong đó, trường tiếp tục dành 20% chỉ tiêu ngành sư phạm tiếng Anh và ngôn ngữ Anh để xét tuyển thẳng thí sinh đạt điểm IELTS quốc tế từ 6,5 trở lên hoặc tương đương. Năm nay, trường cũng chính thức bỏ tuyển sinh tất cả các ngành bậc CĐ và chuyển chỉ tiêu này lên bậc ĐH.

Trường ĐH Giao thông vận tải TP. HCM sẽ tiếp tục xét tuyển dựa vào kỳ thi THPT quốc gia. Tuy nhiên, theo tiến sĩ Đồng Văn Hướng, Phó hiệu trưởng nhà trường, dự kiến năm nay trường sẽ bỏ nhân hệ số môn toán, vẫn giữ nguyên tổ hợp xét như năm 2015. Trường chỉ còn đào tạo 2 ngành bậc CĐ gồm khoa học hàng hải chuyên ngành điều khiển tàu biển và khai thác máy tàu thủy. Như vậy, từ 5 ngành với 250 chỉ tiêu bậc CĐ năm ngoái, năm nay trường chỉ còn 80. Bậc ĐH vẫn giữ mức 2.400 chỉ tiêu, phần cắt giảm bậc CĐ chuyển cho hệ đào tạo liên thông. Còn GS-TS Mai Hồng Quỳ, Hiệu trưởng Trường ĐH Luật TP. HCM, cho biết khả năng trường vẫn giữ nguyên phương án xét tuyển như năm ngoái. Tùy thuộc vào tình hình thực tế, trường sẽ có phương án tổ chức kỳ kiểm tra đánh giá năng lực sau khi thí sinh đã biết kết quả kỳ thi THPT quốc gia.

Giảm số học kỳ xét tuyển bằng học bạ...

Theo phương án tuyển sinh dự kiến năm 2016, Trường ĐH Công nghệ TP. HCM giảm số học kỳ tính điểm nhận hồ sơ bằng học bạ. Năm 2015, trường xét tuyển dựa trên điểm trung bình 3 năm học THPT. Năm nay trường chỉ xét tổng điểm trung bình năm học lớp 12 của 3 môn trong tổ hợp với mức điểm từ 18 trở lên bậc ĐH (riêng ngành dược từ 20 điểm trở lên) Và 16,5 bậc CĐ (riêng ngành dược từ 18 điểm trở lên). Năm nay, Trường ĐH Hoa Sen tuyển 2.700 chỉ tiêu. Trong đó, 80% xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT quốc gia (2.160 chỉ tiêu) Và 20% theo phương án tuyển sinh riêng (540). Trong số 540 chỉ tiêu này, trường dành ra 350 ưu tiên xét tuyển thí sinh có học lực giỏi 3 năm học THPT, hơn 100 chỉ tiêu ưu tiên thí sinh có điểm tiếng Anh IELTS 6,5 trở lên. 140 còn lại dành cho bậc CĐ. Thí sinh dùng học bạ để xét tuyển CĐ sẽ phải trải qua thêm một kỳ phỏng vấn năng lực học tập. Phương án tuyển sinh năm 2016 của Trường ĐH Văn Lang có thay đổi về chỉ tiêu. Nếu như năm 2015 trường tuyển 3.200 chỉ tiêu, thì năm nay dự kiến chỉ còn 2.200 - 2.300. Trường kết hợp xét tuyển và thi tuyển. Các ngành năng khiếu như thiết kế công nghiệp, thiết kế đồ họa, thiết kế thời trang, thiết kế nội thất, kiến trúc sử dụng kết quả thi ít nhất một môn văn hóa của kỳ thi THPT quốc gia do trường ĐH chủ trì, kết hợp với kết quả thi năng khiếu như vẽ mỹ thuật, vẽ trang trí và vẽ hình họa. Thí sinh có thể dự thi tại trường hoặc dùng kết quả các môn năng khiếu đã dự thi ở một số trường ĐH khác đủ năng lực. Riêng ngành thiết kế đồ họa năm nay có thêm chuyên ngành đồ họa tương tác.




Trường THPT Dân tộc Nội trú Nơ Trang Lơng: 40 năm xây dựng và phát triển:


Điểm tin giáo dục thứ sáu ngày 08 tháng 01 năm 2016Từ trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột xuôi theo quốc lộ 14, về hướng TP Hồ Chí Minh đến Km9, rẽ vào chừng 300m, đi qua chiếc cầu vắt ngang con suối nhỏ sẽ thấy ngôi trường xanh đẹp, khang trang mang tên người Anh hùng Dân tộc Nơ Trang Lơng. Trường có diện tích gần 50.000m2, chia 2 khu riêng biệt. Phía sau là ký túc xá và khu vực hoạt động giáo dục thể chất. Phía trước là các phòng hiệu bộ và hai dãy lớp học. Khuôn viên trường quanh năm rợp mát bóng cây cùng muôn sắc hoa, tạo nên một không gian gần gũi, hiền hòa, ấm áp. Cách đây 40 năm, ngày 12/01/1976, lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk ra quyết định thành lập “Trường vừa học vừa làm” trên cơ sở tiếp quản toàn bộ cơ ngơi của đồn điền Nhị Khê. Đến ngày 7/8/1976 trường được đổi tên thành “trường Dân tộc Ama Trang Lơng”. Trong 3 năm đầu, trường chỉ cử tuyển thanh thiếu niên các dân tộc thiểu số, con liệt sỹ, con gia đình có công với cách mạng vào hệ cấp 1,2 và hệ bổ túc văn hóa cấp 3. Sau đó, trường chuyển mục tiêu tuyển sinh lớp 10 hệ phổ thông trung học từ những vùng chưa có hệ thống trường cấp 3 trong tỉnh.

Tháng 8/1984 góp phần thực hiện mục tiêu gấp rút “đào tạo 3 vạn cán bộ người dân tộc thiểu số”, trường được mở rộng quy mô đào tạo lên tới gần 1.200 học sinh. Năm 1991, Chính phủ chủ trương thành lập hệ thống trường Phổ thông Dân tộc Nội trú trong cả nước, tên trường được đổi lại là “Trường THPT DTNT Nơ Trang Lơng”  và giữ mãi cho đến nay. Chất lượng dạy và học chuyển biến mạnh mẽ từ khi trường nâng dần tiêu chí tuyển sinh đầu vào, khiến tỉ lệ học sinh đậu tốt nghiệp THPT ngày càng tăng. Riêng năm học 2014 - 2015, trường có tới 93,6% học sinh khối lớp 12 thi đậu vào đại học. Đến nay trường đã có 6 học sinh giỏi quốc gia (trong đó em đoạt giải học sinh giỏi cấp quốc gia đầu tiên cho trường, chính là nhà báo Hoàng Thiên Nga - Trưởng Ban Đại diện báo Tiền Phong khu vực Tây Nguyên hiện nay), và 21 học sinh giỏi Olympic các tỉnh phía Nam, có 96 học sinh giỏi cấp tỉnh các bộ môn văn hóa.

Suốt 4 thập kỷ xây dựng và phát triển, từ ngôi trường này đã có 5.945 học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông. Nhiều học sinh trong số đó nay đã trưởng thành, giữ những vị trí quan trọng trong bộ máy lãnh đạo các cấp, trở thành chủ doanh nghiệp, sĩ quan, nhà báo, nhà giáo, bác sỹ, trí thức tiêu biểu. Về đội ngũ thầy cô giáo, trường hiện có 75 cán bộ, giáo viên, công nhân viên; Trong đó có 9 thạc sỹ và 4 cán bộ, giáo viên hiện đang học cao học, nâng tỉ lệ đội ngũ trên chuẩn đạt 17,2%. Có 27 giáo viên giỏi các cấp; 16 chiến sĩ thi đua cấp cơ sở; 86 sáng kiến kinh nghiệm được giải cấp ngành. Dù bốn mươi năm đã qua, trường THPT DTNT Nơ Trang Lơng nay vẫn còn đó những thầy cô giáo đến từ ngày mới lập trường, tận tụy phục vụ cho đến bây giờ. Cũng không ít người đã vĩnh viễn ra đi, đã về hưu, chuyển công tác, hoặc trở thành cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh thành, cán bộ chủ chốt quản lý ngành giáo dục đào tạo ở hai tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông.

Nhiều năm liền nhà trường luôn đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc, hiện là một trong năm trường THPT đạt chuẩn quốc gia của tỉnh Đắk Lắk, được Chủ tịch nước tặng thưởng huân chương Lao động hạng Ba, được Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch UBND tỉnh nhiều lần tặng cờ Đơn vị dẫn đầu. Tại đại hội thi đua yêu nước ngành Giáo dục đào tạo năm 2015, tập thể nhà trường được UBND tỉnh tặng Bằng khen “Đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước 5 năm, 2010 - 2014”. Những danh hiệu cao quý đó, là kết quả phấn đấu không mệt mỏi của nhiều thế hệ thầy trò, cán bộ công nhân viên trong suốt 40 năm qua. Đó không chỉ là niềm tự hào, mà còn là động lực to lớn để tiếp tục khẳng định vị thế của một ngôi trường phổ thông trung học Dân tộc nội trú vững mạnh trên Tây Nguyên, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà và khu vực, trong thời kỳ đổi mới không ngừng để hội nhập quốc tế.




Lập đoàn kỷ luật nguyên Trưởng phòng giáo dục Cửa Lò:


UBND tỉnh Nghệ An cho biết, đến thời điểm này UBND thị xã Cửa Lò đã có quyết định lập đoàn kỷ luật để tiến hành kỷ luật với đồng chí nguyên là Trưởng phòng giáo dục Cửa Lò. Tại buổi họp báo về tình hình kinh tế-xã hội năm 2015 do UBND tỉnh Nghệ An tổ chức ngày 7/1. Trả lời báo chí ông Nguyễn Văn Lập, Phó giám đốc Sở NN&PTNT Nghệ An cho biết: Không có chuyện người nuôi lươn xứ Nghệ dùng thuốc tránh thai của người vỗ béo lươn nuôi để nhằm rút ngắn thời gian tiêu thụ như báo chí phản ánh. Thông tin vỗ béo lươn bằng thuốc tránh thai là hoàn toàn sai sự thật, gây ảnh hưởng rất lớn đến uy tín, thương hiệu lươn xứ Nghệ. Về việc Thị ủy, UBND thị xã Cửa Lò (Nghệ An) Thực hiện việc điều động, luân chuyển Trưởng phòng GD&ĐT sang làm Bí thư Đảng ủy phường Nghi Thu và ngược lại nhưng đồng chí Trưởng phòng giáo dục từ chối không nhận nhiệm vụ và cũng không rời vị trí làm việc, đại diện UBND tỉnh Nghệ An cho biết, đến thời điểm này UBND thị xã Cửa Lò đã có quyết định lập đoàn kỷ luật để tiến hành kỷ luật với đồng chí nguyên là Trưởng phòng giáo dục Cửa Lò.




Đề xuất học đại học từ 3-4 năm:


Bộ GD&ĐT vừa đưa ra tờ trình, báo cáo Thủ tướng về việc xây dựng Đề án, đề xuất phương án hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân.

Theo đó, Giáo dục cơ bản là 9 năm thống nhất cho mọi địa bàn, mọi nhóm đối tượng; Trung học phổ thông là 3 năm, học sinh có thể lựa chọn 3 luồng chính là định hướng chung (có tính hàn lâm/ khoa học như hiện nay), định hướng kỹ thuật/công nghệ, hay định hướng năng khiếu (nghệ thuật, thể thao). Hệ thống đào tạo cần tập trung thành 3 luồng chính là luồng hàn lâm, ứng dụng và thực hành. Hệ thống giáo dục quốc dân với các cơ sở giáo dục như hiện nay sẽ cung cấp đồng thời các cơ hội học tập ban đầu và các cơ hội giáo dục tiếp tục (suốt đời) Cho tất cả mọi nhóm đối tượng có nhu cầu và có khả năng. Cụ thể, Giáo dục phổ thông cơ bản không thay đổi, gồm: Tiểu học 5 năm; THCS 4 năm; THPT 3 năm. Giáo dục tiểu học và THCS (9 năm) Chỉ có một luồng là giáo dục cơ bản; Trung học phổ thông có 3 luồng, gồm: Định hướng chung (có tính hàn lâm/khoa học như hiện nay), định hướng kỹ thuật/công nghệ, hay định hướng năng khiếu (nghệ thuật, thể thao); Giáo dục nghề nghiệp gồm: Đào tạo sơ cấp 1 – 3 năm; Trung cấp 3 năm; Cao đẳng 2-3 năm; Giáo dục bậc cao gồm: Đại học, thạc sĩtiến sĩ. Trong đó, đại học học từ 3-4 năm phân thành 3 luồng: Định hướng nghiên cứu; Định hướng ứng dụng; Định hướng thực hành. Thạc sĩ từ 1-2 năm, phân thành 2 luồng: Định hướng nghiên cứu; Định hướng ứng dụng.




Đề nghị điều tra trường “xà xẻo”  tiền bán trú:


Bước đầu, các đơn vị xác định có việc Trường Cao Bá Quát (xã Đắk Sông, huyện Kon Chro, Gia Lai) Đã tự ý đề ra nhiều khoản thu trái quy định.

Ngày 7-1, chủ tịch UBND huyện Kon Chro (Gia Lai) Phan Văn Trung cho biết UBND huyện đã chuyển hồ sơ đề nghị Công an huyện Kon Chro làm rõ vụ việc ban giám hiệu Trường tiểu học và THCS Cao Bá Quát xà xẻo, bớt xén tiền chế độ bán trú của học sinh vùng khó khăn. Bước đầu, các đơn vị xác định có việc Trường Cao Bá Quát đã tự ý đề ra nhiều khoản thu trái quy định, ban giám hiệu trường đã quyết toán khống các chứng từ, có dấu hiệu bớt xén các chế độ cấp cho học sinh theo học bán trú. Trước đó, vào cuối tháng 11-2015, sau khi nghe thông tin chế độ của mình bị cấp thiếu, hàng chục học sinh từng học ở Trường THCS Cao Bá Quát đã tập trung tìm về trường, đề nghị được giải quyết rốt ráo quyền lợi. Bất ngờ trước việc này, nhiều giáo viên đã yêu cầu nhà trường và phòng giáo dục làm rõ. Ông Tạ Văn Chinh - chủ tịch UBND xã Đắk Sông - cho biết ông đã nghe nhiều học sinh ở xã mình phản ảnh việc bị Trường THCS Cao Bá Quát giữ lại các chế độ bán trú. Thậm chí, nhiều học sinh đã bị cắt tiền chế độ bán trú suốt ba năm học, cho đến nay có em học tới lớp 9 nhưng vẫn chưa nhận được tiền chế độ từ năm còn học lớp 6. Theo ông Nguyễn Văn Phúc - trưởng Phòng giáo dục Kon Chro, phòng giáo dục không chỉ đạo Trường Cao Bá Quát chia nhỏ tiền chế độ của học sinh thành nhiều đợt cấp phát như nhà trường đã giải thích, hiện phòng đang đợi kết quả điều tra chính thức của Công an huyện Kon Chro để có hình thức xử lý thích hợp.




Mới nhất vụ SV Việt ở Úc mất tiền tỷ - số người bị lừa tăng cao:


Theo thông tin từ Hội du học sinh Việt Nam tại Úc, sau khi sự việc sinh viên bị lừa khi mua vé máy bay online của Vi Tran bị lộ, số người đến sở cảnh sát Úc trình báo bị lừa lên tới con số 317 người với số tiền lên 400.000 AUD (khoảng 6,4 tỷ đồng). Hoành Anh, một du học sinh Việt Nam tại Úc chia sẻ: “Đã có nhiều sinh viên hơn dự kiến đến đồn cảnh sát để trình báo sự việc. Hiện, Hội du học sinh đang cùng kêu gọi các du học sinh mua vé máy bay của Vi Tran tập hợp nhau lại để cùng làm một đơn đề nghị Cảnh sát Liên bang Úc vào cuộc điều tra, đồng thời đề nghị sự giúp đỡ của Đại sứ quán Việt Nam tại Úc cũng như hãng hàng không VietNam Airlines.” Sáng ngày 7/1, ông Hoàng Minh Sơn, Tổng lãnh sứ quán Việt Nam tại Sydney -Úc đã có buổi gặp gỡ, trao đổi với đại diện hội du học sinhhướng dẫn hội làm thủ tục pháp lý cần thiết để gửi cảnh sát nước sở tại. Phía lãnh sứ quán Việt Nam cũng yêu cầu hãng bay VietNam Airlines cung cấp thông tin đặt vé, hủy vé của người có tên Vi Tran. Tuy nhiên, Vi Tran được hãng bay xác nhận không phải là đại lý chính thức có hợp đồng thương mại với hãng. Dẫu vậy, đại diện VietNam Airlines cũng chủ động phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Úc và các nạn nhân để tìm hướng giải quyết.

Được biết, Vi Tran là một nick giả của “đại lý”  bán vé bay. Sau khi sự việc bị phát lộ, người này đã khóa tài khoản, tắt điện thoại. Chiêu của “chủ đại lý”  này là trước đó bán vé khá mềm cho nhiều người để lấy lòng tin. Hình thức bán vé online, khách hàng chuyển tiền vào tài khoản, Vi Tran xuất vé có đủ ngày, giờ bay, thông tin chuyến bay. Tuy nhiên, gần đây, Vi Tran đã hủy hàng loạt chuyến bay của khách. Vì vậy, hàng trăm du học sinh rơi vào cảnh khóc dở, mếu dở khi sát Tết mới phát hiện vé ảo. Sau khi nhận được thông tin vụ việc, cảnh sát của New South Wales đã cử người đến văn phòng của hãng bay VietNam Airlines để lấy thông tin. Các du học sinh cũng được cảnh sát yêu cầu giữ bằng chứng là các cuộc trò chuyện, biên lai, vé giả… để phục vụ cho quá trình điều tra. Đây được xem là vụ việc nghiêm trọng khi mua vé máy bay qua giao dịch điện tử. Các hãng bay khuyến cáo người dân khi mua vé phải mua ở các đại lý chính thức của hãng và kiểm tra kỹ thông tin trước khi chuyển tiền để tránh bị lừa.




Bộ GD-ĐT yêu cầu đôn đốc học sinh tham gia thi “Giao thông học đường”:


Số lượng học sinh tham gia và số lượng học sinh được trao thưởng cuộc thi “Giao thông học đường”  cho học sinh THPT sẽ được Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa vào xem xét, đánh giá thi đua khối các Sở Giáo dục và Đào tạo năm học 2015-2016 trong tiêu chí về công tác học sinh, sinh viên. Năm học 2015-2016, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Ủy ban ATGT Quốc gia, Công ty Cổ phần trò chơi giáo dục trực tuyến Egame tổ chức cuộc thi “Giao thông học đường”  lần thứ I cho học sinh trung học phổ thông. Theo Bộ GD-ĐT, cuộc thi nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông cho học sinh; Tạo điều kiện để các em học sinh trung học phổ thông có điều kiện tiếp cận bộ đề thi lý thuyết để được cấp giấy phép lái xe hạng A1, A2. Đây cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục nhằm tăng cường giáo dục an toàn giao thông cho học sinh trong năm học 2015-2016.

Theo thống kê của ban tổ chức, qua 2 tháng triển khai cuộc thi đã có 98.556 thí sinh tham gia dự thi, một số Sở GD-ĐT có nhiều học sinh tham gia là: Quảng Trị, Khánh Hòa, Gia Lai, Hưng Yên, Sơ La, Thái Nguyên, Hà Tĩnh, Thanh Hóa,… Bên cạnh đó, các đơn vị có ít học sinh tham gia là Sở GD-ĐT: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Giang, Lào Cai, Đác Nông, Thái Bình, Bến Tre, Bình Phước, Bình Định… Bộ GD-ĐT đã có công văn đề nghị các sở giáo dục và đào tạo tiếp tục tăng cường công tác chỉ đạo, tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của cuộc thi trong các nhà trường, có hình thức tổ chức, hướng dẫn để thu hút được đông đảo học sinh tham gia cuộc thi. Số lượng học sinh tham gia cuộc thi và số lượng học sinh được trao thưởng là một trong các tiêu chí để các Sở GD-ĐT làm căn cứ vào biểu dương, khen thưởng các nhà trường và học sinh về công tác giáo dục an toàn giao thông năm học 2015-2016. Bộ GD-ĐT sẽ đưa nội dung này xem xét, đánh giá thi đua khối Sở GD-ĐT năm học 2015-2016 trong tiêu chí về công tác học sinh, sinh viên.




Xấu hổ vì con... 9 điểm:


“Lần sau mẹ đi họp phụ huynh cho con nha, ba không đi nữa!”. Vừa trở về nhà từ cuộc họp sơ kết học kỳ 1 cho con trai năm nay học lớp 3, chồng tôi đã bực dọc thốt ra câu nói trên. Nghe vậy, tôi thoáng giật mình, nghĩ ngay đến những tình huống nghịch ngợm, bày trò láu lỉnh của cậu con trai vốn không thích làm theo những gì khuôn mẫu. Thấy tôi có vẻ lo lắng, chồng tôi giải thích tiếp: “Con người ta toàn được 10, con mình toàn 9. Xấu hổ quá!”. Thì ra nỗi buồn, sự xấu hổ của chồng tôi bắt nguồn từ những con điểm 9 của con trai! Trước khi con vào lớp 1, vợ chồng tôi đã thỏa thuận với nhau là không cho con đi học thêm, ít nhất là ở bậc tiểu học, không đặt nặng vấn đề thành tích, miễn là con nắm được những kiến thức cơ bản và kỹ năng cần thiết phù hợp với từng lớp học. Vậy mà giờ đây, khi con trai đạt toàn điểm 9 - mức điểm giỏi, chồng lại xấu hổ. Một sự xấu hổ bất bình thường, vì quan niệm: Học sinh đi học thì chỉ có điểm 10 mới mang lại hạnh phúc cho cha mẹ, thầy cô! Một sự bất bình thường không chỉ trong gia đình tôi, gia đình nào mà cho cả nền giáo dục Việt Nam!

Ngày tôi học tiểu học, chỉ những học sinh thật sự vượt trội và xuất sắc mới có thể đạt điểm 10. Và để đạt được điểm 10 ấy, ngoài năng lực, rất cần đến sự nỗ lực, phấn đấu của các học sinh. Vậy mà bây giờ, khi toàn xã hội đang hướng đến chủ trương đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam, nói “không” với bệnh thành tích, thì điểm 10 lại trở thành phổ biến như một điều hiển nhiên, không cần bàn cãi của những học sinh không có vấn đề gì bất thường về trí tuệ! Cả lớp 50 học sinh thì đến hơn 2/3 lớp có điểm thi toàn 10. Học sinh nhận điểm 10, thầy cô vui, cha mẹ vui hớn hở vì “tất yếu là thế, đương nhiên là thế và phải thế chứ!”. Điểm 10 và học sinh giỏi trở thành chủ đề bàn luận sôi nổi, hào hứng của các bậc phụ huynh mỗi khi gặp nhau, khoe trên Facebook.. . Cả xã hội đều vui khi con đạt điểm 10! Hóa ra điểm 9 của con trai tôi lại trở thành điều đáng xấu hổ sao?




Trợ giảng tiếng Anh Fulbright cho các trường Việt Nam:


Ngày 7-6, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam thông báo tuyển chọn trường tiếp nhận Trợ giảng tiếng Anh Fulbright năm học 2016-2017. Các trợ giảng tiếng Anh đã tốt nghiệp đại học tại Hoa Kỳ, sẵn sàng tham gia giảng dạy giảng dạy kỹ năng nghe, nói tiếng Anh cho học sinh, sinh viên các trường ở Việt Nam. Chương trình Trợ giảng tiếng Anh Fulbright cung cấp cho các trường THPT chuyên, cao đẳng và đại học tại Việt Nam nằm ngoài hai TP lớn Hà Nội và Hồ Chí Minh cơ hội tiếp nhận một trợ giảng tiếng Anh bản ngữ đến làm việc tại trường trong thời gian một năm học, từ tháng 9-2016 đến hết tháng 5-2017. Chương trình nhằm mục đích hỗ trợ việc giảng dạy và học tiếng Anh tại các trường tiếp nhận. Trợ giảng tiếng Anh có nhiệm vụ giảng dạy kỹ năng nghe, nói đồng thời tham gia vào các hoạt động giao lưu trao đổi văn hoá giữa hai bên. Ra đời vào năm 2008, chương trình Trợ giảng tiếng Anh hướng tới mục tiêu thúc đẩy việc học tiếng Anh tại Việt Nam và tạo ra các cơ hội giao lưu văn hoá giữa sinh viên Hoa Kỳ với sinh viên Việt Nam và trường tiếp nhận, qua đó thúc đẩy hiểu biết và hợp tác song phương. Các trợ giảng tiếng Anh đã tốt nghiệp đại học tại Hoa Kỳ, sẵn sàng tham gia giảng dạy tiếng Anh và đóng vai trò là sứ giả văn hoá của đất nước Hoa Kỳ tại Việt Nam. Các trường THPT chuyên, đại học và cao đẳng quan tâm gửi hồ sơ cho Chương trình Fulbright tại Việt Nam trước 17 giờ ngày 29-2- 2016.




(Tổng hợp theo ND, TP, TN, TT)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

sách giáo trình công nghệ thông tin pdf doc - sách tham khảo

[-] Mục Lục 1 kế toán doanh nghiệp với visual basic https://ambn.vn/product/35662/ke-toan-doanh-nghiep-voi-visual-basic.html Những kiến thức cơ bản về kế toán như biểu mẫu, báo cáo, sổ sách chứng từ kế toán đã được trình bầy ở những bộ sách trước cùng tác giả, và coi như ở tập sách này là bạn đã nắm rõ về microsoft access và visual basic. Trong sách này, sẽ hướng dẫn bạn thêm khi thiết kế các giao diện nhập dữ liệu, xử lý và báo cáo trong chương trình kế toán, hiểu rõ những kỹ thuật và công cụ lập trình nâng cao và dễ dàng thiết kế thành công một chương trình quản lý kế toán doanh nghiệp bằng Visual Basic 2. lập trình cơ sở dữ liệu visual basic sql server https://ambn.vn/product/35577/lap-trinh-co-so-du-lieu-visual-basic-sql-server.html Cuốn sách này cung cấp cho người học những thông tin chi tiết cảu các công cụ kỹ thuật hiện nay như ADO, ADO MD và ADOX, MSDE, .. SQL Namespace.. Mục tiêu cuốn sách là cung cấp các kiến thức ở mức độ chuyên sâu những công cụ mà kết hợp giữa

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể