Chuyển đến nội dung chính

ĐIỂM TIN GIÁO DỤC NGÀY 29 THÁNG 12 NĂM 2015

ĐIỂM TIN GIÁO DỤC NGÀY 29 THÁNG 12 NĂM 2015








Bộ trưởng Bộ GD-ĐT nói VNEN làm thay đổi cả thầy và trò:



Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận khẳng định: Mô hình trường học mới - VNEN (dự án do Ngân hàng Thế giới tài trợ) Và công nghệ Tiếng Việt của GS Hồ Ngọc Đại đang làm thay đổi cả thầy cô và học trò. Bộ trưởng Luận trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội tại phiên điều trần về hiệu quả các dự án ODA đầu tư cho giáo dục vào ngày 28-12. Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy, ủy viên chuyên trách Ủy ban Về các vấn đề xã hội, cho biết mô hình VNEN đang gây ra những dư luận không tốt, giáo viên và học sinh cho rằng đây là chương trình cắt xén, chắp vá dựa trên sách giáo khoa hiện hành, chất lượng không đảm bảo, nhưng lại buộc sở GD-ĐT các địa phương phải chạy theo. “Dự án dạy học của VNEN khá lỏng lẻo, tạo ra tình trạng học sinh chỉ ngồi nói chuyện, không học, cho nên không nắm được bài. Trong khi đó, khi dự án sắp kết thúc thì một số cơ sở mới bất ngờ nhận được thiết bị dạy học. Tại sao có tình trạng như vậy?” - bà Thúy chất vấn. Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận khẳng định dự án VNEN không chỉ làm thay đổi cách học, nhận thức của học sinh, mà còn làm thay đổi cơ bản nhận thức và kỹ năng của đội ngũ thầy cô giáo. “Phải làm cho các cháu biến quá trình đi học từ thụ động sang chủ động, tạo kỹ năng giao tiếp, lắng nghe, tiếp thu, trao đổi, phản biện, sau này mới có khả năng hợp tác và nghe người khác. Trong VNEN có việc các cháu trao đổi, đọc đúng câu, đúng chính tả, không ngọng, có thể trao đổi để có nhận thức đúng, tự tìm hiểu, tự khám phá, cho nên trong lớp học có chuyện ồn ào, trao đổi là bình thường” - ông Luận nói. Bộ trưởng cũng cho biết không chỉ các trường thuộc dự án VNEN, mà tất cả các trường khác bộ cũng yêu cầu làm theo hướng này. “Đây là điểm mới với VN cho đến thời điểm này, nhưng là chuyện thế giới làm 50 năm trước và phổ biến trên thế giới”  - ông cho hay.

Về công nghệ Tiếng Việt của GS Hồ Ngọc Đại, ông Phạm Vũ Luận cho biết đã được triển khai 30 năm nay. “GS Hồ Ngọc Đại tặng tôi công trình đó. Đây là công trình có tác dụng tốt, đặc biệt tác dụng với các vùng dân tộc ít người. Trước đây nhiều học sinh đi học về lại mù chữ, nhưng khi dùng chương trình của GS Hồ Ngọc Đại thì giải quyết triệt để vấn đề ấy. Công nghệ này kết hợp tốt với VNEN, vì khi áp dụng VNEN thì ở lớp 2 các cháu phải biết đọc tròn vành rõ chữ rồi, phải dùng công nghệ này thì các cháu mới không tái mù” - ông Luận khẳng định. Về việc trang thiết bị lắp đặt khi dự án sắp kết thúc, bộ trưởng cho biết đây là một số thiết bị có tính chất khen thưởng cho các trường thực hiện tốt dự án. Đánh giá chung về kết quả sử dụng ODA trong giáo dụcđào tạo, GS. TS Đào Trọng Thi - chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội - nói: “Mặc dù chiếm tỉ lệ nhỏ trong tổng vốn ODA của cả nước (khoảng 3,5%, tương đương 2,1 tỉ USD trong 10 năm 2004-2014) Nhưng các dự án ODA trong giáo dụcđào tạo đã phát huy hiệu quả. Không chỉ giúp tăng cường cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị, nâng cao năng lực đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý của ngành, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc giới thiệu áp dụng các mô hình giáo dụcđào tạo tiên tiến trên thế giới”.




Mỗi trường một kiểu bình chọn để khen:



Điểm tin giáo dục 29 tháng 12 năm 2015“Khi học sinh lớp 2 hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”  về chuyện nhiều trường có những kiểu khen lạ đời theo thông tư 30, nhiều bạn đọc cũng gửi bài viết xoay quanh câu chuyện này. Thông tư 30 đã bước sang năm thứ hai, việc áp dụng và triển khai ở các trường tiểu học cũng dần đi vào ổn định, mặc dù vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều trước việc chấm điểm và nhận xét học sinh.

Gánh nặng chọn học sinh để khen....

Hằng ngày, giáo viên cũng quen dần với việc ghi lời nhận xét ở bài làm của các em, học sinh cũng quen dần với những lời nhận xét đôi khi được lặp lại như một môtíp quen thuộc từ ngày này qua ngày khác của thầy cô. Dù đã bỏ việc chấm điểm thường xuyên, nhưng vẫn còn bài kiểm tra cuối kỳ bằng điểm số. Với học sinh lớp 1 và lớp 2 có điểm toán, tiếng Việt; Học sinh khối 3 thêm môn tiếng Anh và tin học; Khối 4-5 có cả khoa học, sử và địa. Trước đây, để chọn học sinh giỏi, học sinh tiên tiến, giáo viên chỉ cần căn cứ vào các con điểm học sinh đạt được trong bài kiểm tra. Bây giờ, việc bình xét để chọn ra những học sinh được khen thưởng đã trở thành gánh nặng cho tất cả thầy cô giáo. Làm thế nào để chọn ra được học sinh thật sự nổi trội về một môn học nào đó hoặc biết em thật sự có năng lực, phẩm chất ra sao không phải là điều dễ.

Mỗi trường có cách làm riêng....

Điều 16 thông tư 30 về khen thưởng chỉ ghi: “Cuối học kỳ I và cuối năm học, giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn học sinh bình bầu những học sinh đạt thành tích nổi bật, hay có tiến bộ vượt bậc về một trong ba nội dung đánh giá trở lên, đạt thành tích nổi bật trong các phong trào thi đua hoặc thành tích đột xuất khác; Tham khảo ý kiến cha mẹ học sinh; Tổng hợp và lập danh sách đề nghị hiệu trưởng tặng giấy khen hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng”. Do thông tư chỉ ghi ngắn gọn nội dung mà không có phần hướng dẫn cụ thể cách bình chọn, nên mỗi trường thường có cách làm riêng. Theo chỉ đạo của một số trường: Trước hết giáo viên nhìn vào bảng điểm học sinh vừa đạt được, chọn lọc đối tượng học sinh đạt điểm cao, có ý thức học tập tốt, chăm học.. . Sau đó, giáo viên chủ nhiệm gặp gỡ các giáo viên bộ môn cho nhận xét về từng em, rồi đưa ra cho cả lớp bình bầu. Cuối cùng, giáo viên gặp mặt phụ huynh trao đổi để nắm bắt thêm việc học tập, sinh hoạt ở nhà của từng em theo điều 8,9: “Đánh giá thường xuyên sự hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh trong quá trình học tập rèn luyện, hoạt động trải nghiệm cuộc sống trong và ngoài nhà trường”. Có trường lại chỉ đạo giáo viên căn cứ vào các con điểm thi mà các em đạt được để chọn. Cũng có trường cho rằng điểm thi chỉ để tham khảo, sự theo dõi hằng ngày của thầy cô mới là quan trọng!

Giáo viên cũng mơ hồ!

Với đối tượng học sinh học còn yếu, qua quá trình học tập có tiến bộ đã vươn lên thành học sinh có lực học trung bình cũng được khen với thành tích “Có tiến bộ vượt bậc trong học tập”. Khen về mặt học tập ít nhiều còn có căn cứ, còn khen về năng lực hay phẩm chất mới rối như mớ bòng bong, bởi không biết chọn thế nào. Nhiều tiêu chí khen thưởng ghi trong thông tư 30, giáo viên khó có thể nắm bắt chính xác như: “học sinh chuẩn bị đồ dùng học tập ở nhà, sinh hoạt ở nhà, lao động và hoạt động nghệ thuật thể thao tại địa phương, chăm làm việc nhà giúp đỡ cha mẹ, quan tâm chăm sóc ông bà cha mẹ, anh em.. .”. Điều này muốn biết được chính xác phải tham khảo qua phụ huynh. Mà nhiều phụ huynh vì muốn con được khen nên cũng không nói thật về con mình. Tinh thần của thông tư 30: “Không so sánh học sinh này với học sinh khác”, nhưng bình chọn học sinh được khen thưởng như thế này, không so sánh làm sao chọn chính xác? Chưa nói đến việc học sinh lớp 1, lớp 2 còn quá nhỏ để biết nhận xét, đánh giá và bình chọn một cách công bằng. Đã từ rất lâu rồi, phụ huynh quen với việc con được khen thưởng dựa vào điểm số. Nên với cách khen thưởng thế này, nhiều người phản ứng và thắc mắc: “Con tôi thi điểm cao hơn sao lại không được khen.. .”. Trước việc bình chọn học sinh được khen thưởng cuối kỳ, nhà trường đã tổ chức nhiều cuộc họp để triển khai, nhưng xem ra giáo viên cũng còn nhiều mơ hồ, mỗi người tự đưa ra cách hiểu và quan điểm riêng của mình. Thầy cô chưa thông, làm sao phổ biến để phụ huynh hiểu được. Thiết nghĩ, sau thông tư 30 cũng cần có mẫu hướng dẫn chi tiết về cách bình chọn khen thưởng học sinh, để các địa phương có chung một cách làm thống nhất, tránh tình trạng mỗi nơi hiểu và làm mỗi khác.

“Con không giảng bài cho bạn nữa”!

Con trai tôi (học lớp 4) Vừa thi học kỳ xong. Thú thật, nhớ lại năm ngoái - chỉ vì không được các bạn bình bầu khen thưởng khiến con cảm thấy cô đơn, tự ti, buồn đến mức bỏ cơm - mà tôi xót xa. Sau khi bình bầu nhận xét từng thành viên, lớp con sẽ phải lựa chọn “hạt nhân” là năm bạn lên đại diện nhận phần thưởng. Đã chọn được bốn bạn rồi, chỉ còn một “suất” nữa thôi, con nằm trong nhóm áp chót cùng với một bạn nữa. Thế là lớp lại thêm một cuộc bình bầu “nóng”  nữa diễn ra. Vì con một lần bị ốm, không thể tham gia một cuộc thi ở trường, nên con bị các bạn “trừ điểm”  không tiếc tay. “Cuối cùng thì con thua cuộc, mẹ ạ”, nghe con kể lại và thở dài, tôi chỉ biết động viên năm sau cố gắng hơn. Nhưng con lại cho rằng nhiều bạn được bình bầu thật sự chưa xứng đáng, như bạn L. Hay nói chuyện riêng trong lớp, bạn T. Không nhiệt tình phát biểu bài nhưng vẫn được ưu tiên. Có bạn thường xuyên đem quà vặt lên lớp cho các bạn ăn nên được nhiều bạn yêu quý, bình bầu.. . Tôi giật mình khi con nói rằng: “Từ giờ con sẽ không giảng bài cho bạn A. Nữa, cũng không cho bạn V. Mượn sách nữa”. Tôi hỏi lý do thì con thú nhận: “Vì bạn vượt mặt con mẹ ạ. Với lại, khi bình bầu các bạn rất thiên vị nhau”.

Tôi giải thích cho con rằng tất cả đều xứng đáng, con cố gắng thêm chút nữa rồi sẽ được thôi, và không nên suy nghĩ lệch lạc như vậy. Từ cuộc bình bầu cuối năm học của lớp con, tôi cho rằng lứa tuổi của các con đôi khi bình chọn theo cảm tính là chính, dễ chạy theo số đông. Những bạn không được bình bầu tất nhiên sẽ nghĩ rằng mình không được yêu quý. Từ đó, các con lại cảm thấy trong những cuộc tranh đua cuối năm thế này bỗng xuất hiện “đối thủ”. Tự nhiên, các con quay ra nghi kỵ, ganh tị nhau từ những lời khen, những phiếu bầu và cả những danh hiệu thi đua. Những hiệu ứng không tốt, những sứt mẻ đáng tiếc trong tình bạn cũng từ đây mà nảy nở. Tâm hồn các con vì thế sẽ có thêm những vẩn đục.. . Không dám phủ nhận những ưu điểm của thông tư 30, nhưng trước nỗi buồn của con, tôi chỉ ước giá như các con không phải ganh đua, đố kỵ như vậy. Giá như các con không xem chuyện bình bầu cuối năm là những cuộc đua thắng thua, để con không nghĩ rằng mình có “đối thủ”  chính là những người bạn trong cùng một lớp...




Cử nhân làm công nhân là chuyện bình thường:



Trong bài viết của bạn đọc mới đây về nạn thất nghiệp của cử nhânthạc sĩ, có một phản hồi trên tuoitre rất đáng lưu ý. Đó là về một dấu hiệu mới, tuy có hơi chua xót, nhưng nếu nhìn nhận theo hướng tích cực thì là tin đáng mừng. Rằng, các cử nhân đã “rất vui vẻ làm công nhân”!

Hiện tượng đó nói lên điều gì? Thứ nhất, các cử nhân thất nghiệp đã biết mình là ai. Và họ bắt đầu chấp nhận điều đó. Vì sức lao động cũng là một loại hàng hóa được giao dịch trên thị trường (thị trường lao động) Nên giá của nó (lương, quyền lợi, điều kiện làm việc của người lao động...) Phải phụ thuộc vào cung - cầu. Cung quá nhiều trong khi cầu vừa hạn chế vừa kén chọn thì bắt buộc phải giảm giá hàng bán hoặc chịu cảnh.. . ế, tồn kho (thất nghiệp). Âu đó cũng là quy luật. Điều đáng nói ở đây là nếu như trước đây các cử nhân không có nhiều người chấp nhận giảm giá, tức không chịu làm công việc lao động chân tay hoặc chỉ làm một cách miễn cưỡng, thì bây giờ họ đã vui vẻ chấp nhận. Điều đó nên được coi là dấu hiệu đáng mừng. Bởi vì một khi biết mình là ai, họ sẽ có lý do để hoàn thiện bản thân, chứ không còn ảo tưởng về tấm bằng đại học danh giá nữa. Họ sẽ biết yêu quý, trân trọng công việc hiện tại của mình hơn, từ đó cố gắng hơn.

Thứ hai, các cử nhân không còn mang bệnh sĩ. Họ đã “rất vui vẻ làm công nhân” nghĩa là họ không còn bị áp lực từ tấm bằng đại học nữa. Có thể họ đã trải qua thời gian dài cố gắng tìm một công việc xứng tầm, nhưng thất bại. Thất bại đó một phần do thời thế, do thị trường (cung hơn cầu). Hiểu và chấp nhận thời thế như vậy mới là người thức thời. Không còn mang bệnh sĩ là biểu hiện sự thay đổi tích cực từ trong suy nghĩ. Thứ ba, dân trí đã khá hơn. Có nhiều người học đại học vì muốn nâng cao kiến thức, chứ không phải ai cũng chăm chăm lấy được tấm bằng để trang trí. Sở hữu lực lượng lao động có trình độ học vấn cao, xét ở một khía cạnh tích cực nào đó, cũng là niềm tự hào của người sử dụng lao động. Họ sẽ là tài sản đáng giá của doanh nghiệp trong tương lai. Vậy thì, cử nhân làm công nhân cũng là hiện tượng bình thường. Xã hội xin hãy coi đó là hiện tượng bình thường, ít nhất trong thời điểm việc ít người nhiều, để các cử nhân không còn ngại làm công nhân nữa. Còn các cử nhân thất nghiệp xin hãy coi đó là bước đệm cần thiết trong sự nghiệp của mình, hay một bước “lùi để tiến”.




Phương án mới tuyển sinh vào THPT chuyên Hà Nội:



Dù không thi cùng đợt nhưng cả hai loại hình trường chuyên đều sẽ công bố điểm chuẩn cùng một ngày và nhận hồ sơ trúng tuyển cùng một thời điểm. PGS Nguyễn Vũ Lương, Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Khoa học tự nhiên (thuộc Trường ĐH Khoa học tự nhiên) Cho biết cuộc họp gần đây nhất giữa Sở GD-ĐT với các trường THPT chuyên trực thuộc sở và các trường trực thuộc trường ĐH đã đi đến thống nhất ban đầu. Cụ thể, dù không thi cùng đợt nhưng cả hai loại hình trường chuyên đều sẽ công bố điểm chuẩn cùng một ngày và nhận hồ sơ trúng tuyển cùng một thời điểm. “Sở GD-ĐT đề xuất với chúng tôi như vậy để tránh tình trạng số học sinh ảo thi vào các trường chuyên do họ quản lý khá nhiều. Thay đổi này sẽ buộc học sinh dù thi nhiều trường nhưng khi trúng tuyển thì phải cân nhắc để chọn một trường”, PGS Lương nói.

Hiện nay, mỗi trường thi vào thời gian khác nhau, công bố điểm chuẩn khác khau và thời gian nhập học khác nhau, khiến cho các trường hụt nguồn tuyển và phải hạ điểm chuẩn mới tuyển sinh đủ (năm 2015, có môn chuyên của trường thuộc Hà Nội đã phải hạ tới 4 - 5 điểm để tuyển cho đủ chỉ tiêu - NV). Một thay đổi quan trọng nữa, theo PGS Lương, để giảm bớt áp lực thi cử cho thí sinh, khối THPT chuyên thuộc các trường ĐH, thay vì phải thi tới 4 môn như hiện nay (tiếng Anh, văn, toán và môn chuyên) Thì dự kiến sẽ chỉ thi 2 môn. Ví dụ, trường THPT chuyên Khoa học tự nhiên sẽ thi môn điều kiện là môn toán và một môn chuyên theo lựa chọn của học sinh. Các môn như tiếng Anh, ngữ văn sẽ xét theo học bạ của học sinh lớp 9 (đối với các tỉnh) Và kết quả thi trong kỳ thi vào lớp 10 (với học sinh Hà Nội). Theo PGS Lương, điểm xét tuyển theo học lực lớp 9 các môn ngoại ngữ, văn, có thể sẽ không dưới 6,5 để đảm bảo chất lượng nhất định.

Sở dĩ phải họp bàn để thống nhất phương án mới là do Sở GD-ĐT chỉ quản lý 4 trường THPT chuyên nên chỉ có thể quyết định phương án tuyển sinh thống nhất của những trường này (thi chung ngày, chung đề và chung thời gian công bố điểm trúng tuyển, thời gian nộp hồ sơ nhập học); Các trường THPT chuyên thuộc trường ĐH thì tự quyết định về thời gian thi và thời gian nhập học khác nhau. Trong khi đó, phần lớn học sinh của Hà Nội khi đã định hướng vào trường chuyên thì sẽ dự thi 2 - 3 trường để tăng cơ hội trúng tuyển. Khi đỗ vào nhiều trường nhưng biết kết quả ở các thời điểm khác nhau thì sẽ dẫn tới tình trạng rút hồ sơ nhập học ở trường này để chuyển sang trường khác. Điều này, gây khó khăn, bị động trong tuyển sinh của các trường. Trao đổi về phương án tuyển sinh mới này, đại diện Sở GD-ĐT thông tin, hiện Sở đang trình UBND TP xem xét quyết định.




Kênh truyền hình quốc gia về giáo dục phát sóng từ 1/1/2016:



Ngày 28/12, Đài Truyền hình Việt Nam cho biết, sau thời gian phát thử nghiệm từ 20/11, kênh truyền hình VTV7 thuộc Đài Truyền hình Việt Nam sẽ chính thức lên sóng từ 1/1/2016. Đây là kênh truyền hình chuyên biệt về giáo dục, hỗ trợ học sinh học tất cả các môn học qua sóng truyền hình.




(Tổng hợp theo ND, TN, TP, TT)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

sách giáo trình công nghệ thông tin pdf doc - sách tham khảo

[-] Mục Lục 1 kế toán doanh nghiệp với visual basic https://ambn.vn/product/35662/ke-toan-doanh-nghiep-voi-visual-basic.html Những kiến thức cơ bản về kế toán như biểu mẫu, báo cáo, sổ sách chứng từ kế toán đã được trình bầy ở những bộ sách trước cùng tác giả, và coi như ở tập sách này là bạn đã nắm rõ về microsoft access và visual basic. Trong sách này, sẽ hướng dẫn bạn thêm khi thiết kế các giao diện nhập dữ liệu, xử lý và báo cáo trong chương trình kế toán, hiểu rõ những kỹ thuật và công cụ lập trình nâng cao và dễ dàng thiết kế thành công một chương trình quản lý kế toán doanh nghiệp bằng Visual Basic 2. lập trình cơ sở dữ liệu visual basic sql server https://ambn.vn/product/35577/lap-trinh-co-so-du-lieu-visual-basic-sql-server.html Cuốn sách này cung cấp cho người học những thông tin chi tiết cảu các công cụ kỹ thuật hiện nay như ADO, ADO MD và ADOX, MSDE, .. SQL Namespace.. Mục tiêu cuốn sách là cung cấp các kiến thức ở mức độ chuyên sâu những công cụ mà kết hợp giữa

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể