Chuyển đến nội dung chính

ĐIỂM TIN GIÁO DỤC NGÀY 01 THÁNG 01 NĂM 2016

ĐIỂM TIN GIÁO DỤC NGÀY 01 THÁNG 01 NĂM 2016








Trường đại học chuẩn bị hội nhập:


Các nước Đông Nam Á đã có những động thái hết sức rõ ràng trong đào tạo cũng như hỗ trợ sinh viên ra trường có thể hội nhập nhanh vào một xã hội đang rộng mở. Còn giáo dục ĐH ở VN đã chuẩn bị gì, nhất là khi tiếng Anh vẫn còn là một bất lợi đối với phần lớn sinh viên?

Mở rộng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh...

Tính đến thời điểm này, số lượng trường ĐH có chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh ở VN còn rất hạn chế. ĐH Quốc gia TP. HCM hiện chỉ có Trường ĐH Quốc tế thực hiện việc giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh. Sinh viên (SV) Của trường ngay từ đầu phải có trình độ tiếng Anh tối thiểu IELTS 6.0 để bắt đầu chương trình chính thức. Ở các trường khác của ĐH này, việc dạy học bằng tiếng Anh mới chỉ được triển khai ở một số chương trình hoặc một số môn chuyên ngành. Trong 2 năm 2014 và 2015, toàn ĐH Quốc gia TP. HCM có 64% số ngành triển khai các học phần chuyên môn giảng dạy bằng tiếng Anh. Mục tiêu đến năm 2020, ĐH này sẽ mở rộng việc dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh ở hầu hết các ngành học. Theo PGS-TS Nguyễn Hội Nghĩa, Phó giám đốc ĐH Quốc gia TP. HCM, đã có sự chuẩn bị nhiều năm nay trong việc tăng cường ngoại ngữ cho SV khi ra trường. Cụ thể, đánh giá trình độ tiếng Anh cho SV tốt nghiệp từ năm 2017 bằng 4 kỹ năng chứ không sử dụng bài thi truyền thống như trước đây. Trường ĐH Hoa Sen cũng triển khai dạy học bằng tiếng Anh trong một số ngành theo 2 hình thức: Chương trình tiếng Anh và tiếng Việt. Theo quy định của trường, trước khi tốt nghiệp, SV phải có một trong các chứng chỉ quốc tế ở ngoại ngữ thứ nhất tiếng Anh (IELTS 5.0) Hoặc tiếng Pháp (DELF B1). Trường ĐH Kinh tế TP. HCM hiện cũng bắt đầu giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh với chương trình cử nhân tài năng. Thạc sĩ Nguyễn Văn Đương, Phó trưởng phòng Đào tạo, cho biết việc giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh chưa được triển khai ở bậc đại trà do trình độ Anh ngữ của học sinh từ bậc phổ thông còn nhiều hạn chế.

Tiếp tục nâng chuẩn đầu ra...

Trường ĐH Kinh tế TP. HCM hiện có chuẩn đầu ra tiếng Anh TOEIC với mức 450 - 550 tùy theo ngành (chứng chỉ quốc tế). Thạc sĩ Nguyễn Văn Đương cho biết dự kiến trường sẽ tiếp tục nâng chuẩn này lên mức cao hơn với tối thiểu 500. Đồng thời, ngay từ đầu vào trường này cũng thay đổi hướng tuyển sinh bằng việc đưa thêm tiếng Anh vào các môn xét tuyển. Thạc sĩ Đương cho rằng thời kỳ hội nhập, ngoại ngữ là chìa khóa để SV ra trường có thể tìm được việc làm. Vì vậy, việc tăng chuẩn ngoại ngữ là điều trường bắt buộc phải làm nhằm nâng cao chất lượng đào tạo thời gian tới. Chưa tăng chuẩn đầu ra, nhưng Trường ĐH Nông Lâm TP. HCM cũng có những động thái để giúp SV đạt được chuẩn B1 trong khung tham chiếu châu Âu. Tiến sĩ Trần Đình Lý, Trưởng phòng Đào tạo, cho hay từ năm 2013 đến nay, trường bổ sung vào chương trình học bắt buộc 7 tín chỉ tiếng Anh cơ bản. Trước đó, trường chỉ đào tạo cho SV các học phần tiếng Anh chuyên ngành, còn tiếng Anh cơ bản thì SV tự tích lũy.

Học thêm ngôn ngữ trong khối ASEAN...

Thạc sĩ Võ Văn Tuấn, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Văn Lang, cho biết: “Việc đầu tiên mà chúng tôi đã làm, đó là thay đổi, cập nhật chương trình đào tạo Bộ quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu và năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp. Trong đó, ngoại ngữ và kỹ năng đặc biệt được chú trọng”. Trong thời gian tới, SV tại trường học các ngành nằm trong 7 lĩnh vực ngành nghề tự do di chuyển trong Cộng đồng ASEAN sẽ học thêm một ngôn ngữ phụ của các nước trong khu vực. Tiến sĩ Võ Sáng Xuân Lan, Trưởng khoa Du lịch, Trường ĐH Văn Lang, chia sẻ thêm: “Tại khoa Du lịch, thời lượng học tiếng Anh trong chương trình tăng từ 20 -30% so với yêu cầu của Bộ. SV bắt buộc phải học thêm ngoại ngữ thứ 2 trong số các ngôn ngữ Pháp, Nhật, Hoa. Mục tiêu của chúng tôi là các em ra trường ai cũng phải thông thạo tiếng Anh, coi tiếng Anh thiết thực như công cụ để làm việc chứ không còn là ngoại ngữ nữa. Có như vậy mới cạnh tranh được với lao động trong khu vực”. Tiến sĩ Xuân Lan cho biết thêm hiện khoa cũng ký kết với khoa du lịch của một trường ĐH ở Thái Lan để trao đổi giảng viên, SV, giúp người học có thể hội nhập với một trong những quốc gia có ngành du lịch phát triển bậc nhất trong khu vực”.

Đại diện nhiều trường ĐH thừa nhận, tiếng Anh của đa số SV hiện nay còn rất yếu, để đưa ngôn ngữ này vào dạy song song với ngôn ngữ mẹ đẻ như một số nước trong khu vực là điều chưa thể. Thạc sĩ Thái Doãn Thanh, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm, nhìn nhận: “Hiện tại trường kích thích SV sử dụng tiếng Anh bằng cách mở các câu lạc bộ, vận động tham gia các cuộc thi Olympic tiếng Anh, giao tiếp với các chuyên gia nước ngoài, tham dự các hội thảo, tạo môi trường song ngữ…”. Trong thời gian tới, trường cũng có kế hoạch đưa tiếng Thái vào khuyến khích SV học. Tại Trường CĐ nghề Du lịch Sài Gòn, sự chuẩn bị cho hội nhập cộng đồng ASEAN đã được thực hiện gần 2 năm qua. Thạc sĩ Phan Bửu Toàn, Phó hiệu trưởng, cho hay chương trình đào tạo của mỗi ngành đều có 16 tiết chuyên đề hội nhập quốc tế. Xuyên suốt năm qua, trường đã tổ chức rất nhiều hội thảo, tuần lễ du lịch mời các cơ quan xúc tiến du lịch của các nước trong khối và các công ty du lịch trong nước.

Khuyến khích dạy học bằng tiếng Anh!

Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga, Bộ đã có nhiều động thái để đẩy mạnh hoạt động đào tạo ngoại ngữ trong trường học, ví dụ triển khai Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020. Bộ cũng nhắc nhở các trường phải chú trọng đào tạo ngoại ngữ cho SV phục vụ thời kỳ hội nhập. Theo ông Ga, việc giảng dạy bằng tiếng Anh là việc nên làm. Tuy nhiên, do điều kiện thực tế còn nhiều khó khăn nên thời điểm này Bộ chỉ khuyến khích các trường thực hiện việc này. Cũng theo ông Ga, sắp tới Bộ sẽ ban hành khung trình độ quốc gia, trong đó có quy định trình độ chuẩn tiếng Anh cần đạt được cho từng trình độ và ngành nghề. Trên cơ sở này, các trường sẽ xây dựng chương trình đào tạo và hoạt động đánh giá theo Khung tham chiếu châu Âu. Với khung trình độ này, các trường sẽ đào tạo nhân lực đạt chuẩn và đủ điều kiện để tham gia hội nhập khu vực.

Cần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao!

Đề cập về vấn đề giáo dục khởi nghiệp kinh doanh ở ĐH, thạc sĩ Nguyễn Tuấn Dương (Trường ĐH Ngoại thương, cơ sở 2) Đề nghị: “Nhà nước cần xây dựng các chương trình giáo dục tinh thần và kỹ năng khởi nghiệp ngay trong hệ thống giáo dục phổ thông, tăng cường nguồn vốn Chính phủ dành cho những người khởi nghiệp trẻ và đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển”. Lưu Thị Kim Ngân (Khoa Kinh tế thương mại, Trường ĐH Hoa Sen) Cho rằng “lỗ hổng”  giữa giáo dục và yêu cầu công việc là về kiến thức thực tế. Nơi đào tạo cần cung cấp nhiều hơn lượng kiến thức ứng dụng được vào thực tế và các kỹ năng. Nơi đào tạo và doanh nghiệp nên chủ động liên hệ và gắn kết với nhau trong quá trình đưa ra chương trình đào tạo.




4 cách giúp trẻ nâng cao kỹ năng giao tiếp:


Điểm tin giáo dục ngày 01 tháng 01 năm 2016Từ những ngày trẻ bắt đầu tập nói, cho đến giai đoạn mẫu giáo, tiểu học… cũng là lúc trẻ bắt đầu có những tương tác xã hội. Những tình huống giao tiếp xã hội rất đa dạng và không thể đoán trước. Tuy nhiên, theo The Huffington Post, bạn càng sớm thiết lập, chuẩn bị cho con một nền tảng tốt, bạn càng có thể tự tin con mình sẽ trở thành người biết cách cư xử và giao tiếp tốt hơn trong xã hội sau này.

Dạy con nói những lời lịch sự: Trẻ sẽ cảm thấy tự tin trong giao tiếp xã hội khi nhận ra những phản ứng tích cực và sự yêu quý từ người khác dành cho mình. Bằng việc dạy con nói “cảm ơn”, “xin lỗi”  vào những hoàn cảnh phù hợp là bạn đang giúp trẻ những bước đầu quan trọng trong giao tiếp xã hội để trở thành người lịch sự trong cư xử và thái độ sau này.

Tạo ra cơ hội để con có thể vui chơi: Không có gì giúp cho trẻ cảm thấy dễ hòa mình vào xã hội hơn là những hoạt động vui chơi. Đừng cấm hay quá khắt khe về thời gian chơi của trẻ. Khi chơi cùng nhau trong một tập thể, những đứa trẻ sẽ dần phát triển kỹ năng quan sát và biết cách cư xử, kiểm soát hành vi của nhau. Trong trường hợp con bạn là đứa trẻ nhút nhát, cha mẹ hãy dành thời gian chơi cùng con trong một môi trường thoải mái để trẻ quen dần và bớt sợ hãi khi ra ngoài môi trường lớn hơn.

Cha mẹ nên tự điều chỉnh hành vi, thói quen của mình: Trẻ em luôn rất dễ bị ảnh hưởng và học được nhiều nhất bằng cách quan sát những gì cha mẹ của mình làm. Nếu bạn muốn con mình tự tin, lịch thiệp khi gặp gỡ, tiếp xúc một người mới trong xã hội thì chính bản thân bạn phải hành động tự tin và có cách cư xử phù hợp trước.

Lặp lại những kinh nghiệm, bài học: Những tình huống xã hội rất đa dạng và không thể đoán trước. Tuy nhiên, khi con bạn gặp rắc rối trong những tình huống cư xử xã hội, bạn hãy giúp trẻ nhận ra bằng cách nhắc lại những tình huống, dấu hiệu trước đó mà con đã từng trải qua để trẻ nhớ lại và tự tin hơn khi gặp phải tình huống tương tự như vậy trong tương lai.




Sinh viên 'chạy' dự án:


Thực hiện hầu hết các công đoạn của dự án hay sự kiện như dân chuyên nghiệp, người Việt trẻ đang chứng tỏ sự trưởng thành, tháo vát cần thiết trong thời hội nhập.

Chứng minh được mục tiêu...

Đây là kinh nghiệm đầu tiên mà một số sinh viên (SV) Đúc kết được khi tự chuẩn bị dự án. Bắt đầu làm tình nguyện viên từ năm dự bị thứ 2 ở Trường ĐH RMIT, Huyền Châu chia sẻ cô đã có hơn 10 năm kinh nghiệm làm dự án. Hầu hết tập trung vào những chương trình mang ý nghĩa cộng đồng, Châu cùng những SV khác có những cách riêng để gây quỹ hoạt động cho từng dự án cụ thể, như xây trường cho trẻ vùng cao các tỉnh miền núi phía bắc. Châu kể khoảng thời gian đầu là dành cho việc khảo sát thực trạng, tìm hiểu nhu cầu và làm việc với chính quyền địa phương để xin phép được thực hiện dự án. Mỗi một địa bàn có thể phải khảo sát từ 2 - 3 lần để có thông tin chính xác về các vấn đề mặt bằng, chất đất để lên thiết kế kỹ thuật, làm việc về các công việc cần phối hợp với các đơn vị, thông tin về nhà thầu địa phương và các phương án nhà thầu thay thế, khảo giá và lên dự kiến ngân sách, ngoài ra còn phỏng vấn người dân để biết thêm nhu cầu thực tế và thu thập những câu chuyện đời thực.

Sau 4 tháng, nhóm của Châu đã hoàn thành được bộ hồ sơ để xin giấy phép thực hiện và tiến hành gây quỹ. Theo cô, vì là quỹ cộng đồng nên việc thuyết phục các nhà tài trợ hầu như được thực hiện qua mạng. Muốn được chấp nhận tài trợ, theo Châu, thông tin trình bày cần ngắn gọn, rõ ràng, thường đi kèm hình ảnh bắt mắt để thu hút sự chú ý của nhà hảo tâm. Ví dụ, trong hồ sơ cần nhấn mạnh sự hỗ trợ dài hạn, có tính chất khuyến học, tạo dựng tương lai dành cho đối tượng được thụ hưởng là các học sinh và người dân địa phương. Châu giải thích: “Với nhà hảo tâm, mình phải đảm bảo sự minh bạch trong thông tin quản lý tài chính (chuẩn bị ngân sách đầy đủ, công khai toàn bộ các khoản đóng góp nhận được, gửi báo cáo theo tuần.. .), đảm bảo các khoản tài trợ đến chính xác đối tượng được hưởng”.

Cứ thuyết trình ngắn gọn…

Việc tạo dựng sự tin tưởng với đối tác tài trợ, theo Châu, phải thực hiện đúng, đủ những quyền lợi đã cam kết trong hồ sơ, không hứa những gì quá tầm tay. Châu cũng cho rằng kỹ năng thuyết trình hay lập hồ sơ có thể được trau dồi ngay tại trường học qua những bản mẫu, dù thời gian đầu, nhiều SV có thể sẽ gặp khó khăn. Châu phân tích: “Cứ thuyết trình ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề và nắm bắt được thực tế, nhưng cũng thẳng thắn thành thật nếu có những vấn đề được hỏi mà mình chưa biết, có thể xin phép về tìm hiểu thêm và báo lại sau đó”. Hiện tại tổ chức sự kiện hay “chạy” dự án đã không còn là việc quá tầm với của SV. Nếu có dịp quan sát những cuộc thi Olympic, chương trình giao lưu hay sự kiện văn nghệ… trong các trường ĐH, các công đoạn từ thiết kế sân khấu, tờ rơi, tổ chức chương trình, âm thanh, ánh sáng, thậm chí chụp ảnh, quay phim, biểu diễn.. . Đều do SV đảm trách.

Theo Nguyễn Thị Anh Thư, SV Trường ĐH Công nghệ TP. HCM, việc tham gia các chương trình quy mô trường học sẽ cho SV thêm cơ hội để phát hiện tố chất, cũng như chọn lọc những kinh nghiệm để áp dụng trong công việc. Thư chia sẻ ngày tháng tham gia nhiều hoạt động xã hội tại trường đã cho cô những kỹ năng như tính kỹ lưỡng, thận trọng trong việc lập ra dự án kinh doanh (ba lô trẻ em) Hiện tại. Còn đi học, nhưng Thư có thể đảm nhận hầu hết các công đoạn gồm xin giấy phép kinh doanh, mộc, mã số thuế, đăng ký thương hiệu, bản quyền sản phẩm, tìm nhà xưởng, nguồn cung ứng, máy móc, bảng kê tài chính… “Mình nghĩ làm gì cũng cần có đam mê và sự tự tin nhất định đối với dự án vì có như vậy thì mới tạo được động lực, vượt qua khó khăn để tới đích”, Thư nói. Tuy nhiên, khác với Thư, Huyền Châu thì cho rằng yếu tố con người và làm việc nhóm là quan trọng nhất. “Hồ sơ làm chưa tốt có thể chỉnh sửa được, thiếu vốn có thể kêu gọi được, nhà hảo tâm từ chối một lần vẫn có thể kiên trì thuyết phục được, nhưng thành viên trong nhóm không đồng lòng nhất trí thì dự án khó mà thành công. Nếu có mâu thuẫn, nên sẵn sàng bỏ qua hoặc ngồi lại giải quyết”, Châu khẳng định.

Phải có phương án dự phòng!

Anh Nguyễn Anh Phong, với kinh nghiệm thực hiện chương trình “Hạt gạo chia đôi”  của mạng lưới người sống với HIV tại VN, cho rằng việc thuyết phục những người tham gia về mục tiêu dự án là khâu rất quan trọng. Phong chia sẻ: “Nội dung nên chỉn chu và theo đúng mục tiêu đề ra, không nên dài dòng trùng lắp để tránh nhàm chán. Chi tiết mình cũng nên nêu những khả năng không may xảy ra và phương án dự phòng”.

Tích cực triển khai phát triển văn hóa đọc trong nhà trường:

Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ ban hành những quy định mới về tổ chức, hoạt động và tiêu chí đánh giá thư viện trường học nhằm thúc đẩy phong trào đọc, hình thành thói quen đọc, góp phần phát triển văn hóa đọc trong nhà trường và cộng đồng; Đồng thời khuyến khích học sinh tìm hiểu, thực hành các hoạt động nghiên cứu khoa học và vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn. Bộ GD-ĐT vừa có công văn gửi các Sở GD-ĐT về việc đổi mới thư viện và phát triển văn hóa đọc trong nhà trường. Trong công văn nêu rõ, một trong những mục tiêu của đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển năng lực tự học, biết thu thập và xử lý thông tin từ các nguồn khác nhau và ngày càng đa dạng, phong phú để có năng lực học tập suốt đời. Hệ thống thư viện trường học với các tiêu chí mới sẽ góp phần tích cực đáp ứng yêu cầu đó.

Nhằm phát huy hiệu quả của hệ thống thư viện trường học, thúc đẩy phong trào đọc, hình thành thói quen đọc, góp phần phát triển văn hóa đọc trong nhà trường và cộng đồng; Đồng thời khuyến khích học sinh tìm hiểu, thực hành các hoạt động nghiên cứu khoa học và vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các sở giáo dục và đào tạo chỉ đạo thực hiện 10 nội dung. Trong đó, có các nội dung như: Giáo viên các trường mầm non dành thời gian đọc sách, kể chuyện cho trẻ; Đồng thời hướng dẫn và khuyến khích cha mẹ học sinh đọc sách, kể chuyện cho con nghe thường xuyên tại gia đình; Đổi mới cách thức tổ chức và hoạt động thư viện trường học nhằm tạo môi trường thuận lợi cho học sinh tiếp cận thường xuyên với sách bằng nhiều hình thức như “thư viện xanh”, “thư viện thân thiện”, “thư viện điện tử”; Tổ chức các sự kiện, các hoạt động giao lưu, các cuộc thi, các buổi tọa đàm,.. . Nhằm khuyến khích học sinh, người dân đọc sách; Đánh giá học sinh thông qua các dự án học tập, sản phẩm nghiên cứu khoa học, kĩ thuật,.. . Thay cho các bài kiểm tra.. . Bộ GD-ĐT cho biết sẽ ban hành những quy định mới về tổ chức, hoạt động và tiêu chí đánh giá thư viện trường học. Bộ đề nghị các Sở GD-ĐT ngay từ bây giờ chủ động, tích cực triển khai việc phát triển văn hóa đọc trong nhà trường và cộng đồng; Thành lập câu lạc bộ nghiên cứu khoa học trong trường phổ thông, đồng thời thường xuyên tổ chức kiểm trađánh giábáo cáo kết quả thực hiện.




(Tổng hợp theo ND, TP, TN, TT)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M...

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể...

SÁCH TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP

SÁCH THAM KHẢO VỀ Y HỌC PHƯƠNG ĐÔNG TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP Cái truyền lại được của y học nằm lại trong bài thuốc. Cho nên dược học của Đông y dẫu đã trải qua nhiều chìm nổi, biến thiên song không triều đại nào, thòi kỳ nào bị ruồng bỏ, mà trong y học, việc nghiền cứu thảo luận các bài thuốc đã trở thành một chủ đề muôn thuở. Người học không sợ nhiều mà chỉ lo ít, người SƯU tầm chẳng sợ giàu mà chỉ lo còn quá nghèo. Cuốn sách này là công việc của nhiều người tâm huyết với nhiều năm lao động, tập hợp các bài thuốc hay, bất kê kinh phương, thời phương hoặc bí phương, hễ có công dụng lâm sàng tốt, được chấp nhận rộng rãi từ cổ chí kim đều được giới thiệu. Thuốc hay tập hợp hơn nghìn bài lấy công dụng chủ trị làm cương lĩnh, lấy phương tễ làm đề mục. Mỗi phương đều có tên bài, xuất xứ, thành phần, cách dùng, công hiệu, chủ trị, giải thích bài thuốc theo lí luận Đông y, lòi bàn, các bài thuốc cùng tên, các bài thuốc phụ thêm, phân tích, điền lí để sáng rõ. Trong phần ...