Chuyển đến nội dung chính

XÂY DỰNG THÓI QUEN ĐỌC SÁCH NGAY TỪ KHI CÒN BÉ

XÂY DỰNG THÓI QUEN ĐỌC SÁCH NGAY TỪ KHI CÒN BÉ



Phát triển văn hóa đọc luôn là một vấn đề mang ý nghĩa chiến lược của mọi quốc gia trong việc nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực. Tuy nhiên, với thời đại công nghệ thông tin bùng nổ như hiện nay, văn hóa nghe nhìn lấn át văn hóa đọc, làm cho giới trẻ nói chung, học sinh, sinh viên nói riêng, xa dần thói quen đọc sách mỗi ngày.

Không có… thời gian

 Phần lớn bạn trẻ khi được hỏi đều cho rằng nguyên nhân chủ yếu khiến họ ít đọc sách là vì dành nhiều thời gian cho học tập, đi chơi, “chém gió” với bạn bè. Đọc sách không có sự tương tác cho nên không thấy hào hứng và đủ kiên nhẫn để đọc hết một cuốn sách. Hiếm có học sinh, sinh viên nào được hỏi mà trả lời dùng tiền để mua sách hoặc dùng thời gian rảnh rỗi để đến thư viện, hiệu sách. Trần Anh Thư, sinh viên Trường đại học Phương Đông (Hà Nội) Cho biết: Thời gian rảnh rỗi, em thường lên mạng xã hội để đọc tin tức hằng ngày cũng như trò chuyện với bạn bè. Những cuốn sách em đọc thường mượn của bạn. Còn Đào Thu Trang, sinh viên năm thứ hai, Trường đại học Kinh tế Quốc dân (Hà Nội) Chia sẻ: Trước đây thường vào thư viện mượn sách đọc, nhưng từ khi sắm được chiếc điện thoại có tính năng truy cập in-tơ-nét, em thường tìm kiếm thông tin trên mạng. Chỉ cần gõ tên sách, truyện cần tìm là có thể xem và đọc bất cứ lúc nào, mọi thứ hiện ra nhanh chóng và hoàn toàn miễn phí. Thực tế cho thấy, các bạn trẻ sẵn sàng bỏ hàng giờ đồng hồ để dành thời gian cho việc lướt Facebook, xem tin tức hoặc đọc sách trực tuyến thay vì dành thời gian đọc một cuốn sách in.

Không thể phủ nhận in-tơ-nét hiện nay là công cụ tìm kiếm thông tin hữu hiệu của mọi người, nhưng cũng không vì thế mà thói quen đọc sách dần mất đi. So với trước đây, thư viện của nhiều trường đại học hiện nay có số lượng đầu sách nhiều hơn, sinh viên có thể thoải mái lựa chọn. Tuy nhiên, ở các thư viện, hình ảnh thường thấy chỉ là các sinh viên rủ nhau học nhóm, mượn bầu không khí nơi đây để ôn tập hơn là đọc sách; Nếu có mượn sách thì chỉ là những cuốn chuyên ngành do giảng viên chỉ định, hướng dẫn thay vì tự nghiên cứu, tìm tòi và đưa ra những lựa chọn của riêng mình. Theo Phó Vụ trưởng Giáo dục thường xuyên, Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Sỹ Bỉnh: Phần lớn bạn trẻ ngày nay thờ ơ với văn hóa đọc sách. Thế hệ trẻ bị những hình thức nghe, nhìn lôi cuốn nhiều hơn là hình thức đọc. Văn hóa đọc bị mai một đã và đang gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội như bạo lực học đường, tội phạm tràn lan, sự vô cảm và thiếu niềm tin vào xã hội ngày càng tăng, lãng phí nền tảng nhân văn và sáng tạo quốc gia.

Tạo thói quen đọc sách từ nhỏ

Theo Cục Xuất bản (Bộ Thông tin và Truyền thông), bình quân mỗi người Việt Nam đọc 2,8 cuốn sách và 7,07 tờ báo một năm, thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Trong một báo cáo khác của Vụ Thư viện (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), tỷ lệ người hoàn toàn không đọc sách chiếm tới 26%, tỷ lệ người thỉnh thoảng mới cầm sách để đọc 44%, đọc thường xuyên chiếm tỷ lệ 30%. Bạn đọc của thư viện chiếm khoảng 8% đến 10% dân số. Những số liệu thống kê trên cho thấy, thói quen đọc của người Việt Nam chưa được hình thành một cách vững chắc. Người dân vẫn chưa có thói quen và kỹ năng đọc sách phù hợp mà chủ yếu đọc theo ngẫu hứng.

Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển thừa nhận: Học sinh, sinh viên hiện nay thiếu kỹ năng giải quyết các vấn đề liên quan thực tiễn, thiếu kỹ năng sống và làm việc theo nhóm. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự ít đọc, đó là do sức ép thời gian học tập chính khóa, ngoại khóa nhiều; Cơ sở vật chất thư viện chật hẹp; Sách, tài liệu nghèo nàn; Cách thức quản lý, chỉ đạo hoạt động của thư viện lạc hậu. Đáng chú ý, phong trào đọc sách trong cộng đồng nói chung và trong nhà trường nói riêng chưa được hình thành, không được sự khuyến khích của giáo viên và phụ huynh; Nhu cầu đọc để hỗ trợ học tập chính khóa không có; Yêu cầu về kiểm tra đánh giá chưa khuyến khích học sinh phải đọc thêm nhiều tài liệu để có kết quả tốt. Vì vậy, cần tạo thói quen đọc sách từ nhỏ cho học sinh, sinh viên. PGS, TS Trần Thị Minh Nguyệt, Trường đại học Văn hóa Hà Nội cho rằng, văn hóa đọc hình thành ở mỗi người từ khi bắt đầu biết đọc, biết viết. Việc đọc ở trẻ em những năm đầu đến trường rất quan trọng bởi nó là nền tảng, là cơ sở để phát triển văn hóa đọc cho những giai đoạn tiếp theo. Ngoài chương trình học tập trong nhà trường, việc đọc sách sẽ giúp trẻ em lĩnh hội các giá trị văn hóa, xã hội, đồng thời hình thành và phát triển kỹ năng tiếp nhận thông tin, tri thức - yếu tố quan trọng của một nhân cách sáng tạo trong thời đại ngày nay. Văn hóa đọc được hình thành và phát triển ở lứa tuổi này sẽ là hành trang quý báu trong suốt cuộc đời các em.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

sách giáo trình công nghệ thông tin pdf doc - sách tham khảo

[-] Mục Lục 1 kế toán doanh nghiệp với visual basic https://ambn.vn/product/35662/ke-toan-doanh-nghiep-voi-visual-basic.html Những kiến thức cơ bản về kế toán như biểu mẫu, báo cáo, sổ sách chứng từ kế toán đã được trình bầy ở những bộ sách trước cùng tác giả, và coi như ở tập sách này là bạn đã nắm rõ về microsoft access và visual basic. Trong sách này, sẽ hướng dẫn bạn thêm khi thiết kế các giao diện nhập dữ liệu, xử lý và báo cáo trong chương trình kế toán, hiểu rõ những kỹ thuật và công cụ lập trình nâng cao và dễ dàng thiết kế thành công một chương trình quản lý kế toán doanh nghiệp bằng Visual Basic 2. lập trình cơ sở dữ liệu visual basic sql server https://ambn.vn/product/35577/lap-trinh-co-so-du-lieu-visual-basic-sql-server.html Cuốn sách này cung cấp cho người học những thông tin chi tiết cảu các công cụ kỹ thuật hiện nay như ADO, ADO MD và ADOX, MSDE, .. SQL Namespace.. Mục tiêu cuốn sách là cung cấp các kiến thức ở mức độ chuyên sâu những công cụ mà kết hợp giữa

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể