Chuyển đến nội dung chính

TIN TỨC BỘ GIÁO DỤC: BỔ NHIỆM VÀ XẾP LƯƠNG THEO CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIẢNG DẠY

BỔ NHIỆM VÀ XẾP LƯƠNG THEO CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIẢNG DẠY








Kính gửi: Các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo

Căn cứ Nghị định số 29/2012/NĐ-CP  ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chứcCăn cứ Thông tư liên tịch số 28/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 06/11/2015 của Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo – Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp đối với viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập và Thông tư liên tịch số 36/2014/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 28/11/2014 của Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo – Bộ Nội vụ quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập; Căn cứ các Thông tư liên tịch số 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 14/9/2015, số 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/9/2015, số 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/9/2015 và số 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/9/2015 của Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo – Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học công lập, giáo viên trung học cơ sở công lập, giáo viên trung học công lập;

Để thực hiện việc bổ nhiệm và xếp lương theo chức danh nghề nghiệp đối với viên chức làm công tác giảng dạy, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các đơn vị sự nghiệp giáo dục và đào tạo công lập trực thuộc Bộ:

1. Xây dựng phương án và lập danh sách đề nghị bổ nhiệm và xếp lương theo chức danh nghề nghiệp đối với viên chức giảng dạy thuộc phạm vi quản lý theo quy định tại các Thông tư liên tịch trên (Biểu mẫu số 1 gửi kèm theo).

2. Lập hồ sơ theo danh sách đề nghị và xếp lương, bao gồm:

a) Đối với viên chức đề nghị bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp giảng dạy hạng II, hạng III, hạng IV (ngạch hiện giữ là giảng viên chính hoặc giáo viên trung học cao cấp trở xuống): Quyết định lương mới nhất hoặc bản sao có chứng thực.

b) Đối với viên chức đề nghị bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp hạng I (ngạch hiện giữ là Giáo sư – Giảng viên cao cấp, Giảng viên cao cấp hoặc Phó Giáo sư – Giảng viên chính):

- Lý lịch theo mẫu 2c-BNV/2008 ban hành kèm theo Quyết định số 02/2008/QĐ-BNV ngày 06 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ;

- Bản sao có chứng thực văn bằng cao nhất;

- Quyết định lương mới nhất hoặc bản sao có chứng thực;

- Bản sao có chứng thực của 01 trong 03 giấy tờ sau:

+ Quyết định bổ nhiệm ngạch Giảng viên cao cấp hoặc Quyết định chuyển sang ngạch Giảng viên cao cấp đối với người đang giữ ngạch Giảng viên cao cấp;

+ Quyết định bổ nhiệm ngạch Giáo sư - Giảng viên cao cấp, Phó Giáo sư – Giảng viên chính đối với các viên chức đang giữ ngạch Giáo sư - Giảng viên cao cấp, Phó Giáo sư – Giảng viên chính;

+ Quyết định bổ nhiệm chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư hoặc Quyết định công nhận chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư (đối với các viên chức được công nhận Giáo sư, Phó Giáo sư trước năm 2009);

Lưu ý: Quyết định lương có thể dùng chung nếu trong quyết định có tên nhiều người và cần ghi rõ trong mục Ghi chú của Biểu mẫu số 1.

3. Gửi phương án bổ nhiệm và xếp lương kèm theo hồ sơ đề nghị về Bộ (qua Vụ Tổ chức cán bộ) Trước ngày 30/01/2016 để thẩm định và phê duyệt, đồng thời gửi bản mềm phương án và Biểu mẫu số 1 về Bộ theo địa chỉ hộp thư điện tử: Hvhieu@moet. Edu. Vn.

Lưu ý: Mỗi đơn vị cần gửi 04 bản in danh sách đề nghị bổ nhiệm và xếp lương để phê duyệt, gửi lại đơn vị và lưu.

4. Đối với các viên chức không làm công tác giảng dạy, việc bổ nhiệm và xếp lương theo chức danh nghề nghiệp sẽ được thực hiện sau khi có văn bản hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.

Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các đơn vị phản ánh về Bộ (qua Vụ Tổ chức cán bộ - đ/c Hoàng Văn Hiếu, điện thoại 04.38693557-098.3208686, thư điện tử: hvhieu@moet.edu.vn) Để tổng hợp.

Trân trọng.

* Nội dung chi tiết đề nghị xem tại >> tệp đính kèm <<.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M...

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể...

SÁCH TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP

SÁCH THAM KHẢO VỀ Y HỌC PHƯƠNG ĐÔNG TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP Cái truyền lại được của y học nằm lại trong bài thuốc. Cho nên dược học của Đông y dẫu đã trải qua nhiều chìm nổi, biến thiên song không triều đại nào, thòi kỳ nào bị ruồng bỏ, mà trong y học, việc nghiền cứu thảo luận các bài thuốc đã trở thành một chủ đề muôn thuở. Người học không sợ nhiều mà chỉ lo ít, người SƯU tầm chẳng sợ giàu mà chỉ lo còn quá nghèo. Cuốn sách này là công việc của nhiều người tâm huyết với nhiều năm lao động, tập hợp các bài thuốc hay, bất kê kinh phương, thời phương hoặc bí phương, hễ có công dụng lâm sàng tốt, được chấp nhận rộng rãi từ cổ chí kim đều được giới thiệu. Thuốc hay tập hợp hơn nghìn bài lấy công dụng chủ trị làm cương lĩnh, lấy phương tễ làm đề mục. Mỗi phương đều có tên bài, xuất xứ, thành phần, cách dùng, công hiệu, chủ trị, giải thích bài thuốc theo lí luận Đông y, lòi bàn, các bài thuốc cùng tên, các bài thuốc phụ thêm, phân tích, điền lí để sáng rõ. Trong phần ...