Chuyển đến nội dung chính

ĐIỂM TIN GIÁO DỤC NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2016

ĐIỂM TIN GIÁO DỤC NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2016








Nâng cao trách nhiệm cộng đồng cho sinh viên:


Điểm tin giáo dục ngày thứ ba, 19 tháng 01 năm 2016PGS Hoàng Minh Sơn, Hiệu trưởng Đại học Bách khoa Hà Nội chia sẻ với PV Tiền Phong cảm xúc của mình về Chủ nhật Đỏ vừa diễn ra tại trường. Ông Hoàng Minh Sơn cho biết, đây là hoạt động hết sức ý nghĩa, giúp nâng cao trách nhiệm với cộng đồng và ý thức xã hội cho sinh viên. Ông Sơn nói: Năm 2016 là năm thứ hai Đại học Bách khoa Hà Nội phối hợp với báo Tiền Phong đăng cai tổ chức sự kiện chính của Chủ nhật Đỏ. Qua hai năm thực hiện, tôi có ấn tượng hết sức sâu sắc với sự kiện này. Đây là sự kiện giàu ý nghĩa đối với mỗi bạn sinh viên. Các bạn sinh viên có tinh thần chủ động, sáng tạo rất cao để tổ chức ngày hội hiến máu và đã góp phần tạo ra thành công của Chủ nhật Đỏ. Vừa tham gia tổ chức, đông đảo sinh viên của trường đã tham gia hiến máu trong ngày 17 và 18/1 vừa qua. Chủ nhật Đỏ đã tạo ra phong trào đối với sinh viên, qua đó các bạn trẻ cũng được giáo dục về trách nhiệm, ý thức xã hội bên cạnh yêu cầu học tập chuyên môn và các hoạt động khác. Các bạn sinh viên đã có thêm một cơ hội được nâng cao trách nhiệm với cộng đồng và ý thức xã hội. Điều này rất quan trọng với sinh viên khi chính họ sẽ là những chủ nhân tương lai của đất nước.

Như vậy tổ chức để sinh viên tham gia hoạt động thiện nguyện cũng chính là một nhiệm vụ trong đào tạo của trường Đại học Bách khoa Hà Nội, thưa ông? Đúng là như vậy. Bên cạnh việc nâng cao chất lượng đào tạo chuyên môn, trường luôn quan tâm đào tạo, bồi dưỡng cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng sống. Để thành công, thành người có ích cho xã hội thì ngoài kiến thức chuyên môn ra còn rất cần ý thức cộng đồng, trách nhiệm xã hội, trách nhiệm với đất nước mà khởi đầu chính là những sự giúp đỡ ngay với bạn bè, với người xung quanh. Đây là giá trị nhân văn mà nhà trường rất muốn các bạn sinh viên được rèn luyện ngay trên ghế nhà trường. Ngoài ra, thông qua các hoạt động của Đoàn Thanh niên, của Hội sinh viên cũng mang đến cho các bạn sinh viên những kỹ năng, sự trải nghiệm bổ ích.

Ông có góp ý gì để Chủ nhật Đỏ ngày càng cuốn hút các bạn sinh viên? Theo tôi, Chủ nhật Đỏ thời gian tới cần tiếp tục phát huy được sự sáng tạo, chủ động, tinh thần tình nguyện của tuổi trẻ. Làm sao ngày càng huy động được nhiều hơn sinh viên của Đại học Bách khoa và nhiều trường cùng tham gia. Thứ hai là cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, những hình ảnh đẹp của ngày hội hiến máu sẽ để lại những ấn tượng hết sức tốt đẹp trong mỗi bạn trẻ và cả xã hội. Truyền thông vừa thu hút các bạn trẻ tham gia hiến máu và cũng thúc đẩy cả phong trào thiện nguyện trong xã hội, tăng ý thức trách nhiệm của cộng đồng.

Đến 18/1, Chủ nhật Đỏ tiếp nhận được 14.000 đơn vị máu...

Trong hai ngày 17 và 18/1, tại Đại học Bách khoa Hà Nội đã diễn ra sự kiện chính trong chuỗi ngày hội Chủ nhật Đỏ. Kết quả đã thu được 3.375 đơn vị máu và trở thành điểm hiến máu đạt số lượng cao nhất cả nước trong Chủ nhật Đỏ, nâng tổng số lượng máu tiếp nhận được tính đến ngày 18/1 là gần 14.000 đơn vị máu. Năm 2016, Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ kỷ niệm 60 năm thành lập (15/10/1956-15/10/2016). Trường hiện có 35 nghìn sinh viên, trong đó có 26 nghìn sinh viên hệ đại học chính quy, 4 nghìn học viên sau đại học; 2.000 cán bộ, giảng viên, trong đó 750 tiến sỹ. Trường đào tạo đa ngành đa lĩnh vực, phần lớn là các ngành kỹ thuật công nghệ. Trong thời gian tới, Đại học Bách khoa Hà Nội phát triển theo định hướng nghiên cứu; Tập trung nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển theo chiều sâu, chú trọng đào tạo trình độ cao.




Ồ ạt mở ngành mới:


Điểm mới đáng lưu ý trong phương án tuyển sinh các trường ĐH năm nay là sự ra đời của hàng loạt ngành mới và giảm chỉ tiêu các ngành xã hội ít có nhu cầu.

Một trường mở tới 15 ngành!

Theo kế hoạch dự kiến vừa công bố, Trường ĐH Công nghiệp TP. HCM sẽ tuyển 6.900 chỉ tiêu bậc ĐH chính quy trong năm 2016 (giảm 1.600 chỉ tiêu so với năm 2015). Đáng lưu ý, năm nay trường mở thêm tới 15 ngành mới. Trong đó, một số ngành mới được tách ra từ chuyên ngành như: Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa (tách từ ngành công nghệ kỹ thuật điện tử); Công nghệ chế tạo máy (công nghệ kỹ thuật cơ khí); Công nghệ thông tin, kỹ thuật phần mềm, hệ thống thông tin (khoa học máy tính); Marketing, kinh doanh quốc tế (quản trị kinh doanh); Quản lý tài nguyên và môi trường (công nghệ kỹ thuật môi trường). Ngoài ra, trường mở thêm một số ngành mới gồm: Công nghệ kỹ thuật máy tính, kỹ thuật công trình xây dựng, kỹ thuật xây dựng công trình giao thông, khoa học môi trường, kiểm toán, luật kinh tế, luật quốc tế. PGS-TS Nguyễn Đức Minh, Trưởng phòng Đào tạo nhà trường, cho biết theo Đề án thí điểm cơ chế hoạt động giai đoạn 2015 - 2017 vừa được Thủ tướng phê duyệt, từ năm 2016 trường được tự chủ mở ngành theo quy định của Bộ. Do vậy, trường chủ động mở thêm các ngành mới xã hội đang có nhu cầu tuyển dụng cao.

Trường ĐH Mở TP. HCM cũng dự kiến mở thêm 5 ngành mới. PGS-TS Nguyễn Minh Hà, Trưởng phòng Đào tạo nhà trường, cho biết trong số này có 3 ngành được tách ra từ chuyên ngành gồm: Quản trị nhân sự, kinh doanh quốc tế (tách từ quản trị kinh doanh); Kiểm toán (kế toán kiểm toán). Chỉ 2 ngành mở mới hoàn toàn là luật học, quản lý nhà nước (quản trị công). Theo tiến sĩ Hà, quản lý nhà nước là ngành trước nay chủ yếu đào tạo ở bậc sau ĐH và ít trường đào tạo ở bậc ĐH. Trong khi đó, khảo sát nhu cầu thực tế của xã hội thì 2 ngành này xã hội có nhu cầu tuyển dụng nhiều trong tương lai. Do vậy, dự kiến trường tuyển mỗi ngành khoảng 100 chỉ tiêu, tăng tổng chỉ tiêu thêm 10% ở mức khoảng 2.900.

Nâng cấp ngành mới từ bậc CĐ...

Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP. HCM cũng mở thêm 5 ngành mới ở bậc ĐH. Ở bậc CĐ trường cũng mở thêm một ngành. Các ngành mới gồm: Dinh dưỡng và ẩm thực, quản trị du lịch và lữ hành, công nghệ vật liệu, công nghệ may, hệ thống thông tin quản lý (bậc ĐH) Và ngôn ngữ Anh (bậc CĐ). Trong đó, các ngành mới bậc ĐH dự kiến tuyển 50 chỉ tiêu và ngành ngôn ngữ Anh bậc CĐ tuyển 60 chỉ tiêu. Theo thạc sĩ Phạm Thái Sơn, Phó giám đốc Trung tâm tuyển sinh và quan hệ doanh nghiệp, một số ngành mới mở ở bậc ĐH là nâng cấp ngành từ bậc CĐ nhằm giải quyết bài toán nhân lực trong lộ trình giảm dần đến ngưng đào tạo các ngành này ở bậc CĐ. Do vậy, trong năm 2016, trường vẫn duy trì các ngành này ở bậc CĐ, nhưng giảm chỉ tiêu xuống bằng phân nửa so với năm ngoái, cụ thể giảm từ 80 xuống 40 chỉ tiêu mỗi ngành năm nay.

Giảm chỉ tiêu khối ngành sư phạm...

Trường ĐH Sư phạm TP. HCM cũng mở thêm 4 ngành mới gồm: Ngôn ngữ Hàn Quốc, công tác xã hội, tâm lý học giáo dục, địa lý học (chuyên ngành địa lý du lịch), dự kiến tuyển sinh từ 40 - 100 chỉ tiêu mỗi ngành. Thạc sĩ Lê Ngọc Tứ, Trưởng phòng Đào tạo nhà trường, cho biết tổng chỉ tiêu dự kiến sẽ tăng nhẹ từ 3.300 năm ngoái lên khoảng 3.500 năm nay. Tuy nhiên, thực hiện tinh thần chung của Bộ, trường sẽ giảm 10% chỉ tiêu các ngành ngoài sư phạm có nhu cầu tuyển dụng không nhiều, sinh viên ra trường khó xin việc. Theo thạc sĩ Phạm Thái Sơn, Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP. HCM, năm nay trường chỉ duy trì chỉ tiêu 3 ngành bằng mức 2015 gồm: Điện tử, cơ khí, công nghệ thông tin (200 chỉ tiêu/ngành). Các ngành còn lại giảm đều từ 50 - 60 chỉ tiêu mỗi ngành, tập trung các ngành kinh tế và nhóm ngành hóa. PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP. HCM, cũng cho biết dự kiến trường sẽ tuyển sinh các ngành mới gồm: Công nghệ vật liệu, kỹ thuật y sinh, khai thác vận tải và ngôn ngữ Anh. Ngoài ra, trường dự định mở thêm một số ngành mới phục vụ nhân lực cho nền kinh tế hội nhập như: Kinh doanh thời trang, chế biến gỗ, logistics…




Bạo lực học đường ám ảnh học sinh - phụ huynh bất an:


Dù bạo lực học đường xảy ra ở hầu hết các trường nhưng phía trường học dường như thụ động hoàn toàn trong việc ngăn ngừa tình trạng này. Trong khi đó, phụ huynh phải tự tìm cách bảo vệ con em mình.

Trường học không… kiểm soát được!

Một cán bộ quản lý của một trường trung học ở Q. 8, TP. HCM, cho biết hầu hết các trường nghề không có giám thị, không có hình thức kỷ luật cụ thể nên khi học sinh (HS) Đánh nhau hầu hết chỉ gọi ba mẹ vào đưa về chứ chưa có những biện pháp xử lý triệt để. “Đây cũng là một trong những lý do khiến bạo lực học đường ở các trường nghề ngày càng nghiêm trọng”, vị này nói. Sau khi nhận phản ánh từ nhiều HS là nạn nhân của tình trạng bạo lực học đường ở trường trung học nói trên, chúng tôi làm việc với ông Đ. M. T, Trưởng phòng Đào tạo. Ông T. Cho biết: “Hiện tại trường vẫn chưa nắm được những trường hợp đánh và bị đánh. Trường sẽ cho kiểm tra lập biên bản với những trường hợp vi phạm và đưa ra hình thức kỷ luật phù hợp. Với những HS bị bạo lực học đường, chúng tôi sẽ cho các em đi kiểm tra sức khỏe, giám định thương tích. Những việc làm của chúng tôi sẽ khách quan và bí mật để đảm bảo an toàn nhất cho HS”. Ngoài ra, theo các nhà trường, hầu hết các vụ bạo lực học đường nghiêm trọng thường diễn ra ở ngoài nhà trường nên trường không thể kiểm soát được. Một giám thị ở Trung tâm giáo dục thường xuyên Q. 3, TP. HCM, cho biết khi HS đánh nhau nhà trường hoàn toàn không hay biết. Chỉ đến khi công an tới trường lấy lời khai và yêu cầu nhà trường phối hợp điều tra vụ việc thì trường mới biết.

HS của một trường THCS ở Q. 8 cho biết: “Khi bị đánh trong trường thì cũng có báo nhưng khi giáo viên đến hiện trường thì mọi việc đã xong, các bạn đã giải tán. Chỉ những vụ đánh nhau lớn trong trường gây thương tích nặng thì thầy cô giám thị mới xác minh, yêu cầu HS làm tường trình, viết kiểm điểm, gọi ba mẹ lên trường. Cao lắm là đình chỉ hoặc đuổi học. Tuy nhiên, khi bị phạt các bạn này lại thêm thù ghét và tìm cách đánh ở bên ngoài”. Chính sự không sâu sát từ phía nhà trường nên cho dù thực tế xảy ra nhiều vụ bạo lực học đường, nhưng theo ghi nhận từ trường và các cơ quan chức năng, hiện tượng này là… rất ít. Theo một cán bộ Sở GD-ĐT TP. HCM, có rất ít những vụ bạo lực học đường được báo lên sở. Con số chỉ tính trên đầu ngón tay. Nguyên nhân, theo bà Hồng Anh, có thể là không có hoặc có mà trường không phát hiện và không đưa lên nên hiện tại các trường chỉ giáo dục HS về bạo lực học đường bằng tuyên truyền giáo dục qua những buổi sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt chuyên đề...

Khi cha mẹ ủng hộ con… đánh nhau!

Những vụ đánh nhau giữa các HS nhiều khi diễn tiến phức tạp hơn, gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn khi có sự tham gia của cả người lớn. HS một trường THPT ở Q. 3 kể: “Bị đánh, có bạn tức giận gọi điện kêu người nhà lên giải quyết. Chỉ 10 phút sau 6 xe máy chạy đến gần cổng trường, 12 người lao vào hỏi tội một nữ sinh… Trong số những người này có cả mẹ của HS”. Việc phụ huynh thấy con bị đánh liền tới tận trường để “dằn mặt”  HS đánh con mình không phải là chuyện hiếm. Th. Và D. (HS một trường THCS ở Q. 8) Đánh nhau. Do tức giận nên D. Điện thoại gọi người nhà lên giải quyết. Khoảng 10 phút sau, 6 chiếc xe máy lần lượt đậu ngoài cổng trường. Anh, chị và cả mẹ D. Cầm dao đứng đợi khiến Th. Không dám ra khỏi cổng trường. Đến gần 2 giờ chiều, Th. Nghĩ là nhóm bao vây mình đã về hết nên lấy xe đạp đi về. Tuy nhiên, vừa ra tới cổng, Th. Đã bị cả nhà D. Vây đánh. Lúc đánh, mẹ của D. Liên tục chỉ đạo và hỏi Th. : “Mày không biết con tao là ai hay sao mà dám đánh?”. “Nhìn cảnh ấy, nhiều người đi đường bức xúc nhưng không ai lại can. Em cũng chỉ dám đứng núp trong hẻm nhìn vì sợ bị đánh”, một người bạn của Th. Nhớ lại. HS này kể thêm: “Ngày hôm sau Th. Kéo người thân lên tính sổ. Tuy nhiên, vì đã lường trước nên gia đình D. Hộ tống con đến tận trường và cử một người anh ngồi trực ở cổng trường bảo vệ. Ngày hôm đó hai bên xảy ra xô xát lớn khiến anh trai D. Bị chém gần đứt cánh tay. Từ đó, mâu thuẫn giữa 2 HS trở thành mâu thuẫn của 2 gia đình. Cuối cùng để yên ổn, Th. Xin chuyển trường và phải bồi thường cho D. 17 triệu đồng”. Vừa mới đây tại Trường THPT Lý Tự Trọng (Trà Vinh), chúng tôi chứng kiến cảnh 2 nữ HS trường này xích mích nhau, một trong số đó điện về báo cho phụ huynh tới “giải quyết”. Một lát sau người nhà của HS có mặt tại trường. Tuy nhiên, những người này chỉ quẩn quanh ở cổng trường, không xảy ra sự cố đáng tiếc nào. Riêng 2 HS thì bị nhà trường nhắc nhở, buộc viết tường trình.

Hội phụ huynh phải… thuê bảo vệ ngầm!

Một trường THCS ở Q. 12 nằm ngay sát với cơ quan công an, nhưng nhiều năm nay trường này vẫn luôn “nóng” về vấn nạn bạo lực học đường. Ông Nh., trưởng ban đại diện cha mẹ HS của một lớp trong trường này, cho rằng khi trường học ở gần ngay cơ quan công an nhưng tình trạng HS đánh nhau vẫn “nóng” thì phụ huynh phải chủ động trong việc bảo vệ con em mình. “Tôi ý thức rất rõ việc bạo lực học đường đang có những diễn biến phức tạp và cảm nhận được sự bất an mỗi ngày đưa con đi học. Vì vậy, tôi đã đề nghị hội phụ huynh đóng tiền hằng tháng để thuê thêm 2 bảo vệ ngầm nhằm theo sát và phát hiện những vụ bạo lực học đường sớm và tìm cách ngăn chặn kịp thời”, ông Nh. Cho biết. Ông Nh. Nói thêm: “Bảo vệ chúng tôi thuê không nhất thiết phải mặc đồng phục nhưng luôn túc trực khi ở trường còn HS. Hễ phát hiện tình huống bất thường là bảo vệ lập tức báo cho chúng tôi để phối hợp với phòng giám thị, phòng bảo vệ và ban giám hiệu nhà trường kịp thời can thiệp, phối hợp xử lý”. Việc làm này của hội phụ huynh trường THCS trên đã thực hiện được hơn 2 năm nay. Nhiều lần bảo vệ phát hiện và tịch thu dao, dụng cụ hỗ trợ... Tuy nhiên, theo hầu hết phụ huynh đây chỉ là biện pháp tình thế, không thể duy trì lâu dài.

Ảnh hưởng từ phim, truyện không lành mạnh!

Phường 9 hiện nay có tới 13 tiệm internet hoạt động suốt ngày đêm. Cha mẹ không thể theo sát chân con nên khi con chơi, họ cũng không thể nào kiểm soát được. Xu hướng giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực của HS hiện nay bị ảnh hưởng khá nhiều từ những thể loại phim, truyện không lành mạnh. Bạo lực học đường thường đi theo nhóm và thường làm theo sự chỉ đạo của một HS “thủ lĩnh”. Phụ huynh cần để ý, quan tâm tới con em mình để kịp thời giúp con em khỏi sự khống chế, lôi kéo của những “đại ca”  ở trường học. (Võ Ngọc Sơn, Giám đốc Trung tâm giáo dục thường xuyên Q. 3, TP. HCM)

“Đại ca”  thật sự thường không... Ra mặt!

Những băng nhóm trấn lột, rủ rê thường hoạt động có tổ chức và kín đáo ở gần trường nên rất khó nhận diện. Chúng tôi khuyến cáo HS sau giờ học không đứng ngoài khu vực cổng trường khuất tầm nhìn của bảo vệ để đảm bảo an toàn. Hầu hết các “đại ca”  thật sự không ra mặt mà chỉ sai khiến những HS khác thực hiện. Để không trở thành tay sai cho những HS côn đồ, HS cần tỉnh táo trước sự lôi kéo, sai khiến để không trở thành tội phạm ở tuổi học đường một cách mù quáng. (Nguyễn Ngọc Phú, Tổ trưởng tổ giám thị Trường THCS Lê Lợi, Q. 3)




Vi phạm hàng loạt quy định về liên thông:


Trường ĐH Công nghệ Miền Đông mới được phép mở ngành dược sĩ ĐH năm 2014, nhưng đã vi phạm rất nhiều quy định về liên thông ngành học này. Theo Thông tư 08 sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định đào tạo liên thông trình độ ĐH, CĐ do Bộ GD-ĐT ban hành, có hiệu lực vào tháng 6.2015, một trường chỉ được phép đào tạo liên thông khi có quyết định cho phép mở ngành và đã có ít nhất 3 khóa tuyển sinh theo hình thức đào tạo chính quy đối với ngành dự kiến đào tạo liên thông. Ngành dược sĩ bậc ĐH Trường ĐH Công nghệ Miền Đông được cấp phép tuyển sinh năm 2014. Thế nhưng, khi quy định trên có hiệu lực, dù chưa đủ năm theo quy định, trường vẫn phớt lờ, tổ chức đợt thi liên thông vào tháng 10.2015. Sau đó ngày 9 và 10.1.2016, trường tiếp tục tổ chức thi tuyển đợt kế tiếp với số lượng vài trăm thí sinh tham gia tại cơ sở chính (H. Thống Nhất, Đồng Nai).

Buổi sáng 16/1, tại Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp tỉnh Đồng Nai, khoảng hơn 60 sinh viên liên thông dược sĩ khóa thi đầu vào hồi tháng 10/2015 tham gia buổi thi hết môn pháp chế dược. Theo một sinh viên, tại đây đang có khoảng 3 - 4 lớp liên thông học tập trung vào 2 ngày cuối tuần. Về chỉ tiêu đào tạo, Trường ĐH Công nghệ Miền Đông cũng không thực hiện đúng. Năm 2015, trường tuyển 450 chỉ tiêu ngành dược sĩ. Trong khi đó, theo quy địnhchỉ tiêu liên thông chính quy được xác định hằng năm cho từng ngành đào tạo không vượt quá 15% chỉ tiêu chính quy đối với các ngành về khoa học sức khỏe. Căn cứ vào chỉ tiêu chính quy của trường, trường này chỉ được đào tạo khoảng 70 sinh viên dược sĩ liên thông. Nhưng hiện tại, theo tìm hiểu của chúng tôi, khóa này có gần 200 sinh viên theo học.

Các lớp học liên thông này đều diễn ra tại Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp tỉnh Đồng Nai, một địa điểm bên ngoài nhà trường. Ông Nguyễn Quốc Cường, chuyên viên tuyển sinh Bộ GD-ĐT, cho biết: “Theo quy địnhđào tạo liên thông chính quy phải tập trung toàn bộ thời gian tại cơ sở giáo dục ĐH được phép đào tạo liên thông. Trường tổ chức học bên ngoài cơ sở như vậy là sai. Đồng thời, nếu ngành học chưa đủ 3 khóa tuyển sinh chính quy mà tổ chức đào tạo liên thông thì cũng sai”. Trả lời vấn đề này, thạc sĩ Hoàng Văn Phúc, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ Miền Đông, cho biết: “Tại Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp tỉnh Đồng Nai, chúng tôi chỉ tập trung sinh viên thôi chứ không dạy, cuối tuần tất cả phải về cơ sở chính của trường để học chứ”. Thế nhưng, lúc sau ông Phúc lại lý giải, việc cho sinh viên học tại trung tâm này đã được UBND tỉnh Đồng Nai có văn bản cho phép.




Cơ hội học hè tại Mỹ cho học sinh THPT:


Đại sứ quán Mỹ thông báo chương trình EducationUSA Academy của Bộ Ngoại giao Mỹ thực hiện tại 10 trường ĐH trên khắp nước vào mùa hè năm 2016. Đây là chương trình học hè tự túc kéo dài từ 3 đến 4 tuần dành cho học sinh THPT lứa tuổi 15 - 17 của các nước không sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức. Chương trình nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết để có thể nộp hồ sơ vào các trường ĐH tại Mỹ.

Chương trình sẽ bao gồm các khóa học tiếng Anh cấp tốc, dự bị ĐH, các chuyến tham quan tới các trường ĐH và cơ hội tham gia các hoạt động đa văn hóa tại những trường như ĐH Diablo Valley (bang California), ĐH Lewis và Clark (bang Oregon), ĐH Northwestern (bang Illinois)...

Thông tin chi tiết có tại trang web của EducationUSA Academy: http://www.edusaacademy.org




(Tổng hợp theo ND, TP, TN, TT)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

sách giáo trình công nghệ thông tin pdf doc - sách tham khảo

[-] Mục Lục 1 kế toán doanh nghiệp với visual basic https://ambn.vn/product/35662/ke-toan-doanh-nghiep-voi-visual-basic.html Những kiến thức cơ bản về kế toán như biểu mẫu, báo cáo, sổ sách chứng từ kế toán đã được trình bầy ở những bộ sách trước cùng tác giả, và coi như ở tập sách này là bạn đã nắm rõ về microsoft access và visual basic. Trong sách này, sẽ hướng dẫn bạn thêm khi thiết kế các giao diện nhập dữ liệu, xử lý và báo cáo trong chương trình kế toán, hiểu rõ những kỹ thuật và công cụ lập trình nâng cao và dễ dàng thiết kế thành công một chương trình quản lý kế toán doanh nghiệp bằng Visual Basic 2. lập trình cơ sở dữ liệu visual basic sql server https://ambn.vn/product/35577/lap-trinh-co-so-du-lieu-visual-basic-sql-server.html Cuốn sách này cung cấp cho người học những thông tin chi tiết cảu các công cụ kỹ thuật hiện nay như ADO, ADO MD và ADOX, MSDE, .. SQL Namespace.. Mục tiêu cuốn sách là cung cấp các kiến thức ở mức độ chuyên sâu những công cụ mà kết hợp giữa

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể