Chuyển đến nội dung chính

ĐIỂM TIN GIÁO DỤC NGÀY 14 THÁNG 01 NĂM 2016

ĐIỂM TIN GIÁO DỤC NGÀY 14 THÁNG 01 NĂM 2016








Đơn vị trong tốp đầu hệ thống các trường sư phạm:


Trường đại học Sư phạm thuộc Đại học Thái Nguyên, trước đây là Trường đại học Sư phạm (ĐHSP) Việt Bắc, được thành lập năm 1966. Trong quá trình phát triển, vượt qua muôn vàn khó khăn thử thách, Trường ĐHSP đã vươn lên khẳng định rõ nét vai trò, vị thế của một Trường ĐHSP đầu tiên ở khu vực miền núi, đóng góp to lớn, xứng đáng vào sự nghiệp giáo dục và đào tạo của đất nước. Trong thời kỳ chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền bắc vào những năm 60 của thế kỷ 20 với mức độ ngày càng ác liệt, Trường ĐHSP Việt Bắc là một trong hai trường ĐHSP đầu tiên của miền bắc xã hội chủ nghĩa và là trường ĐHSP duy nhất ở khu vực miền núi phía bắc với mục tiêu đào tạo cán bộ giáo dục cho vùng núi phía bắc Việt Nam - trung tâm văn hóa, khoa học của vùng Việt Bắc. Năm 1994, Chính phủ quyết định thành lập Đại học Thái Nguyên, Trường ĐHSP Việt Bắc trở thành trường thành viên của Đại học Thái Nguyên. Ở mỗi giai đoạn lịch sử, mặc dù có nhiều khó khăn và thách thức nhưng trường đã vượt qua, xây dựng một tập thể đoàn kết, dân chủ, trí tuệ và sáng tạo, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: Đào tạo và nghiên cứu khoa học có chất lượng; Kiên định mục tiêu đào tạo giáo viên; Là cơ sở đào tạo giáo viên chuyên nghiệp, có uy tín của cả nước.

Trường có sứ mạng đào tạo nguồn nhân lực giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ nghiên cứu khoa học từ bậc mầm non đến sau đại học cho các tỉnh trung du miền núi phía bắc và cho cả nước. Trường đồng thời là cơ sở bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục có uy tín phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Hiện nay, trường có 14 khoa, bộ môn trực thuộc; 10 phòng, ban chức năng; Một viện nghiên cứu, một trường thực hành và năm trung tâm với 26 chương trình đào tạo cử nhân sư phạm (ba chương trình chất lượng cao), 23 ngành thạc sĩ, 13 chuyên ngành tiến sĩ và các chương trình cấp chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục với tổng số sinh viên, học viên cao họcnghiên cứu sinh đang học tập, nghiên cứu tại trường hơn 10.000 người, trong đó có gần 300 lưu học sinh quốc tế. Tổng số cán bộ, giảng viên của trường là 580 người gồm 400 giảng viên, trong đó có 30 giáo sư và phó giáo sư, 150 tiến sĩ, 215 thạc sĩ (hiện có 80 giảng viên đang học nghiên cứu sinh trong và ngoài nước); 14 Nhà giáo Nhân dân và Nhà giáo Ưu tú. Tỷ lệ tiến sĩ đạt gần 40% (cao hơn tỷ lệ chung trong toàn ngành). Trường là một điểm sáng trong nhận thức và hành động đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục và đào tạo. Trước khi có Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, trường đã chủ động, đi đầu trong việc đề xuất, triển khai nhiều giải pháp mang tính đột phá nhằm đổi mới nội dung, chương trình đào tạo giáo viên. Ngay từ năm 2009, trường đã triển khai đề tài nghiên cứu khoa học trọng điểm cấp Bộ: “Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phát triển chương trình đào tạo giáo viên đáp ứng yêu cầu của giáo dục phổ thông giai đoạn 2015 - 2020” và xuất bản tài liệu về “Phát triển chương trình đào tạo giáo viên”  và “giảng dạy tích hợp”  góp phần đổi mới giáo dục phổ thông. Trong nhiệm kỳ 2010 - 2015, Đảng ủy nhà trường đã xây dựng và thực hiện có hiệu quả năm đề án nhằm đổi mới căn bản, toàn diện nhà trường: Đổi mới phong cách quản lý nhà trường; Chiến lược ngoại ngữ cho cán bộ giảng viên; Phát triển giáo trình, học liệu; Đổi mới công tác thanh tra, khảo thí và bảo đảm chất lượng giáo dục; Tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng giảng viên; Và 4 chương trình hành động: Phát triển chương trình đào tạo và bồi dưỡng; Đổi mới phương pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học; Đổi mới mô hình phòng học, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy; Đổi mới hình thức kiểm trađánh giá.

Triển khai Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4-11-2013 của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, trường tiếp tục thực hiện những giải pháp trước mắt và lâu dài với mục tiêu tăng cường siết chặt kỷ cương trong quản lý chất lượng đào tạonghiên cứu khoa học, tạo động lực cho mọi hoạt động của nhà trường phát triển, thay đổi cách đánh giá sinh viên theo sự thay đổi của chương trình và hình thức, phương pháp giảng dạy mới. Trường đã vinh dự được Bộ Giáo dục và Đào tạo chọn là đơn vị nòng cốt thực hiện tập huấn cho giảng viên các trường sư phạm trong toàn quốc về phát triển chương trình đào tạo giáo viên và đã trở thành địa chỉ tin cậy cho các đơn vị bạn đến học tập và chia sẻ kinh nghiệm. Trong quá trình xây dựng và phát triển tròn nửa thế kỷ, với nhiệm vụ đào tạo giáo viên chuyên nghiệp, trường đã hoàn thành xuất sắc sứ mạng: Là trung tâm đào tạo giáo viên và cán bộ quản lý trình độ đại học và sau đại học; Là cơ sở bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học có uy tín về các lĩnh vực khoa học giáo dụckhoa học tự nhiên, khoa học xã hội nhân văn, phục vụ đắc lực sự nghiệp giáo dục cả nước, đặc biệt là vùng miền núi phía bắc Việt Nam. Đồng thời, Trường ĐHSP thuộc Đại học Thái Nguyên đã khẳng định được vị thế là một trong những đơn vị dẫn đầu hệ thống các trường sư phạm. Trên cơ sở phát huy mạnh mẽ nội lực, đoàn kết, năng động và sáng tạo, khai thác tối đa các nguồn lực, đến nay Trường ĐHSP đã trưởng thành về mọi mặt, đáp ứng yêu cầu mới về chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, phục vụ đắc lực cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.




Rối bời vì tiêu chí đào tạo dưới 15000 sinh viên:


Điểm tin giáo dục ngày thứ năm 14 tháng 01 năm 2016Sau khi Bộ GD&ĐT ban hành Quy định xác định chỉ tiêu tuyển sinh đối với các cơ sở giáo dục đại học (gọi tắt là Thông tư 32), trong đó có tiêu chí quy mô đào tạo không được vượt quá con số 15.000 sinh viên đã khiến nhiều trường đại học lo lắng… Thông tư 32 có 3 tiêu chí đó là tỷ lệ sinh viên/giảng viên theo khối ngành (tiêu chí 1); Diện tích sàn xây dựng/sinh viên (tiêu chí 2) Và quy mô sinh viên chính quy tối đa (tiêu chí 3) Khi các cơ sở đào tạo xác định chỉ tiêu tuyển sinh. Về tiêu chí 3, Bộ GD&ĐT chia 3 mức quy mô: 5.000 sinh viên đối với các cơ sở giáo dục đại học thuộc khối ngành nghệ thuật; 8.000 sinh viên đối với khối ngành sức khỏe và 15.000 sinh viên đối với khối ngành khoa học giáo dục, giáo viên, kinh doanh và quản lý, pháp luậtkhoa học sự sống, khoa học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ, nông lâm thủy sản… Chiếu theo Thông tư này, cả nước có 18 trường “vượt rào”  trên tổng số 219 trường đại học. Trường Đại học Bách khoa TPHCM là một trong số 18 trường vượt quy mô đào tạo trên 15 nghìn sinh viên. Ông Huỳnh Thiên Phúc, Phó hiệu trường cho biết: “Hiện trường đào tạo khoảng 19.000 sinh viên nên khi hay thông tư trên rất bối rối vì chưa tìm được cách nào để đáp ứng tiêu chí 3 của Thông tư 32”. Theo ông Phúc, về tiêu chí 1 và 2, nhà trường hiện đang đáp ứng tốt, thậm chí ngày càng nâng cao chất lượng bằng cách tăng số lượng đội ngũ giáo sư, phó giáo, tiến sĩ“Tuy nhiên, nếu chiếu theo tiêu chí 3, giới hạn quy mô đào tạo thì sẽ gây ra sự lãng phí lớn đối với cơ sở vật chất, nguồn nhân lực như hiện nay”, ông Phúc nói. Tương tự, ông Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM cũng cho rằng, thông tư 32 là không hợp lý khi quy định các trường đại học đào tạo không quá 15.000 sinh viên. “Nếu muốn giảm chỉ tiêu thì trước hết là phải tăng học phí để tái tạo đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất… bởi mức học phí hiện tại của chúng ta đang rất thấp. Bên cạnh đó, giảm quy mô của trường cũng đồng nghĩa với việc gây lãng phí đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất mà bao nhiêu năm nay trường đã xây dựng…”, ông Dũng nói.

Cần lộ trình...

Theo ông Huỳnh Thiên Phúc, muốn giảm quy mô đào tạo, trước hết cần phải có lộ trình dài hơi và trước mắt là giữ nguyên chỉ tiêu tuyển sinh so với năm trước để tránh xáo trộn. “Để tránh gây lãng phí cũng như đáp ứng nhiệm vụ đào tạo nhân lực cho xã hội, trường đại học Bách khoa TPHCM sẽ làm tờ trình để xin các cấp cho giữ nguyên quy mô đào tạo như hiện nay”, ông Phúc nói. Ông Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM kiến nghị rằng vẫn giữ nguyên quy mô đào tạo như hiện nay bởi trường hoàn toàn có đủ năng lực để đào tạo được chất lượng tốt. Trong khi đó, ông Trần Đình Lý, Trưởng phòng Đào tạo ĐH Nông lâm TPHCM, cho rằng, việc Bộ GD&ĐT có công văn hướng dẫn 18 trường xây dựng lộ trình giảm quy mô theo hướng dẫn của Thông tư, riêng kỳ tuyển sinh 2016, việc xác định chỉ tiêu được tính theo tiêu chí 1 và 2 của thông tư là việc làm cần thiết vì cần lộ trình. Cho rằng thông tư 32 là cứng nhắc, ông Đỗ Văn Xê, Phó hiệu trưởng trường Đại học Cần Thơ kiến nghị nên xem đây là mục tiêu, lộ trình hướng đến trong những năm tới. “Trường hiện đang có gần 32.000 sinh viên với khoảng 2.000 giảng viên, nếu chiếu theo Thông tư 32 thì trường phạm luật nhưng dựa vào Quyết định 37 của Thủ tướng quy định quy mô đào tạo của các trường đại học trọng điểm là 35 ngàn sinh viên và trường Đại học Cần Thơ nằm trong danh sách các trường đại học trọng điểm nên trường sẽ thực hiện theo Quyết định của Thủ tướng” - ông Đỗ Văn Xê lý giải.




Thi THPT quốc gia 2016 - Bất cập của 2015 sẽ không lặp lại:


Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga đã khẳng định như vậy trong cuộc trao đổi với Tiền Phong xung quanh kỳ thi THPT quốc gia năm nay. Ông Ga cho biết: Sắp tới Bộ GD&ĐT sẽ ban hành dự thảo quy chế thi và tuyển sinh. Dự thảo được xây dựng dựa trên ý kiến đóng góp của các trường, các sở GD&ĐT trong thời gian qua. Bộ sẽ điều chỉnh những bất cập và phát huy những thành công đã đạt được. Tất nhiên sẽ cố gắng điều chỉnh ở mức thấp nhất có thể để ổn định tâm lý của học sinh cũng như phụ huynh. Tại kỳ thi THPT quốc gia 2015, dư luận đánh giá công tác tổ chức thi tốt, chỉ điều chỉnh một chút ít để tốt hơn. Ví dụ sắp xếp thí sinh dự thi ở cụm thi quốc gia vùng giáp ranh thế nào để thuận tiện hơn, không phải đi quá xa. Có thể cụm thi quy định xa, cụm thi khác gần thì học sinh được mềm dẻo tùy chọn. Như vậy, cách tổ chức thi cơ bản như năm 2015. Bộ chỉ điều chỉnh về mặt kỹ thuật trong cách nhận hồ sơ xét tuyển, phương thức xét tuyển thế nào cho phù hợp để không gây lộn xộn, xã hội yên tâm, thí sinh không quá khó khăn trong nộp hồ sơ. Điều này để các trường và thí sinh cùng thuận lợi. Thực ra, năm 2015, việc cho phép thí sinh được rút ra, nộp vào hồ sơ là để đảm bảo quyền lợi của thí sinh. Bộ đã tạo điều kiện cho thí sinh có thể thay đổi nguyện vọng của mình nhưng có những bất cập nhất định nên sắp tới sẽ điều chỉnh cho hợp lý hơn để quyền lợi của thí sinh không bị hạn chế và không gây bức xúc. Tất cả bất cập của năm 2015, năm nay Bộ đều có giải pháp để làm tốt hơn. Năm 2016, tất cả những bất cập của năm 2015 sẽ không lặp lại.

Có thông tin là kỳ thi vẫn diễn ra trong 4 ngày đầu tháng 7, điều này có đúng không, thưa ông? Tất cả bất cập của năm 2015, Bộ đều có giải pháp để làm tốt hơn. Năm 2016, tất cả những bất cập của năm 2015 sẽ không lặp lại. Tới giờ chưa khẳng định điều gì. Sắp tới, Bộ GD&ĐT sẽ đưa chi tiết dự thảo quy chế thi và tuyển sinh để tham khảo ý kiến của các trường và của toàn xã hội, trong dự thảo đó sẽ đề ra một số phương án. Sau đó xã hội, học sinh, phụ huynh cho ý kiến. Trên cơ sở đó, Bộ tổng hợp và ban hành quy chế chung. Vì kỳ thi này liên quan đến rất nhiều thí sinh, rất nhiều gia đình nên cần tham khảo ý kiến của xã hội. Phương án nào được đồng thuận cao nhất thì chọn. Hiện nay Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục đã hoàn thiện. Chỉ còn một vài ý kiến băn khoăn. Những ý kiến này sẽ được đưa ra dư luận để lấy ý kiến trong thời gian tới. Dư luận đồng tình với phương án nào thì sẽ bổ sung phương án đó.

Phần chưa đồng tình cao có phải khâu xét tuyển không, thưa ông? Chủ yếu là khâu đó, còn lại các khâu khác đều đồng thuận. Hiện chỉ còn băn khoăn khâu xét tuyển làm thế nào cho tốt. Các trường làm gì, địa phương làm gì, Bộ làm gì, kỹ thuật như thế nào để thuận lợi nhất cho thí sinh, không gây bất cập cho các trường. Đó là những nguyên tắc cần xử lý trước khi đưa vào quy chế.

Phương án nào thì các trường cũng lo ngại ảo, ông nghĩ sao? Không có phương án nào hoàn hảo. Nếu nâng cao quyền lợi của học sinh thì các trường sẽ bị ảnh hưởng, còn nếu đảm bảo quyền lợi cho các trường thì quyền lợi của thí sinh bị ảnh hưởng. Không có phương án nào tốt cho cả hai. Do đó, chúng ta cần chọn phương án ít “xấu” nhất.

Vậy số lượng cụm thi liên tỉnh có thay đổi không, thưa ông? Nguyên tắc năm nay vẫn giữ hai cụm thi: Liên tỉnh và địa phương. Còn số lượng thế nào thì làm sao để phù hợp nhất, thuận lợi nhất cho thí sinh.

Khi nào thì Bộ có thể công bố được Dự thảo quy chế thi và tuyển sinh? Sau Tết Nguyên đán học sinh đã đăng ký nộp hồ sơ. Như Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đã nói là sẽ công bố trước Tết Nguyên đán sẽ có phương án công bố cho thí sinh biết để sau Tết dự thi.

Năm 2015, có rất nhiều trường khó khăn tuyển sinh, tại sao không dừng tuyển sinh của những trường này, thưa ông? Các trường khó tuyển sinh trong thời gian qua là các trường ngoài công lập. Chỉ có hội đồng quản trị của các trường này mới có quyền dừng tuyển sinh hay tiếp tục tuyển sinh. Nếu họ không vi phạm pháp luật thì Bộ không thể dừng được. Còn nếu sáp nhập, chia sẻ là tự nguyện của họ. Bộ cũng khuyến khích các trường không tuyển sinh được thì sáp nhập lại. Tức là cấu trúc kiểu gì đó để phát huy hiệu quả sử dụng nguồn lực.

Xin cảm ơn ông!




Phân luồng giáo dục - Không tương thích quốc tế sẽ khó cho VN:


Hệ thống giáo dục mà Bộ GD-ĐT vừa trình Chính phủ phản ánh đúng tinh thần đổi mới giáo dục, song vẫn chưa hoàn toàn tương thích với hệ thống phân loại quốc tế về giáo dục của UNESCO. Điều này sẽ gây khó khăn trong việc công nhận các văn bằng của VN trên phạm vi quốc tế.

Khó công nhận tương đương văn bằng!

Nhằm đáp ứng yêu cầu phân loại và đối chiếu quốc tế trong lĩnh vực giáo dục, UNESCO đã xây dựng Bảng phân loại quốc tế về giáo dục (International Standard Classification of Education - ISCED). Bảng phân loại này đã được thông qua tại hội nghị về giáo dục Geneva năm 1975 và được gọi là ISCED 1976. Từ đó đến nay, UNESCO đã biên soạn và công bố 2 bản tiếp theo là ISCED 1997 và ISCED 2011. ISCED được thiết kế như một công cụ phục vụ cho việc thu thập, sưu tầm, đưa ra các chỉ số, thống kê giáo dục và áp dụng trên toàn thế giới với mục đích phân loại, so sánh, phân tích dữ liệu giáo dục. ISCED hoạt động dựa trên 3 thành tố chính: Khái niệm và định nghĩa thống nhất trên phạm vi quốc tế; Hướng dẫn sử dụng rõ ràng và cụ thể giúp mỗi quốc gia thực hiện quá trình chuyển đổi sao cho tương thích với giáo dục thế giới; Khuyến khích quá trình ứng dụng cụ thể. Trên 160 nước đã vận dụng ISCED 1997 và đang chuẩn bị vận dụng ISCED 2011. Những nước này đã nhận được nhiều lợi ích như: Chuẩn hóa hệ thống giáo dục phù hợp với xu thế chung của thế giới, mở rộng quá trình chuyển đổi văn bằng, di chuyển người học và người lao động, tăng cường hợp tác quốc tế trong giáo dục.. . Hiện nay hệ thống giáo dục VN đã có một số so sánh, đối chiếu với các hệ thống giáo dục khác nhưng chưa sâu. Vì thế, các so sánh trong giáo dục, đặc biệt là về chương trình và văn bằng của VN chưa được phản ánh đúng mức và cũng chưa đạt được sự tương thích trong quá trình chuyển đổi văn bằng trên phạm vi quốc tế. Một số văn bằng của VN chưa được đặt đúng vị trí khi xem xét công nhận tương đương ở các nước khác vì các nước sở tại không biết lấy cơ sở nào để so sánh. Thực trạng này dẫn đến những khó khăn trong quá trình di chuyển người học và di chuyển lao động.

Hạn chế của hệ thống giáo dục mới...

Hệ thống giáo dục mới do Bộ GD-ĐT đề xuất có kế thừa và cơ bản giữ được những điểm chính của hệ thống giáo dục hiện tại như giáo dục phổ thông 12 năm; Giáo dục cơ bản 9 năm, trong đó, tiểu học và THCS chỉ một luồng duy nhất; Hệ thống giáo dục nghề nghiệp vẫn như hiện nay. Bên cạnh đó hệ thống mới có một số thay đổi đáng kể như cấp THPT có 3 luồng. Giáo dục nghề nghiệp được tách hẳn ra khỏi giáo dục ĐH theo luật Giáo dục nghề nghiệp, các trường ĐH trong tương lai sẽ không đào tạo trung cấp và CĐ. Giáo dục ĐH giảm thời gian học và cũng phân thành 3 hướng nghiên cứu, ứng dụng và thực hành. Bước đầu hệ thống này đã có đối chiếu và tương thích với ISCED 2011 (Bộ GD-ĐT đã ghi vào trong hệ thống từ ISCED 0 đến ISCED 8). Tuy nhiên, hệ thống này vẫn còn một số hạn chế. Trước hết là chưa có sự phân hóa sớm từ cấp THCS như một số nước có nền giáo dục tiên tiến. Đây cũng chính là nguyên nhân mục tiêu 30% học sinh (HS) Tốt nghiệp THCS vào học các cơ sở giáo dục nghề nghiệp khó đạt được, do HS chưa nhận biết được năng lực, sở trường, xu hướng nghề nghiệp của mình nên chỉ chọn một hướng đi duy nhất là THPT. Điều này không khéo sẽ dẫn đến tình trạng ai mong muốn con em mình được phân luồng, học các môn tự chọn ngay từ THCS thì chịu tốn kém gửi sang Singapore, như ý kiến của tiến sĩ Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường ĐH FPT, bày tỏ.

Theo hệ thống mới, trình độ trung cấp được ghi là ISCED 4 nhưng chương trình học và văn bằng có tương thích với cấp độ 4 của ISCED 2011 và trình độ CĐ có tương thích với ISCED 5 (giáo dục bậc ba/ĐH ngắn hạn)? Nếu tương đương thì phải đưa CĐ thuộc giáo dục ĐH. Bởi vì UNESCO đã định nghĩa ISCED 5 là “chương trình giáo dục ĐH ngắn, thường theo định hướng nghề nghiệp - ứng dụng và chuẩn bị để gia nhập thị trường lao động. Đây cũng là giai đoạn đầu để học tiếp các chương trình giáo dục ĐH khác”. Theo ISCED 2011, giáo dục nghề nghiệp hòa lẫn, tích hợp, liên thông trong giáo dục phổ thông và giáo dục ĐH chứ không tách riêng biệt như ở VN. Ngoài ra, việc phân luồng đối với THPT liệu có đạt được hiệu quả khi hệ thống trường THPT hiện nay chỉ phù hợp với định hướng chung? Định hướng năng khiếu chỉ có ở thành phố lớn, ở các vùng khác sẽ khó thực hiện trong khi định hướng kỹ thuật/công nghệ chưa chỉ rõ sẽ học những lĩnh vực nào.

Nên dùng chung thước đo với các nước!

Nhà nước nên xây dựng khung trình độ quốc gia cùng chung thước đo so với khu vực để người học dễ dàng hòa nhập với thị trường lao động quốc tế. Cần quy định phân hóa sớm ở cấp THCSlớp 6 và 7 là “hai năm khám phá”  và lớp 8 và 9 là “hai năm dự hướng”, giảm môn bắt buộc và tăng môn tự chọn ở lớp 8 và 9. Sau mỗi giai đoạn, nhà trường cần phải trắc nghiệm để giúp HS nhận biết được năng lực, sở trường, xu hướng nghề nghiệp và điều kiện bản thân để có sự phân luồng tốt sau THCS (tăng tỷ lệ HS học nghề). Phân luồng ở THPT cần mềm hơn, có những trường định hướng chung, trường định hướng kỹ thuật/công nghệ hoặc năng khiếu nhưng cũng có những trường kiểu kết hợp. Chẳng hạn như ở Nhật Bản, THPT có 3 loại trường: Trường THPT dành cho những HS muốn học lên ĐH hoặc ra trường đi làm mà không có định hướng cụ thể nào; Trường trung học chuyên nghiệp dành cho những HS có định hướng nghề nghiệp tương lai, giúp HS đi sâu vào các lĩnh vực như: Công nghiệp, nông nghiệp, kinh doanh, nghề cá, kinh tế gia đình, điều dưỡng, giáo dục thể chất, âm nhạc, nghệ thuật, tiếng Anh.. . ; Trường trung học kết hợp, cung cấp những môn học và lĩnh vực đa dạng khác nhau của cả 2 loại hình trường nói trên.




Mô hình giáo dục theo ISCED 2011:


Hệ thống giáo dục được chia thành 9 cấp độ. Cấp độ 0 (giáo dục mầm non), 1 (tiểu học), 2 (trung học bậc thấp - THCS), 3 (trung học bậc cao - THPT), 4 (sau trung học không phải bậc ba), 5 (giáo dục bậc ba ngắn hạn), 6 (cử nhân hoặc tương đương), 7 (thạc sĩ hoặc tương đương); 8 (tiến sĩ hoặc tương đương). Việc đối chiếu với bảng phân loại quốc tế giáo dục vô cùng quan trọng, do đó cần biên dịch ISCED 2011 làm tài liệu cho tất cả các cơ sở giáo dục và phổ biến cho cộng đồng xã hội.

Cần đề ra căn cứ để HS chọn hướng:

Cơ cấu mới thể hiện tính phân luồng trong giáo dục THPT theo 3 hướng. Tuy nhiên, cũng theo thông tin từ Bộ GD-ĐT, 7/9 nước có nền giáo dục tiên tiến gồm: Phần Lan, Đức, Hàn Quốc, Trung Quốc, Pháp, Nga, Thái Lan đều có loại hình trung học nghề. Vậy tại sao 3 định hướng của chúng ta lại không có loại hình này? Chỉ với 3 loại hình phổ thông như trong đề án, chúng ta có đáp ứng hết nguyện vọng của HS sau THCS? Căn cứ vào đâu để HS có thể chọn các định hướng cũng là vấn đề cần đặt ra. Bộ có đưa ra những yêu cầu nào về kết quả học tập ở bậc THCS để HS đăng ký vào các định hướng không hay chỉ dựa trên nguyện vọng của HS? Tâm lý của Á Đông nói chung và người VN nói riêng xem trọng bằng cấp và hàng loạt chính sách của nhà nước trong khâu tuyển dụng đang bất cập khiến đa số người học không muốn theo học nghề. Vậy nên nếu chỉ dựa vào nguyện vọng của HS thì sẽ khó có thể tránh khỏi việc đa số HS sẽ chọn theo luồng định hướng chung. Từ đó việc định hướng phân luồng sẽ khó khả thi. Chưa kể không phải trường phổ thông nào cũng sẽ đáp ứng đủ điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ cho việc dạy học theo định hướng kỹ thuật/công nghệ hay năng khiếu/nghệ thuật.




Cô gái lừa hàng trăm du học sinh Việt ở Úc bị bắt:


Sáng nay 14/01, Cảnh sát bang New South Wales phát đi thông cáo cho hay đã bắt được nghi phạm lừa hàng trăm du học sinh Việt mua vé máy bay giá rẻ ở Úc. Dù thông cáo không nêu tên người phụ nữ 24 tuổi bị bắt và bị cáo buộc đã lừa đảo hàng trăm người thông qua hình thức bán vé máy bay ảo qua mạng xã hội, nhưng cộng đồng du học sinh Việt Nam ở Úc hiểu đó là người đứng sau trang Facebook có tên Vi Tran. Cuộc vây bắt “Vi Tran”  diễn ra vào khoảng 2 giờ chiều hôm qua, 13.1 (khoảng 10 giờ sáng, giờ Việt Nam) Khi các cảnh sát ập đến một căn nhà ở khu Petersham, thành phố Sydney, bang New South Wales (NSW). “Vi Tran”  sau đó được đưa đến sở cảnh sát nhưng được bảo lãnh và chờ ngày ra tòa vào thứ Tư, ngày 3/2/2016. Hiện “Vi Tran”  đối diện với 10 tội danh về gian lận tài chính mà cảnh sát nước sở tại cáo buộc. Theo ghi nhận của Cảnh sát bang NSW, đến nay đã có 240 nạn nhân của “Vi Tran”  trình báo cảnh sát với số tiền bị lừa khoảng 360.000AUD; Tuy nhiên, con số nạn nhân trên thực tế có thể chưa dừng lại ở đó và cảnh sát NSW tiếp tục kêu gọi những ai là nạn nhân của vụ lừa đảo đến trình báo và hỗ trợ cảnh sát điều tra, thông qua số điện thoại (0061) (02)9265 6499 hoặc 1800 333 000.




(Tổng hợp theo ND, TP, TN, TT)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M...

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể...

SÁCH TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP

SÁCH THAM KHẢO VỀ Y HỌC PHƯƠNG ĐÔNG TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP Cái truyền lại được của y học nằm lại trong bài thuốc. Cho nên dược học của Đông y dẫu đã trải qua nhiều chìm nổi, biến thiên song không triều đại nào, thòi kỳ nào bị ruồng bỏ, mà trong y học, việc nghiền cứu thảo luận các bài thuốc đã trở thành một chủ đề muôn thuở. Người học không sợ nhiều mà chỉ lo ít, người SƯU tầm chẳng sợ giàu mà chỉ lo còn quá nghèo. Cuốn sách này là công việc của nhiều người tâm huyết với nhiều năm lao động, tập hợp các bài thuốc hay, bất kê kinh phương, thời phương hoặc bí phương, hễ có công dụng lâm sàng tốt, được chấp nhận rộng rãi từ cổ chí kim đều được giới thiệu. Thuốc hay tập hợp hơn nghìn bài lấy công dụng chủ trị làm cương lĩnh, lấy phương tễ làm đề mục. Mỗi phương đều có tên bài, xuất xứ, thành phần, cách dùng, công hiệu, chủ trị, giải thích bài thuốc theo lí luận Đông y, lòi bàn, các bài thuốc cùng tên, các bài thuốc phụ thêm, phân tích, điền lí để sáng rõ. Trong phần ...