Chuyển đến nội dung chính

ĐIỂM TIN GIÁO DỤC NGÀY 28 THÁNG 12 NĂM 2015

ĐIỂM TIN GIÁO DỤC NGÀY 28 THÁNG 12 NĂM 2015








Trao giải “Qua ống kính trẻ thơ’ năm 2015:



Ngày 27.12, ông Trương Đức Huy, Chủ tịch HĐQT Trường ĐH dân lập Lương Thế Vinh cho biết, HĐQT đã quyết định bãi miễn chức vụ Hiệu trưởng đối với ông Nguyễn Văn Hùng. Ngày 25.12, Báo Thanh Niên đăng bài viết “Cả trường ngã ngửa khi hiệu trưởng tự tuyển sinh cao học, phản ánh việc ông Nguyễn Văn Hùng, Hiệu trưởng Trường ĐH dân lập Lương Thế Vinh (có trụ sở đóng tại P. Lộc Vượng, TP. Nam Định, tỉnh Nam Định) Tự tổ chức tuyển sinh cao học không thông qua ý kiến của HĐQT trường. Ngay ngày 25.12, HĐQT trường Lương Thế Vinh đã tổ chức họp thành viên để giải quyết về sự vụ này. Ngày 27.12, ông Trương Đức Huy, Chủ tịch HĐQT trường Lương Thế Vinh cho biết, trong cuộc họp trên, HĐQT đã quyết định bãi miễn chức vụ Hiệu trưởng đối với ông Nguyễn Văn Hùng. Từ ngày 26.12, ông Hùng đã phải bàn giao nhiệm vụ công tác cho Hiệu phó là PGS-TS Lê Trần Lâm. Cũng theo ông Huy, tại cuộc họp trên, ông Hùng đã chấp nhận tuân thủ nghị quyết bãi miễn chức danh Hiệu trưởng theo quyết định của HĐQT trường Lương Thế Vinh.

Trước đó, tại cuộc họp BCH Đảng bộ Trường ĐH dân lập Lương Thế Vinh vào giữa tháng 12.2015, ông Nguyễn Văn Hùng bị xếp loại đảng viên không hoàn thành nhiệm vụ năm 2015, vì lý do chỉ đạo yếu kém trong công tác chính quyền về tuyển sinh, quản lý, để xảy ra nhiều đơn thư khiếu kiện. Bên cạnh đó, với vai trò là Bí thư đảng bộ nhiệm kỳ 2010- 2015, ông Hùng phải chịu trách nhiệm về việc Đảng bộ trường Lương Thế Vinh bị xếp loại yếu, khi tổ chức đại hội nhiệm kỳ không bầu được BCH khóa mới và đại biểu đi dự đại hội Đảng cấp trên. Về kỳ thi cao học do nguyên Hiệu trưởng Nguyễn Văn Hùng tự ý tổ chức, ông Trương Đức Huy cho biết: Sau khi xem xét, HĐQT trường Lương Thế Vinh vẫn quyết định tổ chức kỳ thi cao học này vào 2 ngày 26 và 27.12 vì toàn bộ số thí sinh đăng ký thi đã mất rất nhiều thời gian, công sức để ôn luyện, chuẩn bị.

“Tại kỳ thi tuyển này sẽ có khoảng gần 170 thí sinh, trong đó có 59 thí sinh của 2 tỉnh Bình Dương và TP. HCM thi góp với số thí sinh tuyển ở các tỉnh phía Bắc đăng ký dự thi. Trước ngày thi, để đảm bảo đúng quy định của Bộ GD-ĐT về việc không được đào tạo chính quy ngoài trường…, chúng tôi đã thông báo rõ với các thí sinh miền Nam về việc nếu đỗ, họ phải học tại trụ sở trường Lương Thế Vinh tại TP. Nam Định. Nếu không, họ sẽ phải tự tìm trường học tại Bình Dương và TP. HCM. Sau đó, có 2 thí sinh ở tỉnh Bình Dương không thi”, ông Huy cho biết. Cũng theo ông Huy, trường Lương Thế Vinh đã có công văn báo cáo với Bộ GD-ĐT về vấn đề này nên mới quyết định tiếp tục tổ chức kỳ thi.




Đức tuyển 8.500 giáo viên dạy trẻ em tị nạn:



Điểm tin giáo dục thứ hai, 28 tháng 12 năm 2015Nhật báo Đức Die Welt ngày 27.12 đưa tin nước này đã tuyển dụng 8.500 người dạy tiếng Đức cho trẻ em tị nạn, do Berlin dự đoán số người tị nạn sẽ vượt qua con số 1 triệu trong năm 2015. Với khoảng 196.000 trẻ em chạy trốn chiến tranh và sự nghèo khổ nhập học tại Đức trong năm nay, 8.260 “lớp học đặc biệt”  đã được thành lập để giúp những học sinh mới đến bắt kịp bạn cùng cấp học, tờ báo đưa tin, viện dẫn kết quả cuộc khảo sát được tiến hành tại 16 bang của Đức. “Khoảng 8.500 giáo viên bổ sung đã được tuyển dụng trên toàn quốc”, tờ báo cho biết. Theo cơ quan quản lý giáo dục Đức, 325.000 trẻ em trong độ tuổi đến trường đã đến EU trong năm 2015 giữa cuộc khủng hoảng nhập cư tồi tệ nhất của châu Âu kể từ Thế chiến 2.

Đức dự đoán số người xin tị nạn ở nước này sẽ vượt qua con số 1 triệu trong năm nay, cao hơn 5 lần so với năm 2014 và đã gây sức ép lên khả năng cung cấp các dịch vụ cơ bản cho những người mới đến. “Các trường học và cơ quan quản lý giáo dục chưa bao giờ phải đối mặt với một thách thức như thế”, ông Brunhild Kurth, người đứng đầu cơ quan quản lý giáo dục Đức, nói với tờ báo trên. “Chúng tôi phải chấp nhận rằng tình hình khác thường này sẽ trở thành tiêu chuẩn trong một thời gian dài sắp đến”, ông nói thêm. Ông Heinz-Peter Meidinger, lãnh đạo nghiệp đoàn giáo viên DPhV, cho biết Đức trên thực tế sẽ cần đến 20.000 giáo viên để đảm trách những học sinh mới. “Trễ nhất là vào mùa hè tới, chúng tôi sẽ cảm nhận được sự thiếu hụt đó”, ông Heinz-Peter Meidinger nhấn mạnh.




Lạc hậu như SGK địa lý:



Tại sao học sinh quay lưng lại với các bộ môn xã hội? Đó là câu hỏi day dứt không chỉ với các cấp quản lý mà trước hết là với các giáo viên bộ môn đang hằng ngày đứng lớp. Trong nhiều lý do, có một lý do rất căn bản, đó là từ chính cách tiếp cận vấn đề và nội dung của các bộ môn xã hội hiện nay đã.. . Lạc hậu. Tôi xin lấy trường hợp môn địa lý. Các ví dụ đề cập trong bài viết không cần lấy ở các lớp dưới, ở địa lý thế giới hay khu vực xa xôi mà từ ngay nội dung của lớp 12, mà hằng năm có hơn 800.000 học sinh (HS) Cuối cấp đang phải học, thi để vượt qua ngưỡng THPT.

Năm 2015 mà vẫn nói về mục tiêu 2010!

Mục tiêu dạy học của môn địa lý là giúp HS có hiểu biết về đặc điểm, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, thực trạng tình hình kinh tế - xã hội đất nước. Mục tiêu đó lâu nay đã không đạt được bởi chính nội dung được đề cập trong sách giáo khoa (SGK). Các tư liệu được trình bày trong SGK là của cả chục năm trước. Học cái cũ thì làm sao tạo được hứng thú cho HS và người thầy. Nội dung lạc hậu đã ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng dạy học, đồng thời hạn chế việc phát triển trí tuệ của HS. SGK địa lý lớp 12 tái bản lần thứ 7, in xong và nộp lưu chiểu tháng 1.2015 nhưng số liệu trong đó là của năm 2005. Thậm chí của năm 2004 như số liệu về tỷ lệ hộ nghèo của cả nước (trang 9), thu nhập bình quân đầu người/tháng theo các vùng (bài thực hành số 19, trang 80), bài tập phân tích cơ cấu vận tải theo loại hình vận tải nước ta (trang 136).

Do tư liệu biên soạn sách đã quá cũ nên SGK địa lý có quá nhiều điều lỗi thời. Năm học 2015 - 2016 rồi mà trong bài học về “Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên”  vẫn nói mục tiêu “trước mắt”  đến năm 2010 phải trồng được bao nhiêu hecta rừng thì thật buồn cười. Dân số VN năm 2014 đã đạt 90,5 triệu người và hiện chúng ta có khoảng 4 triệu người Việt đang sinh sống ở nước ngoài, vậy mà HS vẫn phải học các con số của năm 2006 là trên 84 triệu và 3,2 triệu người. Cũng về vấn đề dân số, hiện HS vẫn được dạy theo SGK rằng ở nước ta “dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ”, trong khi người đứng đầu Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình lại khẳng định VN đã kết thúc thời kỳ “cơ cấu dân số trẻ”  vào năm 2005 và hiện đang ở giai đoạn “cơ cấu dân số vàng”. Vấn đề mật độ dân số, nguồn lao động, tỷ lệ thị dân cho đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, theo thành phần kinh tế và theo lãnh thổ, các chỉ số giá trị sản xuất của các ngành kinh tế và các vùng kinh tế đã và đang thay đổi rất nhanh nhưng SGK không bắt mạch nhịp phát triển ấy. Các chỉ số được đưa vào SGK là của 10 năm trước. Một ít số liệu được cập nhật sớm hơn nhưng cũng của năm 2006, tức cách đây đã 9 năm.

Nhà máy xây xong 8 năm nhưng SGK vẫn “đang xây dựng”!

Do tư liệu đã cũ nên kênh hình của SGK cũng không đạt yêu cầu. Hàng loạt các công trình thủy điện như Tuyên Quang, Cửa Đạt, Bản Vẽ, Rào Quán, A Vương, Xê Xan 4, Xrê Pôk 3, Buôn Kuôp, Đồng Nai 4, Đại Ninh đã hòa mạng lưới điện quốc gia. Có nhà máy đã khánh thành cách đây 8 năm như Rào Quán, và đặc biệt thủy điện Sơn La là nhà máy lớn nhất Đông Nam Á cũng đã được khánh thành, là niềm tự hào của công nghiệp điện VN, nhưng trong kênh hình bản đồ trong SGK vẫn được ghi là “đang xây dựng” (?). Điều này thật khó chấp nhận bởi bài học không có tính thời sự, tính thực tiễn cũng ít giá trị. Các cuốn sách lỗi thời cứ được tái bản và đẩy các giáo viên (GV) Vào tình thế khó. Bởi phân tích tình hình thực trạng mà lại lấy số liệu của cách đây 10 năm thì hỏi GV nào dạy trên lớp mà không thấy ngượng mồm, mặc dù họ không có lỗi khi dạy bám theo SGK. Vấn đề địa lý kinh tế - xã hội có đặc thù riêng là luôn luôn thay đổi. GV cần phải cập nhật thông tin nhưng không nên phó mặc hết cho GV bởi họ đã quá bận rộn và không phải nơi nào cũng có đủ điều kiện để cập nhật thông tin.

Khi trao đổi với tôi, có ý kiến thừa nhận để số liệu cũ là bất cập, song lại nêu cái khó là sửa chữa không đơn giản vì liên quan đến tác giả, kinh phí, rồi không chỉ SGK mà còn kéo theo hàng loạt sách tham khảo cũng phải sửa chữa. Tôi không rõ bao nhiêu phần trăm người đồng ý với ý kiến này nhưng là GV và cũng là phụ huynh HS, chúng tôi không đồng ý với lý lẽ ấy. Nếu đẩy hết cho GV có thể vừa không chuyên nghiệp, giảm tính khoa học, vừa còn gây lãng phí nhân lực. Với số lượng trường THPT và THCS cả nước trên 12.400, ước tính số GV địa lý có khoảng 25.000. Nếu mỗi GV chỉ dành ra 10 phút để tra cứu cập nhật thông tin để bài dạy có số liệu mới thì mỗi GV trung bình tiêu tốn cho công việc này khoảng 13 giờ/năm, 25.000 GV sẽ tốn 325.000 giờ, tương đương 40.625 ngày công (ngày làm 8 tiếng). Nếu trừ ngày nghỉ lễ, tết, nghỉ phép và thứ bảy, chủ nhật, một lao động nước ta mỗi năm làm việc trung bình 255 ngày công. Tính ra 40.625 ngày công tra cứu đó tương đương với 159 lao động làm việc trong một năm. Sao chúng ta không làm một cách đơn giản mà hiệu quả hơn. Không ít GV ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP. HCM có điều kiện tiếp nhận thông tin tốt hơn, nếu được yêu cầu sẽ sẵn sàng cộng tác với cơ quan chuyên môn với một thù lao tượng trưng để có thể cứ đầu năm học có một bản tổng hợp các số liệu liên quan cập nhật cho từng bài học đưa lên cổng thông tin của ngành giáo dục cho GV tải về sử dụng, bớt khó khăn cho các thầy cô đang trực tiếp đứng lớp. Về phần mình, Nhà xuất bản Giáo dục nên chăng có một cơ chế đặc thù đối với bộ SGK địa lý. Cần phải có một khoản ngân sách nhất định hoặc trích lợi nhuận để mời tác giả hoặc những người có chuyên môn chỉnh sửa, hiệu đính hằng năm.




Bãi miễn Hiệu trưởng “qua mặt’ cả trường tuyển sinh cao học:



Ngày 27.12, ông Trương Đức Huy, Chủ tịch HĐQT Trường ĐH dân lập Lương Thế Vinh cho biết, HĐQT đã quyết định bãi miễn chức vụ Hiệu trưởng đối với ông Nguyễn Văn Hùng. Ngày 25.12, Báo Thanh Niên đăng bài viết “Cả trường ngã ngửa khi hiệu trưởng tự tuyển sinh cao học, phản ánh việc ông Nguyễn Văn Hùng, Hiệu trưởng Trường ĐH dân lập Lương Thế Vinh (có trụ sở đóng tại P. Lộc Vượng, TP. Nam Định, tỉnh Nam Định) Tự tổ chức tuyển sinh cao học không thông qua ý kiến của HĐQT trường. Ngay ngày 25.12, HĐQT trường Lương Thế Vinh đã tổ chức họp thành viên để giải quyết về sự vụ này. Ngày 27.12, ông Trương Đức Huy, Chủ tịch HĐQT trường Lương Thế Vinh cho biết, trong cuộc họp trên, HĐQT đã quyết định bãi miễn chức vụ Hiệu trưởng đối với ông Nguyễn Văn Hùng. Từ ngày 26.12, ông Hùng đã phải bàn giao nhiệm vụ công tác cho Hiệu phó là PGS-TS Lê Trần Lâm. Cũng theo ông Huy, tại cuộc họp trên, ông Hùng đã chấp nhận tuân thủ nghị quyết bãi miễn chức danh Hiệu trưởng theo quyết định của HĐQT trường Lương Thế Vinh.

Trước đó, tại cuộc họp BCH Đảng bộ Trường ĐH dân lập Lương Thế Vinh vào giữa tháng 12.2015, ông Nguyễn Văn Hùng bị xếp loại đảng viên không hoàn thành nhiệm vụ năm 2015, vì lý do chỉ đạo yếu kém trong công tác chính quyền về tuyển sinh, quản lý, để xảy ra nhiều đơn thư khiếu kiện. Bên cạnh đó, với vai trò là Bí thư đảng bộ nhiệm kỳ 2010- 2015, ông Hùng phải chịu trách nhiệm về việc Đảng bộ trường Lương Thế Vinh bị xếp loại yếu, khi tổ chức đại hội nhiệm kỳ không bầu được BCH khóa mới và đại biểu đi dự đại hội Đảng cấp trên. Về kỳ thi cao học do nguyên Hiệu trưởng Nguyễn Văn Hùng tự ý tổ chức, ông Trương Đức Huy cho biết: Sau khi xem xét, HĐQT trường Lương Thế Vinh vẫn quyết định tổ chức kỳ thi cao học này vào 2 ngày 26 và 27.12 vì toàn bộ số thí sinh đăng ký thi đã mất rất nhiều thời gian, công sức để ôn luyện, chuẩn bị.

“Tại kỳ thi tuyển này sẽ có khoảng gần 170 thí sinh, trong đó có 59 thí sinh của 2 tỉnh Bình Dương và TP. HCM thi góp với số thí sinh tuyển ở các tỉnh phía Bắc đăng ký dự thi. Trước ngày thi, để đảm bảo đúng quy định của Bộ GD-ĐT về việc không được đào tạo chính quy ngoài trường…, chúng tôi đã thông báo rõ với các thí sinh miền Nam về việc nếu đỗ, họ phải học tại trụ sở trường Lương Thế Vinh tại TP. Nam Định. Nếu không, họ sẽ phải tự tìm trường học tại Bình Dương và TP. HCM. Sau đó, có 2 thí sinh ở tỉnh Bình Dương không thi”, ông Huy cho biết. Cũng theo ông Huy, trường Lương Thế Vinh đã có công văn báo cáo với Bộ GD-ĐT về vấn đề này nên mới quyết định tiếp tục tổ chức kỳ thi.




Vì sao bằng cấp cao khó tìm được việc:



Thực tế, số người học chuyên nghiệp (từ trung cấp trở lên) Thất nghiệp cao gấp gần 7 lần người học nghề. Chúng tôi có cuộc trao đổi với Thứ trưởng LĐ-TB&XH Doãn Mậu Diệp về thực trạng này, và những bất cập trong thị trường lao động nước ta hiện nay.

Hậu quả của “sính” bằng cấp!

Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp cho biết, qua số liệu của Bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam quý 3/2015, xét theo chiều người học hàn lâm (học chuyên nghiệp), học càng lên cao thất nghiệp càng nhiều. Trong khi đó, xét theo chiều người học nghề, học càng cao thất nghiệp càng ít, do người học nghề lên cao được chuẩn bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng nên tìm việc dễ hơn. “Đây là những cảnh báo để xã hội chuyển đổi nhận thức, định hướng lại con đường học tập giữa học đại học và học nghề. Nếu cứ theo đuổi học hàn lâm thì càng học cao càng khó tìm việc. Hiện cũng có nhiều em dù đỗ đại học vẫn từ chối cơ hội đó để học nghề, đây là bước chuyển đổi ban đầu về nhận thức của xã hội”, ông Diệp nói.

Một số ý kiến cho rằng, hậu quả trên một phần do tâm lý “sính” bằng cấp của xã hội, ông có nghĩ vậy? Không phải một số, mà rất nhiều người nói về điều này, vì xã hội chúng ta là xã hội coi trọng bằng cấp. Những báo cáo, số liệu đã công bố phần nào đó giúp chuyển đổi nhận thức xã hội, xóa dần tâm lý sính bằng cấp. Giá trị mỗi người nằm ở đóng góp của anh cho xã hội, không phải ở bằng cấp anh cao hay thấp. Việc định hướng con đường học đúng trước hết có ích cho mỗi người, vì anh có việc làm, có thu nhập, sau đó có ích cho gia đình và cả cộng đồng.

Vậy theo ông, đâu là nguyên nhân dẫn tới thực trạng học càng cao thất nghiệp càng nhiều? Nguyên nhân có nhiều, các chuyên gia thế giới và trong nước cũng đã cảnh báo không ít lần. Chúng ta đang có khoảng cách giữa kiến thức, kỹ năng các trường dạy với đòi hỏi của thị trường lao động. Nhiều người nói hệ thống giáo dục của chúng ta đang tạo ra sản phẩm dở dang, không hoàn chỉnh, nên thị trường khó chấp nhận. Đồng thời, con đường vào đại học dễ quá nên ít người chọn học nghề. Ngoài ra, giáo dục của ta đào tạo cả ngành không có nhu cầu, không tương lai, như 10 sinh viên vào đại học có 3 em học kế toán - tài chính, thử hỏi được mấy doanh nghiệp tuyển tới 3-4 nhân viên kế toán tài chính. Chúng ta đang vấp 2 nghịch lý: Sản xuất ra sản phẩm dở dang và dư thừa, thị trường không chấp nhận. Vì vậy, không khó giải thích việc học cao càng dễ thất nghiệp. Chúng ta kỳ vọng tương lai sẽ thành trung tâm sản xuất và chế tạo của thế giới. Tuy nhiên, có được như vậy không khi nguồn nhân lực như hiện nay? Nếu lao động kỹ thuật không có, chắc chắn điều đó chỉ là ước mơ.

Cũng có ý kiến rằng, việc lấy điểm vào đại học quá thấp đã “vợt” hết thí sinh của trường nghề, ông nghĩ sao? Điều này trong các báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) Cũng đề cập tới. WB nhận xét, ở Việt Nam vào đại học dễ quá, nên số lượng học nghề rất ít. Học nghề ít sẽ khó chuẩn bị đủ nguồn nhân lực cho đà phát triển của Việt Nam những năm tới.

Bớt đi tham quan nước ngoài, dành tiền cho dự báo!

Là Bộ quản lý chuyên ngành về lao động, theo ông biện pháp cần làm hiện nay là gì để thay đổi thực tế buồn đó? Chúng ta nói phải đào tạo theo tín hiệu và nhu cầu thị trường, vậy việc tổ chức thông tin thị trường hiện nay đã ổn chưa? Hàng quý chúng ta điều tra lao động việc làm, và chúng tôi xuất bản bản tin cập nhật thị trường lao động. Tuy nhiên, những kết quả điều tra chỉ chụp lại diễn biến thị trường trong quý đã qua, không nhìn được tương lai sẽ thế nào. Dự báo thị trường lao động rất khó, vì luôn biến động cùng công nghệ sản xuất, có nghề hôm nay tồn tại nhưng ngày mai không còn nữa. Ví dụ điển hình là nghề đánh máy, trực điện thoại, trước đây có nhưng nay ai cũng có máy tính, điện thoại nên không cần tới những nghề đó nữa. Do đó, các kế hoạch dài hạn nếu quá cứng nhắc sẽ không bao giờ hiệu quả. Thông thường, các nước cũng chỉ dự báo thị trường lao động trong khoảng 3-5 năm, tương ứng với số năm học cao đẳngđại học của mỗi người.

Chúng ta có thể chi hàng nghìn tỷ đồng cho giáo dục đào tạo, nhưng chúng ta chi rất ít tiền, thậm chí không bố trí vốn cho hệ thống nắm bắt thông tin thị trường lao động. Vì vậy, nếu chưa biết tín hiệu thị trường lao động ra sao vẫn đào tạocâu chuyện hiệu quả đào tạo thấp là đương nhiên. Chúng ta cũng có những đề án đồ sộ để đào tạo cho hội nhập. Có lẽ, thay vì việc đưa các đoàn tham quan, học hỏi rộng rãi ở nước ngoài, chúng ta hãy lựa chọn các chuyên gia giỏi trong từng lĩnh vực để làm tốt việc dự báo thị trường nhân lực. Tôi không phủ nhận việc tổ chức các đoàn học kinh nghiệm nước ngoài giúp có những chuyên gia thật sự. Tuy nhiên, việc đi nước ngoài học hỏi trong thời gian ngắn (chỉ vài ngày - PV) Như vậy kết quả thu được cũng không nhiều. Đã tới lúc cần dành nguồn ngân sách thỏa đáng cho công tác dự báo thị trường lao động.

Vậy, theo ông trách nhiệm dự báo thuộc đơn vị nào? Nhu cầu lao động xuất hiện từ các doanh nghiệp, vì vậy các doanh nghiệp, hiệp hội cũng cần thấy trách nhiệm trong cung cấp thông tin nhu cầu tuyển dụng trong tương lai. Từ thông tin doanh nghiệp, các cơ quan quản lý biết nhu cầu thị trường để phân bổ nguồn lực cho đào tạo, định hướng nghề nghiệp, qua đó đáp ứng đúng nhu cầu thị trường và giảm thất nghiệp. Công việc dự báo, định hướng nghề nghiệp không thể tách rời các bộ quản lý chuyên ngành, như Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ LĐ-TB&XH, cơ quan thống kê… và sự chia sẻ của doanh nghiệp. Một đất nước không ai muốn người dân không có việc làm.

Xin cảm ơn ông!




(Tổng hợp theo ND, TN, TP, TT)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

sách giáo trình công nghệ thông tin pdf doc - sách tham khảo

[-] Mục Lục 1 kế toán doanh nghiệp với visual basic https://ambn.vn/product/35662/ke-toan-doanh-nghiep-voi-visual-basic.html Những kiến thức cơ bản về kế toán như biểu mẫu, báo cáo, sổ sách chứng từ kế toán đã được trình bầy ở những bộ sách trước cùng tác giả, và coi như ở tập sách này là bạn đã nắm rõ về microsoft access và visual basic. Trong sách này, sẽ hướng dẫn bạn thêm khi thiết kế các giao diện nhập dữ liệu, xử lý và báo cáo trong chương trình kế toán, hiểu rõ những kỹ thuật và công cụ lập trình nâng cao và dễ dàng thiết kế thành công một chương trình quản lý kế toán doanh nghiệp bằng Visual Basic 2. lập trình cơ sở dữ liệu visual basic sql server https://ambn.vn/product/35577/lap-trinh-co-so-du-lieu-visual-basic-sql-server.html Cuốn sách này cung cấp cho người học những thông tin chi tiết cảu các công cụ kỹ thuật hiện nay như ADO, ADO MD và ADOX, MSDE, .. SQL Namespace.. Mục tiêu cuốn sách là cung cấp các kiến thức ở mức độ chuyên sâu những công cụ mà kết hợp giữa

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể