Chuyển đến nội dung chính

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP PHÂN PHỐI BÁN LẺ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ: NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP PHÂN PHỐI BÁN LẺ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG


NCS: Nguyễn Trung Hiếu - Chuyên ngành: Quản lý kinh tế - Mã chuyên ngành: 62.34.04.10

Người Hướng Dẫn: TS. Trần Kim Hào -PGS. TS Hồ Sỹ Hùng



LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết đề tài luận án

Hải Phòng nằm ở trung tâm vùng duyên hải Bắc bộ, có tổng diện tích đất tự nhiên là 1.512,4 km2; Có chiều dài bờ biển 125 km, là cửa chính ra biển của khu vực phía Bắc Việt Nam để hội nhập quốc tế. Bờ biển Hải Phòng có những lợi thế vượt trội, nằm trong vùng năng động nhất của Việt Nam; Là đầu mối giao thông quan trọng, gồm hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển và đường hàng không, nối với các khu vực trong nước, phía nam Trung Quốc và quốc tế.. .. Hệ thống cảng biển giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và thành phố. Hiện tại, trên địa bàn thành phố đang tiến hành triển khai nhiều dự án có tính chiến lược đối với sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố: Đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng tại Lạch Huyện, Cảng hàng không quốc tế Cát Bi, Trường Đại học Hải Phòng, Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp cơ sở 2, Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng.. . ; Có 10 khu công nghiệp với tổng diện tích3.548 ha, thu hút 404 dự án đầu tư, với số vốn đăng ký gần 9,59 tỷ USD, giải quyết việc làm hàng năm cho khoảng 50.000 lao động [61].

Lợi thế về giao thông và vị trí địa lý đã giúp thương mại Hải Phòng phát triển và trở thành ngành có vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của thành phố. Hoạt động thương mại phát triển khá mạnh và toàn diện; Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ trên địa bàn thành phố giai đoạn 2008- 2013, bình quân đạt 43.691,1 tỷ đồng/năm, tốc độ tăng bình quân đạt 17,96%/năm, đứng thứ 2 trong vùng Đồng bằng sông Hồng và đứng thứ 5 so với cả nước vào năm 2013 [61]. Hệ thống phân phối bán lẻ hàng hóa do các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được tổ chức theo hướng kết hợp cả truyền thống và hiện đại. Hệ thống phân phối bán lẻ của thành phố đã từng bước hình thành và phát triển góp phần quan trọng thúc đẩy mở rộng lưu thông phân phối và lưu chuyển hàng hoá trên thị trường. Nhiều trung tâm thương mại, siêu thị hiện đại đã được đầu tư, từng bước đáp ứng yêu cầu để Hải Phòng giữ vai trò trung tâm phát luồng hàng hoá của vùng và cả nước.

Năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) Và mở cửa đối với ngành bán lẻ theo lộ trình cam kết. Theo lộ trình, từ ngày 1/1/2009, Việt Nam chính thức mở cửa thị trường bán lẻ cho các công ty nước ngoài; Từ ngày 11/01/2010 đến ngày 11/01/2015, cho phép thành lập liên doanh để cung cấp dịch vụ liên quan đến sản xuất, trong đó, nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu đến 50% vốn điều lệ của liên doanh; Sau ngày 11/01/2015, sẽ cho phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Với lộ trình cam kết mở cửa thị trường bán lẻ này, trong một thời gian ngắn, nhiều tập đoàn bán lẻ hàng đầu nước ngoài có những ưu thế về tài chính, trình độ quản trị doanh nghiệp, chủng loại hàng hoá đa dạng, giá cả hợp, phương thức thanh toán hiện đại, thuận tiện, cách thức phục vụ chuyên nghiệp.. . Như Metro, BigC, Parkson,.. . Đã từng bước thâm nhập và có “chỗ đứng” vững chắc trong lòng người tiêu dùng Việt Nam. Những doanh nghiệp phân phối bán lẻ nước ngoài đã tạo một áp lực cạnh tranh rất lớn đối với các doanh nghiệp phân phối bán lẻ trong nước, với phương thức hoạt động phân phối bán lẻ chủ yếu là truyền thống. So với các doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp phân phối bán lẻ trong nước có những hạn chế như sau:

Một là, do năng lực tài chính yếu, vốn hạn chế dẫn đến phương thức giao dịch chủ yếu là “mua đứt, bán đoạn” hàng hóa, khả năng duy trì chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp đối với nguồn cung hàng hóa thấp; Hình thức phân phối bán lẻ dưới dạng siêu thị, cửa hàng.. . Có quy mô nhỏ về diện tích và chủng loại hàng hóa; Lao động ít, thương hiệu chưa được quan tâm đầu tư.

Hai là, trình độ quản trị chưa chuyên nghiệp; Trình độ của người lao động còn hạn chế, các công cụ hỗ trợ để tiếp cận thông tin, thị trường và nguồn cung hàng hóa còn thiếu, thị trường và nguồn cung hàng hóa.. . ; Thiếu các chuyên gia cao cấp ở các khâu từ quản lý, điều hành, tổ chức, hậu cần và kho vận, công nghệ thông tin cũng như giải quyết các vấn đề pháp lý.

Ba là, thiếu mặt bằng kinh doanh, chưa có quy hoạch địa điểm kinh doanh bán lẻ theo tiêu chuẩn quốc tế; Rất nhiều cửa hàng nhỏ mặt phố.

Bốn là, hệ thống hậu cần như kho, bãi, hoặc liên kết và tổ chức nguồn cung cấp hàng hoá thiếu chuyên nghiệp. Vai trò kết nối nhà sản xuất với thị trường của khâu phân phối bán lẻ vẫn chưa được quan tâm, chú trọng. Nhiều doanh nghiệp có sản phẩm hàng hoá xuất khẩu ra nước ngoài, có mặt tại các siêu thị, trung tâm thương mại, nhưng lại rất khó khăn để xuất hiện trong các siêu thị, trung tâm thương mại của các doanh nghiệp phân phối bán lẻ Việt Nam.

Ngoài ra, hoạt động phân phối bán lẻ còn gặp những khó khăn, như: Khung pháp lý hỗ trợ doanh nghiệp phân phối bán lẻ còn thiếu và chồng chéo; Các văn bản pháp luật thường xuyên điều chỉnh, bổ sung, thay đổi; Thủ tục hành chính còn phức tạp; Hiệu lực thi hành của các văn bản pháp luật thấp, khó bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và bản quyền sản phẩm; Cơ sở hạ tầng thương mại còn yếu kém và lạc hậu nên việc xây dựng các cơ sở bán hàng lớn hoặc trung bình gặp khó khăn, nhất là khu vực nông thôn.

Những tồn tại và yếu kém trên đây là do hoạt động phân phối bán lẻ của ViệtNam đang chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa sang nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Để tận dụng những cơ hội, vượt qua những thách thức của toàn cầu hóa, các doanh nghiệp phân phối bán lẻ của Việt Nam nói chung và của Hải Phòng nói riêng phải nâng cao năng lực cạnh tranh.

Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp phân phối bán lẻ trên địa bàn Hải Phòng” làm Luận án tiến sĩ của mình, nhằm góp phần nhỏ bé của mình xây dựng Hải Phòng ngày càng phát triển.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài trong và ngoài nước

............................

Luận án có 220 Trang với nội dung cơ bản như sau


MỤC LỤC

1. Tính cấp thiết đề tài luận án
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài trong và ngoài nước
2.1 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ở trong nước
2.2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ở nước ngoài
3. Khoảng trống tri thức
4. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu luận án
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1 Quy trình nghiên cứu
6.2 Phương pháp nghiên cứu
7. Những đóng góp mới về khoa học của luận án
8. Kết cấu của luận án

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP PHÂN PHỐI BÁN LẺ

1.1 Hoạt động phân phối bán lẻ và doanh nghiệp phân phối bán lẻ
1.1.1 Hoạt động phân phối bán lẻ
1.1.2 Doanh nghiệp phân phối bán lẻ
1.2 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phân phối bán lẻ
1.2.1 Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phân phối bán lẻ
1.2.2 Tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phân phối bán lẻ
1.3 Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệpphân phối bán lẻ
1.3.1 Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô
1.3.2 Các yếu tố thuộc môi trường ngành
1.4 Kinh nghiệm và bài học nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp phânphối bán lẻ trên địa bàn thành phố Hải Phòng
1.4.1 Kinh nghiệm của một số tập đoàn phân phối và bán lẻ nước ngoài
1.4.2 Kinh nghiệm của một số doanh nghiệp phân phối bán lẻ trong nước
1.4.3 Bài học rút ra cho các doanh nghiệp phân phối bán lẻ tại Hải Phòng
Tóm tắt chương 1

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP PHÂN PHỐI BÁN LẺ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN2008..

2.1 Giới thiệu chung về doanh nghiệp phân phối bán lẻ trên địa bàn thành phố Hải Phòng
2.1.1 Đặc điểm tình hình kinh tế - Xã hội Hải Phòng và các chính sách liên quan đến hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp phân phối bán lẻ trên địa bàn Hải Phòng
2.1.2 Thực trạng doanh nghiệp phân phối bán lẻ trên địa bàn thành phố Hải Phòng giaiđoạn 2008 đến
2.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp phân phối và bán lẻ trênđịa bàn thành phố Hải Phòng
2.2.1 Giới thiệu về mẫu điều tra
2.2.2 Phân tích năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp phân phối bán lẻ trên địa bànthành phố Hải Phòng
2.3 Đánh giá về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp phân phối bán lẻ trênđịa bàn thành phố Hải Phòng
2.3.1 Những kết quả đạt được
2.3.2 Những hạn chế
2.3.3 Các nguyên nhân hạn chế năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp phân phốibán lẻ Hải Phòng
Tóm tắt chương 2

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP PHÂN PHỐI BÁN LẺ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

3.1 Quan điểm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp phân phối bánlẻ Hải Phòng
3.1.1 Bối cảnh kinh tế xã hội tác động đến việc nâng cao năng lực cạnh tranh của cácdoanh nghiệp phân phối bán lẻ Hải Phòng
3.1.2 Quan điểm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp phân phối bán lẻtrên địa bàn thành phố Hải Phòng đến năm 2020
3.1.3 Định hướng và mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp phânphối bán lẻ trên địa bàn thành phố Hải Phòng đến năm 2020
3.2 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp phân phối bánlẻ trên địa bàn thành phố Hải Phòng
3.2.1 Rà soát cơ chế, chính sách, hoàn chỉnh quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết cácloại kết cấu hạ tầng thương mại trên địa bàn thành phố Hải Phòng
3.2.2 Tập trung tháo gỡ khó khăn nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanhnghiệp phân phối bán lẻ trên địa bàn Hải Phòng
3.2.3 Một số giải pháp khác
3.3 Một số kiến nghị
3.3.1 Kiến nghị với chính quyền thành phố Hải Phòng
3.3.2 Kiến nghị với Chính phủ
Tóm tắt chương

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Tiếng Việt
Từ viết tắt Viết đầy đủ
BBBL: Bán buôn bán lẻ
CNH: Công nghiệp hóa
CTCP: Công ty cổ phần
DN: Doanh nghiệp
DN PPBL: Doanh nghiệp phân phối bán lẻ
DNNVV: Doanh nghiệp nhỏ và vừa
DV: Dịch vụ
HĐH: Hiện đại hóa
HĐKD: Hoạt động kinh doanh
HNKTQT: Hội nhập kinh tế quốc tế
KHCN: Khoa học công nghệ
KHKT: Khoa học kỹ thuật
KTXH: Kinh tế xã hội
NLCT: Năng lực cạnh tranh
PPBL: Phân phối bán lẻ
SCID: Công ty cổ phần đầu tư phát triển Saigon
SP: Sản phẩm
SPDV: Sản phẩm dịch vụ
TB: Trung bình
TBKTSG: Thời báo Kinh tế Sài Gòn
TCXDVN: Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
TP HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
TTTM: Trung tâm thương mại
UBND: Ủy ban nhân dân
XHCN: Xã hội chủ nghĩa
ANOVA Analysis of Variance Phân tích phương sai
AVR Asociation VietNam Retails Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam
BCI Business Competitiveness Index Chỉ số năng lực cạnh tranh kinh doanh
CCI Curent Competitiveness Index Năng lực cạnh tranh hiện tại
CIEM Central Institution Reseach of
Economics Management Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương
CRM Customer Relationship Management Quản lý khách hàng
FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GCI Growth Competitiveness Index Năng lực cạnh tranh tăng trưởng
GDP Gross Domestic Products Tổng sản phẩm trong nước
GRDP Gross Regional Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội
MUTRAP Multiple Trade Asistant Projects Dự án Hỗ trợ Chính sách thương mại đa biên
OECD Organisation for Economic Cooperation and Development Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế
PCI Province Competitives Index Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
R&D Reseach & Development Nghiên cứu và triển khai
SCM Supply Chain management Quản lý chuỗi cung ứng
SPSS Statistical Package for the Social Sciences Phần mền phân tích thống kê
SWOT Strength, Weak, Orportunity, Threats Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức
UNDP United Nation Development Programs Chương trình phát triển Liên hợp quốc
UNSTATS United Nation Statistics Thống kê liên hiệp quốc
USAID United State of America Internationnal Development Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ
VCR Viet Nam Competitiveness Reports Báo cáo năng lực cạnh tranh Việt Nam
WEF World Economics Forum Diễn đàn kinh tế thế giới
WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

1. Nguyễn Trung Hiếu (2009), “Cạnh tranh trong lĩnh vực phân phối bán lẻ và lựa chọn chiến lược kinh doanh phù hợp cho các doanh nghiệp Việt Nam”, Tạp chí Quản lý kinh tế, (27), tr. 76 - 78.
2. Nguyễn Trung Hiếu (2013) “Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh phân phối và bán lẻ trên địa bàn thành phố Hải Phòng”, Tạp chí Quản lý kinh tế, (56), tr. 64 - 73.
3. Nguyễn Trung Hiếu (2013), “Kinh nghiệm quốc tế về nâng cao năng lực cạnh tranh của một số doanh nghiệp kinh doanh phân phối bán lẻ và bài học cho Việt Nam”, Tạp chí Quản lý kinh tế (55), tr. 49 - 56.
4. Nguyễn Trung Hiếu (2013), “Kinh nghiệm quốc tế về nâng cao năng lực cạnh tranh của một số doanh nghiệp kinh doanh phân phối bán lẻ và bài học cho Việt Nam”, Tạp chí Quản lý kinh tế, (56), tr. 42 - 47.
5. Nguyễn Trung Hiếu (2013), “Doanh nghiệp phân phối và bán lẻ Hải Phòng: Qua một cuộc điều tra”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (20), tr. 58 - 60.
6. Nguyễn Trung Hiếu (2013), “Thực trạng các hình thức kinh doanh phân phối và bán lẻ trên địa bàn thành phố Hải Phòng và những vấn đề đặt ra”, Tạp chí Thông tin và Dự báo Kinh tế và Xã hội, (92+ 93), tr. 48 - 52.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Tài liệu tiếng Việt

1. A. lobe, Chống lại cạnh tranh không lành mạnh, Tập 1.
2. Adam J. H (1993), Từ điển rút gọn về kinh doanh, NXB Longman York Press.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2010), Đề án nghiên cứu Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam đến năm 2020.
4. Bộ Thương mại (2006), Tài liệu cam kết của Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO, Hà Nội.
5. Bộ Thương mại và GTZ (2005), Dự án Nghiên cứu xây dựng khung khổ pháp lý cho hệ thống phân phối.
6. Bùi Thị Sao (2007), Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Trường Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
7. Cục Thống kê thành phố Hải Phòng (2013,2014), Niên giám thống kê thành phố Hải Phòng 2012,2013.
8. GS. TS Đặng Đình Đào, GS. TS Hoàng Đức Thân, Giáo trình Kinh tế thương mại, NXB Đại học KTQD, 2012, tr 12.
9. Đinh Văn Ân (2004), Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, NXB Giao thông, Hà Nội.
10. Đinh Văn Ân, Lê Xuân Bá (2006), Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu trên cơ sở cắt giảm chi phí, NXB Tài chính, Hà Nội.
11. Đinh Văn Thành (2006), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: Đánh giá thực trạng và định hướng tổ chức các kênh phân phối một số mặt hàng chủ yếu ở nước ta, Viện nghiên cứu Thương mại, Hà Nội.
12. Đỗ Huy Hà (2007), “Xây dựng tập đoàn kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh và hội nhập của các Tổng công ty nhà nước hiện nay”, Tạp chí quản lý kinh tế, (15), tr. 11 - 22.
13. Đỗ Tuyết Nhung, Trần Thọ Đạt (2008), Tác động của vốn con người đối với tăng trưởng kinh tế các tỉnh, thành phố Việt Nam, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
14. Đỗ Văn Phức (2003), Khoa học quản lý trong hoạt động kinh doanh, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
15. Đỗ Văn Phức (2003), Tâm lý trong quản lý kinh doanh, NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội.
16. Garry D. Smith, Danny R. Arnold, Boby R. Bizzell, Người dịch: Bùi Văn Đông (2003), Chiến lược và sách lược kinh doanh, NXB Thống Kê, Hà Nội.
17. Trần Thanh Hải và cộng sự (2005) Từ điển Thuật ngữ chính sách thương mại quốc tế, Dự án Hỗ trợ thương mại Đa biên – Mutrap II.
18. Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam và Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế (2008), Tài liệu Hội thảo quốc gia Việt Nam - WTO: mở cửa thị trường trong lĩnh vực dịch vụ phân phối - bán lẻ.
19. Hoàng Thị Hoan (2004), Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp điện tử Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế, Trường Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội.
20. Hoàng Văn Hải (2005), “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế - Tiếp cận theo góc độ vi mô”, Tạp chí quản lý kinh tế số, (02), tr. 33 - 36.
21. Lê Danh Vĩnh (2005), “Hội nhập kinh tế quốc tế - Những vấn đề đặt ra đối với doanh nghiệp Việt Nam”, Tạp chí quản lý kinh tế, (02), tr. 14 - 19.
22. Lê Đăng Doanh (1998), Nâng cao năng lực cạnh tranh và bảo hộ sản xuất trong nước, NXB Lao động Hà Nội. 23 Lê Thành Ý (2006), “Khoa học công nghệ với năng lực cạnh tranh doanh nghiệp”, Tạp chí quản lý kinh tế, (11), tr. 34 - 38.
24. Lê Trịnh Minh Châu (2002), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: Phát triển hệ thống phân phối hàng hóa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Viện Nghiên cứu thương mại.
25. Lê Văn Tâm (2000), Giáo trình Quản trị chiến lược, NXB Thống kê, Hà Nội.
26. Lê Xuân Bá, Trần Kim Hào, Nguyễn Hữu Thắng (2006), Các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
27. Lưu Văn Nghiêm (2001), Marketing trong kinh doanh dịch vụ, NXB Thống kê, Hà Nội.
28. Michael E. Porter (1996), Chiến lược cạnh tranh, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
29. MUTRAP, Dự án hỗ trợ thương mại đa biên (2009), Báo cáo Rà soát khuôn khổ pháp lý về dịch vụ phân phối ở Việt Nam và những khuyến nghị về sự phù hợp của các quy định chuyên ngành với cam kết WTO
30. Nguyễn Đình Dương (2012), Dự án điều tra, xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của thành phố Hà Nội. Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội Hà Nội.
31. Nguyễn Đình Thọ - Nguyễn Thị Mai Trang (2003), Nguyên lý Marketing, NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.
32. Nguyễn Đình Thọ (2011), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, NXB Lao động Xã hội.
33. Nguyễn Hữu Lam (1998), Quản trị chiến lược phát triển vị thế cạnh tranh, NXB Giáo dục, TP Hồ Chí Minh.
34. Nguyễn Tuấn Phước (1999), Quản trị chiến lược & chính sách kinh doanh, NXB Đồng Nai.
35. Nguyễn Thanh Bình (2012), Luận án Tiến sĩ kinh tế: Hoàn thiện chính sách phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hóa ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập, Viện Nghiên cứu thương mại.
36. Nguyễn Thị Nhiễu (2005), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: Thực trạng và giải pháp phát triển hệ thống siêu thị của Việt Nam hiện nay, Viện Nghiên cứu Thương mại.
37. Nguyễn Thị Nhiễu (2007), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: Nghiên cứu các dịch vụ bán buôn, bán lẻ của một số nước và khả năng vận dụng vào Việt Nam, Viện Nghiên cứu Thương mại.
38. Nguyễn Thị Thu Hà (2009), Nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, NXB Thông tấn, Hà Nội.
39. Nguyễn Văn Lịch (2005), “Chính sách cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí quản lý kinh tế số, (02), tr. 34.
40. Nguyễn Văn Lịch (2011), Dự án nghiên cứu: Quy hoạch tổng thể phát triển thương mại Việt Nam giai đoạn 2011.
41. Nguyễn Văn Nghiến (2001), Hoạch định chiến lược sản xuất kinh doanh, Khoa kinh tế quản lý - Đại học Bách khoa Hà Nội.
42. P. Samuelson (2000), Kinh tế học, NXB Giáo dục.
43. Phạm Hoàng Hà (2006), “Phân tích chỉ số năng lực cạnh tranh Việt Nam năm 2006”, Tạp chí quản lý kinh tế, (10), tr. 26 - 32.
44. Phạm Hữu Thìn (2007), Luận án tiến sĩ kinh tế: Giải pháp phát triển các loại hình tổ chức bán lẻ văn minh, hiện đại ở Việt Nam, Viện nghiên cứu thương mại, Hà Nội.
45. Phạm Văn Dũng (2002), Giáo trình Kinh tế học Chính trị Mác - LêNin, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
46. Phạm Văn Thăng (2006), Doanh nghiệp Việt Nam với các chiến lược, chiến thuật kinh doanh trong bối cảnh hội nhập, Tạp chí quản lý kinh tế, (11), tr. 13 - 18.
47. Philip Kotler (1994), Marketing căn bản, NXB thống kê, Hà Nội.
48. Philip Kotler (2003), Quản trị Marketing, NXB Thống Kê, Hà Nội, tr. 628.
49. Sở Công Thương Hải Phòng (2010), Quy hoạch mạng lưới bán buôn bán lẻ trên địa bàn thành phố Hải Phòng, Hải Phòng
50. Sở Công Thương Hải Phòng (2012), Báo cáo Đề án điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển thương mại thành phố Hải Phòng đến năm 2020, Hải Phòng.
51. Tổ chức Phát triển Công nghiệp của Liên hợp quốc (1999), Tổng quan về cạnh tranh công nghiệp Việt Nam, Hà Nội.
52. Từ điển Bách khoa (1999), NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, tr. 1172.
53. Từ Thanh Thủy (2009), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: Hoàn thiện môi trường kinh doanh nhằm phát triển dịch vụ bán buôn, bán lẻ của Việt Nam, Viện Nghiên cứu thương mại, Hà Nội.
54. Đặng Đức Thành (2010), Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thời hội nhập, NXB Thanh niên, TP. HCM, tr 74.
55. Tôn Thất Nguyễn Thiêm (2004), Thị trường, Chiến lược, Cơ cấu, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, tr 118.
56. Trần Sửu (2005), Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện toàn cầu hoá, NXB Lao động Hà Nội.
57. Trần Thị Diễm Hương (2005), Luận án tiến sĩ kinh tế: Tổ chức hoạt động Marketing bán lẻ hàng tiêu dùng của các công ty thương mại trên thị trường đô thị lớn nước ta, Trường Đại học Thương mại, Hà Nội.
58. Trường Cán bộ thương mại Trung ương (2005), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: Giải pháp phát triển cửa hàng tiện lợi vận dụng theo chuỗi ở Việt Nam đến năm 2010.
59. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2005), Giáo trình Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp thương mại, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.
60. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2005), Giáo trình quản trị doanh nghiệp thương mại, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.
61. UBND thành phố Hải Phòng, Báo cáo kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng năm 2005,2006,2007,2008,2009,2010,2011,2012,2013,2014.
62. UBND thành phố Hải Phòng, Chiến lược phát triển kinh tế xã hội thành phố Hải Phòng.
63. UNIDO (1999), Tổng quan về cạnh tranh công nghiệp Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
64. Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế (2003), Đề án nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ Việt Nam, Hà Nội.
65. Viện Kinh tế Bưu điện (2004), Nghiên cứu các giải pháp phát triển thị phần của VNPT đối với dịch vụ thông tin di động.
66. Vụ Chính sách thị trường trong nước, Bộ Thương mại (2001), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: Các loại hình kinh doanh văn minh hiện đại, định hướng quản lý nhà nước đối với siêu thị ở Việt Nam.
67. Vũ Thành Hưng (2005), “Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ở Việt Nam - Một số kiến nghị và giải pháp”, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, (99), tr 23 - 27.
68. Vũ Thành Hưng (2005), Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ở Việt Nam - Một số kiến nghị và giải pháp, Kỷ yếu hội thảo khoa học.
69. Vũ Trọng Lâm, Nguyễn Kế Tuấn, Nguyễn Xuân Thắng (2006), Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
70. Walton S. & Huey J (2006), Cuộc đời kinh doanh tại Mỹ, Lê Tường Vân, Nguyễn Phương Hạnh, Phạm Thị Thanh Hà biên dịch, NXB Tri Thức

B. Tiếng Anh

71. Antoine Faure - Grimaud (2000), “Product market competition and optimal debt contracts: The limited liability effect revisited”, European Economic Review, 44 (10), pp. 1823 - 1840.
72. AT Kearney (2009), Những cánh cửa hy vọng cho bán lẻ toàn cầu - chỉ số phát triển bán lẻ toàn cầu 2009.
73. Boylaud Olivier and Giuseppe Nicoletti (2001), “Cải cách quản lý trong phân phối bán lẻ”, Nghiên cứu kinh tế của OECD, (32), 2001/I.
74. Bruce Greenwald (2007), Competitive Demystified: A Radically Simplied Approach to Business Strategy, Paperback.
75. Bucklin (1972); Betancourt & Gautschi (1990); Messinger & Narasimhan (1997), Lịch sử phát triển các loại hình bán lẻ.
76. Cuat, Vicente and Guadalupe, Maria (2009), “Executive compensation and competition in the banking and financial sectors”, Journal of Banking & Finance, 33 (3), pp. 495 - 504.
77. David Spector (2004), “Competition and the capital - labor conflict”, European Economic Review, 48 (1), pp. 25 - 38.
78. David W. Cravens (1991), Strategic Marketing, 3rd ed, Richard D. Irwin, INC, Boston, MA 02116.
79. Fels, Allan (2009), “Quản lý bán lẻ - bài học từ các quốc gia đang phát triển”, Asia Pacific Business Review, 15 (1).
80. Francis Kwong (2002), A retail - Led distribution Model (Mô hình bán lẻ hàng đầu), China Resourcer Enterprise Ltd.
81. Gary Hamel and C. K. Prahalad (1999), Competing for the future, Harvard Business Review Book.
82. Ghosh (1990); Mason & Mayer (1987), Quản trị cửa hàng bán lẻ.
83. Henrik Horn, Harald Lang, Stefan Lundgren (1994), “Competition, long run contracts and internal inefficiencies in firms”, European Economic Review, 38 (2), pp. 213 - 233.
84. Hollander (1970); Goldman (1981); Kacker (1985), (1988), Sự chuyển đổi của các loại hình và công nghệ bán lẻ.
85. Houghton Mifflin Company (2000), "The American Heritage Dictionary of the English Language, Fourth Edition" copyright 2000, Updated in 2003.
86. Jay Pil Choi (1993), “Cooperative R&D with product market competition”, International Journal of Industrial Organization, 11 (4), pp. 553 - 571.
87. Keh, H. Tat, Nguyen T. T. Mai, & Hwei Ping Ng (2007), “Marketing Information, Entrepreneurial Orientation and the Performance of SMEs”, Journal of Business Venturing, 22 (4), pp. 592 - 611.
88. Kresl, Peter Karl & Singh, Balwant (2012), “Urban Competitiveness and U. S. Metropolitan Centres”, Urban Studies, 49 (2), pp. 239–254.
89. Lars - Hendrik Röller, Robin C. Sickles (2000), “Capacity and product market competition: measuring market power in a ‘puppy - dog' industry”, International Journal of Industrial Organization, 18 (6), pp. 845 - 865.
90. Luo, X. (2010), “Product competitiveness and beating analyst earnings target”, Journal of the Academy of Marketing Science, (38), pp. 253 - 264.
91. Matthew J. Clayton. Debt (2009), “Investment, and product market competition: A note on the limited liability effect”, Journal of Banking & Finance, 33 (4), pp. 694 - 700.
92. Michael E Porter (1990), The advantage competitiveness of Nations, Harvard Business School Press, Boston.
93. Michael E Porter (1990), The Competitive Advantage of Nations, Free Press, Harvard Business Review Book.
94. Michael E Porter (1998), Competitive advantage: creating and sustaining superior performance, Hardcover.
95. Michael E Porter (2008), On competition, updated and expanded Edition, Harvard Business Review Book.
96. Micheal John Baker & Susan Hart (2007). The marketing book, 6th edition, Butterworth – Heinemann, Routledge.
97. Michele Moretto (2008), “Competition and irreversible investments under uncertainty”, Information Economics and Policy, 20 (1), pp. 75 - 88.
98. Mitsutoshi M. Adachi (2000), “Product market competition in transition economies: increasing varieties and consumer loyalty”, Journal of Comparative Economics, 28 (4), pp. 700 - 715.
99. Mutebi, Alex M (2007), “Những thay đổi về quản lý đối với bán lẻ xuyên quốc gia quy mô lớn ở các thành phố Đông Nam Á”, Nghiên cứu đô thị, 2 (44).
100. Nordas, Hildegunn Kyvik, Massimo Geloso Grosso và Enrico Pinali (2007), Cơ cấu thị trường trong lĩnh vực bán lẻ và thương mại hàng hóa, Tài liệu làm việc chính sách thương mại của OECD, (68).
101. Ornella Wanda Maietta, Vania Sena (2007),” Organizational Capital, Product Market Competition and Technical Efficiency in Italian Cooperatives”, Advances in the Economic Analysis of Participatory & Labor - Manage Firms, (10), pp. 29 - 45.
102. Ping Lin (1998), “Product market competition and R&D rivalry”, Economics Letters, 58 (1), pp. 105 - 111.
103. Robert M. Grant (2005), Contemporary Strategic analysis, Fifth Edition.
104. Salvatore Piccolo, Marcello D'Amato, Riccardo Martina (2008), “Product market competition and organization slack under profit - target contract”, International Journal of Industrial Organization, 26 (6), pp. 1389 - 1406.
105. Stern. L. W. & A. I. El - Ansary (1992), Marketing Channal, 3rd ed, Enlewood Cliff, NJ: Prentice - Hall.
106. Nguyen D. Thọ (2009), “Place Development: Attributes and Business Customer Satisfaction in Tien Giang Province, Vietnam”, Journal of Macromarketing, 29 (4), pp. 384 - 391.
107. Thomas J Peter & Robert H Waterman (1982), Industrial management: United Stated, 1th edition, Haper & Row, New York.
108. Victor, Gauto (2012), “Urban Competitiveness and the Twin Cities Metropolitan Area”, CURA REPORTERS, pp. 3 - 8.
109. Vu M. K & Jonathan Haughton (2004), The competitiveness of Vietnam’s three largest cities: A survey of firms in Hanoi, Hai Phong and Ho Chi Minh City, Mekong Private Sector Development Facility, Number.
110. Water Gold Smith & David Clutter Back (1992). The Winning Streak: Britains top companies reviel their formulas for success, Penguin: n. e. edition, London.

C. Trang web

111. Báo Dân Trí (2008), Bí quyết kinh doanh bán lẻ ở Ấn Độ: Cửa hàng càng bừa bộn, càng bán chạy, số ra ngày 08/4/2008, truy cập ngày 06/12/2012.
112. Thảo Chi (2010), Bán lẻ nhưng không lượm bạc cắc, DNSG Online, truy cập ngày 12/10/2011.
113. en. wikipedia. org
114. gso. gov.vn
115. haiphong. gov.vn
116. wto. Org/english/tratop_e/serv_e/serv_e. Htm.
117. Thanh Phương (2009), Nguyễn Kim hướng đến chuỗi siêu thị điệm máy hiện đại, Thời báo vi tính Sài Gòn, số ra ngày 25/7/2009, truy cập ngày 20/12/2012.
118. Thanh Tâm (2011), Nhãn hiệu riêng: Cạnh tranh và hợp tác, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Số ra ngày 16/5/2011, truy cập ngày 8/12/2012.183
119. Thảo Vân (2009), Bí quyết thành công của các đại gia bán lẻ, Báo Doanh nhân Sài Gòn, số ra ngày 20/10/2009, truy cập ngày 10/12/2012.
120. VCCI (2010), Công bố Báo cáo năng lực cạnh tranh quốc gia: Những ý kiến đầu vào hữu ích, truy cập ngày 24/12/2012, vccinews. Vn/? Page=detail&folder=165&Id=2627.
121. Duy Vũ (2010), Thương mại điện tử trong thế giới bán lẻ, Vietnamnet, ngày
21/9/2010, truy cập ngày 6/12/2012.
122. Thảo Vy (2009), Nguyễn Ngọc Hòa TGĐ Saigon Co. Op: Đòi ở nhà kho chứ không ở khách sạn để dành tiền đi học, lanlevnlanlevn. Wordpress. Com, truy cập ngày 10/12/2012.



DOWNLOAD LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ: NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP PHÂN PHỐI BÁN LẺ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

=========================

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

sách giáo trình công nghệ thông tin pdf doc - sách tham khảo

[-] Mục Lục 1 kế toán doanh nghiệp với visual basic https://ambn.vn/product/35662/ke-toan-doanh-nghiep-voi-visual-basic.html Những kiến thức cơ bản về kế toán như biểu mẫu, báo cáo, sổ sách chứng từ kế toán đã được trình bầy ở những bộ sách trước cùng tác giả, và coi như ở tập sách này là bạn đã nắm rõ về microsoft access và visual basic. Trong sách này, sẽ hướng dẫn bạn thêm khi thiết kế các giao diện nhập dữ liệu, xử lý và báo cáo trong chương trình kế toán, hiểu rõ những kỹ thuật và công cụ lập trình nâng cao và dễ dàng thiết kế thành công một chương trình quản lý kế toán doanh nghiệp bằng Visual Basic 2. lập trình cơ sở dữ liệu visual basic sql server https://ambn.vn/product/35577/lap-trinh-co-so-du-lieu-visual-basic-sql-server.html Cuốn sách này cung cấp cho người học những thông tin chi tiết cảu các công cụ kỹ thuật hiện nay như ADO, ADO MD và ADOX, MSDE, .. SQL Namespace.. Mục tiêu cuốn sách là cung cấp các kiến thức ở mức độ chuyên sâu những công cụ mà kết hợp giữa

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể