Chuyển đến nội dung chính

ĐIỂM TIN GIÁO DỤC NGÀY 18 THÁNG 01 NĂM 2016

ĐIỂM TIN GIÁO DỤC NGÀY 18 THÁNG 01 NĂM 2016








Huỷ kết quả thi tuyển, bổ nhiệm mới Hiệu trưởng Đại học Luật:


Ngày 18/1, Bộ Tư pháp đã trao quyết định hiệu trưởng Đại học Luật Hà Nội cho một người không phải luật sư Lê Đình Vinh – người đã trúng tuyển trong kỳ thi được chính Bộ này tổ chức chưa lâu. Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Trần Tiến Dũng – Chánh văn phòng (người phát ngôn) Của Bộ Tư pháp cho hay, cơ quan này chính thức trao quyết định bổ nhiệm hiệu trưởng Trường đại học Luật cho ông Lê Tiến Châu – Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Tư pháp. Trước đó, ngày 15/1, trong thông cáo báo chí do Bộ Tư pháp phát hành đã khẳng định kỳ thi tuyển vào các ngày 31/8 và 1/9/2015 đảm bảo sự lãnh đạo của Ban Cán sự Đảng, sự tham gia ý kiến của Đảng uỷ Bộ Tư pháp, bảo đảm tính công khai, minh bạch, khách quan, công bằng và kết quả đã chọn được đúng người vào các vị trí thi tuyển. Trong đó có ông Lê Đình Vinh – Giám đốc Cty luật TNHH Viethink, đã trúng tuyển vào chức danh hiệu trưởng Trường đại học Luật Hà Nội. Tuy nhiên, ngay sau ngày công bố kết quả thi tuyển hiệu trưởng Trường đại học Luật Hà Nội, Thường trực Chính phủ nhận được “Đơn kính báo và khiếu nại” (nặc danh) Và chỉ đạo Bộ Tư pháp xem xét, báo cáo.

Tại cuộc họp ngày 22/12/2015, Thường trực Chính phủ đã nghe Bộ Tư pháp báo cáo, có sự tham dự của lãnh đạo Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Văn phòng Chính phủ. Tuy nhiên, do còn có cách hiểu khác nhau về tinh thần và nội dung dự thảo đề án “Thí điểm đổi mới cách tuyển chọn lãnh đạo quản lý cấp vụ, cấp sở, cấp phòng”  của Ban Cán sự Đảng Chính phủ mà hiện nay Bộ Nội vụ đang tiếp tục hoàn thiện, ngày 06/01/2015, Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp đã họp, có sự tham dự của đại diện lãnh đạo Ban Tổ chức Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Nội chính Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng, quyết định tạm dừng việc bổ nhiệm ông Lê Đình Vinh. Cũng theo thông báo từ Bộ Tư pháp, việc tạm dừng bổ nhiệm ông Vinh có thời hạn đến khi đề án của Ban Cán sự Đảng Chính phủ được ban hành sẽ xem xét tiếp. Việc bổ nhiệm hiệu trưởng Trường đại học Luật cho ông Lê Tiến Châu đồng nghĩa với việc huỷ kết quả của kỳ thi trước đó do Bộ Tư pháp tổ chức.




Biết cho con ăn gì mới an toàn:


Điểm tin giáo dục ngày thứ hai, 19 tháng 01 năm 2016Đọc thông tin về việc công an và thanh tra phát hiện hàng trăm kg rau củ quả không rõ nguồn gốc đang vận chuyển vào 7 trường học ở quận Tây Hồ (Hà Nội), nhiều phụ huynh sôi sục cả lên. Hóa ra là bấy lâu nay phụ huynh trả tiền để con em có bữa ăn sạch thì lại được cung cấp thực phẩm không rõ nguồn gốc. Người ta sôi sục vì bị lừa, đúng quá rồi. Nếu sự việc không bị phanh phui thì không biết còn bị lừa đến bao giờ. Một phụ huynh nói: “Sau khi biết sự việc, chúng tôi rất bức xúc. Mỗi bữa ăn đóng 30.000 đồng mà ai ngờ trường lại cho con chúng tôi ăn thực phẩm không rõ nguồn gốc”. Xét về nguồn gốc những thực phẩm này, đây là thực phẩm không đúng với cam kết trong hợp đồng của công ty Trung Thành với các trường. Các loại rau, củ quả, thực phẩm này được công ty Trung Thành thu gom từ chợ đầu mối Vân Nội (Đông Anh, Hà Nội) Sau đó “hô biến”  thành thực phẩm sạch để cung ứng cho các nhà trường.

Sau vụ việc này, trao đổi với báo chí, ông Lê Hồng Vũ, Trưởng Phòng Giáo dục - Đào tạo quận Tây Hồ cho biết: “Hiện tại, Phòng đã yêu cầu các trường ngừng nhập rau từ công ty rau quả Trung Thành. Nhưng vì chưa tìm được đối tác cung cấp rau đảm bảo chất lượng nên đang tạm thời lấy rau, thực phẩm từ siêu thị để phục vụ bữa ăn cho các cháu“. Đấy là một động thái kịp thời của Phòng GD-ĐT quận Tây Hồ nhưng trên thực tế thì chất lượng rau/thực phẩm siêu thị cũng chưa biết thế nào. Dù sợ phải ăn rau/thực phẩm không rõ nguồn gốc, nhưng người tiêu dùng không biết mua rau/thực phẩm sạch ở đâu. Nói như lời ông Nguyễn Thanh Long, Phó Phòng GD-ĐT quận Tây Hồ thì cái khó đối với Phòng Giáo dục và nhà trường là thực phẩm sạch được quản lý không có bất cứ tem mác nào nên khi bị trộn lẫn với rau ngoài chợ thì rất khó phát hiện bằng mắt thường. Việc quản lý chất lượng thực phẩm một mình ngành Giáo dục không thể làm được mà cần có sự phối hợp của các cơ quan chức năng và Cục Vệ sinh An toàn Thực phẩm. Hiện nay, các trường đang chỉ làm theo quy định của nhà nước là ký kết với các công ty được cấp phép chứ không hề có hệ thống giám sát và kiểm tra một cách cụ thể hàng ngày, hàng tuần.

Để đảm bảo bữa ăn sạch cho con em, một số phụ huynh đón con về nhà ăn trưa, hoặc đem cơm đến trường cho con. Nhưng chắc gì rau/thực phẩm mà các bậc phụ huynh mua về đã đảm bảo. Cũng đã có nhiều gia đình mua rau/thực phẩm ở chợ về ăn đã bị đau bụng, hoặc thậm chí ngộ độc phải đi cấp cứu đấy thôi. Câu hỏi ở đây là: Làm thế nào để người dân có thể ăn rau/thực phẩm sạch? Liệu việc người dân có thể ăn rau/thực phẩm sạch có là điều quá khó khăn? Để có thực phẩm sạch cho con trẻ nói riêng và mọi người nói chung, cần lắm sự chung tay vào cuộc của nhiều bên để thực phẩm chất lượng có thể đến tay người tiêu dùng. Trước khi có thể yên tâm mua thực phẩm sạch rộng rãi ngoài thị trường, người tiêu dùng phải tự nhận biết đâu là sản phẩm đảm bảo để mua về sử dụng. Hơn ai hết, các nhà trường, các bậc cha mẹ cần là người tiêu dùng thông minh để chọn mua thực phẩm an toàn. Hiện nay đã có một số công ty cung cấp thực phẩm an toàn đảm bảo chất lượng, một bộ phận người tiêu dùng đã được tiếp cận với thực phẩm sạch để chế biến trong bữa ăn hàng ngày. Đó chính là một lựa chọn thông minh của họ, và để có được nguồn đảm bảo này đòi hỏi người tiêu dùng phải tự kiểm chứng qua chất lượng thực phẩm mua về.

Theo số liệu năm học 2014-2015, trên địa bàn thành phố Hà Nội có khoảng 1.400 trường có bếp ăn bán trú. Trong đó, số trường tự tổ chức nấu ăn là 1.077 trường, có 317 trường phải thuê các đơn vị khác cung cấp suất ăn. Như vậy, vẫn có cách để đảm bảo bữa ăn của học sinh tại trường, đó là trường tự tổ chức nấu ăn thì có thể chủ động về nguồn nguyên liệu. Còn nguyên liệu như thế nào là an toàn thì nhà trường và phụ huynh phải chung tay chọn lựa và giám sát.




Sinh viên ĐH Đại Nam - nhiều hoạt động ý nghĩa tại “Chủ nhật đỏ”:


Sự tham gia nhiệt tình, hăng hái của hàng trăm sinh viên Đại học Đại Nam tại Chủ nhật Đỏ ngày 17/1 đã thực sự mang lại ấn tượng và góp phần tạo nên thành công cho ngày hội hiến máu…

Quan tâm phát triển phong trào sinh viên...

Trường Đại học Đại Nam là một cơ sở Giáo dục Đại học nằm trong hệ thống Giáo dục quốc dân do Bộ GD-ĐT trực tiếp quản lý. Song song với việc nâng cao chất lượng đào tạo, đổi mới chương trình dạy và học, Đại học Đại Nam luôn quan tâm và đẩy mạnh công tác phong trào đến sinh viên. Hàng năm, bên cạnh những hoạt động nghiên cứu, hội thảo khoa học thì những hoạt động phong trào mang ý nghĩa giáo dục, giàu tính nhân văn như: Hiến máu nhân đạo, Tấm bánh nghĩa tình, Đông ấm yêu thương, Cháo ấm, Làm sạch Hồ Tây, Hội trại về Văn hóa, văn minh đô thị, Hội trại về tình yêu biển đảo… luôn được Đại học Đại Nam tổ chức nhằm mục đích giáo dục, giúp sinh viên hiểu hơn giá trị cuộc sống; Đoàn kết, đùm bọc và yêu thương cộng đồng hơn; Có ý thức trách nhiệm hơn với xã hội, đất nước. Để hưởng ứng ngày “Chủ nhật đỏ - Ngày hiến máu tình nguyện” lần thứ 8 do báo Tiền Phong tổ chức, hơn 200 sinh viên Đại học Đại Nam tham gia Lễ phát động chương và tất cả 200 bạn sinh viên sẽ đăng ký hiến máu, với mong muốn được sẻ chia giọt máu ấm của mình để giúp đỡ những người nghèo, bệnh nhận thiếu máu, nạn nhân tai nạn giao thông trong dịp Tết Nguyên Đán sắp đến gần.

Đào tạo gắn với thực tiễn!

Ngay từ ngày thành lập, trường đại học Đại Nam đã đề ra mục tiêu là: Đào tạo gắn liền với thực tiễn, sinh viên ra trường phải có đủ kiến thức chuyên môn và tiếng Anh, có Kĩ năng làm việc để có ngay việc làm ở các cơ quan Nhà nước và các Doanh nghiệp. Với mục tiêu cụ thể như vậy suốt 9 năm qua, nhà trường chúng tôi liên tục cải tiến phương pháp giảng dạy, tập hợp một đội ngũ đông đảo giảng viên tâm huyết với nghề, giỏi chuyên môn, thương yêu và tận tình dạy dỗ cho các thế hệ sinh viên Đại Nam. Với sự nỗ lực của trên 250 giảng viên, Đại học Đại Nam đã và đang đào tạo trên 15.000 sinh viên các hệ: Cao học, Đại học, Cao đẳng chính quy tại 13 Khoa chuyên môn với 15 ngành đào tạo… Đến nay đã có 5 khóa sinh viên tốt nghiệp với hơn 5000 cử nhân, kĩ sư, phần lớn các em ra trường đã có việc làm.

Hoạt động hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học luôn được Đại học Đại Nam đẩy mạnh và phát triển. Bên cạnh đó, trường không ngừng phát triển các câu lạc bộ giúp sinh viên trải nghiệm, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp: Câu lạc bộ Chuyên ngành (CLB Kế toán – Kiểm toán, CLB Khởi nghiệp, CLB Ngoại ngữ…), CLB Văn - Thể - Mỹ: (CLB Dance, Cầu lông, Võ thuật).

Từ những nỗ lực trong đào tạo và tích cực tham gia các hoạt động xã hội, Đại học Đại Nam đã nhận được bằng khen về thành tích 5 năm và 7 năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Nhận giải “Thương hiệu, nhãn hiệu nổi tiếng năm 2014”, giải thưởng “Chu Văn An – vì sự phát triển văn hóa giáo dục Việt Nam năm 2014”  và giải “Tổ chức giáo dục uy tín năm 2015”. Với mục tiêu năm đến năm 2020, Trường Đại học Đại Nam đứng trong nhóm 20 của các Trường Đại học Việt Nam được xã hội tín nhiệm về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trường Đại Nam đã và đang từng bước hoàn thiện để ngày càng có chỗ đứng trong nền giáo dục nước nhà; Bám sát và thực hiện tốt mục tiêu: Chất lượng đào tạo đi đối với đa dạng hóa các loại hình đào tạo, cấp độ và lĩnh vực đào tạo; Phấn đấu xây dựng trường trở thành một trong những trường đại học tư thục hàng đầu ở Việt Nam.




Mua thiết bị cho trường học quá đắt:


Sở GD&ĐT thành phố Cần Thơ mua khoảng 80 bộ âm thanh di động (gồm ampli, loa, micro để trong một hộp) Cho các trường tiểu học phục vụ sinh hoạt tập thể, với giá 49 triệu đồng một bộ. Giá này đắt hơn ở thị trường nhiều lần.

Chất lượng hạn chế...

Tổng phụ trách đội của trường tiểu học thị trấn Cờ Đỏ 2 (Cờ Đỏ, Cần Thơ) Nguyễn Văn Phi loay hoay đưa đĩa vào ampli và mở nhưng ampli báo lỗi không phát ra tiếng. Ông lấy đĩa khác đưa vào cũng không được. Còn mở micro thì âm thanh phát ra tốt. “Cái này hư không dám nhờ thợ sửa, mà phải báo Sở GD&ĐT để cho người xuống kiểm tra”, ông Phi nói. Bộ âm thanh ghi mã số MA – 705 hiệu MIPRO của Đài Loan. Ông Phi kể: “Lúc mới nhận về thì hoạt động tốt. Tuy nhiên, từ hôm 2/11, chào cờ đầu tuần, đưa vào đĩa hát quốc ca được nửa bài thì máy dừng lại, không hát nữa”. Ông cho biết, bộ âm thanh được Sở GD&ĐT cấp đầu năm 2014, mới sử dụng trên 30 lần, chủ yếu là sinh hoạt ngoại khóa, phục vụ công tác đoàn, đội và dã ngoại. Nếu sạc đầy pin, có thể sử dụng cả ngày. “Trước đây, chưa có bộ âm thanh di động, hoạt động nhóm hay ngoài trời nói chuyện to học sinh mới nghe được. Còn có bộ âm thanh di động thì nói nhẹ nhàng nghe vẫn rõ và dễ tập hợp học sinh, ông Phi nói.

Ở quận Ninh Kiều, Hiệu trưởng trường tiểu học Ngô Quyền, cô Đinh Thị Thảo, cho biết trường nhận bộ âm thanh trong năm học 2014 - 2015, đến nay sử dụng hơn chục lần, cho hoạt động nhóm, ngoại khóa. Trường còn hỗ trợ cho Đoàn phường mượn để sinh hoạt ngoài trời. Đánh giá về chất lượng, ông Đàm Thanh Vũ là cán bộ phụ trách cơ sở vật chất và thiết bị của Phòng GD&ĐT huyện Cờ Đỏ nói “có hạn chế”. Đó là, nếu đặt 2 bộ âm thanh ở 2 phòng cạnh nhau và mở cùng lúc thì chúng hút tần số của nhau, phòng bên này nói phòng kia cũng nghe. Ở quận Ninh Kiều, bà Phó trưởng Phòng GD&ĐT Quách Thị Thu Hương cũng cho rằng âm thanh không chuẩn, phạm vi lan tỏa ít nên chủ yếu phục vụ hoạt động nhóm.

Đắt đỏ!

Phó phòng Hương cho biết, quận được Sở GD&ĐT cấp 12 bộ, gồm 5 bộ cấp năm 2013 và 7 bộ cấp năm 2015. Còn ở huyện Cờ Đỏ, theo ông Vũ, trong 3 năm trở lại đây được cấp 14 bộ cho các trường tiểu học. Phó giám đốc Sở GD&ĐT Võ Minh Lợi nói với phóng viên Tiền Phong: “Việc này đã triển khai nhiều năm nay theo yêu cầu của một số trường tiểu học. Hiện nay, Sở chưa cấp đồng loạt trong toàn ngành”. Về số lượng, qua khảo sát ở huyện Cờ Đỏ đã cấp cho gần 61% số trường tiểu học, còn ở Ninh Kiều đã được cấp gần 55% số trường tiểu học. Theo một cán bộ của Sở GD&ĐT, tổng số đã cấp khoảng 80 bộ. Việc đấu thầu cụ thể như thế nào, Phó giám đốc Lợi không cho biết cụ thể mà bảo “nên tìm hiểu ở các trường tiểu học”. Ở các trường tiểu học cũng như các phòng GD&ĐT, chỉ cho biết được Sở GD&ĐT cấp xuống, một bộ giá 49.000.000 đồng nên thường gọi là “bộ 49”.

Một bộ âm thanh được sở cấp xuống có giá 49.000.000 đồng, trong lúc, ở thị trường, bộ âm thanh di động có mã số và nhãn hiệu tương tự được chào giá là 10.900.000 đồng, đã bao gồm VAT 10%. Còn ở trường tiểu học Thuận An, phường Thuận An (Thốt Nốt) Đang sử dụng bộ âm thanh di động do một phụ huynh học sinh tặng, tương tự như của Sở GD&ĐT cấp nhưng với giá rẻ hơn nhiều. Phó hiệu trưởng Nguyễn Văn Mai kể, bộ âm thanh nói trên được tặng đầu năm học 2015 - 2016, hàng Việt Nam, giá chỉ khoảng 3 triệu đồng. “Do trường đang xây dựng nên từ đầu năm đến nay mới sử dụng 2 lần, âm thanh tốt”, Phó hiệu trưởng Mai nói.




Bạo lực học đường ám ảnh học sinh:


Bạo lực học đường ngày càng trở nên phổ biến, khốc liệt và phức tạp hơn. Vì bạo lực học đường, nhiều học sinh trở nên bấn loạn, sợ hãi, thường xuyên nghỉ học. Có học sinh thậm chí bỏ học, chuyển trường, nhưng vẫn không tìm được lối thoát.

Thích là đánh, không cần lý do!

Thùy V. (16 tuổi, học sinh (HS) Một trường trung học ở Q. 8, TP. HCM) Là nỗi ám ảnh với toàn bộ HS khối 10 trong trường. “V. Nổi tiếng với nguyên tắc thích là đánh, không cần lý do”, H. (HS cùng lớp với V.) Sợ sệt mở đầu câu chuyện với chúng tôi. Theo các HS cùng lớp, V. Thường xuyên mang theo dao bấm khi đi học. V. Lập nhóm 7 - 8 HS cùng trường vừa chơi chung vừa sai khiến. Hễ ghét ai, V. Kêu những thành viên trong nhóm đánh người đó. Thành viên nào không theo lời thì V. Tẩy chay, cho ra khỏi nhóm, sau khi “thụ” hình phạt bị cả nhóm đánh hội đồng. Bởi vậy, hầu hết HS trong khối đều sợ V. “Có lần, giờ ra chơi em đang ngồi trong lớp học thì bị V. Đá vào mặt, tay, lưng. Đánh xong, V. Quay lại nói với mấy bạn trong lớp là tao đang nói chuyện mà nó dám quay xuống nhìn”, L., một người thường xuyên bị V. Đánh, kể: “Có lần V. Sai đàn em trong nhóm tát nhiều cái vào mặt em. Sau đó, V. Xuất hiện bảo: Sao mày không nói, không cười giống như bị câm vậy? Thấy tao pha trò mà mày không cười? Hay là mày khinh tao?”“Bây giờ mỗi ngày đến trường với em đáng sợ giống như đi vào địa ngục vậy”, L. Nói với gương mặt sợ hãi và mắt ngấn nước. Không chỉ đánh bạn, V. Còn thường xuyên vận động cô lập, chia rẽ và nói xấu các thành viên trong lớp. P. K. H, học cùng lớp V., vì chăm học nên bị V. Đánh nhiều lần, tẩy chay, cô lập. V. Cấm những HS trong lớp không được chơi với H., hễ ai chơi hoặc đi cùng H. Là sẽ bị đánh.


D. (học cùng trường với V.) Có iPhone 6 và xe máy riêng nên thường xuyên bị V. Bắt nạt do “nhà có điều kiện”. Nhiều lúc D. Bị nhóm của V. Giật điện thoại, tháo ra từng mảnh. “V. Bắt em lấy xe máy của mình đưa đón những thành viên trong nhóm đi học. Giờ em là chân sai vặt của cả nhóm”, D. Nói. Chúng tôi hỏi D. Tại sao không báo với thầy cô và gia đình để tìm cách tháo gỡ? D. Xua tay: “Em đã từng xin ba mẹ chuyển trường nhưng ba mẹ nói cứ học xong cấp 3 đi rồi tính. Mà em nghĩ ba mẹ không thể đi học cùng mình, thầy cô thì không thể sát bên cạnh. Nói ra biết đâu chuyện không được giải quyết mà lại bị đòn. Hơn nữa có lần V. Bảo: Nói ra đi xem ai cứu được mày!”, D. Sợ sệt kể.

Băng nhóm bảo kê tống tiền HS!

Một công an P. 7 (Q. 3, TP. HCM) Phụ trách trật tự tại một trường học khá nổi tiếng cho biết nhiều năm nay trường này có 7 - 8 nhóm thường xuyên tổ chức đánh nhau. Theo công an này, HS các lớp đầu cấp như lớp 6 và lớp 10 thường bị đánh nhiều nhất do mới thay đổi môi trường học. “Lạ nước, lạ cái nên chỉ cần nhìn mặt không ưng là ngay lập tức các đàn anh lớp trên kéo băng xuống hẹn ra quán.. . Nói chuyện. HS bị hỏi có tỏ thái độ phản kháng là ngay lập tức bị.. . Xúc liền. Ngược lại, nếu là dân cộm cán biết luật sẽ gọi anh em, họ hàng và những người có tiếng nói lên gặp nói chuyện để chào sân và kết đội”, công an này nói thêm.

Cũng theo thông tin từ Công an P. 7, Q. 3, hiện tại địa bàn đơn vị quản lý có một trường THCS là điểm đen của bạo lực học đường. Hầu hết HS trong trường không lạ lẫm với cái tên “Trực Núi”. Trực là “đại ca”  cầm đầu một nhóm gồm những HS trong trường và một số HS cộm cán ở các trường lân cận, nổi tiếng bảo kê với giá cắt cổ và bắt HS trong trường phải nộp tiền đều đặn hằng tuần. Ở mỗi lớp, Trực cho một đàn em làm tay trong quan sát theo dõi những HS có điều kiện, nắm tình hình và tìm cách tiếp cận. Sau đó, Trực làm đủ trò như đánh, hăm dọa.. . Để HS sợ và ngoan ngoãn nộp tiền. Hầu hết HS vì sợ nên răm rắp nộp tiền, trong đó S. Là HS bị bắt nạt nhiều nhất. Vốn nhiều tiền nên mỗi tuần S. Phải nộp từ 100.000 - 500.000 đồng. Khi bị Công an P. 7 bắt vì tội cưỡng đoạt tài sản, lúc đầu Trực một mực không nhận tống tiền mà nói là HS tự mang tiền cho mình. Tuy nhiên, sau một thời gian điều tra, Trực đã nhận tội. Theo nhận định của cơ quan công an, hành động của Trực là tống tiền có tổ chức. Tuy nhiên, do phạm tội khi chưa đủ tuổi vị thành niên nên Trực chỉ bị lập biên bản, phạt hành chính rồi cho về. Khi về trường, Trực tiếp tục vi phạm.

Phát hiện cả bó dao, mã tấu...

Bà Nguyễn Thị Hường, giám thị Trung tâm giáo dục thường xuyên Q. 3 (TP. HCM), cho biết: “Hằng ngày chúng tôi đều quan sát theo dõi những HS thường đánh nhau. Khi phát hiện HS có dấu hiệu lạ, chúng tôi lập tức kiểm tra cốp xe, cặp, ba lô. Nhiều lần phát hiện và thu giữ cả bó dao, có những con dao dài bằng cánh tay, mã tấu, côn nhị khúc.. .”.

73% HS cho biết bị bạo lực về tinh thần!

Điều khiến một bà mẹ ở Hà Nội có con trai năm nay học lớp 7 muộn phiền nhất là con mình luôn bị các bạn trong trường bắt nạt. “Cháu hay hỏi hoặc nói những câu mà mọi người cho rằng “ngớ ngẩn”  và gọi cháu là thằng ngốc”, chị nói và cho biết đã tìm nhiều cách, nói chuyện với giáo viên chủ nhiệm, chuyển lớp, thậm chí chuyển trường.. . Cho con, nhưng ở đâu cũng bị bắt nạt. Bà Nguyễn Thị Phương Anh, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (Hà Nội), cho rằng việc cô lập một bạn nào đó trong lớp hoặc xúc phạm bằng lời nói cũng là một hành vi bạo lực - bạo lực tinh thần - rất nghiêm trọng mà ngay chính người trong cuộc không ý thức rõ được điều đó. Bà Phương Anh chia sẻ: “Lâu nay khi nói về bạo lực, mọi người thường tập trung tìm cách giải quyết hành vi bạo lực thân thể, các nhà trường rất rốt ráo xử lý các vụ HS đánh nhau nhưng lại rất thiếu quan tâm tới các hành vi bạo lực tinh thần, ngấm ngầm và rất phổ biến hiện nay”.

Một HS Trường THPT Trần Hưng Đạo (Hà Nội) Cho rằng HS biết đánh nhau sẽ bị nhà trường kỷ luật nên tìm đủ mọi cách để xúc phạm “đối phương”  mà vẫn không vi phạm quy định nhà trường. Chửi bới, xúc phạm, cô lập, không cho tham gia các hoạt động.. . Là cách phổ biến nhất. Theo kết quả nghiên cứu về bạo lực giới trong trường học của Viện Nghiên cứu y - xã hội học phối hợp với tổ chức từ thiện Plan VN thực hiện từ tháng 3 - 9.2014 với 3.000 HS của 30 trường THCSTHPT ở Hà Nội, khoảng 80% HS cho biết từ trước đến nay đã bị bạo lực giới (kỳ thị giới tính) Trong trường học ít nhất một lần, 71% bị bạo lực trong vòng 6 tháng qua. Trong đó, bạo lực tinh thần (mắng chửi, đe dọa, bắt phạt, đặt điều, sỉ nhục.. .) Chiếm tỷ lệ cao nhất 73%, bạo lực thể chất (tát, đá, xô đẩy, kéo tóc, bạt tai, đánh đập.. .) 41% và bạo lực tình dục (tin nhắn với nội dung tình dục, sờ, hôn, hiếp dâm, yêu cầu chạm vào bộ phận sinh dục, lan truyền tin đồn tình dục.. .) 19%.

Kết quả nghiên cứu cho thấy HS nam ở THCSTHPT phải đối mặt với tần suất khá cao bạo lực thể chất tinh thần. Nữ sinh THPT thường bị xâm hại và quấy rối tình dục, chủ yếu trên đường đi học hay về nhà. Bạo lực thể chất xảy ra với HS cấp THCS (50%) Nhiều hơn THPT (25%). Mức độ an toàn ở nhà trường được HS đánh giá rất thấp, chỉ 16% HS nữ và 19% HS nam cho rằng luôn an toàn trong khuôn viên trường học. Nhà vệ sinh được coi là nơi kém an toàn nhất. Ông Nguyễn Hiệp Thống, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, cho biết theo nghiên cứu này, khái niệm bạo lực đã vượt qua cả quan niệm xưa nay. Bạo lực không chỉ là đánh đấm, mà mở rộng ra cả hành vi đe dọa, mắng chửi, đặt điều.. . Gây tổn hại tinh thần. Thực tế đã phản ánh, có những trường hợp HS đã tự tìm đến cái chết vì không chịu nổi áp lực, tủi nhục khi bị bạn bè xúc phạm, kỳ thị hoặc bị oan ức mà không biết chia sẻ và tìm sự giúp đỡ về mặt tinh thần từ bất cứ ai.




Du học sinh Việt Nam ở Mỹ tăng 'chóng mặt':


Vượt qua Nhật Bản, Việt Nam có tỉ lệ gia tăng sinh viên theo học tại Mỹ cao thứ 3 trong đợt tuyển sinh vừa qua, một khảo sát mới đây của SEVIS cho biết. Từ tháng 7 tới tháng 11.2015, số lượng sinh viên Việt Nam ở Mỹ tăng đến 18,9%, đặc biệt ở các trường đào tạo cao đẳngđại học. Đây là con số chỉ xếp sau Ấn Độ (20,7%) Và Trung Quốc (19,4%), những nước đóng góp nhiều sinh viên nước ngoài nhất ở Mỹ. Thống kê này do Hệ thống thông tin về Sinh viên và Khách mời trao đổi (SEVIS) Thực hiện và công bố trong tháng 12.2015. Khác với cách tính của Open Doors, thuộc Viện Giáo dục Quốc tế, những con số của SEVIS tính theo thời gian thực và bao hàm tất cả những người theo học tại mọi cấp trong hệ thống giáo dục.

Sự tăng trưởng của số lượng người Việt Nam theo học tại Mỹ được nhận xét “chóng mặt”, qua đó nâng tổng số học viên, sinh viên người Việt ở Mỹ lên 28.883 người. Như vậy, Việt Nam hiệp xếp thứ 6 trong thống kê về số học viên, sinh viên nước ngoài tại Mỹ. Cũng theo thống kê này, Mỹ đã vượt qua Canada xét về số lượng sinh viên Việt Nam theo học. Trong thống kê tới tháng 10.2015, có 28.524 sinh viên Việt Nam học ở Úc, giảm 0,4% so với năm 2014, trang University World News đưa tin hôm 15/1. Các sinh viên Việt Nam hiện diện ở tất cả 50 bang ở Mỹ, từ 6 người ở Alaska cho đến 6.151 người tại California. Trong đó, 5 bang có nhiều sinh viên Việt Nam nhất là California, Texas, Washington, Massachusetts và New York. Trong số các ngành nghề sinh viên Việt Nam theo học tại Mỹ, ngành đào tạo ngôn ngữ chiếm 12,9%, tương đương 3.732 người. Tương tự lần lượt là đào tạo liên kết (27,9%, 8.050 người), đào tạo cử nhân (31,1%, 8.976 người), thạc sĩ (8,1%, 2.330 người) Và tiến sĩ (4%, 1.159 người). Ngoài ra là một số ngành còn lại không thuộc các văn bằng liên quan, ví dụ tuyển sinh trung học và các trường dạy nghề, thẩm mỹ...

Theo lý giải của SEVIS, sở dĩ số lượng sinh viên, học sinh và học viên Việt Nam gia tăng là do tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam cải thiện trong cùng khoảng thời gian tương ứng, cộng thêm tâm lý xem Mỹ là nơi đào tạo tốt. Và theo thống kê trên, phụ huynh người Việt Nam đã chi gần 1 tỉ USD cho việc giáo dục cho con em họ tại Mỹ. Hiện tại ở Mỹ có khoảng 1,2 triệu sinh viên quốc tế theo học, với khoảng 75% số đó ghi danh vào đại họcthạc sĩ và tiến sĩ. Châu Á chiếm tới 77% số lượng người học.




Trao học bổng Nguyễn Thái Bình - Báo Thanh Niên:


Sáng 17.1, Báo Thanh Niên phối hợp với Tổng công ty cơ khí giao thông vận tải Sài Gòn - TNHH MTV (SAMCO) Tặng 10 suất học bổng Nguyễn Thái Bình cho 10 sinh viên Khoa Cơ khí động lực Trường ĐH Kỹ thuật TP. HCM. Mỗi suất học bổng trị giá 5 triệu đồng cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn nhưng học giỏi. Đây là các suất học bổng nằm trong số tiền 100 triệu đồng do SAMCO tài trợ chương trình học bổng Nguyễn Thái Bình - Báo Thanh Niên để tặng các sinh viên đang theo học các chuyên ngành về cơ khí vận tải.




Học bổng ngành luật tại Úc:


Trường ĐH Queensland (Úc) Thông báo trao khoảng 10 suất học bổng ngành Luật năm học 2016 - 2017 dưới dạng trợ cấp tài chính giúp sinh viên chi trả chi phí sinh hoạt trong thời hạn 12 tháng. Ứng viên sẽ được cân nhắc dựa trên các tiêu chí sau: Thành tích học tập, nhu cầu hỗ trợ tài chính đặc biệt, đam mê với ngành Luật và định hướng công việc sau khi kết thúc khóa học. Phương thức nộp đơn: Sinh viên phải hoàn thành mẫu đơn dự tuyển và tờ khai, nộp cùng với bản sao CV qua bưu điện theo địa chỉ: The TC Beirne School of Law Scholarship Endowment Fund Selection Committee, TC Beirne School of Law Forgan Smith Building, The University of Queensland 4072 Australia. Các ứng viên nộp đơn trước ngày 26/2. Mẫu đơn tải tại địa chỉ: http://law.uq.edu.au




(Tổng hợp theo ND, TP, TN, TT)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M...

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể...

SÁCH TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP

SÁCH THAM KHẢO VỀ Y HỌC PHƯƠNG ĐÔNG TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP Cái truyền lại được của y học nằm lại trong bài thuốc. Cho nên dược học của Đông y dẫu đã trải qua nhiều chìm nổi, biến thiên song không triều đại nào, thòi kỳ nào bị ruồng bỏ, mà trong y học, việc nghiền cứu thảo luận các bài thuốc đã trở thành một chủ đề muôn thuở. Người học không sợ nhiều mà chỉ lo ít, người SƯU tầm chẳng sợ giàu mà chỉ lo còn quá nghèo. Cuốn sách này là công việc của nhiều người tâm huyết với nhiều năm lao động, tập hợp các bài thuốc hay, bất kê kinh phương, thời phương hoặc bí phương, hễ có công dụng lâm sàng tốt, được chấp nhận rộng rãi từ cổ chí kim đều được giới thiệu. Thuốc hay tập hợp hơn nghìn bài lấy công dụng chủ trị làm cương lĩnh, lấy phương tễ làm đề mục. Mỗi phương đều có tên bài, xuất xứ, thành phần, cách dùng, công hiệu, chủ trị, giải thích bài thuốc theo lí luận Đông y, lòi bàn, các bài thuốc cùng tên, các bài thuốc phụ thêm, phân tích, điền lí để sáng rõ. Trong phần ...