Chuyển đến nội dung chính

HÀNH VI NGÔN NGỮ CHÀO HỎI TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO

HÀNH VI NGÔN NGỮ CHÀO HỎI TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO

Mai Thị Hảo Yến, Lê Thị Bình
1. MỞ ĐẦU
Chào hỏi là một hành vi ngôn ngữ (HVNN) quan trọng trong giao tiếp của con người. Có thể nói, không có một cuộc giao tiếp nào mà người ta lại không chào nhau. Chào là một nghi thức bắt buộc đối với những người dùng ngôn ngữ để giao tiếp. Hành vi ngôn ngữ chào hỏi đã được đề cập nhiều (cả góc độ lý thuyết và thực tiễn). Nhưng hầu như những nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc xác định chào hỏi là gì và những biểu hiện cụ thể của nó trong giao tiếp (với những người nói khác nhau trong những ngữ cảnh khác nhau). Và khi bàn đến chào hỏi đều chưa xuất phát từ lý thuyết hành vi (nếu có chỉ là đặt vấn đề). Chúng tôi sẽ xuất phát từ lý thuyết hành vi (hành vi ngôn ngữ) – tức là xuất phát từ lý thuyết dụng học để xem xét và lý giải vấn đề này, trên cơ sở truyện ngắn của Nam Cao – một tác gia văn học, mà cho đến hôm nay những trang viết của ông vẫn luôn gần gũi với người đọc, bởi “tính hiện đại là phẩm chất” [9, tr12] trong các tác phẩm của ông. Bài viết sẽ góp phần làm rõ hơn tính hiện đại đó từ góc nhìn ngôn ngữ – Trên phương diện lý thuyết Dụng học.
2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1. Khái niệm hành vi ngôn ngữ chào hỏi
Rất nhiều nhà nghiên cứu cho rằng “lời chào của người Việt thường có dạng một câu hỏi” [dẫn theo 5, tr10]. Do vậy, người Việt dùng cụm từ chào hỏi để nói về việc chào. Bài viết này sẽ sử dụng cụm từ chào hỏi để diễn tả HVNN chào hỏi. Nghĩa là chào có thể là chào (Chào mợ phán! – Đón khách) và chào cũng có thể là hỏi (Anh Chí đi đâu đấy? – Chí Phèo; Bẩm bà đi chợ về? – Một bữa no) … Tuy đôi lúc, chúng tôi chỉ dùng HVNN chào để phù hợp với những luận giải ngay sau đó.
Từ điển tiếng Việt định nghĩa: “Chào là nói hoặc ra hiệu bằng các cử chỉ, tỏ lòng kính trọng, thái độ thân thiết”, còn “Chào hỏi là chào bằng lời nói, hỏi han chung chung”. Như vậy, chào hỏi thực chất cũng là chào. Từ đó, chúng tôi sử dụng định nghĩa của từ điển và bổ sung như sau: Chào hỏi là một hành vi ngôn ngữ nói năng khi SP1 chào bằng lời nói, hoặc hỏi han chung chung, hoặc ra hiệu bằng cử chỉ, tỏ lòng kính trọng, thái độ thân thiết với SP2 khi vừa gặp mặt hoặc lúc chia tay.
2.2. Tiêu chí xác định hành vi ngôn ngữ chào hỏi
Để xác định các HVNN chào hỏi, chúng tôi căn cứ vào các tiêu chí sau:
2.2.1. Dựa vào các biểu thức ngữ vi nguyên cấp
Lý thuyết dụng học cho rằng, mỗi HVNN đều có một biểu thức ngữ vi nguyên cấp của mình. Để nhận biết các HVNN của một biểu thức ngữ vi nguyên cấp nhất định, ngoài nội dung mệnh đề, cần phải dựa vào các IFIDS (các dấu hiệu chỉ dẫn hiệu lực ở lời). Chính qua các IFIDS mà chúng ta biết được biểu thức ngữ vi nguyên cấp đó là của HVNN nào. Chẳng hạn:
- A bà!   
(Từ ngày mẹ chết – 165)
Hoặc:
- À, anh Hiền!
(Truyện người hàng xóm – 512)
Hay:
- Ủa! Anh Hài!
(Quên điều độ – 369)
Nhờ có các biểu thức reo vui, mừng rỡ: “A; À, Ủa” … mà chúng ta nhận ra biểu thức ngữ vi này là do HVNN chào hỏi tạo ra.
2.2.2. Căn cứ vào động từ nói năng được dùng trong lời dẫn
Đây là căn cứ quan trọng nhất để xác định HVNN tạo ra lời được dẫn. Ví dụ:
Đến một cái cổng gạch lớn có dây leo, anh Hoàng giật dây chuông. Một thằng bé chạy ra lễ phép chào:
- Lạy ông!
(Đôi mắt – 830)
  Động từ nói năng “chào” trong lời dẫn giúp chúng ta biết được HVNN được dẫn là hành vi chào.
  2.2.3. Căn cứ vào lời hồi đáp
  Đó là các tham thoại hồi đáp được dẫn trong một cặp thoại
  Ví dụ:
  … Mới trông thấy hắn vào sân, Bá Kiến đã biết hắn đến sinh sự rồi. Cái mắt thì ngầu lên, hai chân thì lảo đảo, cái môi bầm lại mà run bần bật. Cũng may, hắn không cầm vỏ chai, Bá Kiến cũng dõng dạc hỏi:
   – Anh Chí đi đâu đấy?
  Hắn chào to:
   – Lạy cụ ạ. Bẩm cụ… Con đến cửa cụ để kêu một việc ạ.
(Chí Phèo – 43)
  Ở trường hợp trên, có thể căn cứ vào lời hồi đáp “Lạy cụ ạ…” của SP2 mà xác định HVNN được dẫn trong tham thoại dẫn nhập “Anh Chí đi đâu đấy?” là HVNN chào. Vả lại, trước khi “hắn” chào, Nam Cao cũng đã nói rất rõ trong lời dẫn: “Hắn chào to”. Cũng phải nói ngay rằng HVNN chào này được thực hiện bằng HVNN hỏi. Như đã nói, “lời chào của người Việt thường có dạng một câu hỏi” [5]. Chúng tôi sẽ trở lại vấn đề này ở mục 2.5.
2.2.4. Căn cứ vào ngữ cảnh
Trong nghiên cứu của chúng tôi, để xác định các hành vi ngôn ngữ được dẫn trong truyện ngắn Nam Cao, về cơ bản, chúng tôi chỉ căn cứ theo các tiêu chí nhận diện các HVNN nói chung. Tiêu chí ngữ cảnh là một tiêu chí hết sức cơ bản đối với một hành vi mang tính phổ quát và lệ thuộc rất nhiều vào ngữ cảnh như hành vi chào hỏi. Ngữ cảnh trong phạm vi này chính là hoàn cảnh xuất hiện lời chào. Đó là khi người ta gặp nhau. Tức các nhân vật giao tiếp gặp nhau (trước khi câu chuyện của họ bắt đầu). Hoặc khi chia tay, tạm biệt.
Ví dụ:
… Nhưng một buổi tối, Hài đã gặp lại một người bạn cũ. Lúc ấy đèn phố vừa mới bật. Người tấp nập, các màu áo rộn ràng. Hài thật là một vật tối giữa cái đám đông tươi vui ấy. Hắn đi lủi thủi. Đầu hắn cúi. Đôi vai cụp xuống…
… Bỗng hắn bị một người nắm lấy vai. Hắn giật mình. Một thứ tiếng trọ trẹ Sài Gòn đã kêu lên:
- Ủa! Anh Hài!
Hài ấp úng.
- Trời đất ơi! Trời đất ơi!
Thư vừa nói vừa đập vào vai Hài bồm bộp. Tính anh như vậy. Trong lúc mừng rỡ quá mặt anh đỏ bừng lên. Mắt anh loang loáng…”
(Quên điều độ – 369)
Trường hợp này, không có động từ chào trong lời dẫn. Căn cứ vào biểu thức ngữ vi và lời hồi đáp thì có lẽ đúng là chào hỏi rồi. Nhưng thật chính xác có lẽ cần phải viện đến tiêu chí nữa – đó là ngữ cảnh. Vì ở ngữ cảnh, tác giả đã nói rất rõ. “Nhưng một buổi tối, Hài đã gặp lại một người bạn cũ. Lúc ấy đèn phố vừa mới bật. Người tấp nập, các màu áo rộn ràng…”. Từ đó, chúng ta hoàn toàn có thể khẳng định “Ủa! Anh Hài!” là một HVNN chào.
Vả lại đây là một cuộc gặp thật tình cờ và thật bất ngờ. Nên chỉ có thể thốt lên (Ủa! Anh Hài!) một cách mừng rỡ như vậy. Và lời thốt lên đó là lời chào. Và còn hơn cả lời chào đối với những người bạn tâm giao lâu ngày không gặp.
2.3. Biểu thức ngữ vi của hành vi chào hỏi
2.3.1. Biểu thức ngữ vi chào hỏi tường minh
Biểu thức ngữ vi chào hỏi tường minh là công thức nói năng của hành vi chào hỏi, trong đó… http://ambn.vn/recruit/3737/hanh-vi-ngon-ngu-chao-hoi-trong-truyen-ngan-cua-nam-cao.html

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

sách giáo trình công nghệ thông tin pdf doc - sách tham khảo

[-] Mục Lục 1 kế toán doanh nghiệp với visual basic https://ambn.vn/product/35662/ke-toan-doanh-nghiep-voi-visual-basic.html Những kiến thức cơ bản về kế toán như biểu mẫu, báo cáo, sổ sách chứng từ kế toán đã được trình bầy ở những bộ sách trước cùng tác giả, và coi như ở tập sách này là bạn đã nắm rõ về microsoft access và visual basic. Trong sách này, sẽ hướng dẫn bạn thêm khi thiết kế các giao diện nhập dữ liệu, xử lý và báo cáo trong chương trình kế toán, hiểu rõ những kỹ thuật và công cụ lập trình nâng cao và dễ dàng thiết kế thành công một chương trình quản lý kế toán doanh nghiệp bằng Visual Basic 2. lập trình cơ sở dữ liệu visual basic sql server https://ambn.vn/product/35577/lap-trinh-co-so-du-lieu-visual-basic-sql-server.html Cuốn sách này cung cấp cho người học những thông tin chi tiết cảu các công cụ kỹ thuật hiện nay như ADO, ADO MD và ADOX, MSDE, .. SQL Namespace.. Mục tiêu cuốn sách là cung cấp các kiến thức ở mức độ chuyên sâu những công cụ mà kết hợp giữa

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể