Chuyển đến nội dung chính

ĐIỂM TIN GIÁO DỤC NGÀY 20 THÁNG 01 NĂM 2016

ĐIỂM TIN GIÁO DỤC NGÀY 20 THÁNG 01 NĂM 2016








225.500 cử nhân thạc sĩ thất nghiệp - sợ hãi hay không sợ hãi:


Điểm tin giáo dục ngày thứ tư, 20 tháng 01 năm 2016Ngày 24.12.2015, Bộ LĐ-TB&XH công bố số cử nhânthạc sĩ thất nghiệp cả nước là 225.500 người. Nhiều bậc phụ huynh hoang mang: 'Ôi, sao mà học cái gì cũng bị thất nghiệp, con mình sẽ đi đâu bây giờ? '. Thế nhưng, ở phía khác, nhân sự luôn luôn là vấn đề đau đầu nhất của tất cả mọi doanh nghiệp. Có những doanh nghiệp phải từ chối đơn đặt hàng, không thể mở rộng nhà máy được vì không tuyển được giám đốc. Họ nói trả lương cao cũng chưa chắc là đã tìm được người phù hợp với công việc. Những công ty “săn đầu người” vẫn cháy hàng, cuống quýt vật vã tìm “con mồi”. Ví dụ, sinh viên báo chí thừa rất nhiều. Nhưng vẫn có tòa soạn phải chầu chực, bay tới tận nhà của một nhà báo để mời họ về làm việc. Mức lương rất cao, ưu đãi đặc biệt về chỗ ở, về học hành của con cái, về công việc của vợ, của mẹ đi cùng, để đợi một cái gật đầu của họ. Có những giáo viên khi nhận lời tới thăm một trường tư thục ở Sài Gòn là cả Ban giám hiệu và chủ đầu tư trường ra đứng đợi ở cổng để đón. Bởi vì người giỏi thì thời nào cũng thiếu.

Lần sang Israel chúng tôi có ghé thăm một ngôi trường đặc biệt. 5 năm về trước thì đây là một ngôi trường trên bờ vực đóng cửa, học sinh bỏ gần hết sang trường khác, giáo viên thì kém nhiệt huyết. Một cô hiệu trưởng được phân công về trường để làm các thủ tục giải thể trường. Thế nhưng, bằng tài năng và tâm huyết của mình, 5 năm sau đã trở thành một ngôi trường mạnh, rất đông học sinh và phụ huynh rất hài lòng. Bộ Giáo dục Israel còn chọn làm trường thực nghiệm để nhân rộng ra cả nước. Cô yêu cầu giáo viên phải thoát ly sách giáo khoa, cô cho học sinh học theo dự án, khoa học, kỹ thuật, mỹ thuật… từ trồng rau không cần đất, trồng rau trên đá sỏi, tới nuôi chim, nặn tượng... Cô tổ chức những giờ ra chơi chủ động, học sinh lớp lớn được tập dượt làm lãnh đạo, lên kế hoạch và tổ chức cho học sinh lớp bé cách trò chơi theo nhóm theo chủ đề. Cô nói: “Đất nước chúng tôi không có tài nguyên gì hết, chỉ có tài nguyên con người, nên con người phải thật nỗ lực”.

Bí quyết để mình đắt giá!

Xã hội hiện đại không cần những “em bé 22 tuổi”  ngồi đợi cầm tay chỉ việc, không có can đảm “đi ngược chiều gió”, trong cuộc họp thì cứ lầm lũi nép vào góc khuất vì sợ bị kêu phát biểu. Xã hội cần giá trị thật, năng lực thật, đam mê thật, đi kèm với nền tảng tính cách và đạo đức vững vàng. Bằng cấp đã trở thành thứ rất phụ trong việc thành công. Khi lựa chọn các vị trí chủ chốt, tính cách mới là ưu tiên hàng đầu. Trong một thế giới ngày trở nên bất ổn, cạnh tranh khốc liệt hơn, người có tính cách tốt sẽ nhìn thấy các cơ hội thay đổi và quyết tâm tạo ra sự thay đổi. Khi gặp thử thách, họ tìm giải pháp và thử nhiều phương pháp trước khi than vãn hay đầu hàng. Thế giới tương lai sẽ thay đổi rất nhanh, có những nghề bây giờ mình còn chưa tưởng tượng ra, có nghề rất hot lúc này sẽ thoái trào. Bí quyết có lẽ chỉ có thể: Tinh thần trách nhiệm; Sự tôn trọng; Lòng dũng cảm; Sự kiên trì; Lòng chính trực; Tinh thần hợp tác; Thái độ hòa bình; Sự quan tâm; Tinh thần lạc quan; Lòng biết ơn… Rèn luyện tính cách chính là bí quyết để thành công trong cuộc sống.




Cởi trói tuyển sinh đầu cấp THCS ở Hà Nội:


Phó giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Phạm Xuân Tiến cho biết, năm 2016, việc tuyển sinh đầu cấp của các trường được thực hiện bởi phần mềm tuyển sinh qua mạng, có kết nối dữ liệu dân cư để phân tuyến. Riêng các trường nổi tiếng như Chuyên Hà Nội Amsterdam, Cầu Giấy, Lương Thế Vinh… sẽ được “cởi trói”  bằng phương thức phỏng vấn. Theo ông Tiến, để tránh tình trạng lộn xộn trong việc nộp - rút hồ sơ, trong năm học tới, phụ huynh sẽ lên mạng để đăng ký hồ sơ trực tuyến. Các trường cung cấp chỉ tiêu, khu vực, các điều kiện cần thiết cho việc tuyển sinh. Khi hoàn tất việc tiếp nhận hồ sơ, các trường có nhiệm vụ duyệt, thông báo kết quả sơ tuyển. Khi đó, phụ huynh mới đem hồ sơ đến để đối chiếu và làm thủ tục nhập học. Khi đăng ký hồ sơ qua mạng đúng tuyến, mọi học sinh đều có cơ hội ngang nhau, kể cả quá chỉ tiêu, nhà trường cũng phải tiếp nhận.

Anh Phạm Hồng Thái ở Khu đô thị Xa La, Hà Đông (Hà Nội) Có con năm nay vào lớp 1 chia sẻ: “Đăng ký online thực sự là bước cải tiến của ngành giáo dục, phụ huynh sẽ không còn cảnh chen chân, xếp hàng để nộp hồ sơ cho con nữa”. Tuy nhiên, anh Thái không khỏi lo lắng khi khu vực nơi anh ở các tòa nhà cao tầng mọc lên khá dày nếu đăng ký đúng tuyến, có khi 1 lớp học lên tới 60,70 học sinh làm sao đảm bảo chất lượng?”. Theo anh Thái, quy định học sinh chỉ học đúng tuyến, có thể “buộc” nhiều người phải chuyển con sang học trường tư vì không chịu được sức ép của sĩ số.

Cởi trói tuyển sinh đầu cấp...

Ông Tiến cũng thông tin, việc tuyển sinh lớp 6 ở các trường, nếu vượt quá chỉ tiêu được giao, theo chỉ đạo chung, các quận, huyện phải có trách nhiệm chỉ đạo các phường, trường để rà soát hết đối tượng trong độ tuổi để tuyển sinh đầu cấp. Sau đó, phân tuyến phù hợp nhưng đảm bảo phải tuyển sinh hết tất cả học sinh đã đăng ký hồ sơ. Đặc biệt, theo ông Tiến, năm nay những trường đặc biệt “nóng” tuyển sinh đầu cấp sẽ được thực hiện phương án phỏng vấn, không thể xếp theo thứ tự ai nộp hồ sơ trước, ai nộp hồ sơ sau. Bà Nguyễn Thị Kim Anh, Hiệu trưởng Trường THCS Cầu giấy, một trong những trường có lượng hồ sơ đăng ký tuyển sinh đầu cấp hàng năm vượt hàng chục lần chỉ tiêu tuyển sinh đánh giá, phương án phỏng vấn để tuyển sinh là một phương án hay. “Các trường được quyền chủ động tuyển sinh sẽ đảm bảo công bằng hơn bởi chỉ dựa vào học bạ như năm trước, các trường khó xác định được chất lượng thực sự của học sinh”, bà Kim Anh nói.

PGS Văn Như Cương, Chủ tịch hội đồng Trường Lương Thế Vinh cho rằng: “Ngoài xét học bạ, năm nay Sở GD&ĐT cho phép các trường được phỏng vấn để tuyển sinh đầu cấp, các trường thực sự được “cởi trói”. Theo ông Cương, chỉ cần có hình thức kiểm tra nào đó để trường đánh giá được trình độ học sinh này khác học sinh khác chỗ nào. “Ví dụ phương án phỏng vấn kiến thức toàn diện, trường sẽ có điểm cho từng em sẽ dễ chọn lựa hơn là xét học bạ như năm trước”, ông Cương nói. Trước đó, năm học 2014-2015, Bộ GD&ĐT ra văn bản yêu cầu các trường không được thi tuyển đầu cấp, đặc biệt là tuyển vào lớp 6. Văn bản được coi là làm khó các trường có lượng hồ sơ nộp vào khá lớn như: Trường Lương Thế Vinh, Trường THCS Cầu Giấy, Trường THPT Chuyên Hà Nội Amsterdam, Trường Marie Curie, Trường THCS Nguyễn Siêu… Hàng năm, những trường này được phép tuyển sinh toàn thành phố nên có hàng nghìn hồ sơ nộp vào, trong khi chỉ tiêu tuyển sinh chỉ khoảng từ 200-300. Năm ngoái, để tuyển sinh, các trường này buộc phải xét học bạ. Tuy nhiên, 100% hồ sơ nộp vào các trường này đều có học bạ loại giỏi, vì thế các trường đã buộc phải dựa vào các bằng khen, phần thưởng khác, thậm chí cả giải văn nghệ, thể thao… để xét tuyển học sinh đầu cấp.




Hơn 50% giáo viên biệt phái làm việc tại Trung tâm học tập cộng đồng:


Ngày 20-1, tại Hà Nội, Hội khuyến học Việt Nam tổ chức hội thảo đánh giá hiệu quả biệt phái giáo viên làm việc tại các trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ). Đến năm 2015, trong 10.998 TTHTCĐ ở cả nước thì có hơn 50% số giáo viên biệt phái đến làm việc như một cán bộ chuyên trách. Phó Ban phong trào, hội Khuyến học Việt Nam, Nguyễn Xuân Phương cho biết: Trong đợt khảo sát do Hội khuyến học Việt Nam tiến hành vừa qua tại 43 tỉnh, thành phố trực thuộc T. Ư, có chín tỉnh đã bố trí giáo viên biệt phái làm việc tại 100% TTHTCĐ của địa phương như: Thanh Hóa, Hòa Bình, Tây Ninh, Đồng Tháp, Trà Vinh, An Giang, Bến Tre, Tiền Giang và Bình Thuận. Trong khi nhiều tỉnh đã bố trí giáo viên biệt phái làm việc tại TTHTCĐ thì vẫn còn nhiều tỉnh số giáo viên được điều động đến làm việc tại TTHTCĐ rất thấp như: Quảng Ninh, Lâm Đồng, Thừa Thiên-Huế, Quảng Trị, Bạc Liêu, Bến Tre, Tiền Giang...

Nguyên nhân tình trạng trên là do lãnh đạo địa phương chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của TTHTCĐ trong việc đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên, suốt đời của người dân tại cộng đồng. Bên cạnh đó, một số địa phương điều kiện còn khó khăn, thiếu giáo viên nên không có nguồn để điều động. Tại hội thảo, các đại biểu tập trung làm rõ những tồn tại, hạn chế của việc điều động giáo viên đến làm việc tại TTHTCĐ, từ đó có các kiến nghị cần thiết, thỏa đáng đối với các cấp quản lý từ T. Ư đến địa phương, tạo điều kiện tốt nhất cho giáo viên hoặc cán bộ chuyên trách. Đồng thời, làm rõ hơn những giải pháp cụ thể mà địa phương đã thực hiện để phát huy vai trò của giáo viên khi đến làm việc tại TTHTCĐ.




Bạo lực học đường ám ảnh học sinh - nỗi sợ hãi đeo bám:


Cũng vì bạo lực học đường, nhiều học sinh dở dang chuyện học, hướng đời mình vào những ngả đường không định trước hoặc chìm trong nỗi ân hận muộn màng.


N. P. M, 15 tuổi, từng là học sinh (HS) Một trường THCS ở Q. 8, TP. HCM, trước đây là “đàn chị”  của cả 4 khối trong trường. Do nhiều lần đánh bạn để lại thương tích và tổ chức thu tiền bảo kê nên hằng tuần M. Đều bị gọi đứng lên trước cờ để cảnh cáo rồi bị đình chỉ học. Tuy nhiên, những hình thức kỷ luật này hầu như không có tác dụng gì. Một HS từng là bạn học cùng lớp với M. Kể: “Có lần M. Đang ngồi uống nước ở gần trường thì nghe bạn mình nói bị ăn hiếp. Cuối buổi học hôm đó M. Đứng đợi ở cổng trường. Khi vừa thấy T., người cho là đã ăn hiếp bạn mình, M. Đánh đấm tới tấp khiến T. Ngã quỵ ngay cổng trường. Đánh xong, M. Về nhà nghỉ học mấy ngày liền. Còn T. Bị gãy sống mũi và gãy xương phải nhập viện. Gia đình T. Đâm đơn kiện. Với lý lịch của một HS hư, phạm lỗi nhiều lần đã bị lưu hồ sơ nên M. Bị đưa vào Trường giáo dưỡng số 4, Long Thành, Đồng Nai.. .”. Năm 2015, M. Ra khỏi trường này và giờ phụ bán hàng cho gia đình. Chúng tôi gặp M. Vào một ngày đầu năm 2016, M. Nói: “Cuộc sống trong trường giáo dưỡng rất mệt mỏi. Khi mới vào em phải đi phục vụ mấy anh chị vào trước. Nhưng cũng từ đó em nhận ra nhiều điều. Ở trường em là “trùm”  nhưng vào đó em chẳng là gì cả. Thậm chí em còn bị mấy anh chị trong đó đánh hội đồng vì tội không nghe lời. Bây giờ em hiểu đánh thắng bạn không phải là sức mạnh mà chỉ là thể hiện thói hung hăng. Em rất nuối tiếc những ngày tháng học trò đã qua”. M. Cho biết thêm, ước muốn lớn nhất bây giờ là được đi học trở lại.

Nếu được làm lại...

Gần 1 năm từ khi đoạn phim nữ sinh Trường THCS Lý Tự Trọng (TP. Trà Vinh) Bị đánh hội đồng khiến dư luận bức xúc, chúng tôi gặp lại D. T. V, HS được xem như “thủ lĩnh”  trong vụ này. V. Hiện đang học lớp 8 trường này. Nghe có người tìm mình, V. Tái xanh mặt, núp ló sau lưng các bạn cùng lớp nhưng không chịu gặp. Chúng tôi đợi hết giờ thể dục để gặp nhưng V. “biến mất”  nhanh chóng. Tìm đến ngôi nhà trước đây V. Thường ở thì người nhà V. Chỉ qua nhà nội, nhà nội chỉ sang nhà ba.. . Những HS cùng lớp nói với chúng tôi “chắc nó sợ nên đi lánh mặt”. Mặc dù vụ việc đã qua một năm nhưng rõ ràng nỗi ám ảnh và sợ hãi của V.Vẫn chưa dứt. Không tiếp cận được V. Chúng tôi đành gặp gỡ bà dì hiện V. Đang ở cùng. Bà dì này cho biết khi sự việc xảy ra cả nhà đều bất ngờ. V.Vốn là đứa trẻ ngoan, học khá tốt. Trước khi đánh bạn V. Cũng là nạn nhân của nhiều vụ bạo lực học đường. Cũng từng bị đánh chảy máu răng và sưng mặt. Hỏi ra thì V. Cũng giấu, chỉ nói là bị ngã va vào cầu thang. Hoàn cảnh gia đình V. Cũng khá éo le. Ba mẹ ly hôn, ba V. Giờ đã có vợ mới. V. ở với bà dì, đôi khi về nhà nội, có lúc ở với ba. Dù có địa chỉ cụ thể nhưng chúng tôi không thể xác định được ngôi nhà thật sự của V. Hiện tại.

Chúng tôi cũng nhiều lần tìm đến nhà T. B. T, người được xem là đồng phạm với V. Nhưng cũng không gặp được khi người nhà đưa ra nhiều lý do như: “Nó đi chơi rồi, về quê rồi.. .”. Chập choạng tối, chúng tôi bất ngờ quay lại thì thấy T. Ngồi cạnh ngôi nhà lá, cột nhà xiêu vẹo và mái lá mục nát. Khuôn mặt non nớt buồn rầu, dường như T. Vẫn chưa hết mặc cảm và sợ sệt khi nhắc đến vụ đánh bạn lúc trước. T. Nghẹn ngào nói: “Sau khi nhận hình thức kỷ luật của trường, về nhà em chỉ biết khóc. Em sợ không được lên lớp và sợ hơn nữa là ra đường người ta gặp là đánh”. Cũng từ ngày đó, T. Quyết định khóa tài khoản Facebook và ít ra đường. “Cũng vì cái Facebook ấy mà em mới ghét và tham gia đánh P. Mỗi lần em đăng hình hay viết gì lên đó là P. Lại vào comment rất khó nghe. Từ đó, sinh ra ác cảm nên khi thấy các bạn đánh P., em mới hành động sai trái, nông nổi như vậy.. .”, T. Thỏ thẻ nói. “Bây giờ nếu được làm lại em sẽ kiềm chế hơn. Sẽ không làm đau bạn ấy như vậy. Hè năm rồi em gặp lại P. ở trường. Em không dám ngẩng đầu lên nhìn P. Nhưng trong lòng thì rất muốn hỏi P. Còn giận em không? Muốn đứng trước mặt P. Nói là mình xin lỗi.. .”, T. Thổ lộ. Ông Tuấn, cậu ruột của T., cho biết: “Ba mẹ nó thôi nhau lâu rồi, nhà sập nên nó về tá túc với bà ngoại. Ở nhà nó rất ngoan, ai nói gì cũng nghe. Chuyện xảy ra tôi rất buồn. Bản thân tôi cũng công tác ở phường, từng giải quyết nhiều vụ đánh nhau. Bởi vậy, không đợi trường tổ chức đi xin lỗi mà tôi, bà ngoại và mẹ nó đã qua nhà cháu P. Xin lỗi một cách chân thành”. Ông Tuấn cho biết thêm: “Gia đình thường xuyên nhắc nhở T. Phải cố gắng để học, giữ cho mình một lý lịch sạch, rèn luyện tốt sau này còn có thể làm việc ở địa phương và phục vụ đất nước”.

Kỷ luật có chấm dứt bạo lực học đường...

Trước thực tế các vụ bạo lực học đường ngày càng có những biến tướng phức tạp, vấn đề đặt ra là những hình phạt như hiện tại có tác dụng răn đe thật sự hay không? Việc cách chức, điều chuyển lãnh đạo có thể thay đổi thực trạng của bạo lực học đường không? Câu trả lời từ thực tế Trường THCS Lý Tự Trọng (Trà Vinh) Vẫn là không. Bởi sau khi cách chức, điều chuyển hiệu trưởng, hiệu phó, kỷ luật nhân viên và nhiều HS thì tình hình bạo lực học đường ở trường này vẫn tiếp diễn. Chỉ một ngày ngồi ở trường nhưng chúng tôi chứng kiến việc nhiều HS chạy xuống gọi thầy xử lý vì bị bạn đánh. Có HS còn ngồi ở phòng phụ trách Đội suốt giờ ra chơi, đợi sau khi vào tiết mới dám lên lớp vì sợ bạn đánh. Một giáo viên ở trường này cho biết: “Hình thức kỷ luật đuổi học, đình chỉ đối với HS như hiện tại chưa thật sự triệt để. Thay vì buộc HS nghỉ học ở nhà một tuần thì nhà trường và gia đình nên phối hợp tổ chức cho các em gặp mặt. Bày tỏ bằng lời nói trước sự phân xử của người lớn. Thay vì để những đứa trẻ không nhìn mặt nhau thì nên tìm cách để chúng thông cảm cho nhau và hiểu được ý nghĩa của tình bạn. Tạo cho các em cơ hội nói lời xin lỗi và học cách tha thứ. Từ đó chúng sẽ học được cách để yêu thương”. Giáo viên này nói thêm: “Sau khi P. Được một trường quốc tế nhận nuôi và miễn học phí thì nhiều HS nói nhau cứ đánh nhau để.. . Được đi học trường quốc tế. Chúng tôi rất lo ngại khi HS có suy nghĩ này. Chuyển trường, HS sẽ có điều kiện học tập tốt và một không gian mới góp phần quên đi những kỷ niệm đau thương nhưng sẽ tạo một khoảng cách vô hình, khiến các em khó khăn trong việc đối mặt và học được cách tha thứ, hòa nhập”.

Từ thách đố trên mạng đến đánh nhau ngoài đời...

Hành vi bạo lực thể hiện rằng các cá nhân có những bất ổn về tâm lý và thiếu các kỹ năng giải quyết vấn đề một cách có hiệu quả. HS ở lứa tuổi vị thành niên dễ bị lôi cuốn theo bạn bè vào những hành vi bạo lực khi có xích mích với bạn bè, dù chỉ từ những mâu thuẫn nhỏ. Hành vi bạo lực còn thể hiện thông qua việc HS sử dụng các trang mạng xã hội hình thành các nhóm hoặc tham gia các nhóm chơi game trực tuyến rồi dùng lời lẽ khích bác, thách đố nhau trên mạng. Từ đó dẫn đến việc tìm kiếm nhau thực sự bên ngoài.

Giáo dục để tránh hành vi lệch chuẩn!

Để HS biết yêu thương, tôn trọng lẫn nhau thì không có cách nào khác là phải giáo dục cho các em biết và tránh các hành vi lệch chuẩn, gây tổn thương đến người khác. Ví dụ, HS cần trải nghiệm cảm giác mình bị cô lập, bị xúc phạm ngay chính trong một tập thể ra sao.. . Từ đó tránh gây ra cảm giác ấy cho bạn bè. Không phải HS nào cũng biết mình đang có hành vi bạo hành về mặt tinh thần với bạn bè và hậu quả của hành vi ấy ra sao đâu”.

Phản ứng tiêu cực...

Về mặt tinh thần, những đứa trẻ bị bạo lực thường cảm thấy bị tổn thương, lo âu, chán nản, cô đơn, mệt mỏi. Các em rất dễ bị trầm cảm, sợ hãi, ám ảnh, tự cô lập mình với thế giới bên ngoài, gây khó khăn trong cuộc sống thường ngày và ngay cả lúc các em trưởng thành. Thậm chí nhiều em sẽ có phản ứng tiêu cực như tự tử hoặc nổi loạn để trả thù.




Tiền kẹp trong sách và bài học đi suốt cuộc đời:


Ông bố đưa cho cậu con trai một cuốn sách, bên trong có một đồng tiền và bài học phía sau còn sâu xa hơn thế. Anirudh Anupama, tiến sĩ của Viện Công nghệ Ấn Độ, có sở thích viết lách về chủ đề nuôi dạy con cái. Bài viết dưới đây của anh được đăng tải trên diễn đàn Fatherly. Khi tôi lên 10, bố đưa cho tôi đọc cuốn “Gulliver's Travels”  (Gulliver du ký). Ông nói: Cứ đọc đến cuối, con sẽ được thưởng. Tôi nghĩ chắc ông đang nói về những bài học bên trong cuốn sách. Tôi chậm rãi đọc, không quá vội vàng lật đến trang cuối. Nhưng khi truyện chỉ còn 10 trang, tôi tìm thấy một đồng 100 rupi (khoảng 1,5 đôla). Tôi gần như sững sờ. Với một cậu bé như tôi, đó là một món tiền rất rất lớn. Tôi không biết phải làm gì với nó. Hơn thế, tôi đã bị cuốn vào mạch truyện và thực sự muốn đọc tiếp để xem điều gì sẽ xảy ra với Gulliver, người hùng, nhân vật chính của cuốn truyện. Tôi đặt đồng 100 rupi sang một bên rồi tiếp tục đọc. Khi đã đọc truyện xong, tôi trả cuốn sách cho bố và báo với ông rằng mình tìm thấy tiền kẹp trong sách. Tôi nói rằng mình không biết làm gì với số tiền đó, rằng vì bố là người lớn nên có thể bố sẽ giúp được tôi.

Trên thực tế, bố chỉ muốn kiểm tra cách tôi ứng xử khi bắt được tiền rơi. Và ông tỏ ra rất hài lòng khi nhận thấy tôi không gian dối. Ông ngồi xuống bên cạnh và nói với tôi: “Nghe này Beta, người ta cần phải mau chóng trả lại những thứ gì không thuộc về mình như con đã làm vậy. Điều đó sẽ giữ cho tâm hồn của con trong sạch, mọi nghiệp chướng của con cũng được rửa sạch. Con sẽ được tưởng thưởng”. “Giải thưởng là gì không quan trọng, miễn là con có được một bài học tốt đẹp vào cuối ngày trước khi lên giường đi ngủ. Đừng bao giờ nói dối hoặc gian lận, bất kể là trong tình huống nào. Làm được thế, con sẽ thành công. Còn bây giờ thì hãy ra ngoài mua cho mình một con diều đi! ”. Tôi vẫn còn nhớ rất rõ câu chuyện ấy bởi nó xảy ra chỉ ít lâu trước khi bố tôi qua đời. Đó vẫn là một trong những kỷ niệm đẹp nhất của tôi về ông. Tôi đã gắng hết mình tuân theo lời dạy này của ông. Mỗi ngày, nó đã giúp tôi có cảm giác như mình được rửa tội, được thanh thản trong tâm hồn.




(Tổng hợp theo ND, TP, TN, TT)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

sách giáo trình công nghệ thông tin pdf doc - sách tham khảo

[-] Mục Lục 1 kế toán doanh nghiệp với visual basic https://ambn.vn/product/35662/ke-toan-doanh-nghiep-voi-visual-basic.html Những kiến thức cơ bản về kế toán như biểu mẫu, báo cáo, sổ sách chứng từ kế toán đã được trình bầy ở những bộ sách trước cùng tác giả, và coi như ở tập sách này là bạn đã nắm rõ về microsoft access và visual basic. Trong sách này, sẽ hướng dẫn bạn thêm khi thiết kế các giao diện nhập dữ liệu, xử lý và báo cáo trong chương trình kế toán, hiểu rõ những kỹ thuật và công cụ lập trình nâng cao và dễ dàng thiết kế thành công một chương trình quản lý kế toán doanh nghiệp bằng Visual Basic 2. lập trình cơ sở dữ liệu visual basic sql server https://ambn.vn/product/35577/lap-trinh-co-so-du-lieu-visual-basic-sql-server.html Cuốn sách này cung cấp cho người học những thông tin chi tiết cảu các công cụ kỹ thuật hiện nay như ADO, ADO MD và ADOX, MSDE, .. SQL Namespace.. Mục tiêu cuốn sách là cung cấp các kiến thức ở mức độ chuyên sâu những công cụ mà kết hợp giữa

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể