Chuyển đến nội dung chính

ĐIỂM TIN GIÁO DỤC NGÀY 26 THÁNG 12 NĂM 2015

ĐIỂM TIN GIÁO DỤC NGÀY 26 THÁNG 12 NĂM 2015








Các trường ĐH xác định và đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh năm 2016 theo quy định mới:



Năm 2016, chỉ tiêu các trường ĐH sẽ được xác định theo quy định mới ban hành, chấm dứt tuyển sinh đào tạo từ xa đối với ngành sư phạm, tiếp tục thực hiện lộ trình giảm chỉ tiêu tuyển sinh sư phạm chính quy năm 2016 tối thiểu 10% so với năm 2015...

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có hướng dẫn tới các trường về xác định và đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh năm 2016. Theo đó, các đại họchọc viện, viện đào tạo tiến sĩ, các trường đại học, trường cao đẳng và trường trung cấp chuyên nghiệp cần lưu ý một số vấn đề trong xác định chỉ tiêu tuyển sinh năm 2016. Cụ thể, các cơ sở giáo dục đại học xác định và đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh năm 2016 theo quy định tại Thông tư số 32/2015/TT-BGDĐT  ngày 16-12-2015. Do Thông tư số 32/2015/TT-BGDĐT  mới ban hành, nên thời hạn đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh năm 2016 đối với các cơ sở giáo dục đại học lùi đến trước ngày 5-2-2016. Các trường cao đẳng, trường trung cấp tiếp tục đăng ký chỉ tiêu năm 2016 theo quy định như những năm trước cho đến khi có văn bản mới ban hành thay thế.

Bộ GD-ĐT lưu ý các trường việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh phải gắn quy mô đào tạo với nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và góp phần khắc phục tình trạng mất cân đối về cơ cấu ngành, nghề, trình độ đào tạo. Năm 2016 chấm dứt tuyển sinh đào tạo từ xa đối với ngành sư phạm, tiếp tục thực hiện lộ trình giảm chỉ tiêu tuyển sinh sư phạm chính quy năm 2016 tối thiểu 10% so với năm 2015. Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ thông báo chỉ tiêu tuyển sinh năm 2016 của cơ sở đào tạo khi có văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý trực tiếp cơ sở đào tạo về chỉ tiêu tuyển sinh sư phạm chính quy.

Về chỉ tiêu đào tạo cử tuyển, trên cơ sở đề nghị của UBND các tỉnh, Bộ GD-ĐT sẽ thông báo chỉ tiêu đến cơ sở đào tạo trước 31-10-2016. Đối với chỉ tiêu dự bị đại học, Bộ GD-ĐT sẽ thông báo phân bổ học sinh hoàn thành chương trình dự bị đến các cơ sở đào tạo trước ngày 20-5-2016 và theo nguyên tắc không quá 5% tổng chỉ tiêu chính quy của cơ sở đào tạo. Chỉ tiêu đào tạo nhân lực trình độ đại họcthạc sĩ của các địa phương thuộc khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ thực hiện theo công văn số 4348/BGDĐT-GDĐH ngày 26-8-2015 của Bộ GD-ĐT.

Bộ GD-ĐT yêu cầu các cơ sở đào tạo có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc các kết luận về kiểm tra, thanh tra, kiểm toán liên quan đến việc xác định, thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh năm 2015, khấu trừ chỉ tiêu vượt vào chỉ tiêu tuyển sinh năm 2016 (nếu có).




Sao lại khống chế số lượng sinh viên? Có biểu hiện tăng trưởng nóng:



Bộ GD-ĐT mới ban hành thông tư quy định quy mô đào tạo ĐH chính quy của các trường ĐH không vượt quá từ 5.000 - 15.000 sinh viên tùy theo khối ngành. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Áng, Phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính, Bộ GD-ĐT, với các trường hiện quá đông sinh viên (SV), sẽ có lộ trình để giảm chứ không bắt phải làm ngay từ năm 2016.

Về việc vì sao có các con số 15.000,8.000,5.000, ông Áng giải thích trong những năm gần đây, quy mô tuyển sinh hằng năm cũng như quy mô đào tạo lũy kế của ĐH, CĐ có biểu hiện tăng trưởng nóng, sẽ dẫn đến sự mất cân đối về yêu cầu nâng cao chất lượng với khả năng đáp ứng. Các điều kiện đảm bảo chất lượng bao gồm đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, khả năng quản trị… không theo kịp không chỉ về số lượng mà còn về chất lượng. Trong đào tạo giảng viên, muốn tăng trưởng ngay cũng không kịp. Đã có tình trạng các trường giành giật nhau giảng viên, trả lương cao để lôi kéo các thầy cô về trường mình. Vì thế, từ nhiều năm nay, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã có chủ trương ổn định quy mô cả hệ thống để nâng cao chất lượng. Chủ trương này được cả Chính phủ và Quốc hội ủng hộ.

Tháng 6.2013, Thủ tướng ban hành Quyết định phê duyệt điều chỉnh quy hoạch mạng lưới các trường ĐH, CĐ giai đoạn 2006 - 2020. Theo quy hoạch này, quy mô các trường ĐH khối ngành sức khỏe sẽ không quá 8.000, khối ngành năng khiếu không quá 5.000, các khối ngành còn lại không quá 15.000. Khi soạn dự thảo Thông tư 32 để trình Thủ tướng phê duyệt, Bộ đã thảo luận rất kỹ về các tiêu chí này, đồng thời xin ý kiến các bộ ngành để đạt được sự đồng thuận.

Không bắt thực hiện ngay tất cả từ năm 2016, vậy việc khống chế quy mô SV ĐH chính quy theo các con số vừa nêu sẽ theo một lộ trình như thế nào? Đó là định hướng đến năm 2020. Nhưng từ năm 2016 mà áp dụng ngay quy mô được định hướng cho năm 2020 liệu có ổn không? Bản thân nội dung Thông tư 32 chưa bắt buộc tất cả các trường phải ngay lập tức tuân thủ các nội dung theo Quyết định 37. Trong thông tư có những nội dung thể hiện định hướng đến năm 2020 mới đạt các mục tiêu mà Quyết định 37 đặt ra chứ không bắt các trường thực hiện ngay từ năm 2016. Nhưng với tiêu chí về quy mô tối đa thì Thông tư 32 không thể hiện lộ trình như Quyết định 37 yêu cầu mà chỉ thòng thêm quy định các trường hợp đặc biệt sẽ được Bộ trưởng xem xét. Không có quy định nào trong Thông tư 32 nêu rằng những trường quy mô đã vượt ngưỡng tối đa phải giảm xuống cho bằng quy định ngay lập tức. Chính khi đưa ra quy định Bộ trưởng sẽ xem xét quyết định trường hợp đặc biệt là chúng tôi đã có hướng rồi.

Hướng như thế nào, thưa ông? Những trường hợp vượt quy định quy mô tối đa, các trường cứ đăng ký theo 2 tiêu chí về tỷ lệ SV/giảng viên và diện tích xây dựng/SV.Ví dụ một trường có 2 khối ngành kinh tế - quản trị và kỹ thuật - công nghệ, họ cứ đăng ký chỉ tiêu theo 2 khối sau khi đã áp dụng 2 tiêu chí vừa nêu. Nếu đăng ký đó giảm so với chỉ tiêu năm 2015 nhưng vẫn cao hơn mức quy định thì lấy theo mức giảm hiện tại, nếu tăng so với 2015 thì lấy mức cao nhất là bằng 2015. Hiện có nhiều cách hiểu về quy mô tối đa theo khối ngành. Nếu một trường có tất cả các khối ngành thì quy mô tối đa họ được áp dụng là 8.000 + 5.000 + 15.000 hay chỉ tối đa là 15.000? Chỉ được áp dụng tối đa là 15.000. Nhưng tôi tin, nếu áp theo Thông tư 32, tức là tách bạch các điều kiện đảm bảo chất lượng theo khối ngành, thì chỉ tiêu nhiều trường đã giảm một cách tự nhiên, và chúng tôi sẽ lấy theo con số giảm tự nhiên đó.

Cơ chế riêng cho các trường có quy mô lớn, Bộ có lường trước là sẽ có bao nhiêu trường cần phải xem xét riêng? Chúng tôi đã có thống kê và bàn bạc với những trường liên quan trước khi ban hành thông tư. Hiện cả nước có 219 trường ĐH (không tính khối công an, quân đội), trong đó chỉ có 18 trường quy mô hiện nay lớn hơn 15.000 SV chính quy. Chúng tôi sẽ cho các trường này có cơ chế riêng như tôi đã nói, tức là họ cứ đăng ký theo tiêu chí 1 và 2. Tôi tin rằng chỉ tiêu những trường đó năm tới sẽ giảm một cách tự nhiên. Chẳng hạn, trường có 2 khối, kỹ thuật - công nghệ và kế toán - quản trị kinh doanh. Trước đây, khối kỹ thuật - công nghệ họ không bao giờ tuyển đủ 20 SV/giảng viên, trong khi đó khối kế toán - quản trị kinh doanh tuyển tương đối nhiều. Theo thông tư cũ, những trường có 2 khối ngành họ sẽ lấy cả những chỉ tiêu không tuyển được của khối ngành khác “bù” vào những khối ngành tuyển thừa. Giờ họ không được làm cách đó nữa.

Vậy chỉ cần thực hiện theo 2 tiêu chí đầu thì chỉ tiêu đã giảm một cách tự nhiên. Tại sao lại phải đưa ra tiêu chí 3 - hạn chế quy mô đào tạo - khiến gây ra tranh cãi? Vì đang có xu hướng một số trường cứ xây thêm phòng học, cứ tuyển thêm giảng viên bất chấp điều đó vượt quá năng lực quản trị của họ. Nếu không có quy định này, xu hướng đó sẽ tiếp tục. Trong điều kiện của chúng ta, các tiêu chí về chất lượng chưa định lượng được thì việc thế này là cần thiết để đảm bảo nâng cao chất lượng.

Giảm quy mô tăng chất lượng nhưng đầu tư, nguồn lực đang có những bất hợp lý. Có ý kiến cho rằng các trường ĐH hiện nay phụ thuộc nhiều vào học phí, tăng quy mô để các trường tồn tại tốt nhất, ông nghĩ sao? Để nâng nguồn thu bằng cách tăng quy mô chúng tôi không bao giờ ủng hộ. Chỉ tăng đến mức hợp lý. Tăng quá giới hạn là chúng tôi phản đối. Chúng tôi cũng nghe các trường phàn nàn, với quy định của Thông tư 57,25 SV/giảng viên không đủ nguồn thu để trả các khoản chi cũng như trả lương cho giảng viên, cho nên đề nghị nâng định mức lên. Chúng tôi nói với các trường là điều này Bộ sẽ tham mưu để Chính phủ điều chỉnh chính sách học phí. Nghĩa là sẽ nâng trần học phí, chứ dứt khoát không được nâng số lượng SV/giảng viên vì sẽ ảnh hưởng tới chất lượng. Thực tế Nghị định 86 đã nới trần học phí lên rồi, Nghị quyết 77 đã cho phép một số trường tự chủ nới trần học phí cao hơn nữa. Như vậy, chúng ta đang mở lối thoát cho các trường, khi mà khống chế về số lượng.




Học bổng cho sinh viên dân tộc thiểu số, khuyết tật VN tại Ireland:



Điều kiện: Tốt nghiệp đại học loại khá, điểm trung bình tối thiểu là 7.0/10 (hoặc tương đương); Phải có từ 1 - 3 năm kinh nghiệm làm việc sau tốt nghiệp; Thành thạo tiếng Anh. Hạn chót nộp hồ sơ ngày 18.1.2016. Xem thêm tại: www.smurfitschool.ie

Trường ĐH Gothenburg (Thụy Điển) Thông báo cấp học bổng toàn phần học phí bậc học thạc sĩ năm 2016 cho ứng viên quốc tế có thành tích học tập các ngành: Nghệ thuật sáng tạo, khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, nhân văn, giáo dục, công nghệ thông tin, kinh doanh, kinh tế, luật, y học. Thời gian nộp đơn xin học bổng hạn chót vào ngày 13.2.2016. Xem thông tin chi tiết tại: www.utbildning.gu.se/education/application/scholarships/the-university-of-gothenburg-study-scholarship




Bí quyết đạt học bổng quốc tế:



Săn được một suất học bổng quốc tế không hề đơn giản nhưng cũng không quá khó như nhiều người nghĩ. Các bạn trẻ từng nhận được học bổng giá trị trên thế giới đã chia sẻ một số thông tin cần thiết cho những ai đang có ý định tìm cơ hội du học bằng con đường học bổng.

Đánh giá đúng khả năng của mình!

Theo Hà Ngọc Anh, cựu du học sinh của Trường ĐH Monash (Úc), bạn phải tự xác định khả năng của mình thông qua tiêu chí của các trường cấp học bổng để tìm một suất học bổng phù hợp. Huỳnh Hoa Thủy Tiên, tốt nghiệp Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP. HCM, nhận được học bổng trao đổi sinh viên (SV) Của Hàn Quốc ngay từ năm 2 đại học“Ngoài việc chú tâm học tập thật giỏi, trau dồi ngoại ngữ tốt, các bạn cũng nên chú trọng các hoạt động ngoại khóa. Bên cạnh mục đích thu thập kỹ năng sống, bạn còn có thể mở rộng quan hệ tốt với các phòng ban, tổ chức ở trường, gây ấn tượng với thầy cô để trở thành ứng viên đầu tiên mà khi có cơ hội mọi người sẽ nghĩ ngay tới bạn”, Tiên chia sẻ.

Tương tự, Nguyễn Diễm Lê, SV Trường ĐH Ngoại thương (Hà Nội), từng nhận những học bổng giá trị như Global Undergraduate Exchange Program (do Bộ Ngoại giao Mỹ tài trợ), Saxion Talent Scholarship (STS) Của Trường ĐH Saxion Hà Lan, hiện theo học tại Trường ĐH Nazareth, Rochester (Mỹ), cho biết thông thường SV tìm kiếm từ khóa “Scholarships for international students”  trên Google sẽ có hàng ngàn kết quả. Nhưng để tiếp cận được những suất học bổng phù hợp với nhu cầu và khả năng của mình, đòi hỏi mỗi SV phải có khả năng chọn lọc thông tin rất cao. “Không nên tham gia nộp đơn cho tất cả các học bổng mà nên tìm hiểu những chương trình thích hợp với khả năng của mình nhất”, Diễm Lê khuyên.

Phải có dấu ấn riêng trong hồ sơ!

Theo Ngọc Anh, các bước chuẩn bị và nộp hồ sơ rất quan trọng, nó khẳng định thành quả công việc của ứng viên. “Theo tôi, từ lúc chuẩn bị hồ sơ đến khi lên đường du học thông thường là 2 năm vì còn phải thi một số chứng chỉ cần thiết như TOEFL, GRE.. . Và chuyên môn. Các trường nước ngoài thường nhận SV quốc tế vào tháng 9 hằng năm. Nếu bạn xin học tháng 9 năm nay thì tháng 12 năm trước hoặc tháng 1 là hết hạn nộp hồ sơ, do đó chuẩn bị từ tháng 9 năm trước là hợp lý”, Ngọc Anh nói.

Lê Bình Huy, cựu du học sinh nhận học bổng toàn phần của Trường ĐH Nottingham (Anh), cho biết: “Các bạn có ý định xin học bổng quốc tế chú ý thể hiện hết những gì đặc biệt của bản thân bởi chính sự độc đáo ấy sẽ khiến nhà tuyển sinh chú ý đến bạn. Đừng do dự cho họ biết bạn có những tài lẻ. Nếu bạn có khả năng chơi được những loại hình nghệ thuật như đàn, trống hay ca hát thì hãy gửi những đoạn phim kèm theo hồ sơ cá nhân xin học bổng cho họ. Bởi đôi khi nhà tuyển sinh không ấn tượng với điểm số trong hồ sơ nhưng họ sẵn sàng mở cửa chào đón bạn vì bạn có những điểm riêng khác biệt mà những người khác không có”.

Trần Bá Quốc, nhận học bổng tiến sĩ toàn phần ngành kỹ sư môi trường tại Trường ĐH Naresuan do chính phủ Thái Lan tài trợ, chia sẻ: “Mỗi học bổng khác nhau yêu cầu hồ sơ khác nhau, nhưng thông thường có các nội dung sau: Thông tin cá nhân, kinh nghiệm học thuật, viết bài luận, thư giới thiệu, giấy tờ bằng cấp, bảng điểm.. . Nếu nộp cho học bổng tiến sĩ thì cần thêm đề tài nghiên cứu. Phần này và bài luận là tốn nhiều thời gian nhất, được bổ sung liên tục chứ không thể viết hay ngay được”, Quốc nói.

Hoàng Thị Minh Trang, từng nhận cùng lúc nhiều học bổng tại Úc và Anh, nêu thực tế: “Hầu hết các trường đại học quốc tế đều coi trọng những tiêu chí như: Kết quả học tập xuất sắc ở bậc đại học, kinh nghiệm, các hoạt động ngoại khóa và mục tiêu khi tham gia khóa học.. . Vì thế, khi viết đơn xin học bổng cần phải nhấn mạnh mình đã tìm hiểu kỹ về lĩnh vực mình muốn xin học, có đầy đủ khả năng theo học và đặc biệt, hãy nhấn mạnh rằng mình sẽ nỗ lực hết sức để trở thành SV xuất sắc nhất”.

Chia sẻ kinh nghiệm làm thế nào để có một bài luận ấn tượng, Nguyễn Minh Thành, du học sinh tại Na Uy, cho biết: “Nên chọn một chủ đề có ý nghĩa, sau đó viết bằng lời văn của mình, tự mình viết bài luận chứ không sao chép. Bài luận không nên viết quá số từ quy định, chú ý lỗi chính tả, phải viết rõ ràng, rành mạch, đúng cú pháp và dễ hiểu, mạch lạc. Một bài luận cần nêu được những vấn đề chính như: Nội dung theo học, vì sao lựa chọn học bổng này, chương trình sẽ đem lại những lợi ích gì cho cá nhân, đất nước và cộng đồng quốc tế. Những ưu điểm và tố chất sẵn có để có thể hoàn thành khóa học và phát huy những điều sẽ được học.. .”.

Bình Huy lưu ý ở phần phỏng vấn xin học bổng: “Đó là phải giữ tâm lý thoải mái và phải biết cách gợi chuyện. Tâm lý thoải mái, thái độ tự tin sẽ khiến người phỏng vấn cảm thấy gần gũi và hứng thú, nói chuyện với bạn tự nhiên. Việc bạn kéo dài cuộc nói chuyện và chủ động để người hỏi không cảm thấy nhàm chán cũng là một kỹ năng cần thiết”.




Hậu quả khủng khiếp của đại học “thầy đọc trò chép”:



Điểm tin giáo dục ngày 26 tháng 12 năm 2015Con số 225.000 người có trình độ đại học trở lên đang thất nghiệp, chiếm tới 20% số lao động thất nghiệp khiến nhiều người giật mình. Thế nhưng trong mắt các doanh nghiệp thì đây là hậu quả tất yếu từ sai lầm của người học và của giáo dục đại học.

Ông Cao Tiến Vị (tổng giám đốc Công ty cổ phần Giấy Sài Gòn): Hậu quả của nền giáo dục “thầy đọc, trò chép”!

Xu thế trong các ngành sản xuất công nghiệp hiện nay là tự động hóa ngày một nhiều để giảm thiểu nhân lực thừa. Và để vận hành được những cỗ máy tự động này, yếu tố con người lại vô cùng quan trọng. Nhưng với ngành giấy, trước đây Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP. HCM hoặc ĐH Bách khoa có mở ngành giấy xenlulo, nhưng 6-7 năm nay đã không còn. Vì vậy muốn tuyển lao động cho ngành giấy, chúng tôi phải tuyển người học.. . Ngành hóa, sau đó tự về đào tạo lại theo cách người cũ dạy cho người mới về kỹ thuật thực hành. Còn kiến thức ngành thì chúng tôi mời người có phương pháp sư phạm về giảng dạy theo tài liệu do chính chúng tôi biên soạn cho các em. Nhìn vào cách tuyển dụng này, rõ ràng chúng tôi không những thiếu những kỹ sư chuyên ngành mà còn thiếu cả những công nhân, kỹ thuật đơn thuần vì không có trường đào tạo nghề cho các em.

Còn lý do dẫn đến con số cử nhânthạc sĩ thất nghiệp khiến nhiều người giật mình, theo tôi là do chúng ta đang có một nền giáo dục đại học “thầy đọc, trò chép”. Hậu quả của kiểu giáo dục đại học này thật khủng khiếp: Đã là cử nhânthạc sĩ nhưng các bạn vẫn rất thiếu tự tin, không có sự sáng tạo, tư duy luôn bị động khi giải quyết và xử lý vấn đề. Thực tế cho thấy nhiều nơi giảng dạy không đủ phương tiện, thiết bị cho sinh viên tiếp xúc, tìm hiểu nên sự trải nghiệm thực tế về môn các em theo học gần như chỉ là lý thuyết suông.

Điều này dẫn đến việc sinh viên chưa có được cơ hội hiểu cũng như tiếp cận được mô hình hoạt động, sản xuất thực thụ của một doanh nghiệp là như thế nào. Ngoài ra, cũng có một nguyên nhân không nhỏ là trong quá trình sinh viên đi thực tập thì việc thực hành đúng nghĩa có ích cho quá trình làm việc sau này chỉ mang tính hình thức. Nhiều sinh viên có tâm lý miễn sao có đủ điểm để hoàn thành mục tiêu thực tập. Mà có tâm lý như vậy, tôi cho rằng là do các bạn đã chọn sai ngành, nghề học ngay từ đầu.. .

Ông Phạm Phú Ngọc Trai (chủ tịch Công ty Tư vấn kinh doanh hội nhập toàn cầu - GIBC): Kỹ năng quan trọng hơn kiến thức!

Chỉ có khoảng 25-30% người đi xin việc làm có kỹ năng “mềm” đáp ứng ngay công việc của nhà tuyển dụng, trong khi hơn 70% gần như phải đào tạo lại. Đó là con số thống kê chưa chính thức nhưng là phản hồi của hầu hết doanh nghiệp mà tôi tiếp xúc và có thể con số 20% cử nhânthạc sĩ thất nghiệp rơi vào nhóm này. Có một thực tế trong các cuộc phỏng vấn tuyển dụng, đa số người được phỏng vấn đều khoe “tôi biết cái này, biết cái kia hay có bằng cấp này, bằng cấp kia.. .” nhưng điều cần nhất là “tôi sẽ áp dụng nó như thế nào để đóng góp cho doanh nghiệp”  thì không ai nói được. Tôi đánh giá rất cao những bạn trẻ dấn thân vào cộng đồng, tham gia công tác xã hội ngay khi còn trên ghế nhà trường vì việc này giúp người trẻ biết cách xử lý các tình huống, giải quyết vấn đề nảy sinh và phát triển được kỹ năng làm việc theo nhóm.

Đó là những tố chất quan trọng để phát triển một lao động giỏi. Người lao động đừng bao giờ hỏi mình có bao nhiêu kiến thức mà cần nhận biết mình đã chuyển những kiến thức đó thành giá trị lao động như thế nào. Thực tế cho thấy doanh nghiệp thường hay kêu thiếu lao động lành nghề, chứ họ ít đề cập thiếu lao động có kiến thức. Hầu hết doanh nghiệp hiện nay khi tuyển dụng lao động đều đánh giá vào các kỹ năng cơ bản như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng tự chủ hay làm việc theo nhóm.. .

Kiến thức hay bằng cấp sẽ không quyết định được chất lượng người lao động vì kiến thức có thể cải thiện và bổ sung trong quá trình thực hành. Ngay trong công ty tôi, thỉnh thoảng tôi vẫn luân chuyển nhân viên qua các mảng khác nhau để tập cho họ tiếp xúc với các lĩnh vực mới, làm quen với kỹ năng xử lý tình huống. Muốn thích nghi nhanh, người lao động phải hoàn thiện mình, có kiến thức thôi không đủ mà cần thể hiện thành năng suất nơi mình làm việc.

Chúng tôi cần thợ kỹ thuật!

Công ty sản xuất của chúng tôi đang trên đà phát triển ổn định nên lúc nào cũng có nhu cầu nhân lực tốt, đặc biệt là nhân viên kỹ thuật. Suốt một năm qua, tôi thường xuyên đăng tin trên mạng (chúng tôi hiện trả tiền cho hai trang web tuyển dụng hàng đầu để đạt hiệu quả cao hơn), nhờ người quen, đến các ngày hội việc làm, liên hệ với các trường kỹ thuật từ Cao Thắng, Tôn Đức Thắng, Công Thương, Phú Lâm đến Lilama Long Thành.. ., thậm chí tôi còn đến tận nơi để gặp các trường nhờ dán thông báo tuyển sinh với mức thu nhập thu hút.

Thế nhưng, phần lớn các trường đều trả lời là “các em vừa được các công ty khác lấy hết rồi”. Mặc dù lịch làm việc ở công ty dày đặc, tôi vẫn phải ghi chú trong nhật ký để đến ngày nào gọi lại cho trường gì với hi vọng tìm được vài em trong “mẻ” mới. Nhưng kết quả thật đáng buồn, rất ít hồ sơ kỹ thuật có chất lượng nộp ngược vào công ty tôi. Và đến khi phỏng vấn được rồi thì kết quả thử tay nghề của các em tại xưởng lại không được tốt lắm, hoặc khi chính thức vào làm thì các em vẫn chưa phát huy những kiến thức đã được học.

Điều đáng suy nghĩ là cùng thời gian đó, chúng tôi cũng đăng tin trên mạng tuyển các vị trí văn phòng khác như kế toán, bán hàng, nhân sự và trung bình mỗi tin đăng tuyển chúng tôi có được ít nhất 200 hồ sơ nộp vào! Đặc biệt là vị trí kế toán, chỉ năm ngày sau khi đăng tin tuyển dụng, chúng tôi đã có trên 400 hồ sơ. Sau khi lọc lại và phỏng vấn qua điện thoại, chúng tôi cũng chỉ lựa được chừng 10 em để tham gia phỏng vấn trực tiếp, cuối cùng cũng chỉ nhận một em xuất sắc và phù hợp nhất. Trong những buổi phỏng vấn đó, vài em rất cần công việc và sẵn sàng làm bất cứ việc gì nên dẫu không còn nhu cầu tuyển dụng sau khi đã chọn được ứng viên thích hợp, chúng tôi cũng đành phải nhận vài em khác vào làm công nhân lao động. Vì vậy hiện tại trong nhà máy chúng tôi có nhiều em tốt nghiệp đại học và cao đẳng kế toán, tài chính, nhân sự rất vui vẻ làm công nhân.

Tôi có nói chuyện với đối tác từ các công ty sản xuất, xây dựng khác về việc này và phần lớn trong số họ đều gặp phải vấn đề tương tự. Họ là những công ty rất cần thợ kỹ thuật, người có kỹ năng chuyên sâu hay kiến thức căn bản về kỹ thuật, và họ cũng đang gặp rất nhiều khó khăn trong tuyển dụng. Thị trường nhân lực Việt Nam đúng là quá thừa nhưng vẫn quá thiếu.




Yêu cầu hiệu trưởng ngưng sử dụng bằng tiến sĩ:



Sở GD-ĐT TP. HCM vừa cho biết đã yêu cầu ông Phạm Hữu Lộc - hiệu trưởng Trường CĐ Kỹ thuật Lý Tự Trọng - ngưng sử dụng văn bằng tiến sĩ do cơ sở giáo dục tại Nga cấp cho đến khi Bộ GD-ĐT công nhận. Đồng thời, sở cũng yêu cầu ngưng sử dụng trong Trường CĐ Kỹ thuật Lý Tự Trọng văn bằng của các cán bộ, giáo viên do nước ngoài cấp, khi chưa được Bộ GD-ĐT công nhận theo quy định.

Trước đó ngày 21-9, ông Phạm Ngọc Long, kế toán trưởng của trường này, đã gửi đơn yêu cầu Sở GD-ĐT trả lời về việc kiểm tra bằng tiến sĩ của ông Phạm Hữu Lộc khi thuyên chuyển tiếp nhận và xử lý người sử dụng bằng không hợp lệ. Trong văn bản trả lời ông Long về việc nói trên, Sở GD-ĐT TP. HCM cho biết ngày 17-9, Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT) Đã có văn bản trả lời đơn của ông Long về học vị tiến sĩ của ông Phạm Hữu Lộc là chưa đủ thông tin để xem xét công nhận văn bằng tiến sĩ. Liên quan đến việc này, Bộ GD-ĐT đã có công hàm gửi Đại sứ quán Liên bang Nga tại VN nhưng đến nay bộ vẫn chưa nhận được trả lời từ Bộ Giáo dục và khoa học Liên bang Nga. Cục cũng đã có văn bản trả lời ông Lộc về xác nhận bằng tiến sĩ. Ý kiến của Bộ GD-ĐT là theo xác nhận của phòng công tác lưu học sinh (thuộc Đại sứ quán VN tại Liên bang Nga), bằng tiến sĩ do Ủy ban thẩm định chuyên môn (thuộc Hội đồng thi tuyển liên học viện cao cấp Liên bang Nga) Cấp có nằm trong hệ thống văn bằng, chứng chỉ được công nhận hợp pháp tại Liên bang Nga.

Như vậy, bằng tiến sĩ của ông Lộc phải được Bộ GD-ĐT công nhận theo quy định thì mới được sử dụng tại VN.




Lớp học tại... Trụ sở tổ dân phố:



17g30, chuyến xe buýt cuối cùng của ngày đưa đón học sinh đỗ lại ở ngõ 386 Quang Trung (TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk). Sau khi cô giáo cho kết thúc buổi học, học sinh từ trong lớp ùa ra sân sắp thành hai hàng, từ từ bước lên xe. Điều đặc biệt, lớp học nơi các em vừa bước ra không phải ở trường mà là ở.. . Trụ sở tổ dân phố phường!

Một cô giáo dạy ở đây cho hay các em đều là học sinh của Trường tiểu học Lý Tự Trọng (TP Buôn Ma Thuột). Do trường thiếu phòng học nên các em phải chuyển qua trụ sở tổ dân phố P. Tân Tiến học được hơn hai tháng nay. Đây là nơi cho hai khối lớp thường xuyên học từ thứ hai tới thứ sáu. Buổi sáng lớp 2 học và buổi chiều dành cho học sinh lớp 5. Cô Vũ Thị Minh Hằng, phó hiệu trưởng Trường tiểu học Lý Tự Trọng, cho biết hiện trường có 745 học sinh chia thành 21 lớp, trong khi đó trường chỉ có 13 phòng học. Nếu sắp xếp các khối lớp học một buổi thì các phòng ở trường vẫn có thể đáp ứng được. Nhưng năm học vừa qua, các phụ huynh của sáu lớp khối 1 có nguyện vọng cho con em học cả ngày, ở lại trường để tiện cho công việc, tránh đưa đón quá nhiều lần.

“Do đáp ứng nhu cầu đó của phụ huynh khối lớp 1 nên trường thiếu phòng học cho các học sinh khối khác. Tạm thời trường phải mượn trụ sở tổ dân phố P. Tân Tiến để cho các em học một thời gian” - cô Hằng nói. Cũng theo cô Hằng, UBND TP Buôn Ma Thuột đã thông qua chủ trương trong năm 2016 sẽ cấp vốn xây thêm mười phòng học để bảo đảm điều kiện học tập cho học sinh của trường.


(Tổng hợp theo ND, TP, TT)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

sách giáo trình công nghệ thông tin pdf doc - sách tham khảo

[-] Mục Lục 1 kế toán doanh nghiệp với visual basic https://ambn.vn/product/35662/ke-toan-doanh-nghiep-voi-visual-basic.html Những kiến thức cơ bản về kế toán như biểu mẫu, báo cáo, sổ sách chứng từ kế toán đã được trình bầy ở những bộ sách trước cùng tác giả, và coi như ở tập sách này là bạn đã nắm rõ về microsoft access và visual basic. Trong sách này, sẽ hướng dẫn bạn thêm khi thiết kế các giao diện nhập dữ liệu, xử lý và báo cáo trong chương trình kế toán, hiểu rõ những kỹ thuật và công cụ lập trình nâng cao và dễ dàng thiết kế thành công một chương trình quản lý kế toán doanh nghiệp bằng Visual Basic 2. lập trình cơ sở dữ liệu visual basic sql server https://ambn.vn/product/35577/lap-trinh-co-so-du-lieu-visual-basic-sql-server.html Cuốn sách này cung cấp cho người học những thông tin chi tiết cảu các công cụ kỹ thuật hiện nay như ADO, ADO MD và ADOX, MSDE, .. SQL Namespace.. Mục tiêu cuốn sách là cung cấp các kiến thức ở mức độ chuyên sâu những công cụ mà kết hợp giữa

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể