Chuyển đến nội dung chính

TIN TUYỂN SINH 2016: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI THÔNG BÁO TUYỂN SINH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ĐỢT 1 NĂM 2016 (KHÓA 36 ĐỢT 1)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI THÔNG BÁO TUYỂN SINH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ĐỢT 1 NĂM 2016 (KHÓA 36 ĐỢT 1)








Trường Đại học Thủy lợi thông báo tuyển sinh đào tạo trình độ tiến sĩ đợt 1 năm 2016 bao gồm cả tuyển sinh đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường Đại học, Cao đẳng giai đoạn 2010-2020 (Đề án 911) trong nước như sau:

 1. Đào tạo trình độ tiến sĩ chung của trường ĐHTL:

1.1. Các chuyên ngành đào tạo trình độ tiến sĩ gồm các chuyên ngành sau:
STT
Chuyên ngành
Mã số
1
Kỹ thuật xây dựng công trình thủy
62580202
2
Kỹ thuật tài nguyên nước (Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước, Tưới tiêu cho cây trồng)
62580212
3
Môi trường đất và nước
62440303
4
Địa kỹ thuật xây dựng
62580211
5
Cơ học vật rắn
62440107
6
Cơ học chất lỏng
62440108
7
Kỹ thuật môi trường
62520320
8
Kỹ thuật cơ sở hạ tầng
62580210
9
Thủy văn học (Thủy văn học, Phát triển nguồn nước, Chỉnh trị sông và bờ biển)
62440224



 1.2. Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển

 1.3. Hình thức và thời gian đào tạo: Tập trung hoặc không tập trung, thời gian từ 3-5 năm

 1.4. Điều kiện dự tuyển:

 a) Về văn bằng: Có bằng thạc sĩ phù hợp với chuyên ngành đăng ký dự tuyển, trường hợp chưa có bằng thạc sĩ thì phải có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy loại khá trở lên, ngành phù hợp với chuyên ngành đăng ký dự tuyển. Danh mục các ngành, chuyên ngành phù hợp và các chuyên ngành gần xem Phụ lục 1.

b) Có bài luận về dự định nghiên cứu: (yêu cầu về bài luận xem Phụ lục 1).

c) Có hai thư giới thiệu: (yêu cầu về thư giới thiệu xem Phụ lục 1).

d) Về trình độ ngoại ngữ: Ngoại ngữ dùng xét tuyển là một trong năm ngoại ngữ: Tiếng Anh, Pháp, Nga, Đức hoặc Trung. Người dự tuyển phải có một trong các chứng chỉ hoặc văn bằng ngoại ngữ sau đây:

- Chứng chỉ trình độ ngoại ngữ tương đương cấp độ B1 hoặc bậc 3/6 trở lên theo Khung tham khảo Châu Âu chung về ngoại ngữ, trong thời hạn 2 năm tính đến ngày dự tuyển nghiên cứu sinh do một trung tâm khảo thí quốc tế có thẩm quyền hoặc một trường đại học trong nước đào tạo ngành ngoại ngữ tương ứng trình độ đại học cấp theo khung năng lực tương đương cấp độ B1 (xem Phụ lục 3);

- Bằng tốt nghiệp đại học hoặc bằng thạc sĩ được đào tạo ở nước ngoài;

- Bằng tốt nghiệp đại học ngành ngoại ngữ.

2. Đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ (Đề án 911-đào tạo trình độ tiến sĩ trong nước):

2.1. Các chuyên ngành đào tạo trình độ tiến sĩ: 9 chuyên ngành như bảng trên.

2.2. Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển

2.3. Đối tượng dự tuyển:

a) Giảng viên của các trường đại họccao đẳng hoặc học viện có đào tạo đại học;

b) Người có nguyện vọng và cam kết trở thành giảng viên tại các trường bao gồm:

- Nghiên cứu viên đang làm việc tại các Viện nghiên cứu khoa học;

- Những người có năng lực và trình độ chuyên môn giỏi đang làm việc ngoài nhà trường;

- Người mới tốt nghiệp đại học hoặc thạc sĩ (trong vòng 12 tháng tính đến ngày dự tuyển).

c) Không quá 45 tuổi tính đến năm dự tuyển;

2.4. Hình thức và thời gian đào tạo: Tập trung hoặc không tập trung, thời gian từ 3 - 4 năm.

2.5. Điều kiện dự tuyển:

a) Đối tượng là giảng viên: Điều kiện dự tuyển theo Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ

b) Đối tượng có nguyện vọng và cam kết trở thành giảng viên:

- Về văn bằng: Đáp ứng một trong các trường hợp sau:

+ Có bằng tốt nghiệp thạc sĩ và bằng tốt nghiệp đại học chính quy đạt loại khá trở lên;

+ Có bằng tốt nghiệp đại học chính quy đạt loại giỏi trở lên. Sinh viên tốt nghiệp chương trình tiên tiến, kỹ sư chất lượng cao, cử nhân tài năng có bằng tốt nghiệp đại học đạt loại khá trở lên;

Trường hợp tốt nghiệp đại học ở nước ngoài thì việc đánh giá loại tốt nghiệp, kết quả học tập theo quy định về đánh giá và thang điểm của cơ sở đào tạo nước ngoài hoặc xét tương đương theo đánh giá xếp loại của Việt Nam;

- Được một trường ký hợp đồng cam kết tuyển dụng làm giảng viên sau khi tốt nghiệp;

- Có công văn cử đi dự tuyển của trường nơi ký hợp đồng cam kết tuyển dụng làm giảng viên sau khi tốt nghiệp;

- Có cam kết thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ giữa nghiên cứu sinh, bố mẹ hoặc người bảo lãnh của ứng viên và trường cử ứng viên dự tuyển;

Các điều kiện dự tuyển khác theo Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ hiện hành.

2.6. Trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của nghiên cứu sinh (theo quy định tại Điều 4 của quy định đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ ban hành kèm Thông tư 35/2012/TT – BGDĐT ngày 12/10/2012)

3. Hồ sơ xét tuyển gồm:

 - Đơn xin xét tuyển (Điền đầy đủ thông tin theo mẫu chung của trường);

 - Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan hoặc chính quyền địa phương;

 - Công văn cử đi dự xét tuyển NCS (đối với người đã có việc làm); Đối với người chưa có việc làm cần được địa phương nơi cư trú xác nhận thân nhân tốt, không vi phạm pháp luật;

 - Giấy chứng nhận đủ sức khỏe để học tập của một bệnh viện đa khoa;

 - Bản sao hợp lệ (công chứng nhà nước): Bằng tốt nghiệp đại học và Bảng điểm đại học; Bằng Thạc sĩ và bảng điểm cao học;

 - Bài luận, đề cương nghiên cứu (nếu đã xác định được tên đề tài), 02 thư giới thiệu;

 - Bản sao hợp lệ chứng chỉ ngoại ngữ còn thời hạn theo quy định;

 - Bài báo (nếu có); 02 ảnh cỡ 4x6,02 phong bì dán tem và ghi rõ địa chỉ liên hệ;

 Đối với hồ sơ xét tuyển theo Đề án 911 ngoài các giấy tờ trên cần bổ sung thêm:

- Bản cam kết thực hiện nghĩa vụ của nghiên cứu sinh có xác nhận của đơn vị cử đi đào tạo hoặc đơn vị tiếp nhận (theo mẫu tại Phụ lục 2);

- Công văn cử đi dự tuyển của trường nơi ứng viên công tác (đối với đối tượng là giảng viên) Hoặc nơi ký hợp đồng cam kết tuyển dụng làm giảng viên sau khi tốt nghiệp (đối với đối tượng không là giảng viên);

- Bản sao hợp lệ các hợp đồng lao động dài hạn, quyết định tuyển dụng làm giảng viên tại trường đại họccao đẳng; Hợp đồng cam kết tuyển dụng làm giảng viên của trường cử đi học.

4. Thời gian và địa điểm nhận hồ sơ:

- Thời gian nhận hồ sơ xét tuyểnTừ ngày 15/12/2015 đến 27/3/2016

- Thời gian dự kiến xét tuyểnTrong 3 tuần, từ ngày 26/4/2016 đến ngày 10/5/2016

Địa điểm: Phòng Đào tạo ĐH&SĐH của Trường Đại học Thủy lợi, số 175 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội.

Mọi thông tin xin liên hệ: Điện thoại: 04.38521441 hoặc xem chi tiết thông tin trên website: tuyensinh.tlu. edu.vn.


Nơi nhận:
-Bộ GD&ĐT, Bộ NN&PTNT (để b/c);
- ĐU, BGH (để b/c);
- Các cơ quan, Trường ĐH, CĐ, Viện NC;
- Website nhà trường;
- Lưu: VT, ĐH&SĐH.
KT. HIỆU TRƯỞNG
PHÓ HIỆU TRƯỞNG (đã ký)
GS. TS. Trịnh Minh Thụ


Các phụ lục kèm theo:



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M...

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể...

SÁCH TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP

SÁCH THAM KHẢO VỀ Y HỌC PHƯƠNG ĐÔNG TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP Cái truyền lại được của y học nằm lại trong bài thuốc. Cho nên dược học của Đông y dẫu đã trải qua nhiều chìm nổi, biến thiên song không triều đại nào, thòi kỳ nào bị ruồng bỏ, mà trong y học, việc nghiền cứu thảo luận các bài thuốc đã trở thành một chủ đề muôn thuở. Người học không sợ nhiều mà chỉ lo ít, người SƯU tầm chẳng sợ giàu mà chỉ lo còn quá nghèo. Cuốn sách này là công việc của nhiều người tâm huyết với nhiều năm lao động, tập hợp các bài thuốc hay, bất kê kinh phương, thời phương hoặc bí phương, hễ có công dụng lâm sàng tốt, được chấp nhận rộng rãi từ cổ chí kim đều được giới thiệu. Thuốc hay tập hợp hơn nghìn bài lấy công dụng chủ trị làm cương lĩnh, lấy phương tễ làm đề mục. Mỗi phương đều có tên bài, xuất xứ, thành phần, cách dùng, công hiệu, chủ trị, giải thích bài thuốc theo lí luận Đông y, lòi bàn, các bài thuốc cùng tên, các bài thuốc phụ thêm, phân tích, điền lí để sáng rõ. Trong phần ...