Chuyển đến nội dung chính

VAI TRÒ CỦA CHÍNH SÁCH QUỐC GIA TRONG VIỆC THU HÚT R- D NƯỚC NGOÀI



MỞ ĐẦU
Trong sự phân bố các hoạt động nghiên cứu triển khai (R- D) Toàn cầu hiện nay, tồn tại một sự ngăn cách rõ rệt giữa các nước đang phát triển và các nước công nghiệp hóa. Các nước đang phát triển mặc dù nắm giữ tới 80% dân số thế giới, nhưng cũng mới chỉ tạo ra được 10% số công trình nghiên cứu được công bố. Tuy nhiên, sự ngăn cách này cũng hé mở một cơ hội cho các nước đang phát triển, đó là hợp tác quốc tế trong phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN).
Hợp tác quốc tế về KH&CN được coi là một phương pháp ưu tiên để xây dựng năng lực khoa học cho các nước đang phát triển, là phương tiện để các nước này có thể tham gia vào dây chuyền sản sinh ra tri thức khoa học toàn cầu.
Đầu tư của các công ty đa quốc gia, các tổ chức nước ngoài vào các hoạt động R- D tại các nước đang phát triển có thể mang lại nhiều lợi ích, tuy nhiên điều này đòi hỏi phải có một chiến lược nâng cao năng lực tiếp thu của các nước tiếp nhận. Các nước đang phát triển cần áp dụng các chính sách thích hợp để cho phép họ có thể thu hút R- D nước ngoài và tận dụng được những ích lợi lớn nhất từ các hoạt động này.
Để giúp cho bạn đọc có thêm thông tin về các mô hình hợp tác quốc tế trong nghiên cứu KH&CN, về xu thế toàn cầu hóa các hoạt động R- D hiện nay và về vai trò của các chính sách quốc gia trong việc thu hút R- D nước ngoài, Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia xin giới thiệu Tổng luận: “CÁC MÔ HÌNH HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ KH&CN VÀ VAI TRÒ CỦA CHÍNH SÁCH QUỐC GIA TRONG VIỆC THU HÚT R- D NƯỚC NGOÀI”.
Xin giới thiệu cùng bạn đọc.

I. HỢP TÁC QUỐC TẾ GIỮA CÁC QUỐC GIA TRONG NGHIÊN CỨU KH&CN
1.1. Tầm quan trọng của các mối quan hệ quốc tế đối với KH&CN
Sự trao đổi
Đây là mô hình đơn giản của hệ thống nghiên cứu trong đó chúng ta không quan tâm tới cấu trúc hay chức năng, mà là đầu vào và đầu ra của nó, điều này cho phép hiểu một cách dễ dàng hơn về tầm quan trọng của sự trao đổi trong KH&CN.
Có thể nhận thấy đầu ra (Ouput) Và đầu vào (Input) Đều có cùng một dạng, đó là: Con người, kiến thức và tiền bạc. Tuy nhiên, tỷ trọng giữa chúng không giống nhau. Và kiến thức, dù ở dưới dạng ngầm định, hay đã được hệ thống hóa, đều có thể biến đổi và tăng lên.
Mọi người được đào tạo tốt hơn. Một phần kiến thức sản sinh ra có giá trị kinh tế và có thể mang lại thu nhập tài chính. Tất cả các dạng đầu ra đó đều liên quan đến sản phẩm và nếu trong một thời gian ngắn, một người nào đó có thể làm tăng một trong số các dạng đầu ra với sự tiêu hao của các dạng khác, thì về lâu dài sẽ khó khăn hơn khi muốn thay đổi một trong số các đầu ra theo cách độc lập với các dạng khác.
Do hệ thống nghiên cứu tự nuôi dưỡng bản thân bằng một số sản phẩm của mình, vì vậy việc trao đổi đóng vai trò quan trọng đối với khả năng trụ vững của nó. Kiến thức đã được hệ thống hóa có thể lưu thông dễ dàng thông qua các phương tiện như bài báo khoa học và mạng Internet. Tuy nhiên, sự truyền bá kiến thức ngầm cần phải có sự tiếp xúc giữa con người và sự gần gũi về văn hóa. Trong phần lớn thời gian, các mối quan hệ đó là không chính thức và đòi hỏi một mức độ tin cậy và quý trọng nhất định, điều này cần có thời gian để tạo thành. Chúng chỉ thay đổi một cách rất chậm và không phải là không mất một chi phí đáng kể.
Những trao đổi như vậy sẽ đem lại kết quả mỹ mãn nhất nếu chúng xảy ra bên trong một cộng đồng rộng lớn hơn. Vì thế dẫn đến ý tưởng đạt khối lượng tới hạn. Sự hội tụ có thể mang tính địa phương, xung quanh các trung tâm xuất sắc, hay vô hình hơn bên trong các mạng lưới ở tầm cỡ quốc gia, và cũng có thể mang tính quốc tế khi các cộng đồng khoa học địa phương thuộc loại nhỏ. Cả hai phương thức truyền bá trên đều mang lại những lợi thế tương đối so với sự trao đổi kiến thức đã được hệ thống hóa (mặc dù sự giao dịch sau này có chi phí tăng mạnh với số lượng người tham gia) Nhưng đối với kiến thức hệ thống hóa, sự gần gũi vẫn là điều kiện thiết yếu.
Để có thể duy trì được, các trao đổi cần mang tính công bằng và chúng đòi hỏi một sự hiểu biết chung về các quy định của cuộc chơi và cả ranh giới giữa sự hợp tác và sự cạnh tranh.
Cuối cùng, việc tham gia vào và hưởng lợi từ các mạng lưới nghiên cứu quốc tế là một quá trình liên tục phát triển, trong đó giai đoạn học hỏi là cần thiết và có thể kéo dài. Như vậy, ở đây có một rào cản cần vượt qua và nó không thể bị đánh giá thấp, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển.
Kiến thức là một loại hàng hóa công cộng
Kiến thức được công nhận rộng rãi như một loại hàng hóa công cộng, trên cơ sở một quốc gia và cả trên phạm vi quốc tế. Ngoài ra, nó còn đóng góp cho việc sản xuất ra các loại hàng hóa công khác, như y tế, môi trường,.. .
Tuy nhiên, nó không phải là một loại hàng hóa công thuần túy: Một khối lượng đào tạo tối thiểu là cần thiết để có thể tiếp cận tới phần lớn tri thức, do đó nó là một “Tài sản câu lạc bộ”. Điều này đặc biệt liên quan đến các nước đang phát triển, bởi vì đối với các nước này việc thiếu một chính sách kiên định thiên về xây dựng năng lực sẽ làm cho “hố ngăn cách khoa học” sẽ càng rộng hơn.. Kiến thức có thể được bảo vệ bằng quyền sở hữu trí tuệ: Bằng sáng chế, bản quyền
v.v.. . Một mức độ bảo hộ nhất định là điều cần thiết để kích thích sáng kiến của cá nhân, nhưng xu hướng thiên về sự chiếm dụng cá nhân đối với tri thức đã phát triển mạnh trong thập kỷ gần đây. Trong giai đoạn từ năm 1996 đến 2001, số đơn xin cấp bằng sáng chế đã tăng 68% ở châu Âu và 57% ở Mỹ và sự gia tăng đó không thể quy cho nguyên nhân là do tính sáng tạo của các nhà nghiên cứu tăng lên.

...........................

RAND Corporation trong báo cáo của mình, đã xếp hạng các nước trên thế giới thành 4 nhóm nước, theo những trình độ năng lực khoa học khác nhau, trong quá trình tham gia vào các mối quan hệ hợp tác quốc tế về KH&CN. Bốn thứ hạng này được đưa ra căn cứ vào giá trị của chỉ số KH&CN của từng nước. Dưới đây là bốn nhóm được sắp xếp như sau (Bảng 1):
A: Các nước khoa học tiên tiến (Scientifically Advanced Countries - SAC): Bao gồm 22 quốc gia có năng lực KH&CN cao hơn mức trung bình quốc tế. Các nước này đều có trình độ cao trong mọi lĩnh vực KH&CN, chiếm đến 86% số các bài báo khoa học đăng trên các tạp chí được công nhận quốc tế và họ cũng tài trợ cho 85 - 90% R- D thế giới.
B: Các nước thành thạo về khoa học (Scientifically Proficient Countries - SPC):
Bao gồm 24 nước có năng lực khoa học cao hơn hoặc bằng mức trung bình quốc tế, nhưng trình độ không đồng đều. Một số chỉ tiêu về năng lực có giá trị có thể vượt mức trung bình quốc tế trong khi một số khác lại thấp hơn. Một số nước có thế mạnh mang tầm cỡ thế giới về một vài lĩnh vực hoặc phân ngành khoa học cụ thể. Các nước này đầu tư mạnh cho cơ sở hạ tầng và R- D để xây dựng một nền tảng khoa học và những đầu tư đó đang mang lại kết quả.
C: Các nước đang phát triển khoa học (Scientifically Developing Countries - SDC): Bao gồm 24 nước, có một số nét nổi trội về năng lực khoa học và có xu thế đầu tư tích cực cho khoa học, nhưng năng lực khoa học tổng thể của các nước này vẫn thấp hơn mức trung bình quốc tế. Tuy nhiên, những khoản đầu tư được thực hiện vẫn cho phép các nước này tham gia vào KH&CN quốc tế. Các nước này theo đuổi đầu tư mạnh hơn cho khoa học và trong một số trường hợp họ có năng lực tốt để thu hút các đối tác quốc tế.
Bảng 1: Danh sách các nước được xếp hạng SAC, SPC và SDC

TT Các nước SAC Các nước SPC Các nước SDC
1 Mỹ Singapo Uzbekistan
2 Nhật Bản Slovenia Latvia
3 Đức Niu Zilân Argentina
4 Canada Tây Ban Nha Chilê
5 Đài Loan Luxembourg Mexico
6 Thụy Điển CH Slovak Moldova
7 Anh Ukraine Pakistan
8 Pháp Belarus Thổ Nhĩ Kỳ
9 Thụy Sĩ CH Czech Armenia
10 Ixrael Croatia Colombia
11 Hàn Quốc Estonia Macedonia
12 Phần Lan Ba Lan Venezuela
13 Ôxtrâylia Lithuania Mauritius
14 Aixơlen Bulgaria Iran
15 Đan Mạch Azerbaijan Benin
16 Nauy Cuba Yugoslavia
17 Hà Lan Trung Quốc Kuwait
18 Italia Braxin Hồng Kông
19 Liên bang Nga Hungary Costa Rica
20 Bỉ Bồ Đào Nha Bolivia
21 Ailen Romania Ai- Cập
22 Áo Nam Phi Mông Cổ
23 Ấn Độ Turmenistan
24 Hy Lạp Inđônêxia
D: Các nước chậm phát triển về khoa học (Scientifically Lagging Countries - SLC): Bao gồm 80 nước còn lại với các chỉ số về năng lực khoa học hầu hết đều thấp hơn mức trung bình quốc tế. Trong nhiều trường hợp, các nước này có rất ít hoặc không có năng lực tiến hành nghiên cứu khoa học ở tầm cỡ quốc tế. Trong một số trường hợp, năng lực khoa học có được là nhờ vào tài nguyên thiên nhiên hoặc vị trí địa lý của một nước. Một số khác gặp khó khăn do thiên tai, các bệnh truyền nhiễm, hay ô nhiễm môi trường, điều đó có nghĩa là các đối tác quốc tế quan tâm đến việc giúp đỡ các nước đó, nhưng họ thường có năng lực nội sinh yếu để có thể được hưởng lợi từ các dự án hợp tác quốc tế (Bảng 2)....

.....................Toàn Bộ tài liệu gồm gần 60 Trang...



Tài liệu tham khảo trong chuyên khảo này:

1. Caroline S. Wagner, Irene Brahmakulam, “Science and Technology Collaboration: Building Capacity in Developing Countries”, RAND, MR - 1357.0 - WB, 3/2001.
2. Linda Staheli, Richard Silberglift, “Linking Effectively: Learning Lessons from Successful Collaboration in Science and Technology”, RAND, DB - 345 - OSTP, 4/2002.
3. Caroline S. WWagner, “Testimony: International Cooperation in Research and Development”, CT - 146, RAND, 3/2000.
4. Synthesis Report, “Global Governance of Technology: Meeting the Needs of Developing Countries”, Center for International Development at Harvard University,
6/2001.
5. Caroline S. Wagner, Loet Leydesdorff, “Network Structure, Self - Organization and the Growth of International Collaboration in Science”, Amsterdam School of Communications Research (ASCoR), University of Amsterdam, 6/2004.
6. Community Research, “Research for Development: From Challenges to Policies”, International Scientific Cooperation Policy, European Commission, 10/2005.
7. World Investment Report 2005: Transnational Corporations and the Internationalization of R&D”, UNCTAD, United Nations, New York and Geneva, 2006.
8. Calestous Juma, Cosmas Gitta, “Forging New Technology Alliances: The Role of South - South Cooperation”, Cooperation South, The Smith Institute, London, 2005.
9. UN Economic and Social Council, Commission on Science and Technology for Development, “Science and Technology Promotion, Advice and Application for the Achievement of the Millennium Development Goals”, E/CN.16/2005/2, 4/2005.
10. Plonski G., “S&T Innovation and Cooperation in Latin America”, Cooperation South,  2000.
11. Conference Summary, “Science, Technology and Globalization: Challenges and Opportunities for International Cooperation”, International Conference on Globalization of Research and Development, Grado, Italy, 9/2005.
12. DSTI/STP/TIP/14/FINAL, “Facilitating International Technology Cooperation: Proceedings of the Seoul Conference”, Directorate for Science, Technology and Industry, OECD, 10/2002.
13. Georghiou L., Global Cooperation in Research. Research Policy 27, 1998.
14. Juma C., “Intellectual Property Rights and Globalization: Implications for Developing Countries”, Science, Technology and Innovation Program, Discussion Paper No.4, Cambridge, Massachusetts, USA: Center for International Development, Harvard University, 1999.
15. National Science Board, “Science and Engineering Indicators 2000”, NSB 00 - 1, Arlington, Virginia: National Science Foundation, 2000.
17. OECD, “The Global Research Village: How Information and Communication Technologies Affect the Science System”, Paris, France: Organisation for Economic Co -  operation and Development (OECD), 1999.





============

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

sách giáo trình công nghệ thông tin pdf doc - sách tham khảo

[-] Mục Lục 1 kế toán doanh nghiệp với visual basic https://ambn.vn/product/35662/ke-toan-doanh-nghiep-voi-visual-basic.html Những kiến thức cơ bản về kế toán như biểu mẫu, báo cáo, sổ sách chứng từ kế toán đã được trình bầy ở những bộ sách trước cùng tác giả, và coi như ở tập sách này là bạn đã nắm rõ về microsoft access và visual basic. Trong sách này, sẽ hướng dẫn bạn thêm khi thiết kế các giao diện nhập dữ liệu, xử lý và báo cáo trong chương trình kế toán, hiểu rõ những kỹ thuật và công cụ lập trình nâng cao và dễ dàng thiết kế thành công một chương trình quản lý kế toán doanh nghiệp bằng Visual Basic 2. lập trình cơ sở dữ liệu visual basic sql server https://ambn.vn/product/35577/lap-trinh-co-so-du-lieu-visual-basic-sql-server.html Cuốn sách này cung cấp cho người học những thông tin chi tiết cảu các công cụ kỹ thuật hiện nay như ADO, ADO MD và ADOX, MSDE, .. SQL Namespace.. Mục tiêu cuốn sách là cung cấp các kiến thức ở mức độ chuyên sâu những công cụ mà kết hợp giữa

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể