Phần I: Trả lời kiến
nghị của cử tri trước kỳ họp thứ 2 HĐND Thành phố khóa XIV
Câu số 1: Đề nghị UBND TP qui hoạch các khu chăn nuôi tập trung, xa khu dân
cư, tránh ô nhiễm môi trường và dịch bệnh; có chính sách hỗ trợ cho nhân dân
vay vốn ưu đãi để phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại...thuộc các vùng
chuyển đổi. http://ambn.vn/
Ngày 19/8/2009, UBND TP Hà Nội ban hành
Quyết định số 93/QĐ-UBND về chính sách khuyến khích hỗ trợ đầu tư phát triển
chăn nuôi tập trung xa khu dân cư, cụ thể như sau:
- Về quy hoạch khu chăn nuôi: Các khu chăn
nuôi tập trung xa khu dân cư phải nằm trong quy hoạch phát triển Nông nghiệp ổn
định của các huyện, thị xã và phù hợp với quy hoạch của Thành phố.
- Về vốn vay: Được vay vốn các tổ chức tín
dụng và được hỗ trợ 100% chênh lệnh lãi suất tiền vay so với lãi suất của Ngân
hàng chính sách trong 3 năm đầu kể từ ngày có hợp đồng vay vốn.
Năm 2011 trên cơ sở quy hoạch chung Thủ đô
được Chính phủ phê duyệt, UBND Thành phố đã giao Sở Nông nghiệp &PTNT xây
dựng quy hoạch phát triển chăn nuôi trên địa bàn Thành phố. Sở Nông nghiệp và
PTNT đang triển khai thực hiện, dự kiến trình TP vào Quý II/2012.
http://ambn.vn/
Tuy nhiên các huyện, không nhất thiết chờ
quy hoạch chăn nuôi của TP được duyệt, căn cứ quy hoạch chung Thủ đô được duyệt
và Quyết định số 93/QĐ-UBND của UBND Thành phố chủ động xây dựng, trình duyệt
các dự án phát triển khu chăn nuôi ngoài khu dân cư theo quy định.
Tiếp thu ý kiến của cử tri, UBND Thành phố
tiếp tục chỉ đạo Sở Nông nghiệp và PTNT, các Sở, ngành liên quan và UBND các
quận, huyện, thị xã thực hiện từng bước di chuyển di dời các khu chăn nuôi ra
khỏi khu dân cư, đảm bảo vệ sinh môi trường, phát triển chăn nuôi bền vững, bảo
vệ sức khỏe cộng đồng. http://ambn.vn/
Câu số 2- Đề nghị UBND Thành phố giải thích
tại sao chỉ số xếp hạng cạnh tranh của Thủ đô (xếp thứ 43) lại thấp hơn nhiều
so với các tỉnh Thành phố khác.
Chỉ số năng lực cạnh
tranh cấp tỉnh - PCI (Provincial Competitiveness Index) là kết quả điều tra các
doanh nghiệp dân doanh trong nước (khu vực kinh tế tư nhân) do Phòng Công
nghiệp và thương mại Việt Nam (VCCI) và Dự án sáng kiến cạnh tranh Việt Nam
(USAID/VNCI) thực hiện và được tính toán
nhằm “đánh giá chất lượng điều hành kinh tế cấp tỉnh (nhân tố chủ quan) dựa
trên môi trường kinh doanh để thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tư
nhân thông qua cảm nhận của các doanh nghiệp dân doanh được điều tra” ở mỗi
tỉnh, thành phố. Kể từ năm 2006, việc điều tra, tính toán chỉ số PCI
được tiến hành hàng năm cho tất cả tỉnh, thành phố trong cả nước. Bắt đầu từ
năm 2009, PCI được tính trên 9 chỉ số thành phần: (1) chi phí gia
nhập thị trường, (2) tiếp cận và sự ổn định trong sử dụng đất, (3)
tính minh bạch và tiếp cận thông tin, (4) chi phí thời gian
thực hiện các quy định của nhà nước, (5) chi phí không chính thức, (6)
tính năng động và tiên phong của chính quyền tỉnh, thành phố, (7)
dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, (8) đào tạo lao động, (9)
thiết chế pháp lý. Mỗi chỉ số thành phần lại bao gồm từ 3 đến 17 chỉ số tiêu.
Tổng cộng có 70 chỉ tiêu. Bằng phương pháp điều tra xã hội học, kết hợp với các
thuật toán kinh tế, VCCI tính toán số điểm và trọng số của mỗi chỉ số thành
phần. Trên cơ sở đó, VCCI tính chỉ số PCI tổng hợp cuối cùng.
Báo cáo PCI năm 2010 được thực hiện dựa trên điều tra của 7.300
doanh nghiệp trong toàn quốc, trong đó có 302 doanh nghiệp ở Hà Nội. Hà Nội đạt
55,73 điểm, xếp ở vị trí thứ 43/63. Hà Nội nằm trong nhóm các địa phương
điều hành khá (năm 2008 Hà Nội nằm trong nhóm các địa phương điều hành trung
bình). Các chỉ số thành phần chia theo nhóm như sau:
1. Nhóm chỉ số mà Hà Nội xếp hạng kém:
(1)
Tiếp cận và sự ổn định trong sử dụng
đất: xếp hạng thứ 63/63. Tiếp cận đất đai, mặt
bằng sản xuất kinh doanh vẫn là vấn đề nan giải của doanh nghiệp tại Hà Nội.
Năm 2009, Hà Nội xếp vị trí thứ 55/63 nhưng năm 2010, Hà Nội trở lại vị trí
cuối bảng xếp hạng của chỉ số này. Phần lớn các doanh nghiệp đánh giá thấp về
khả năng tiếp cận, cũng như tính ổn định của mặt bằng sản xuất đang sử dụng.
Nhiều vấn đề trong lĩnh vực đất đai của Thành phố xếp ở vị trí nhóm cuối, như
tỷ lệ doanh nghiệp có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, điều kiện và thời hạn
thuê đất…Còn có tới 46,1% doanh nghiệp tại Hà Nội tham gia điều tra không đồng
ý rằng sự thay đổi khung giá đất của Thành phố phù hợp với sự thay đổi giá thị
trường; có tới 91,1% doanh nghiệp gặp cản trở về mặt bằng kinh doanh.
http://ambn.vn/
(2)
Tính năng động và tiên phong của chính quyền Thành
phố:
xếp hạng thứ 60/63. Kết quả điều tra PCI cho thấy, nhận thức, trách
nhiệm của lãnh đạo và cán bộ, công chức trong việc hỗ trợ doanh nghiệp đã được
nâng lên một bước. Đã có gần 67,56% số doanh nghiệp tham gia cuộc điều tra của
VCCI về đánh giá PCI năm 2010 cho rằng cán bộ của Thành phố đã nắm vững các
chính sách, quy định hiện hành trong khung khổ pháp luật để giải quyết khó
khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp (năm 2009 chỉ có 35,88% doanh nghiệp đánh giá
như vậy). Tuy nhiên, kết quả đánh giá cảm nhận về thái độ tích cực của chính
quyền đối với khu vực tư nhân năm 2010 lại thấp hơn năm 2009 và so sánh với các
tỉnh, thành phố khác, chỉ số này của Hà Nội đều ở mức dưới trung bình và bị xếp
hạng ở nhóm cuối. Đặc biệt, đánh giá của doanh nghiệp về tính sáng tạo và sáng
suốt trong việc giải quyết những trở ngại đối với cộng đồng doanh nghiệp tư
nhân của Thành phố bị giảm sút nhiều: năm 2010, chỉ có 37,79% doanh nghiệp trả
lời đồng ý với nhận định rằng Thành phố có sáng tạo trong việc giải quyết những
trở ngại đối với cộng đồng doanh nghiệp tư nhân (trong khi năm 2009 tỷ lệ này
là 64,41%). Điều này cho thấy Hà Nội cần có những cải thiện mạnh mẽ hơn nữa
trong nâng cao nhận thức,
trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức trong việc hỗ trợ doanh nghiệp.
(3)
Chi phí thời gian thực hiện các qui định của Nhà nước: xếp hạng thứ 53/63. Kết quả điều
tra PCI cho thấy, với việc đẩy mạnh công tác cải cách hành chính (CCHC), doanh
nghiệp cho rằng nhiều thủ tục giấy tờ và
các loại phí, lệ phí đã giảm và số lần đi xin dấu và xin chữ ký cũng giảm. Tuy
vậy, so với các tỉnh, thành phố khác thì Hà Nội vẫn chưa có sự cải thiện rõ
nét. Hà Nội xếp thứ 61/63 về chỉ tiêu “cán bộ nhà nước làm việc hiệu quả hơn
sau khi thực hiện CCHC”, chỉ tiêu “số lần đi xin dấu và xin chữ ký giảm sau khi
thực hiện CCHC” xếp thứ 59/63, 25,17% doanh nghiệp cho rằng không có bất kỳ sự
thay đổi nào sau khi thực hiện CCHC và chỉ tiêu này xếp thứ 53/63.
(4)
Chi phí không chính thức: xếp hạng thứ 51/63. Hầu hết các chỉ tiêu của chỉ số thành phần này
đều có xếp hạng ở mức trung bình và kém so với cả nước, như: 72,8% doanh nghiệp
cho rằng các doanh nghiệp cùng ngành phải trả chi phí không chính thức, 73,11%
doanh nghiệp cho rằng chính quyền dùng các quy định riêng của địa phương để
trục lợi, 63,18% doanh nghiệp cho rằng công việc được giải quyết sau khi đã trả
chi phí không chính thức. Riêng lĩnh vực đăng ký kinh doanh được doanh nghiệp
đánh giá cao, chỉ tiêu “doanh nghiệp trả chi phí không chính thức khi đăng ký
kinh doanh” xếp thứ 18/63 là chỉ tiêu cao nhất của chỉ số thành phần này.
2. Nhóm chỉ số mà Hà Nội
xếp hạng ở mức trung bình:
(5)
Chi phí gia nhập thị trường: xếp hạng thứ 49/63. Những nỗ lực của Thành phố trong cải cách hành
chính nhằm giảm chi phí thời gian của doanh nghiệp để khởi sự doanh nghiệp đã
mang lại hiệu quả cụ thể và được các doanh nghiệp đánh giá tốt. Theo báo cáo
PCI, để chính thức hoạt động, doanh nghiệp chỉ cần 2 giấy đăng ký và giấy phép
cần thiết (giấy chứng nhận ĐKKD đồng thời là đăng ký thuế, giấy chứng nhận mẫu
dấu, giấy phép của một số lĩnh vực, ngành nghề đặc thù như: kinh doanh xăng
dầu, kinh doanh rượu, thuốc lá....). Chỉ tiêu này Hà Nội xếp thứ 5/63. Chỉ có
7,08% doanh nghiệp cho rằng cần phải thêm giấy phép kinh doanh khác, xếp thứ 7/63.
Tuy vậy, thời gian đăng ký, thay đổi đăng ký kinh doanh, thời gian chờ đợi để
được cấp giấy chứng nhận sử dụng đất, thời gian phải chờ đợi để hoàn thành tất
cả các thủ tục để bắt đầu hoạt động đều xếp ở mức trung bình thấp so với các
tỉnh, thành phố trong cả nước.
(6)
Tính minh bạch và tiếp cận thông tin: xếp hạng thứ 40/63. Doanh
nghiệp đã ghi nhận sự tiến bộ trong công khai, minh bạch hoá thông tin của các
cơ quan quản lý nhà nước Thành phố. Kết quả điều tra PCI cho thấy, năm 2010 đã
cải thiện được 14 bậc trong việc doanh nghiệp có khả năng dự đoán được thực thi
pháp luật của Thành phố. Hà Nội cũng là 1 trong số 5 địa phương dẫn đầu cả nước
về chỉ tiêu độ mở trang web của tỉnh theo đánh giá của các doanh nghiệp tư
nhân. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp chưa tiếp cận được các thông tin từ các cơ
quan quản lý nhà nước. Có tới trên 79% doanh nghiệp Hà Nội trong điều tra PCI
năm 2010 trả lời rằng việc cần phải có “mối quan hệ” để có được các tài liệu
của Thành phố là rất quan trọng.
(7) Thiết chế pháp lý: xếp hạng thứ 27/63, cải thiện được
4 bậc so với năm 2009, chứng tỏ doanh nghiệp có niềm tin hơn đối với hệ thống
toà án, tư pháp của thành phố, tin tưởng vào khả năng bảo vệ của pháp luật.
3. Nhóm chỉ số mà Hà Nội
dẫn đầu:
(8) Đào tạo lao động: xếp hạng thứ 2/63. Với việc triển khai nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,
theo báo cáo PCI năm 2010, đào tạo lao động là chỉ tiêu được các doanh
nghiệp đánh giá cao và có mức cải thiện đáng kể. Hà Nội đã tận dụng được lợi
thế là địa phương có chất lượng đào tạo phổ thông tốt và có nhiều cơ sở đào tạo
cả công lập và ngoài công lập, cùng với việc phát triển các dịch vụ tuyển dụng
và giới thiệu việc làm, nhất là do khu vực tư nhân cung cấp. Thêm vào đó, việc
các doanh nghiệp chú trọng đầu tư cho đào tạo lao động đã góp phần làm cho chỉ
số này của Hà Nội năm 2010 tăng 7 bậc so với năm trước. http://ambn.vn/
(9)Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp: xếp hạng thứ 2/63. Kết quả điều tra PCI cho thấy doanh nghiệp tiếp tục đánh giá tốt về các
dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp của Hà Nội. Theo chỉ số thành phần dịch vụ hỗ trợ
doanh nghiệp, Hà Nội năm 2009 và 2010 đều xếp thứ 2 cả nước, chỉ sau TP Hồ Chí
Minh. Trả lời của các doanh nghiệp cho thấy, việc tổ chức các hội chợ thương
mại, hỗ trợ thông tin thị trường của Thành phố là khá tốt. Năm 2009, Hà Nội
đứng thứ hai và năm 2010 đứng đầu cả nước về số lượng hội chợ thương mại do
tỉnh tổ chức. Các hoạt động hỗ trợ về cung cấp thông tin thị trường, về hỗ trợ
tìm kiếm đối tác kinh doanh của Hà Nội bước đầu cũng được doanh nghiệp ghi nhận.
http://ambn.vn/
Kết quả điều tra PCI được UBND Thành phố
quan tâm và coi trọng như một kênh thông tin hữu ích đo lường cảm nhận của
doanh nghiệp đối với môi trường kinh doanh nói chung cũng như đối với những cố
gắng của chính quyền Thành phố trong việc tạo điều kiện cho doanh nghiệp tư
nhân phát triển nói riêng. UBND Thành phố đã giao nhiệm vụ cho các cơ quan
chuyên môn phân tích và nhận thấy nguyên nhân chính của việc chỉ số PCI của Hà
Nội còn thấp hơn các địa phương khác là do: khối lượng công việc phải giải
quyết trên địa bàn Thủ đô rất lớn, đa dạng, phức tạp, trong khi sự phân công,
phân cấp và hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật ở một số lĩnh vực ban hành
chậm, thiếu đồng bộ, không ít nội dung còn chồng chéo, bất hợp lý. Sự phối hợp
giữa các bộ, ban, ngành Trung ương với Thành phố một số việc chưa đồng bộ, hoặc
chưa thống nhất, nhất là trong việc xây dựng một số cơ chế, chính sách đặc thù
để tháo gỡ những khó khăn từ thực tiễn. Quy hoạch chung xây dựng và phát triển
Thủ đô chậm được phê duyệt, thiếu các quy hoạch chi tiết và quy hoạch ngành
trên địa bàn cũng là một yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường đầu tư của Hà
Nội. Bên cạnh đó, công tác chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện của Thành
phố trên một số lĩnh vực còn hạn chế. Một số địa phương, sở, ngành còn thiếu năng
động, quyết liệt, chưa theo kịp yêu cầu chỉ đạo của Thành phố. Sự phối hợp giữa
các cấp, các ngành có lúc, có việc chưa tốt; việc xem xét, xử lý trách nhiệm
còn thiếu kiên quyết. Phẩm chất đạo đức, năng lực trình độ, ý thức trách nhiệm
của một bộ phận cán bộ, công chức chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, làm giảm
sút lòng tin của nhân dân.
UBND Thành phố đang chỉ đạo các ngành, các cấp có Đề án cụ thể để cải thiện
môi trường sản xuất kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
của Hà Nội giai đoạn 2011-2015, trong đó tập trung vào một số nhiệm vụ, giải
pháp chính như sau: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của lãnh đạo và đội ngũ cán
bộ công chức trong việc hỗ trợ doanh nghiệp; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành
chính nhằm giảm tối đa chi phí thời gian của doanh nghiệp để khởi sự kinh doanh
và trong thực hiện các quy định của nhà nước; có đột phá về công khai, minh
bạch hoá thông tin cho doanh nghiệp; phát triển hạ tầng kỹ thuật và tạo điều
kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, nhà đầu tư có mặt bằng sản xuất kinh doanh
dịch vụ; tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu cả nước về công tác đào tạo nguồn nhân
lực và dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp.
Câu số 3: Cử tri đề nghị UBND Thành phố chỉ đạo các sở, ngành cơ
quan có liên quan thành lập đoàn kiểm tra các sàn giao dịch bất động sản vì
thời gian gần đây nhiều sàn giao dịch hoạt động không đúng với đăng ký
Thực hiện Luật Kinh doanh bất động sản; Nghị định 153/2007/NĐ-CP ngày
15/10/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Kinh doanh bất động sản và
Thông tư số 13/2008/TT-BXD ngày
21/5/2008 của Bộ Xây dựng hướng
dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 153/2007/NĐ-CP; Từ năm 2010, Sở Xây dựng đã
phối hợp và đề nghị Thanh tra Bộ Xây dựng chủ trì kiểm tra hoạt động của 62 sàn
giao dịch bất động sản trên địa bàn thành phố Hà Nội. Năm 2011, Sở Xây dựng đã
xây dựng kế hoạch kiểm tra 40 sàn giao dịch bất động sản và sẽ phối hợp với các
cơ quan có liên quan thực hiện kiểm tra trong quý 4/2011.
Câu số 4: Đề nghị UBND Thành phố quan tâm chỉ đạo, có
biện pháp giải quyết ô nhiễm môi trường sông Tô Lịch đảm bảo sức khỏe cho nhân
dân .
Việc xem xét để từng bước giảm thiểu các
nguồn nước gây ô nhiễm môi trường sông Tô Lịch đã được UBND Thành phố đưa vào
Kế hoạch xử lý ô nhiễm môi trường bức xúc. Trong 03 năm UBND Thành phố đã chỉ
đạo quyết liệt việc triển khai các chương trình, dự án cụ thể như sau :
Các dự án, chương trình xử lý nước sông, hồ trong
khu vực nội thành nhằm giảm nguồn gây ô nhiễm nước sông Tô Lịch.
- Dự án xây dựng, cải tạo, nâng cấp đường
bờ phải sông Tô Lịch (khoảng 7 km- đoạn từ đường Hoàng Quốc Việt đến Trung Hòa
– Nhân Chính) xây dựng đường và cống gom nước thải dọc tuyến sông kết hợp xử lý
các nguồn nước thải trước khi đổ vào sông. Giao UBND các quận tổ chức quản lý
thu gom rác thải để chấm dứt tình trạng đổ rác thải bừa bãi hai bên bờ sông. Dự
án trên đã giúp cải thiện một phần môi
trường, cảnh quan sinh thái của sông Tô Lịch. http://ambn.vn/
-
Trong năm 2010 đã triển khai chương trình thử nghiệm xử lý ô nhiễm nước sông,
mương, hồ trên địa bàn Thành phố ( 7 hồ gồm: hồ Quỳnh, hồ Ngọc Khánh, hồ Xã
Đàn, hồ Hai Bà Trưng, hồ Hữu Tiệp, hồ Kim Liên, hồ Ao Đình Ngọc Hà), đã nhân
rộng kết quả đạt được của công nghệ xử lý cho 15 hồ khác vào năm 2011. Đã bàn
giao 04 hồ được xử lý xong năm 2010 cho Công ty TNHH NN MTV Thoát nước Hà Nội
và UBND quận Hai Bà Trưng để tiếp tục thực hiện công tác quản lý và duy trì. Triển
khai phát chế phẩm làm sạch nước tại hộ gia đình cho trên 10.000 hộ thuộc 04
phường dọc tuyến đầu nguồn sông Tô Lịch gồm: Nghĩa Đô, Quan Hoa (quận Cầu
Giấy), Vĩnh Phúc, Cống Vị (quận Ba Đình) để giảm ô nhiễm nguồn nước xả vào sông
Tô Lịch.
Xử lý ô
nhiễm nước sông:
Để xử lý ô nhiễm nước sông Tô Lịch, UBND
Thành phố đã mời các chuyên gia của Nhật Bản, Hàn Quốc tiến hành khảo sát,
nghiên cứu để giúp công nghệ xử lý ô nhiễm nước phù hợp. Đồng thời, UBND Thành phố đã chỉ đạo Sở Quy
hoạch kiến trúc, Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội lập quy hoạch toàn tuyến sông
Tô Lịch để tách nguồn nước thải sinh hoạt đang đổ trực tiếp vào sông đưa về các
nhà máy xử lý tập trung gồm : Phú Đô và Yên Xá; Nghiên cứu quy hoạch, xây dựng
để bổ sung nguồn nước cho sông Tô Lịch từ sông Nhuệ thuộc cụm công trình đầu
mối Liên Mạc dự kiến qua trạm bơm Thuỵ Phương xả vào sông Tô Lịch qua cửa cống
đầu nguồn của sông tại đường Hoàng Quốc Việt.
Câu số 5: Đề nghị Thành phố có chính sách hỗ trợ tạo
việc làm thêm cho người lao động từ 50 tuổi trở lên bị thu hồi đất. Đồng thời
thực hiện chính sách tái định cư đối với những hộ bị thu hồi trên 30% diện tích
đất nông nghiệp như quy định tại Quyết định số 33 và Quyết định số 18 năm 2008
UBND Thành phố.
1- Chính sách hỗ trợ, tạo việc làm cho
người lao động khi Nhà nước thu hồi đất luôn được Thành uỷ, HĐND và UBND Thành
phố quan tâm theo nguyên tắc vận dụng tối đa theo quy định của Chính phủ và
thẩm quyền của Thành phố. Thực hiện Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009
của Chính phủ, UBND Thành phố đã quy định cụ thể chính này tại Điều 40 Quyết
định số 108/2009/QĐ-UBND ngày 29/9/2009: Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản
xuất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp (không thuộc trường hợp:
đất vườn ao trong cùng thửa đất có nhà ở trong khu dân cư nhưng không được công
nhận là đất ở; đất vườn ao trong cùng thửa đất có nhà ở dọc kênh mương và dọc
tuyến đường giao thông; đất nông nghiệp thuộc địa giới hành chính phường, trong
khu dân cư thuộc thị trấn, khu dân cư nông thôn; thửa đất nông nghiệp tiếp giáp
với ranh giới phường, ranh giới khu dân cư), ngoài việc bồi thường bằng tiền
theo giá đất nông nghiệp công bố hàng năm còn được hỗ trợ chuyển đổi nghề
nghiệp và tại việc làm bằng 05 lần giá đất nông nghiệp (mức tối đa theo quy định của Chính phủ) đối với diện tích đất nông
nghiệp thực tế bị thu hồi nhưng tối đa không vượt quá hạn mức giao đất nông
nghiệp tại địa phương (diện tích tính hạn mức bao gồm cả diện tích đã thu hồi
trước đây); các trường hợp đã hưởng chính sách hỗ trợ này bằng các hình thức
giao đất dịch vụ, đất ở, mua căn hộ chung cư, hỗ trợ bằng tiền thì không được
hưởng (trường hợp đã giao đủ đất hoặc mua căn hộ hoặc hỗ trợ bằng tiền một lần)
hoặc hưởng hỗ trợ bằng 3,5 lần giá đất bồi thường (trường hợp được giao đất
chưa đủ tiêu chuẩn).
2- Thực hiện Khoản 4 Điều 4 Nghị định số
17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 và Điều 48
số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ, UBND Thành phố đã ban
hành Quyết định số 33/2008/QĐ-UBND ngày 09/6/2008 và Quyết định số
18/2008/QĐ-UBND ngày 29/9/2008 của UBND Thành phố, trong đó quy định hỗ trợ
chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm khi Nhà nước thu hồi trên 30% diện tích
đất nông nghiệp bằng các hình thức: giao đất hoặc bán căn hộ chung cư hoặc bằng
tiền. http://ambn.vn/
Qua đánh giá kết quả triển khai thực tế
tại các địa phương, trong đó có Thành phố Hà Nội, ngày 13/8/2009 Chính phủ ban
hành Nghị định số 69/2009/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 01/10/2009), theo đó cho phép
thực hiện chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm bằng hình
thức hỗ trợ bằng tiền cho người bị thu hồi đất (với mức bằng 1,5 đến 5 lần giá
đất nông nghiệp) để người bị thu hồi đất chủ động học nghề, chuyển đổi nghề.
Thực hiện quy định này, UBND Thành phố đã ban hành Quyết định 108/2009/QĐ-UBND
ngày 29/9/2009, trong đó quy định mức hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc
làm khi thu hồi đất nông nghiệp được giao theo quy định tại Nghị định số 64/CP
cho người trực tiếp sản xuất nông nghiệp bằng tiền với mức bằng 5 lần giá đất
nông nghiệp bị thu hồi (trường hợp chưa được giao đủ đất hoặc mua căn hộ hoặc
hỗ trợ bằng tiền một lần) hoặc bằng 3,5 lần giá đất bồi thường đối với trường
hợp được giao đất nhưng chưa đủ tiêu chuẩn. Chính sách hỗ trợ này đã được đại
đa số người bị thu hồi đất nông nghiệp đồng thuận, ủng hộ chủ trương thu hồi
đất của Nhà nước để thực hiện các dự án trên địa bàn.
Câu số 6: Đề nghị UBND Thành phố điều chỉnh giá đền bù
khi lấy đất thổ cư của dân theo giá thị trường, bởi giá của Nhà nước chỉ bằng
1/10 giá thị trường.
Căn cứ theo quy định của Luật đất đai 2003
ngày 26/11/2003; Nghị định 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về
phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất; Nghị định
123/2007/NĐ-CP ngày 27/7/2007 của Chính phủ
về việc bổ sung, sửa đổi một số điều của Nghị định 188/2004/NĐ-CP ngày
16/11/2004, UBND Thành phố ban hành giá các loại đất hàng năm để phục vụ cho
nhiều mục đích trong đó có bồi thường, hỗ trợ và tái định cư giải phóng mặt
bằng. http://ambn.vn/
Trong tổ chức thực hiện công tác bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư, tại Điều 12 Quyết định số 108/2009/QĐ-UBND ngày
29/9/2009 của UBND Thành phố quy định: Trường hợp thời điểm quyết định thu hồi
đất, mức giá đất đã ban hành chưa sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất
thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường thì UBND cấp huyện đề xuất,
báo cáo sở Tài chính chủ trì thẩm tra, trình UBND Thành phố xem xét, quyết
định. Nhiều dự án đã được UBND Thành phố đã xem xét (hoặc xin ý kiến Thường
trực Hội đồng nhân dân Thành phố) điều chỉnh giá khi Nhà nước thu hồi đất (dự
án xây dựng các cầu: Thanh Trì, Vĩnh Tuy, Nhật Tân; dự án cải tạo, mở rộng
đường 32, đường Ngô Gia Tự; xây dựng đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng
....) được các hộ dân đồng thuận, bàn giao đất cho Chủ đầu tư để thực hiện dự
án. Đồng thời với chính sách nêu trên, các trường hợp được bố trí tái định cư
mức giá thu tiền sử dụng đất khi giao đất tái định cư đều không cao hơn mức bồi
thường thiệt hại đất.
Câu số 7: Đề nghị UBND Thành phố cần quyết liệt hơn
nữa trong thanh tra, kiểm tra việc cấp “sổ đỏ”, xử lý nghiêm các vi phạm để
nhân dân tin tưởng hơn đối với chính quyền các cấp.
Ngày 01/12/2009, UBND Thành phố đã ban
hành quyết định số 117/2009/QĐ-UBND Quy định về cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, đăng
ký biến động về sử dụng đất, sở hữu tài
sản gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân
nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam trên
địa bàn thành phố Hà Nội. Theo quy định của luật, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân thuộc thẩm
quyền của UBND các quận, huyện, thị xã. Qua kiểm tra, chỉ đạo cho thấy, UBND
các quận, huyện, thị xã và UBND các phường, xã, thị trấn nhìn chung chưa thực
hiện tốt, chưa quan tâm nhiều cho công tác này.
Ngày 07/4/2011, UBND Thành phố có Văn bản số
2449/UBND-TNMT về thanh tra công vụ và chấp hành các quy định của pháp luật về
cấp GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
trên địa bàn Thành phố Hà Nội. UBND Thành phố đã có văn bản chỉ đạo, xử lý khắc
phục các sai phạm sau thanh tra (trong đó có việc chậm giải quyết hồ sơ) tại 16
phường, xã, thị trấn và 11 Phòng Tài nguyên và Môi trường của 11 quận, huyện.
Ngày 28/6/2011, UBND Thành phố có Quyết
định số 3068/QĐ-UBND và số 3065/QĐ-UBND ngày 05/8/2011 thành lập Đoàn kiểm tra
liên ngành kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc UBND quận, huyện, thị xã đẩy nhanh tiến
độ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở cho hộ gia đình cá
nhân. Kết quả kiểm tra, đôn đốc, UBND Thành phố sẽ báo cáo HĐND Thành phố để
thông tin đến Cử tri.
Ngoài ra, UBND Thành phố đã chỉ đạo Sở Tài
nguyên và Môi trường chủ trì cùng các Sở, ngành có liên quan tiếp tục nghiên
cứu, đề xuất UBND Thành phố bổ sung, điều chỉnh quyết định số 117/2009/Q§-UBND
của UBND Thanh phố theo hướng tiếp tục cải cách hành chính, tăng cường chế tài
xử lý đối với cán bộ, công chức vi phạm.
Câu số 8: Cử tri có ý kiến về quy hoạch của Thành phố
Hà Nội cần đạt được các tiêu chí đảm bảo hiện đại giữ được bản sắc dân tộc. Đặc
biệt các dự án lớn khi mời chuyên gia nước ngoài cần quan tâm đến bản sắc dân
tộc một cách đúng mức, tránh tình trạng ta lệ thuộc quá nhiều vào chuyên gia
nước ngoài. Kết quả là công trình được xây dựng không mang bản sắc dân tộc Việt
Nam mà mang hoàn toàn "màu sắc" nước ngoài. Công tác quy hoạch cần
được quan tâm hơn nữa để khi triển khai thực hiện các dự án không bị cái sau
phủ định cái trước (đặc biệt là các công trình giao thông, cầu) cụ thể: Nên xác
định trung tâm hành chính Quốc gia trước khi xây dựng Thủ đô theo quy hoạch mới
đến năm 2030...
1. Về tiêu chí đảm bảo
hiện đại giữ được bản sắc dân tộc: Các quy hoạch gần đây của Thành phố Hà Nội,
từ điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 được Thủ tướng phê
duyệt năm 1998 đến Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030
tầm nhìn 2050 được phê duyệt tại quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011, các
đồ án quy hoạch chi tiết các quận huyện cho đến các khu đô thị mới... đều quan
tâm thích đáng đến việc giữ gìn bản sắc dân tộc, cụ thể:
- Các quy hoạch đều
tôn trọng khu vực đô thị cũ, bảo tồn các khu vực truyền thống và di sản lịch sử
như các khu vực Trung tâm chính trị Ba Đình, khu Hoàng thành Thăng Long, khu
vực phố cũ, phố cổ, Khu vực Hồ Tây, Hồ Gươm và phụ cận.., xa hơn là các khu vực
các không gian văn hóa truyền thống luôn được lưu ý, tôn tạo, giữ gìn, chỉnh
trang như các khu vực làng nghề, làng cổ.. bảo tồn các không gian nông nghiệp
truyền thống bằng hành lang xanh..
- Trong các nội dung
thuyết minh, điều lệ đồ án quy hoạch đều nhấn mạnh phát triển không gian quy
hoạch, kiến trúc hiện đại nhưng phải mang đậm bản sắc dân tộc. Đặc biệt tại đồ
án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đã xây dựng 9 chiến lược phát triển không
gian Thủ đô với mục tiêu để đưa Hà Nội trở thành thành phố Xanh-Văn hiến-Văn
minh-Hiện đại và đạt được các mục tiêu theo Pháp lệnh Thủ đô. Trong đó đã xác định
02 chiến lược "Tăng cường bản sắc, hình ảnh riêng về Thành phố” và
"Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản”.
- Đối với các đồ án
Quy hoạch khu đô thị mới, các yếu tố liên quan đến phong tục, tập quán và khí
hậu gồm cây xanh, mặt nước luôn được chú ý,
các công trình văn hóa, xã hội được bổ sung; các làng xóm hiện hữu được
kết nối.
- Riêng các đồ án kiến
trúc công trình, đặc biệt các công trình trọng điểm có thiết kế của nước ngoài,
về bản chất đều được đánh giá cao phần ý tưởng tinh thần, bản sắc văn hóa dân
tộc mới trở thành các phương án được lựa chọn, có thể thấy các tòa nhà có thiết
kế nước ngoài như Bảo tàng Hà Nội, Bảo tàng Lịch sử, Trung tâm Hội nghị quốc
gia, Tòa nhà Quốc hội , phương án Tòa nhà Bông lúa, một số Ngân hàng lớn.. đều
có các ý tưởng lớn về bản sắc dân tộc, song song với những ứng dụng tiến bộ về
công nghệ hiện đại.
Nghiêm khắc nhìn lại,
cũng còn có một số ít công trình đã xây dựng chỉ mới đạt được tính hiện đại,
thiếu bản sắc nói chung và tính dân tộc nói riêng. Các cơ quan quản lý kiến
trúc- quy hoạch của Thành phố sẽ nâng cao hơn nữa việc kiểm soát, định hướng,
kể cả đối với các phương án công trình đã được tuyển chọn, đang ở giai đoạn
chuẩn bị đầu tư, quy hoạch hoặc xin thỏa thuận kiến trúc -quy hoạch.
2. Liên quan đến câu hỏi
"công tác quy hoạch cần được quan
tâm hơn nữa để triển khai thực hiện các dự án không bị cái sau phủ định cái
trước (đặc biệt là các công trình giao thông, cầu)”. http://ambn.vn/
Thực hiện ý kiến chỉ
đạo của Thủ tướng Chính phủ tại
thông báo số 240/TB-VPCP ngày 5/9/2008 và ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng
Hoàng Trung Hải tại thông báo số 208/TB-VPCP ngày 22/7/2010 về thực hiện rà
soát các đồ án quy hoạch, dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn Thành phố, UBND
Thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các sở ngành liên quan để tiến hành rà soát các đồ
án, dự án để đảm bảo khớp nối các dự án với hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và
sử dụng đất của toàn Thành phố theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đã được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt. Đây là những công việc cần thiết góp phần đảm bảo triển
khai các loại quy hoạch theo đúng Luật Quy hoạch, Luật Xây dựng được đồng bộ,
tránh sự chồng chéo, phù hợp với định hướng của đồ án Quy hoạch chung đã được phê duyệt nhằm mục tiêu phát triển
bền vững, đầu tư hiệu quả. Trong quá trình rà soát, triển khai đầu tư các dự án
xây dựng công trình trên địa bàn Thành phố được cập nhật, đề xuất hướng xử lý
cụ thể theo hướng vừa đảm bảo phù hợp với Quy hoạch chung được duyệt, phù hợp
điều kiện thực tiễn, tránh lãng phí. Đặc biệt là các công trình có nguồn đầu tư
lớn, công trình hạ tầng kỹ thuật. Trong quá trình nghiên cứu đề xuất lập quy
hoạch chi tiết, dự án đầu tư xây dựng cụ thể luôn yêu cầu xem xét cụ thể các
vấn đề về hiện trạng xây dựng trong khu vực, cơ sở pháp lỹ liên quan... để
tránh gây lãng phí, đạt hiệu quả đầu tư.
3.
Về việc "nên xác định Trung tâm hành chính Quốc gia trước khi xây dựng Thủ
đô theo quy hoạch đến năm 2030...”. Tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày
26/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch chung đã xác định
rất cụ thể, rõ ràng "Các cơ quan đầu
não của Đảng, Quốc hội, Nhà nước và Chính phủ đặt tại khu vực Ba Đình”.
http://ambn.vn/
Câu số 9: Cử tri đề nghị UBND
Thành phố nghiên cứu, xem xét thành lập Ban quản trị nhà chung cư và có các quy
định rõ ràng để không ảnh hưởng đến người dân sống và sinh hoạt tại khu chung
cư.
Triển khai thực hiện Luật Nhà ở, Bộ Xây
dựng đã có Quyết định số 08/2008/QĐ-BXD ngày 28/5/2008 ban hành Quy chế quản lý
sử dụng nhà chung cư. Tuy nhiên, Quy chế quản lý nhà chung cư của Bộ Xây dựng
vẫn còn có một số nội dung bất cập chưa phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn như:
về vấn đề tổ chức Hội nghị nhà chung cư lần đầu; về trách nhiệm, quyền hạn và
pháp nhân của Ban quản trị nhà chung cư; về cơ cấu, thành phần, trình tự thủ
tục hồ sơ để UBND các quận, huyện ra quyết định công nhận Ban quản trị nhà
chung cư; về vấn đề nhà nước hỗ trợ kinh phí bảo trì, các chủ sở hữu căn hộ
đóng góp kinh phí bảo trì và việc quản lý kinh phí bảo trì phần sở hữu chung
nhà chung cư; về mô hình doanh nghiệp quản lý vận hành nhà chung cư…Vì vậy,
ngày 18/8/2009, UBND Thành phố đã có các văn bản số 7991/UBND-XD và
7992/UBND-XD báo cáo Bộ Xây dựng về một số nội dung vướng mắc trong triển khai
thực hiện quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư trên địa bàn Thành phố Hà Nội và
đề nghị Bộ Xây dựng cho ý kiến để tổ chức thí điểm quản lý vận hành, khai thác
khu nhà chung cư tái định cư khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính, quận Thanh Xuân
theo đề án đã xây dựng. Ngày 26/4/2010, UBND Thành phố đã có văn bản số
2869/UBND-XD báo cáo giải trình việc tổ chức thí điểm quản lý, vận hành khai
thác khu nhà tái định cư khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính với Thường trực Hội
đồng nhân dân Thành phố. UBND Thành phố đó cú Quyết định số 2381/QĐ-UBND ngày
28/5/2010 phê duyệt Đề án tổ chức thí điểm quản lý, vận hành khai thác khu nhà
tái định cư khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính.
Ngày
23/6/2010, Chính phủ ban hành Nghị định số 71/2010/NĐ-CP quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở. Khoản 2, Điều 50 của Nghị định có quy định quyền
và trách nhiệm của Ban quản trị nhà
chung cư. Đối với nhà chung cư là nhà ở xã hội thì quyền hạn và trách nhiệm của
Ban quản trị nhà chung cư được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng.
Trên
cơ sở nghiên cứu, theo dõi
thực hiện Đề án thí điểm vµ căn cứ Nghị định số 71/2010/NĐ-CP, các Thông tư của
Bộ Xây dựng mới ban hµnh, Sở Xây
dựng đã dự thảo quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư trên địa bàn Thành phố,
trong đó có nội dung hướng dẫn về trình tự, thủ tục thành lập Ban quản trị nhà
chung cư. Bản dự thảo quy chế đã được gửi tới các sở, ngành và UBND các quận,
huyện, các chủ đầu tư dự án có liên quan để tham gia góp ý. Trên cơ sở tổng hợp
ý kiến của các đơn vị, Sở Xây dựng sẽ báo cáo UBND Thành phố xem xét ban hành.
Câu số 10: Đề nghị UBND Thành phố nghiên cứu, xem xét
kỹ khi cấp phép điểm dừng, đỗ xe ô tô trên các tuyến đường cho phù hợp, vì
nhiều tuyến đường quá nhỏ nhưng vẫn cấp phép điểm đỗ xe dưới lòng đường, gây
ảnh hưởng không nhỏ tới giao thông đô thị.
Giai đoạn
hiện nay, lượng phương tiện giao thông tăng rất nhanh (12-15%/năm), nhu cầu về
giao thông tĩnh trên địa bàn Thành phố rất lớn. UBND Thành phố đã giao Sở GTVT
xây dựng “Đề án nghiên cứu sắp xếp mạng lưới điểm đỗ xe và bến bãi đỗ xe công
cộng trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Hiện tại, UBND Thành phố tiếp tục chỉ đạo
Sở GTVT, Công an Thành phố, UBND các Quận, Huyện kiểm tra, rà soát, chấn chỉnh,
thu hồi những điểm đỗ xe bất hợp lý, giải tỏa các trường hợp trông giữ phương
tiện lấn chiếm hè phố, lòng đường, tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc cấp phép sử
dụng hè phố, lòng đường làm điểm trông giữ phương tiện để vừa đảm bảo
đáp ứng nhu cầu về giao thông tĩnh trên địa bàn Thành phố, vừa đồng thời đảm
bảo mục tiêu
kiềm chế ùn tắc giao thông.
Câu số 11: Hiện nay chế độ phụ cấp,
đãi ngộ cho các đồng chí Bí thư, Phó Bí thư chi bộ, trưởng phó thôn và đội ngũ
cán bộ thôn, xóm quá thấp. Đề nghị UBND Thành phố quan tâm nâng mức phụ cấp và
có chế độ đãi ngộ hợp lý để họ an tâm công tác và có quy định rõ ràng chế độ
phụ cấp cho Trưởng ban Công tác Mặt trận thôn.
- Hiện nay
việc thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ không chuyên trách xã, phường,
thị trấn và ở thôn, tổ dân phố thực hiện theo quy định tại Quyết định
73/2008/QĐ-UBND ngày 31/12/2008 của UBND Thành phố về việc quy định mức phụ cấp
đối với cán bộ không chuyên trách xã, phường, thị trấn và ở thôn, tổ dân phố
trên địa bàn thành phố Hà Nội và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2009.
Mức phụ cấp tại Quyết định 73/2008/QĐ-UBND được xác định trên cơ sở cân đối
ngân sách của Thành phố trong bối cảnh số lượng các thôn, tổ dân phố tăng sau
khi hợp nhất (10.446 thôn, tổ dân phố). Việc cử tri kiến nghị mức phụ cấp đối
với cán bộ không chuyên trách xã, phường, thị trấn và ở thôn, tổ dân phố tại
Quyết định số 73/2008/QĐ-UBND là thấp, Sở Nội vụ sẽ phối hợp với Sở Tài chính
nghiên cứu trên cơ sở cân đối ngân sách của Thành phố và sẽ báo cáo UBND Thành
phố xem xét.
- Kinh phí
hoạt động đối với Uỷ ban MTTQ, Ban Thanh tra nhân dân và các tổ chức đoàn thể
tại xã, phường, thị trấn hiện nay thực hiện theo quy định tại Quyết định số
71/2008/QĐ-UBND ngày 31/12/2008 về việc hỗ trợ kinh phí hoạt động cho Uỷ ban
MTTQ, Ban Thanh tra nhân dân và các tổ chức đoàn thể tại xã, phường, thị trấn.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2009, quy định Uỷ ban MTTQ, Ban
Thanh tra nhân dân và các tổ chức đoàn thể tại xã phường thị trấn được hưởng
kinh phí hỗ trợ hoạt động từ 20-24 triệu đồng/ 1 năm, không quy định cụ thể mức
chi phụ cấp cho Trưởng ban, Phó Trưởng ban công tác MTTQ, Trưởng và Phó trưởng
các đoàn thể tại thôn, tổ dân phố hoặc khu dân cư.
Mức kinh
phí hỗ trợ hoạt động theo Quyết định số 71/2008/QĐ-UBND do UBND Thành phố đảm
bảo cân đối trong ngân sách hàng năm của các xã, phường, thị trấn năm. Trong
thực tế, một số địa phương đã có mức chi hỗ trợ hoạt động cho các đoàn thể lớn
hơn mức do UBND Thành phố đảm bảo cân đối. Để tạo điều kiện cho các đoàn thể tự
chủ trong việc sử dụng kinh phí hoạt động, hoạt động theo đúng điều lệ, tôn chỉ
và mục đích của đoàn thể, tránh xu hướng hành chính hoá các hoạt động và đáp
ứng yêu cầu thực tế tại cơ sở; UBND Thành phố đã giao trách nhiệm cho Sở Nội vụ
và Sở Tài chính ban hành Hướng dẫn số 485/LS NV-TC ngày 17/4/2009 hướng dẫn
thực hiện Quyết định 71/2008/QĐ-UBND theo hướng:
"Uỷ ban nhân dân xã quy định mức chi bồi dưỡng cụ thể cho trưởng Ban
công tác Mặt trận, trưởng các đoàn thể tại các thôn, tổ dân phố (khu dân cư)
trên cơ sở thống nhất với Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ và lãnh đạo các đoàn thể
cấp xã. Mức chi bồi dưỡng được xác định theo khối lượng công việc, nhiệm vụ
được giao, thời gian thực hiện nhiệm vụ của các đoàn thể và khả năng cân đối
ngân sách nhằm hỗ trợ, động viên cán bộ tham gia hoạt động có hiệu quả, đảm bảo
dân chủ, công khai và hài hoà với các đối tượng khác cùng tham gia hoạt động
trên địa bàn thôn, tổ dân phố (khu dân cư)". http://ambn.vn/
Do vậy, trong thực tế, mức chi bồi dưỡng cụ thể cho Trưởng ban công tác
Mặt trận, Trưởng các đoàn thể tại các thôn, tổ dân phố tại các xã, phường, thị
trấn trên địa bàn Thành phố là có sự khác nhau do việc việc xác định mức kinh
phí hỗ trợ cho các tổ chức đoàn thể theo quy định mới có sự tham gia của nhiều
cá nhân, tổ chức. Đây là việc cần thiết để thực hiện đúng chủ trương của Đảng
và Nhà nước, tạo sự chủ động và đảm bảo công khai dân chủ ở cơ sở, tạo sự phù
hợp giữa nguồn kinh phí và điều kiện Kinh tế - Xã hội ở từng địa phương.
Nhận được
ý kiến cử tri, UBND Thành phố sẽ tiếp tục chỉ đạo Sở Nội vụ, Sở Tài chính
nghiên cứu để có sự tham mưu với UBND Thành phố xây dựng mức hỗ trợ kinh phí
hoạt động đối với Uỷ ban MTTQ, Ban Thanh tra nhân dân và các tổ chức đoàn thể
tại xã phường thị trấn. Tuy nhiên, để đảm bảo thực hiện thống nhất quy định,
UBND Thành phố yêu cầu UBND quận, huyện tiếp tục thực hiện và tuyên truyền rộng
rãi tinh thần Quyết định số 71/2008/QĐ-UBND của UBND Thành phố tại cơ sở.
Câu số 12- UBND Thành phố đã có
Quyết định số 19/2011/QĐ-UBND ngày 23/6/2011 về việc kiện toàn tổ chức, chế độ
chính sách đối với lực lượng công an xã trên địa bàn Thành phố Hà Nội, tuy mức
phụ cấp cho lực lượng công an xã có được nâng lên song vẫn rất thấp, không đáp
ứng được nhu cầu cũng như nhiệm vụ của lực lượng công an cấp xã. Đề nghị UBND
Thành phố xem xét để tiếp tục nâng mức phụ cấp hàng tháng đối với lực lượng
công an xã để đảm bảo cho lực lượng công an xã yên tâm công tác và hoàn thành
tốt nhiệm vụ được giao.
- Ngày
23/6/2011 UBND Thành phố đã ban hành Quyết định số 19/QĐ-UBND v/v kiện toàn tổ
chức, chế độ chính sách đối với lực lượng công an xã trên địa bàn Hà Nội; Công
an Thành phố có Kế hoạch số 140/KH-CAHN(PV28) v/v hướng dẫn triển khai thực
hiện Quyết định số 19/QĐ-UBND của UBND Thành phố với mức phụ cấp của CA xã được
hưởng là:
+ Trưởng
CA xã hưởng lương công chức xã.
+ Phó
trưởng CA xã hưởng phụ cấp 1,0 mức lương tối thiểu của cán bộ công chức.
+ CA viên
thường trực tại xã mức phụ cấp hàng tháng theo hệ số 0,9 mức lương tối thiếu
của cán bộ công chức.
+ CA viên
ở thôn mức phụ cấp hàng tháng theo hệ số 0,7 mức lương tối thiếu của cán bộ
công chức.
Mức phụ
cấp trên được quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính
phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức
ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.
http://ambn.vn/
- Ngoài ra
Phó trưởng CA xã và công an viên còn được hưởng thêm một khoản kinh phí hỗ trợ
để đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế khi có nhu cầu là:
+ Bảo hiểm
xã hội 16% mức phụ cấp được hưởng.
+ Bảo hiểm
y tế 3% mức phụ cấp hàng tháng.
- Được
hưởng chế độ trợ cấp thường trực sẵn sàng chiến đấu với hệ số mỗi ngày bằng
0,05 lần lương tối thiểu tại những nơi thuộc địa bàn trọng điểm phức tạp về
ANTT.
Trong thời gian
tới, nếu các quy định của pháp luật có sự thay đổi, Uỷ ban nhân dân Thành phố
sẽ trình HĐND Thành phố nâng mức phụ cấp đối với lượng công an xã.
http://ambn.vn/
Câu số 13- Việc thực hiện Quyết định số 42/2010/QĐ-UBND ngày
30/8/2010 của UBND thành phố hiện nay có những vấn đề rất khó khăn, đặc biệt là
tính tỷ lệ phiếu bầu cử đối với Trưởng thôn, đề nghị UBND Thành phố xem xét
điều chỉnh cho phù hợp với thực tế.
Ngày 17/4/2008 Chính phủ và Uỷ ban Mặt trận tổ
quốc Việt Nam đã ban hành Nghị quyết liên tịch số 09/2008/NQLT-CP-UBTWMTTQVN
hướng dẫn thi hành Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Theo quy
định tại điểm e, khoản 2, Điều 8 của Nghị quyết: Người trúng cử Trưởng thôn, Tổ
trưởng tổ dân phố là người đạt trên 50% số phiếu bầu hợp lệ so với tổng số cử tri
hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong toàn thôn, tổ dân phố. Do vậy quy định
về Người trúng cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố quy định tại Quyết định số
42/QĐ-UBND ngày 30/8/2010 của UBND Thành phố về ban hành quy chế tổ chức và
hoạt động của thôn, tổ dân phố được soạn thảo theo đúng quy định của Nghị quyết
liên tịch số 09/2008/NQLT-CP-UBTWMTTQVN. UBND Thành phố sẽ phản ảnh kiến nghị
của cử tri tới các cơ quan Trung ương để có sự xem xét điều chỉnh cho phù hợp
với thực tế.
Câu số 14- Đề nghị UBND Thành phố quy định chế độ phụ cấp cho người
thu gom rác thải ở nông thôn.
Việc thu
gom rác thải nói chung trên địa bàn Thành phố hiện nay do các Công ty vệ sinh
môi trường đô thị thực hiện. Do vậy việc thu gom rác thải được tiến hành theo
hình thức ký hợp đồng dịch vụ với đơn vị tổ chức thực hiện. Hiện nay Thành phố
không có chủ trương bố trí người thu gom rác thải tại các địa phương hưởng phụ
cấp hàng tháng từ ngân sách nhà nước.
Câu số 15- Hiện nay, Nhà nước luôn quan tâm, chăm lo, có chính sách
đãi ngộ đối với thân nhân của các liệt sỹ. Tuy nhiên chỉ có bố, mẹ và con liệt
sỹ được hưởng chế độ, còn vợ liệt sỹ chưa được hưởng chế độ của thân nhân liệt
sỹ. Đề nghị Thành phố cần có chính sách chăm lo đến đối tượng là vợ liệt sỹ,
tăng chế độ thờ cúng cho thân nhân liệt sỹ.
Căn cứ
Nghị định số 54/2006-NĐ-CP ngày 26/5/2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Pháp
lệnh ưu đãi người có công với cách mạng. Tại điều 5 của Nghị định quy định thân
nhân sau đây của liệt sỹ được hưởng chế độ ưu đãi:
Cha đẻ, mẹ
đẻ, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi hợp pháp và con ngoài giá thú theo quy định
của pháp luật, người có công nuôi dưỡng liệt sỹ;
Trường hợp
vợ hoặc chồng liệt sỹ đã lấy chồng hoặc lấy vợ khác nhưng đã nuôi con liệt sỹ
đến tuổi trưởng thành hoặc chăm sóc bố, mẹ liệt sỹ khi còn sống được UBND cấp
xã công nhận thì được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng;
Riêng con
liệt sỹ hưởng đến 18 tuổi hoặc trên 18 tuổi nếu tiếp tục đi học; con liệt sỹ
tàn tật từ nhỏ suy giảm khả năng lao động 61% trở lên thì tiếp tục được hưởng
trợ cấp hàng tháng (nguồn kinh phí để thực hiện trợ cấp ưu đãi hàng tháng do
Trung ương đảm bảo được thực hiện thống nhất toàn quốc)
Như vậy,
theo quy định tại văn bản trên thì vợ liệt sỹ được hưởng chế độ như bố, mẹ liệt
sỹ.
Về chế độ
thờ cúng liệt sỹ: hiện nay Nhà nước không quy định chế độ thờ cúng liệt sỹ, vì
vậy việc cử tri đề nghị tăng chế độ thờ cúng liệt sỹ là không thể thực hiện
được. Tuy nhiên, hàng năm vào dịp kỷ niệm ngày Thương binh liệt sỹ 27/7 và Tết
Nguyên đán, Thành phố Hà Nội đã trích ngân sách thăm tặng quà các đối tượng
chính sách trong đó có người được ủy quyền thờ cúng liệt sỹ được nhận quà của
Thành phố (người được ủy quyền thờ cúng liệt sỹ bao gồm: đại diện anh chị em
ruột, cô dì chú bác hoặc các cháu của liệt sỹ). Chủ tịch nước cũng đã có quyết
định tặng quà cho người được ủy quyền thờ cúng liệt sỹ vào dịp 27/7 (thực hiện
từ 27/7/2011).
Câu số 16- Đề nghị UBND thành phố tiếp tục đầu tư xây dựng nâng cấp
cho ngành giáo dục để các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở đảm bảo đạt
chuẩn quốc gia giai đoạn 2.
UBND Thành
phố đã quan tâm đầu tư xây dựng trường lớp học, cụ thể: Ngay sau khi hợp nhất,
UBND Thành phố đã phê duyệt và chỉ đạo thực hiện Kế hoạch số 86/KH-UBND ngày
16/6/2009 của UBND Thành phố, đã hoàn thành xây mới 5.523 phòng học với kinh
phí 1.546 tỷ đồng thay phòng học tạm, phòng học bán kiên cố xuống cấp ở 3 cấp
học: mầm non, tiểu học và trung học cơ sở của 15 quận, huyện, thị xã thuộc địa
bàn Hà Nội mở rộng (vùng ngoại thành, vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc).
Ngoài ra, bằng nguồn ngân sách địa phương, các huyện đã xây mới thêm được 1.007
phòng học để bổ sung phòng học thiếu với kinh phí hơn 600 tỷ đồng.
Hiện tại,
UBND Thành phố đã giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các Sở, ngành
và UBND của 29 quận, huyện, thị xã xây dựng kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất
trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2011-2015, phấn đấu đến 2015 toàn Thành phố
có từ 50-55% số trường đạt chuẩn quốc gia (Chỉ tiêu theo Nghị quyết Đại hội
Đảng bộ Thành phố Hà Nội khóa XV), dự kiến kinh phí đầu tư từ 10.000-12.000 tỷ
đồng.
Câu số 17- Đề nghị UBND Thành phố nghiên cứu phương án để các trường
học trên địa bàn Thành phố có xe đưa đón học sinh để giảm tải giao thông và tai
nạn giao thông trên địa bàn.
Theo quy
hoạch mạng lưới trường học và trong thực tế, phần lớn mỗi xã, phường, thị trấn,
khu đô thị mới đều có ít nhất 01 trường mầm non, tiểu học, THCS công lập phục
vụ học sinh trên địa bàn, vì vậy, hầu hết học sinh trường mầm non, tiểu học,
THCS công lập không có nhu cầu đi ô tô đến trường. http://ambn.vn/
Cử tri
kiến nghị nghiên cứu để các trường mầm non và phổ thông công lập trên địa bàn
Thành phố có xe đưa đón học sinh để giảm tải giao thông và tai nạn giao thông,
đối với những trường trung học phổ thông, trường chuyên biệt (thường học sinh
phải đi học xa) là có lý và chính đáng. Tuy nhiên, theo qui định hiện hành về
trang bị xe ô tô thì các trường mầm non và phổ thông công lập không được trang
bị xe ô tô. Đồng thời, kinh phí chi hoạt động thường xuyên của nhà trường theo
quy định không có mục chi để thuê xe đưa đón học sinh. Do vậy, việc nghiên cứu
để các trường mầm non và phổ thông công lập trên địa bàn Thành phố có xe đưa
đón học sinh để giảm tải giao thông và tai nạn giao thông như kiến nghị của cử
tri hiện tại là không khả thi. http://ambn.vn/
Đối với các trường ngoài công lập, hiện
nay đã có một số trường tổ chức xe ô tô đưa đón những học sinh có nhu cầu bằng
kinh phí do cha mẹ học sinh đóng góp.
Câu số 18- Đề nghị UBND Thành phố quan tâm nghiên cứu việc giảm
thiểu thủ tục mua thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT) để tạo điều kiện thuận lợi cho người
dân. Cụ thể là khi mua thẻ BHYT không cần phải có hộ khẩu thường trú tại nơi
mua.
Tại điểm
3.1.3 mục 3.1 phần VI công văn số 29/BHXH-TN ngày 11/01/2008 của BHXH Việt Nam
về việc hướng dẫn tổ chức thực hiện BHYT tự nguyện đã quy định rõ: khi đăng ký
tham gia BHYT tự nguyện, cá nhân phải xuất trình hộ khẩu thường trú hoặc tạm
trú do cơ quan công an sở tại cấp để cơ quan BHXH hoặc đại lý thu kiểm tra, đối
chiếu.
Câu số 19- Đề nghị UBND Thành phố quan tâm đầu tư kinh phí giúp đỡ
hộ nghèo xóa nhà dột nát, xuống cấp. Quan tâm hơn nữa tới đối tượng chính sách
xã hội (khi giá cả ngày một leo thang)
- Việc đầu
tư kinh phí giúp đỡ hộ nghèo xóa nhà dột nát, xuống cấp: từ nhiều năm nay,
Thành phố luôn quan tâm hỗ trợ hộ nghèo xây dựng, sửa chữa nhà dột nát, hư
hỏng, xuống cấp. Từ 2006 đến 2010, Thành phố đã trích 107,76 tỷ đồng để hỗ trợ
xây, sửa trên 12.000 nhà xuống cấp, hư hỏng nặng của hộ nghèo. Ngoài ra các
quận, huyện cũng chủ động trích ngân sách, Quỹ "Vì người nghèo" các
cấp và tăng cường vận động để hỗ trợ thêm kinh phí xây, sửa nhà hộ nghèo.
Tuy nhiên,
hiện nay Thành phố vẫn còn một số hộ nghèo có nhà hư hỏng, xuống cấp cần hỗ trợ
để xây, sửa. Hiện tại, UBND Thành phố có đề nghị và đã được Thường trực HĐND
Thành phố cho ý kiến về kế hoạch hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở năm 2011 và năm
2012. UBND Thành phố đã chỉ đạo Sở Lao động Thương binh và Xã hội hoàn thiện kế
hoạch để triển khai hỗ trợ kinh phí xây dựng trong quý IV/2011, trong đó ngân
sách Thành phố hỗ trợ 20 triệu đồng/nhà (mức hỗ trợ năm 2010 là 15 triệu đồng)
và Quỹ "Vì người nghèo" 3 cấp hỗ trợ 5 triệu đồng/nhà; phần còn lại
do gia đình, dòng họ đảm bảo. Ngoài ra hộ nghèo có nhu cầu còn được vay 8 triệu
đồng để xây dựng nhà với mức phí 3%, thời hạn vay tối đa 10 năm.
- Về việc
quan tâm hơn nữa tới đối tượng chính sách xã hội (khi giá cả ngày một leo
thang): Thành phố luôn quan tâm đến đối tượng chính sách xã hội, hiện nay trên
địa Thành phố có trên 130.000 đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã
hội hàng tháng, mức thấp nhất là 250.000 đ/người/tháng (mức của Trung ương là
180.000đ). Để góp phần đảm bảo an sinh xã hội, hiện tại UBND Thành phố đang xin
ý kiến Thường trực HĐND về việc nâng mức trợ cấp xã hội lên 350.000
đ/người/tháng. Khi được phê duyệt, Thành phố sẽ thực hiện từ quý IV/2011.
Đối với các hộ nghèo, cận nghèo Thành
phố trích ngân sách cho vay vốn giải quyết việc làm không thu lãi, chỉ tính phí
0,3 - 0,4% (so với nguồn vốn vay của Trung ương lãi suất 0,65%). Đến nay, tổng
nguồn vốn cho vay là 57 tỷ đồng, Thành phố đã có quyết định bổ sung 150 tỷ
đồng, trong đó 90 tỷ để cho người nghèo vay, sẽ giải ngân vào cuối năm 2011.
Bên cạnh đó, từ tháng 3 năm 2011, Thành phố hỗ trợ tiền điện cho mỗi hộ nghèo
30.000 đồng/người/tháng để sử dụng điện sinh hoạt, không phụ thuộc vào số lượng
điện năng tiêu thụ.
Câu số 20- Đề nghị UBND Thành phố chỉ đạo ngành chức năng trong việc
đơn giản hóa thủ tục thực hiện chi trả BHYT để đảm bảo hướng tới phục vụ nhân
dân được tốt hơn.
Hiện nay,
BHXH Thành phố Hà Nội thực hiện qui định về thủ tục thanh toán chi trả BHYT theo qui định của Bộ Y tế và
BHXH Việt Nam.
Tuy nhiên, BHXH Thành phố đã tích cực phối hợp với Sở Y tế, các cơ sở khám chữa
bệnh (KCB) đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính giảm phiền hà cho người có thẻ
BHYT khi đi KCB. Đề nghị cử tri có ý kiến cụ thể để BHXH Thành phố trả lời và
tiếp thu. http://ambn.vn/
Câu số 21- Đề nghị UBND thành phố có biện pháp xử lý triệt để tận gốc tình
trạng quảng cáo, rao vặt trên địa bàn Thành phố.
Sau gần 2 năm thực hiện Kế hoạch số
167/KH-UBND ngày 25/12/2009 của UBND thành phố về việc quản lý, tổ chức hoạt
động quảng cáo rao vặt trên địa bàn thành phố và Thông báo số 05/TB-UBND ngày
07/01/2010 của Chủ tịch UBND thành phố về công tác quản lý, tổ chức hoạt động
quảng cáo rao vặt trên địa bàn thành phố Hà Nội; Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch Hà Nội đã phối hợp với các cơ quan chức năng của Thành phố và chính quyền
các địa phương tiến hành nhiều biện pháp tuyên truyền, giáo dục, áp dụng biện
pháp xử phạt hành chính nghiêm khắc và tổ chức nhiều đợt ra quân bóc, xoá quảng
cáo rao vặt. UBND thành phố đã chỉ đạo Sở Thông tin và truyền thông phối hợp
với Sở VHTT&DL, Công an Thành phố tổ chức giao ban với Phòng VHTT quận,
huyện, thị xã và các doanh nghiệp viễn thông 2 tuần/lần để chỉ đạo, rút kinh
nghiệm trong việc xử lí số điện thoại vi phạm. Các phòng ban chức năng của Sở
VHTT&DL đã chủ động phối hợp với các quận, huyện đôn đốc thực hiện việc xóa
quảng cáo rao vặt, thống kê số điện thoại vi phạm gửi Sở Thông tin và Truyền
thông xử lí, tổ chức các đợt kiểm tra xử lý vi phạm quảng cáo rao vặt; lập 04
tổ công tác kiểm tra đột xuất tại 29 quận, huyện và 01 tổ thường trực thường
xuyên kiểm tra, đôn đốc. http://ambn.vn/
Qua gần 2 năm thực hiện đã mang lại hiệu
quả nhất định, các ngõ, phố khang trang sạch đẹp hơn trước. Mặc dù nhiều bảng
quảng cáo rao vặt miễn phí đã được dựng lên trên địa bàn của các quận, huyện,
thị xã để phục vụ nhu cầu quảng cáo rao vặt của nhân dân (đến nay đã có 24/29
quận, huyện, thị xã đã lắp đặt bảng quảng cáo rao vặt miễn phí với tổng số 691
bảng). Tuy nhiên, tình trạng quảng cáo rao vặt vẫn còn tái phạm và có nhiều
biến tướng tinh vi.
Từ tháng 6/2011 đến nay, UBND thành phố đã
chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông đề nghị doanh nghiệp viễn thông ngừng cung
cấp dịch vụ đối với 461 số điện
thoại quảng cáo rao vặt vi phạm. Nâng tổng số điện thoại quảng cáo rao vặt vi
phạm đề nghị các doanh nghiệp viễn thông ngừng cung cấp dịch vụ lên 1.634 số. Trong đó có 50 số thuộc mạng EVN
Telecom; 238 số thuộc mạng Mobifone; 712 số thuộc mạng Viettel; 399 số thuộc
mạng Vinaphone; 218 số thuộc mạng VNPT Hà Nội; 01 số mạng Beeline; 02 số thuộc
mạng Sphone và 12 số thuộc mạng Vietnammobile.
Nhiệm vụ trong
thời gian tới: UBND thành phố giao các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND
quận, huyện, thị xã và các đơn vị có liên quan:
-
Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao ý thức công dân chấp hành
quy định pháp luật trên phương tiện thông tin đại chúng, trên hệ thống đài truyền thanh phường, xã, thị trấn và thông qua các
hoạt động của cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hoá”. Đưa tiêu chí “Địa bàn không có quảng cáo rao vặt sai quy định” vào việc
xem xét công nhận “Tổ dân phố, khu dân cư văn hóa, Làng văn hóa”. Thông tin về
các điểm quảng cáo rao vặt miễn phí trên địa bàn để người dân biết và thực
hiện quảng cáo rao vặt tại các điểm quảng cáo rao vặt miễn phí.
- Tăng cường vai trò của hệ thống chính
trị, thường xuyên tiến hành phối hợp để làm tốt công tác này, như: Mặt trận Tổ
quốc, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội những người cao
tuổi… hướng dẫn người dân phát huy vai trò công dân và tham gia việc phát
hiện, ngăn chặn hành vi vi phạm, thông báo với chính quyền để có hình thức xử
lý thích đáng. Trong đó, cần coi trọng vị trí, vai trò của Mặt trận Tổ quốc đối
với công tác vận động không thực hiện sơn, dán quảng cáo rao vặt tùy tiện tại
địa phương. Xác định rõ đây là trách nhiệm chung của các cấp, các ngành, của
mọi người dân và toàn xã hội. Có như vậy, mới đảm bảo thành công cho việc
triệt tiêu vấn nạn quảng cáo rao vặt .
- Các quận, huyện, thị xã thường xuyên tổ
chức các đợt ra quân bóc, xoá quảng cáo rao vặt vi phạm trên toàn địa bàn Thành
phố; duy trì tổng vệ sinh sáng thứ bảy hàng tuần theo Chỉ thị số 04/CT-UBND của
UBND Thành phố và Kế hoạch 167/KH-UBND ngày 15/12/2009 của UBND thành phố gắn
với việc bóc, xoá quảng cáo rao vặt tùy tiện, không đúng nơi quy định nhằm tiến
tới xử lý triệt để tình trạng sơn, dán quảng cáo rao vặt bừa bãi, lộn xộn tại
gốc cây, cột đèn, cột điện, bờ tường .
-
Các quận, huyện, thị xã tăng cường kiểm tra, thống kê số điện thoại vi phạm để
xử lý, áp dụng xử phạt nghiêm khắc với mức cao nhất đối với hành vi tái vi phạm
trên cơ sở mức xử phạt quy định tại Nghị định số 75/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010
của Chính phủ về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; Có
chế độ khen thưởng đối với những tập thể, cá nhân có thành tích phát hiện, tố
giác và xử lý các vi phạm. http://ambn.vn/
Câu số 22- Khái toán đầu tư để thực hiện đề án xây dựng nông thôn mới hiện
nay đã lạc hậu. Đề nghị UBND TP sớm điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực
tế.
Theo Nghị quyết số 03/2010/NQ-HĐND ngày
21/4/2010 của HĐND Thành phố và Quyết định số 2333/QĐ-UBND ngày 25/5/2010 của
UBND Thành phố về việc phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội
giai đoạn 2010-2020, định hướng 2030, với tổng mức đầu tư dự kiến là 32.000 tỷ
đồng, trong đó: Giai đoạn 2010-2015: từ 140-160 xã, mức vốn 20.000 tỷ đồng;
Giai đoạn 2016-2020 có thêm 120-140 xã, mức vốn 8.800 tỷ đồng; Định hướng đến
năm 2030 hoàn thành 401 xã trên toàn Thành phố.
- Về nguồn vốn: Vốn ngân sách và có nguồn
gốc ngân sách: 17.805 tỷ đồng; Vốn doanh nghiệp: 1.440 tỷ đồng; Vốn nhân dân
đóng góp: 5.711 tỷ đồng; Các nguồn vốn khác: 7.044 tỷ đồng. Theo Đề án được duyệt thì nguồn vốn ngân sách Nhà
nước hỗ trợ các xã xây dựng nông thôn mới là 44% (khoảng 80 tỷ đồng/xã).
http://ambn.vn/
Tuy nhiên, qua triển
khai thực hiện xây dựng nông thôn mới tại các xã điểm và tình hình giá vật tư
và nhân công tại thời điểm này có nhiều thay đổi, UBND Thành phố đã chỉ đạo các
Sở, ngành liên quan nghiên cứu, rà soát trình HĐND Thành phố xem xét sửa đổi bổ
sung Đề án xây dựng nông thôn mới của Thành phố làm căn cứ thực hiện.
Câu số 23- Đề nghị UBND Thành phố cân đối, bố trí đủ nguồn lực để hỗ trợ
đầu tư chương trình xây dựng nông thôn mới, trong đó đặc biệt quan tâm đến các
vấn đề an sinh xã hội như: Ưu tiên xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch, vệ
sinh môi trường nông thôn, đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng.
Ngày 04/6/2010 Thủ tướng Chính phủ đã phê
duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020
(Quyết định 800/QĐ-TTg); trong đó xác định xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ
của cả hệ thống chính trị, phát huy nội lực là chính, có sự hỗ trợ của Nhà nước.
http://ambn.vn/
Ngày 21/4/2010 HĐND Thành
phố đã ban hành Nghị quyết số 03/2010/NQ-HĐND và ngày 25/5/2010 UBND Thành phố
đã ban hành Quyết định số 2333/QĐ-UBND phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới
thành phố Hà Nội giai đoạn 2010-2020, định hướng 2030, với tổng mức đầu tư dự
kiến là 32.000 tỷ đồng, trong đó, nguồn
Ngân sách và có nguồn gốc từ ngân sách chiếm 55,8%.
Thực tế triển khai xây dựng nông thôn mới tại các xã điểm, Thành
phố đã bố trí đủ số kinh phí theo trách nhiệm của ngân sách Thành phố hỗ trợ
trực tiếp cho 4 xã điểm của Thành phố: Xã Thuỵ Hương huyện Chương Mỹ, xã Mai
Đình huyện Sóc Sơn, xã Đại Áng huyện Thanh Trì và xã Song Phượng huyện Đan
phượng.
Đối với các xã trên địa
bàn Thành phố: Thành phố đã cấp kinh
phí cho 180 xã giai đoạn I theo Đề án được duyệt để thực hiện nhiệm vụ lập đề
án và lập Quy hoạch xây dựng nông thôn mới.
Về nguồn lực xây dựng nông thôn mới: Xác định nguồn lực của Nhà nước và xã hội đầu tư
xây dựng nông thôn mới phải trên tinh thần: “Nhà nước và nhân dân cùng làm”,
trong đó, nguồn lực đầu tư của Nhà nước là quan trọng; nguồn lực đầu tư, đóng
góp của nhân dân, của xã hội là cơ bản và là yếu tố quyết định sự thành công
trong xây dựng nông thôn mới. Theo đó, các địa phương càn phải làm tốt công tác
tư tưởng trong nhân dân và phát huy nội lực trong nhân dân là chính.
Nội dung xây dựng nông
thôn mới bao gồm 19 tiêu chí, trong đó các tiêu chí về: Phát triển sản xuất,
tăng thu nhập của nhân dân, vệ sinh môi trường, cung cấp nước sạch, xây dựng hạ
tầng phục vụ phát triển sản xuất là những tiêu chí được Thành phố đặc biệt quan
chỉ đạo.
Câu số 24- Đề nghị UBND Thành phố thường xuyên kiểm
tra, chấn chỉnh phong cách tiếp công dân của bộ phận tiếp công dân Văn phòng
UBND Thành phố.
Ban Tiếp công dân Văn
phòng UBND Thành phố sau khi nhận được phản ánh của cử tri đã tiến hành kiểm
tra, rà soát, họp để nghiêm túc rút kinh nghiệm, chấn chỉnh kịp thời phòng cách
tiếp công dân.
Câu số 25- Ngành điện thực hiện chủ trương của Nhà nước, tiếp nhận
bàn giao lưới điện hạ áp nông thôn để quản lý vận hành là đúng. Tuy nhiên, giá
trị còn lại đã xác định, thời gian bàn giao đã lâu, cử tri đã có ý kiến nhiều
lần, ngành điện cũng đã trả lời nhiều lần nhưng kết quả cuối cùng là giá trị
tài sản còn lại do nhân dân đóng góp chưa được nhận lại. Cử tri cho rằng: ngành
điện là một đơn vị kinh doanh sẽ rất hiểu giá trị đồng tiền của năm 2007 sẽ
khác rất nhiều giá trị đồng tiền hiện nay. Cử tri yêu cầu ngành điện sẽ giải
quyết như thế nào khi chiếm dụng vốn của các hộ sử dụng điện như vậy. Đề nghị
UBND Thành phố quan tâm chỉ đạo.
Tổng công ty điện lực TP Hà Nội thực hiện chủ
trương của nhà nước tiếp nhận và hoàn trả vốn lưới điện hạ áp nông thôn trên
địa bàn TP Hà Nội cho bên giao hoặc
Ủy ban nhận dân xã (đối với các lưới điện hạ áp nông thôn đầu tư từ nguồn vốn
đóng góp của nhân dân).
Việc tiếp nhận và hoàn trả lưới điện hạ áp
nông thôn phải được thực hiện theo các quy định do các cơ quan của Nhà nước ban
hành: Văn bản hướng dẫn số 2510/HD-STC của Sở tài chính ban hành ngày
16/6/2009; Thông tư 06/2010/TTLT-BCT-BTC của Liên Bộ Tài chính - Công Thương
ban hành ngày 03/02/2010 và các hướng dẫn mới ban hành.
Một
trong các điều kiện để thực hiện hoàn trả vốn là khi có hồ sơ hoàn trả lập theo
quy định và có quyết định phê duyệt giá trị còn lại của Hội đồng định giá (việc
hoàn thiện hồ sơ hoàn trả do bên giao chuẩn bị thực hiện).
Nguồn vốn
hoàn trả vốn đầu tư lưới điện hạ áp nông thôn được Tổng công ty
điện lực TP Hà Nội lấy từ nguồn vốn khấu hao trong các năm 2010, 2011, 2012 và
phải hoàn thành trước ngày 31/12/2012 (theo điều 8 thông tư
06/2010/TTLT-BCT-BTC ngày 03/02/2010 Liên Bộ Tài chính - Công Thương).
Tính đến ngày 16/9/2011, Hội đồng định giá
các quận huyện thị xã đã phê duyệt giá trị hoàn trả 482 công trình với tổng số
tiền là 41,329 tỷ đồng, Tổng công ty điện lực TP Hà Nội thực hiện hoàn trả 16,6
tỷ đồng cho bên giao (1/3 giá trị đã được hội đồng định giá phê duyệt), phần
còn lại Tổng công ty điện lực TP Hà Nội sẽ thực hiện hoàn trả nốt theo lộ trình
đúng quy định tại thông tư 06/2010/TTLT-BCT-BTC ngày 03/02/2010.
Câu số 26- Việc thực hiện dự án IDC trên địa bàn
phường Yên Phụ cử tri có ý kiến, đã qua nhiều kiến nghị của cử tri về việc chủ
đầu tư dự án thực hiện sai mục đích đầu tư từ việc làm đường chuyển sang việc
xây nhà ở để bán, việc thực hiện chế độ hỗ trợ, bồi thường cho người dân chưa
thoả đáng, điều kiện sống của nhân dân trong khu vực đó đến nay không ổn định
vì thời gian triển khai dự án quá dài, cử tri tiếp tục kiến nghị HĐND thành phố
đôn đốc Thanh tra nhà nước, thanh tra liên ngành sớm vào cuộc xem xét lại việc
thực hiện dự án IDC để đảm bảo ổn định cuộc sống cho người dân tại khu vực đó.
Cử tri cũng đề nghị thành phố tách phần
đất 5570 m2 của 63 hộ dân là khu đất được cấp tái định cư trước đây ra
khỏi dự án để người dân tiếp tục ổn định sinh hoạt
- Việc Chủ đầu tư thực hiện dự án sai
mục đích:
Ngày 28/9/1999 Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 914/QĐ-TTg
về việc thu hồi 13.970m2 đất tại phường Yên Phụ giao cho Công ty TNHH xây dựng
IDC sử dụng toàn bộ diện tích đất thu hồi để xây dựng khu nhà ở, hạ tầng kỹ
thuật, công trình công cộng kinh doanh và văn phòng làm việc. http://ambn.vn/
Ngày 06/09/2007 UBND Thành phố Hà Nội có văn bản số
4832/UBND-KH&ĐT chấp thuận về nguyên tắc cho phép công ty TNHH xây dựng IDC
tiếp tục triển khai dự án và chuyển đổi quỹ nhà xây dựng lô E từ nhà ở thu nhập
thấp sang làm quỹ nhà phục vụ tái định cư tại chỗ.
Ngày 16/11/2010 UBND Thành phố có văn bản số
9318/UBND-TNMT chấp thuận chủ trương cho Công ty TNHH xây dựng IDC được nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch sử dụng
đất khu B từ xây dựng công trình dịch vụ công cộng - văn phòng sang đất xây
dựng toà nhà hỗn hợp văn phòng, công cộng và nhà ở; khu E từ đất xây dựng khu
nhà ở thấp tầng sang xây dựng nhà ở để bố trí tái định cư tại chỗ cho các hộ
gia đình bị thu hồi nhà ở khi thực hiện dự án và các đối tác có nhu cầu khác.
Đến nay Công ty TNHH xây dựng IDC đã được bàn giao chính
thức 7.901m2 và đã xây dựng 29 căn nhà và phần hạ tầng kỹ thuật tại vị trí đã
được bàn giao đất. Như vậy Công ty TNHH xây dựng IDC đang thực hiện dự án theo
quy định chứ không phải chuyển mục đích từ làm đường sang xây dựng nhà bán.
- Về chế độ hỗ
trợ, bồi thường cho dân:
Ngày 27/03/2001,
Liên ngành Sở Tài chính - Cục thuế - Sở Địa chính Nhà đất (cũ) - Sở Xây
dựng - UBND quận Tây Hồ có Tờ trình số 689/TTrLN-STCVG gửi UBND Thành phố về
việc thẩm định phương án đền bù, hỗ trợ GPMB tại Hồ An Dương.
Ngày 25/6/2001 UBND Thành phố ban hành Quyết định số
3563/QĐ-UB phê duyệt phương án đền bù, hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân ở phường
Yên Phụ, quận Tây Hồ để giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất giao cho
Công ty TNHH xây dựng IDC đầu tư xây dựng nhà ở và văn phòng.
Chủ đầu tư đã phối hợp với Hội đồng GPMB quận Tây Hồ tổ
chức chi trả tiền nhưng chỉ có 57 hộ nhận tiền và bàn giao mặt bằng, còn lại 72
hộ không nhận tiền và không bàn giao mặt bằng
Như vậy Chủ đầu tư đã thực hiện theo quy định của Thành
phố về việc hỗ trợ, bồi thường cho dân trong công tác GPMB.
-
Việc triển khai dự án kéo dài:
Trong quá trình thực hiện dự án, do thay đổi của Pháp
lệnh Đê điều nên dự án bị ngừng lại, đình trệ 05 năm. Sau khi Luật Đê điều có
hiệu lực UBND Thành phố đã có văn bản số 4832/UBND-KH&ĐT ngày 06/09/2007
chấp thuận về nguyên tắc cho phép công ty TNHH xây dựng IDC tiếp tục triển khai
dự án.
Ngoài ra,
do có nhiều hộ dân không bàn giao mặt bằng nên việc triển khai dự án gặp nhiều
khó khăn
Câu số 27: Hầu hết các cử tri chưa đồng tình, nhất
trí với trả lời của UBND Thành phố đối với các kiến nghị của cử tri huyện Sóc
Sơn. Cử tri cho rằng việc trả lời còn chung chung, không cụ thể, thể hiện trách
nhiệm chưa cao, nhất là đối với những ý kiến liên quan đến các dự án: Dự án
đường 16, đường 35, sân golf... http://ambn.vn/
Đối với những ý kiến liên quan đến
các dự án: Dự án đường 16, đường 35, xin báo cáo cụ thể như sau:
Việc triển khai thi công tuyến đường 16 và
tuyến đường 35 theo cử tri nêu còn chậm là đúng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến
tình trạng nêu trên: Hiện trạng tuyến đường hẹp, vừa thi công vừa đảm bảo phục
vụ nhân dân đi lại; khối lượng công việc GPMB là rất lớn, việc thi công xây
dựng vừa phải hoàn trả đảm bảo các hệ thống công trình tưới tiêu nông nghiệp và
phải di chuyển hệ thống công trình ngầm nổi (điện, thông tin…); năng lực triển
khai thi công của một số nhà thầu còn hạn chế; việc điều tra xác định nguồn gốc
đất của chính quyền địa phương còn chậm; chính sách đền bù GPMB chưa được một
số hộ dân đồng thuận. http://ambn.vn/
Để đẩy
nhanh tiến độ triển khai các dự án, UBND Thành phố đã chỉ đạo Sở GTVT, chủ đầu
tư, các sở, ngành liên quan: Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các
cấp các ngành có liên quan đẩy nhanh tiến độ GPMB, di chuyển các công trình
ngầm nổi; vận động thuyết phục các hộ dân chấp hành chính sách của nhà nước;
tham mưu cho UBND Thành phố điều chỉnh các cơ chế, chính sách liên quan đến
GPMB cho phù hợp với thực tế; kịp thời giải thích làm rõ các vấn đề mà người
dân bị thu hồi mặt bằng còn chưa rõ và còn thắc mắc; tăng cường đối thoại với
dân trong công tác GPMB; tổ chức rà soát và thay thế kịp thời các nhà thầu thi
công chưa đáp ứng được yêu cầu (đã thay thế nhà thầu thi công Dự án đường 16);
ưu tiên đáp ứng đủ vốn cho các công trình trọng điểm, bức xúc dân sinh; khắc
phục các khó khăn khi vừa thi công vừa khai thác đường; tăng cường công tác duy
tu duy trì, đảm bảo giao thông đối với những đoạn tuyến chưa thu hồi được mặt
bằng thi công để phục vụ nhân dân đi lại.
Câu số 28- Cử tri tiếp tục kiến nghị về tiến độ triển khai thực hiện
dự án đường 5 kéo dài quá chậm. Huyện đã giải phóng mặt bằng, bàn giao cho dự
án đạt 95% diện tích phải thu hồi. Tuy nhiên tiến độ xây dựng Đường 5 kéo dài
và hệ thống đường gom hai bên quá chậm, dẫn đến đất bỏ hoang hoá gây ảnh hưởng
đến sản xuất và đời sống dân sinh. Đề nghị UBND Thành phố đôn đốc chủ đầu tư,
nhà thầu tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công, sớm hoàn thành đưa vào sử dụng.
UBND
Thành phố đã giao Ban quản lý dự án hạ tầng Tả Ngạn làm Chủ đầu tư dự án xây
dựng tuyến đường 5 kéo dài (Cầu Chui - Đông Trù - Phương Trạch - Bắc Thăng
Long). Đây là tuyến đường đô thị chính cấp I, với quy mô: tổng chiều dài
13,32km, mặt cắt ngang nền đường 68,5m, hệ thống hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh
(hầm đi bộ, tuy nen ngang, hào kỹ thuật, hệ thống thoát nước mưa, thoát nước
bẩn).
Dự án được khởi công tháng 5/2005, đến nay đã
hoàn thành được một khối lượng công việc rất lớn. Trên địa bàn huyện Đông Anh,
đã thi công xong khoảng 9 km/10,5km nền đường và toàn bộ thân, bệ mố trụ (trừ 4
trụ nằm trên địa bàn xã Đông Hội còn vướng mặt bằng), hiện nhà thầu đang chuẩn
bị thi công kết cấu phần trên.
Quá trình
triển khai thực hiện dự án có rất nhiều khó khăn, vướng mắc về công tác giải
phóng mặt bằng; giá nguyên vật liệu tăng cao; một số hạng mục phải thay đổi, bổ
sung thiết kế; một số hạng mục có tính chất kỹ thuật phức tạp, nên đến nay, dự
án chưa thể hoàn thành theo đúng tiến độ đề ra, tình hình tài chính của các nhà
thầu bị ảnh hưởng do suy giảm kinh tế, Chủ đầu tư cũng chưa tập trung chỉ đạo
quyết liệt, còn thiếu cương quyết với những nhà thầu thi công chậm tiến độ.
Để sớm
hoàn thành Dự án đưa vào sử dụng: UBND Thành phố đã chỉ đạo Ban quản lý dự án phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương
quận Long Biên, huyện Đông Anh và các phường xã liên quan, đẩy nhanh tiến độ
GPMB, đáp ứng tiến độ thi công của dự án. Tháng 6/2011, UBND Thành phố đã cho
phép điều chỉnh tiến độ của Dự án đến tháng 6/2013, trên cơ sở đó, chủ đầu tư
đang cùng các nhà thầu khẩn trương hoàn thiện phụ lục hợp đồng điều chỉnh tiến
độ các gói thầu, lập tổng mức đầu tư điều chỉnh. Chỉ đạo chủ đầu tư kiên quyết
thay thế nhà thầu không còn khả năng, năng lực thực hiện gói thầu. Yêu cầu Tư
vấn giám sát và nhà thầu lập kế hoạch thi công hàng tháng, kịp thời điều chỉnh
tiến độ cho các khối lượng bị chậm do bất kỳ nguyên nhân nào; yêu cầu chủ đầu
tư tích cực phối hợp với các Sở, ngành liên quan để tháo gỡ các khó khăn vướng
mắc. Dự kiến, hoàn thành toàn bộ Dự án vào tháng 6/2013
Câu số 29: Với tình trạng ô nhiễm nguồn nước của 2 con sông Đáy và sông
Nhuệ do quá trình công nghiệp hoá làm suy giảm chất lượng nguồn nước ngầm của
lưu vực, gây ảnh hưởng tới sức khoẻ nhân dân. Đề nghị UBND Thành phố quan tâm
đến nguồn nước sinh hoạt cho nông thôn ngoại thành nói chung và Ứng Hoà nói
riêng (cử tri huyện Ứng Hoà ).
Thực trạng về sử dụng nước sinh hoạt của
nhân dân ở khu vực nông thôn trên địa bàn Thành phố nói chung và nhân dân Huyện
Ứng Hòa nói riêng chủ yếu là dùng nước giếng khoan Unicef và nước mưa. Qua kiểm
tra, phân tích chất lượng nước tại các giếng khoan của các hộ dân huyện Ứng Hòa
do Trung tâm nước sinh hoạt và VSMT nông thôn Thành phố thực hiện cho thấy mức
độ ô nhiễm về A Sen trong nước ở mức cao 12%; một trong các nguyên nhân chính
gây lên nguồn nước ngầm bị ô nhiễm a sen là do nông dân sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật không đúng quy định, nước thải không được xử lý của khu công nghiệp,
các làng nghề và nước thải đô thị. Theo đó, sông Nhuệ, sông Đáy là 2 con sông
đang bị ô nhiễm nặng bởi các nguyên nhân trên.
Để giải quyết và đáp ứng nhu cầu ngày một
bức xúc về nước sinh hoạt của nhân dân vùng nông thôn, Trung ương đã ban hành
Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch, Thành phố đã ban hành Chương trình
cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn thành phố Hà Nội giai đoạn
2009-2020; theo đó những năm qua Thành phố đã đầu tư nhiều tỷ đồng cho chương
trình này, kết quả đến nay đã từng bước giải quyết những bức trên.
http://ambn.vn/
Đồng thời, để nhân dân biết chủ động tham
gia việc khai thác, sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh, UBND Thành Phố đã chỉ
đạo các cấp, các ngành liên quan (trong đó có UBND huyện Ứng Hòa) thường xuyên
thực hiện một số giải pháp sau đây:
1. Tổ chức tốt công
tác truyền thông tuyên truyền về nước sạch và VSMT nông thôn nhằm nâng cao nhận
thức trong cộng đồng về việc sử dụng nước phục vụ cho sinh hoạt đảm bảo an toàn.
2. Tăng cường việc
kiểm tra, giám sát chất lượng nước ở các vùng bị ô nhiễm, làng nghề, các trạm
cấp nước tập trung ở accs xã, thị trấn để cảnh báo và hướng dẫn nhân dân sử
dụng các thiết bị lọc nước đảm bảo hợp vệ sinh (Theo mô hình bể lọc Unicef).
3. Theo kế hoạch, từ nay đến năm 2015,
UBND Thành phố sẽ triển khai một số dự án về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cấp
nước ở Huyện Ứng Hòa, cụ thể như sau:
- Tiếp tục đầu tư để hoàn thành trạm cấp
nước sạch tập trung ở các xã: Quảng Phú Cầu và xã Liên Bạt.
- Triển khai xây dựng mới trạm cấp nước
sạch tập trung ở các xã : Đại Cường; Hòa Xá; Hòa Nam.
- Dự án vay vốn ngân hàng Thế Giới (WB) sẽ
triển khai thực hiện tại các xã: Phù Lưu; Kim Đường; Phương Tú; Trung Tú (Theo
kế hoạch xây dựng năm 2012 đến năm 2015).
- Đang triển khai nghiên cứu lập dự án xây
dựng cụm công trình cấp nước liên xã tại phía Tây Bắc Huyện trên địa bàn các
xã: Cao Thành; Sơn Công; Viên An; Viên Nội; Hoa Sơn.
- Xây dựng dự án hỗ trợ thiết bị lọc đảm
bảo hợp vệ sinh cho nhân dân ở khu vực nông thôn, ở những vùng chưa được đầu tư
xây dựng các công trình cấp nước tập trung và những vùng đang bị ô nhiễm, vùng
làng nghề để thực hiện vào những năm tới trong đó có Huyện Ứng Hòa.
Khi các dự án đuợc triển khai, người dân
trên địa bàn Thành phố nói chung và huyện Ứng Hoà nói riêng sẽ được sử dụng
nước sạch trong sinh hoạt.
Câu số 30: Hiện nay, Ứng Hoà vẫn là huyện nông nghiệp và TP cũng xác định
Ứng Hoà chủ yếu phát triển nông nghiệp.
Tuy nhiên, hạ tầng để phát triển nông nghiệp của Ứng Hoà còn nhiều bất cập,
chưa đem lại hiệu quả cao. Đề nghị UBND TP
quan tâm phát triển nông nghiệp ngoại thành, ưu tiên cho chương trình
phát triển nông thôn mới trên các lĩnh vực: Đầu tư, ứng dụng khoa học kỹ thuật
(Giống, cây, con...), đầu tư cho cơ giới hoá giảm nhẹ sức lao động và xúc tiến
thương mại để tiêu thụ sản phẩm, tạo sự phát triển nông nghiệp bên vững (cử tri
huyện Ứng Hoà ).
Huyện Ứng Hoà là huyện xa trung
tâm Thành phố, thu nhập của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, hạ
tầng nông thôn, hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp còn nhiều bất cập, hiệu
quả thấp. http://ambn.vn/
Những năm qua,
Thành phố đã và đang tập trung đầu tư hỗ trợ huyện Ứng Hòa bằng nhiều dự án,
với giá trị hàng nghìn tỷ đồng, trong đó nhiều dự án thuộc lĩnh vực chăn nuôi,
trồng trọt đã ứng dụng hiệu quả các tiến bộ kỹ thuật vào phát triển sản xuất,
đó là giống cây, giống con có năng suất chất lượng cao, Thành phố có cơ chế
chính sách khuyến khích hộ gia đình đầu tư mua sắm máy móc, cơ giới hoá trong
nông nghiệp phục vụ sản xuất, giảm sức lao động của nhân dân, giảm giá thành
sản xuất, tăng hiệu quả đầu tư. Tuy nhiên trên địa bàn huyện Ứng Hoà việc sử
dụng cơ giới hoá trong sản xuất nói chung vểutong nông nghiệp nói riêng chưa
nhiều, việc này Thành phố tiếp thu ý kiến cử tri huyện Ứng Hoà và sẽ chỉ đạo
UBND huyện Ứng Hoà quan tâm chỉ đạo thực hiện, đáp ứng nhu cầu của nhân dân.
Câu số 31: Kênh T1 trên địa bàn huyện Phúc Thọ nhiều đoạn bị ách tắc, gây
ngập úng cục bộ. Đề nghị UBND Thành phố quan tâm chỉ đạo cho triển khai nạo vét
để phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân (cử tri huyện Phúc Thọ).
Kênh tiêu T1 thuộc hệ thống kênh tiêu trạm
bơm tiêu Phú Thụ. Ngày 25/8/2010, UBND thành phố Hà Nội có quyết định số
4140/QĐ-UBND về việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án: Cải tạo, nâng cấp hệ
thống kênh tiêu trạm bơm tiêu Phú Thụ tại các huyện: Phúc Thọ, Thạch Thất và
Thị xã Sơn Tây thành phố Hà Nội và giao Công ty TNHH 1 TV Thuỷ lợi sông Tích
làm chủ đầu tư. Thành phố đã bố trí vốn chuẩn bị đầu tư năm 2011. Hiện tại Công
ty TNHH 1 TV Thuỷ lợi sông Tích đang lập dự án để tổ chức thực hiện theo quy
định.
Câu số 32: Dự án sản xuất rau sạch trên địa bàn xã Thọ Lộc triển khai chưa
đảm bảo tiến độ. Đề nghị UBND Thành phố quan tâm chỉ đạo để dự án sớm đi vào
hoạt động (cử tri huyện Phúc Thọ).
Để đáp ứng nhu cầu của nhân dân về rau
sạch rau an toàn, ngày 05/5/2009 UBND
Thành phố đã ban hành Quyết định số 2083/QĐ-UBND phê duyệt “Đề án sản xuất và tiêu thụ Rau an toàn Thành
phố Hà Nội giai đoạn 2009 - 2015”, theo đó, đến năm 2015 có 5.000-5.500 ha
rau an toàn. Đến nay, toàn Thành phố đã có 21 dự án hỗ trợ xây dựng
vùng RAT tập trung, trong đó riêng huyện Phúc Thọ có 2 dự án tại các xã Thanh
Đa, xã Thọ Lộc. http://ambn.vn/
Dự án sản xuất RAT
tại xã Thọ Lộc đã được UBND Thành phố chấp thuận bố trí kế hoạch vốn chuẩn bị
đầu tư tại Văn bản số 9069/UBND-NN ngày 21/10/2011. Theo đó hiện nay chủ đầu tư
(UBND huyện Phúc Thọ) và Sở Kế hoạch và Đầu tư đang khẩn trương hoàn thành việc
phê duyệt và triển khai thực hiện dự án theo quy định.
Câu số 33- Hiện nay trạm biến áp trên địa bàn xã Thọ Lộc công suất
thấp không đảm bảo đủ điện phục vụ đời sống nhân dân và phát triển sản xuất. Đề
nghị UBND thành phố quan tâm chỉ đạo.
Xã Thọ Lộc, huyện Phúc Thọ, TP Hà Nội được cấp
điện từ 06 Trạm biến áp với tổng công suất là 1.140 kVA. Trong đó có TBA UBND
xã Thọ Lộc (máy biến áp 250kVA - 35/0,4kV) trong thời gian từ tháng 7/2011 trở
về trước bị quá tải, Tổng Công ty đã chỉ đạo Công ty Điện lực Phúc Thọ khẩn
trương kiểm tra và lập phương án nâng công suất TBA. Trong tháng 8/2011, Công
ty Điện lực Phúc Thọ đã thi công nâng công suất MBA của trạm này từ 250kVA -
35/0,4kV lên 400kVA - 35/0,4kV.
Trong
thời gian tới đây, Tổng Công ty đã có kế hoạch đầu tư xây dựng tại xã Thọ Lộc
01 trạm biến áp có công suất 250kVA - 35/0,4kV để đảm bảo cung cấp điện cho sản
xuất và sinh hoạt của nhân dân trong khu vực
Câu số 34- Trường THCS xã Thọ Lộc đã đạt chuẩn quốc
gia giai đoạn I, nhưng xét theo tiêu chí hiện nay thì chưa đủ diện tích. Đề
nghị UBND thành phố quan tâm đầu tư kinh phí để di dời trường ra địa điểm mới
đảm bảo đủ diện tích theo quy định.
Trường
THCS xã Thọ Lộc đã đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn I. Nhưng do chưa đủ diện tích,
Nhà trường, UBND xã Thọ Lộc đã lập dự án đầu tư xây dựng trường ra vị trí đất
mới và đã được Sở Quy hoạch kiến trúc có thỏa thuận vị trí quy hoạch. Hiện nay
dự án đã được UBND Thành phố phê duyệt chủ trương đầu tư.
Câu số 35: Đề nghị UBND Thành phố nâng cấp, cải tạo
các tuyến phố Nguyễn Ngọc Nại, Hoàng Đạo Thành, Lê Trọng Tấn kéo dài; đường
Quan Nhân, đường Nguyễn Văn Trỗi.
- UBND Thành phố đã chỉ đạo Sở GTVT triển khai duy tu đảm bảo an toàn
giao thông Đường Hoàng Đạo Thành. Đường Nguyễn Văn Trỗi đã được đưa vào Kế
hoạch sửa chữa năm 2011, hiện đang triển khai, dự kiến hoàn thành trong năm
2011. Đối với các tuyến phố Nguyễn Ngọc Nại; đường Quan Nhân, Lê Trọng Tấn (trên địa bàn Quận Thanh
Xuân), đã chỉ đạo Sở GTVT tăng cường công tác duy tu, duy trì, kiểm tra và xử
lý các hiện tượng hư hỏng trên đường đảm bảo giao thông êm thuận. Riêng đường
Lê Trọng Tấn kéo dài (trên địa bàn quận Thanh Xuân) hiện đã có đơn vị đề xuất
đầu tư mở rộng theo hình thức BT. Dự kiến triển khai trong năm 2012.
http://ambn.vn/
Câu số 36: Đề nghị UBND Thành phố nghiên cứu cho xây
dựng cầu vượt dành cho người đi bộ trên tuyến đường Nguyễn Trãi, cụ thể trước
cửa UBND Phường Thượng Đình.
Hiện tại, Ban QL các dự án Trọng điểm Phát triển đô thị Hà Nội đã lập dự
án triển khai 03 cầu đi bộ trên tuyến đường Nguyễn Trãi (tại các vị trí: đối
diện tòa nhà Công ty CP Dụng cụ số 1; Ngã ba Nguyễn Quý Đức; cổng trường Đại
học Khoa học tự nhiên). Tuy nhiên, vị trí xây dựng cầu và thiết kế cầu vượt
đang được nghiên cứu, điều chỉnh, thống nhất để phù hợp với dự án tuyến đường
sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông chạy tuyến đường Nguyễn Trãi (do Bộ GTVT làm chủ
đầu tư).
Câu số 37:
Đề nghị UBND Thành phố bố trí 1 bến xe buýt tại trước cửa bưu điện trên địa bàn
phường Kim Giang
UBND Thành phố đã chỉ đạo TCT Vận tải đi kiểm tra. Các điểm dừng trên
đường Kim Giang được lắp đặt tương đối hợp lý với khoảng cách giữa 2 điểm liền
kề là khoảng 540m, thuận tiện cho hành khách đi xe buýt.
Hiện tại,
tuyến đường Kim Giang đang được nâng cấp, cải tạo lại các tuyến buýt số 05, 60
có lộ trình chạy qua tạm thời phải nắn chỉnh sang Nguyễn Xiển, Nghiêm Xuân Yêm,
nên tại một số điểm dừng, đỗ xe buýt, biển báo đã được Trung tâm QL&ĐH GTĐT
tạm thời tháo dỡ và thu hồi.
Câu số 38: Đề nghị UBND
Thành phố quan tâm chỉ đạo giải quyết dứt điểm việc lấn chiếm đất đai của gia
đình bà Nguyễn Thị Thạch, phường Phương Liệt; vụ việc của gia đình bà Ngô Việt
Vân, bà Lê Thị Kim Hoa và ông Cao Minh, phường Khương Trung.
1) Việc xử
lý lấn chiếm đất đai đối với gia đình bà Nguyễn Thị Thạch
Ủy ban
nhân dân quận Thanh Xuân đã ban hành Quyết định số 1729/QĐ-UB ngày 08/9/2004
thu hồi 3.600m2 đất tại phường Phương Liệt do bà Thạch san lấp, chiếm dụng sử
dụng sai mục đích. Bà Nguyễn Thị Thạch khiếu nại, UBND quận Thanh Xuân đã giải
quyết khiếu nại của bà Thạch theo quy định ;UBND Thành phố đã giải quyết và ban
hành quyết định số 2635/QĐ-UBND ngày 10/6/2010, đồng ý với Quyết định số
337/QĐ-UB ngày 17/3/2005 của UBND quận Thanh Xuân về việc giải quyết khiếu nại
của bà Thạch. Tuy nhiên tại văn bản số
5335/BTNMT-TTr ngày 31/12/2010 của Bộ Tài nguyên và môi trương về việc giải
quyết khiếu nại của bà Thạch lại kiến nghị Thủ Tướng Chính phủ yêu cầu UBND
Thành phố ban hành Quyết định giải quyết lại nội dung giải quyết khiếu nại của
bà Thạch theo hướng công nhận QSD đất 3600m2 mà gia đình bà Thạch khai hoang.
Hiện tại cử tri phường Phương Liệt vẫn tiếp tục kiến nghị thực hiện Quyết định
số 1729/QĐ-UB ngày 08/9/2004 của UBND quận Thanh Xuân thu hồi phần đất lấn
chiếm của bà Thạch.
Ngày 10/3/2011, UBND Thành phố
Hà Nội có văn bản số 1615/UNBD-TNMT giao Thanh tra Thành phố chủ trì cùng Sở
Tài nguyên và Môi trường, UBND quận Thanh Xuân kiểm tra, đề xuất việc tổ chức thực
hiện theo kiến nghị của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Do còn có ý kiến khác nhau
giữa các cơ quan của Nhà nước và kiến nghị của cử tri; với những căn cứ do bà
Thạch nêu ra thì chưa đủ cơ sở pháp lý để công nhận quyền sử dụng đất nên các
Sở, ngành và UBND quận Thanh Xuân đang tiếp tục kiểm tra, xác minh theo quy
định.
2) Đối với gia đình ông Cao Minh
Ngày 15/01/2009
UBND Thành phố Hà Nội có Quyết định số 267/QĐ-UBND về việc thu hồi Giấy chứng
nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở do UBND Thành phố Hà Nội cấp cho
ông Cao Minh và bà Lê Thị Kim Hoa tại 56A, 57B tập thể phát hành phim ngõ 73,
đường Nguyễn Trãi , quận Thanh Xuân. Hiện nay, Sở Xây dựng và Công ty TNHH 1TV Quản lý và phát triển nhà Hà
Nội đang thực hiện việc thu hồi.
Nhà ông
Cao Minh đã được UBND Thành phố cấp Giấy chứng nhận QSD đất ở và QSH nhà ở tại
địa chỉ 56A, 57B Tập thể phát hành phim ngõ 73, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh
Xuân. Sau khi có khiếu nại của công dân về diện tích đất cấp Giấy chứng nhận
gồm cả diện tích đất ông, Thanh tra Thành phố đã kết luận và UBND Thành phố đã
có Quyết định số 267/QĐ-UBND ngày 15/01/2009 thu hồi Giấy chứng nhận QSH nhà ở
và QSD đất ở đã cấp cho gia đình ông Cao Minh tại địa chỉ trên. Đồng thời, UBND
quận có Quyết định số 249/QĐ-UBND ngày 12/02/2009 thu hồi Giấy phép xây dựng số
206-2005/GPXD do UBND quận cấp cho gia đình ông Cao Minh. Sở Xây dựng đang chủ
trì cùng các đơn vị có liên quan thực hiện việc thu hồi và hủy GCN đã cấp cho
gia đình ông Cao Minh; thực hiện thủ tục bán nhà và cấp lại GCN cho gia đình
ông Cao Minh theo quy định.
3) Đối với gia đình bà Ngô Việt Vân
Ngày
04/01/1999, UBND Thành phố đã cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền
sử dụng đất ở tại phường Khương Trung cho gia đình bà Ngô Việt Vân. Tuy nhiên,
sau khi nhân dân có kiến nghị, các cơ quan chức năng đã thanh tra, kết luận,
trong diện tích cấp Giấy chứng nhận có 78m2 đất công, không nằm trong diện tích
nhà đất mà gia đình đang thuê của Nhà nước được mua theo Nghị định 61/CP
nên UBND Thành phố đã Quyết định số 1570/QĐ-UB ngày 22/3/2004 thu
hồi 78 m2 đất tại phường Khương Trung, quận Thanh Xuân do gia đình bà Ngô Việt
Vân đang sử dụng; tạm giao cho UBND phường Khương Trung quản lý, chống lấn
chiếm để thực hiện dự án đầu tư sử dụng vào mục đích công cộng trong khu vực.
Đến nay, các Sở, ngành và UBND quận Thanh Xuân chưa thực hiện dứt điểm. UBND
Thành phố đã có các văn bản số 6587/UBND-TNMT ngày 9/8/2011 và số
8828/UBND-TNMT ngày 17/10/2011 chỉ đạo các Ngành và UBND quận Thanh Xuân khẩn
trương, nghiêm túc thực hiện Quyết định số 1570/QĐ-UB ngày 22/3/2004 của UBND
Thành phố.
Câu số 39- Đề nghị UBND Thành phố quan tâm đến quy hoạch, mở rộng,
nâng cấp hệ thống giáo dục, đặc biệt hệ thống trường mầm non, sử dụng khu đất
hoang hóa phường Vĩnh Phúc, dự án hồ Thương Binh, phường Kim Mã (dự án treo từ
năm 1991) để xây dựng trường và nhà văn hóa phục vụ nhu cầu nhân dân.
Thực hiện chủ trương của
Nhà nước, đưa giáo dục là quốc sách hàng đầu, ngay sau khi mở rộng địa giới
Thành phố Hà Nội, tháng 3/2009 UBND thành phố đã chỉ đạo Sở Giáo dục và đào tạo
lập quy hoạch mạng lưới giáo dục trên toàn thành phố (đã phê duyệt nhiệm vụ
thiết kế năm 2009). Sở Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức lập quy hoạch, xin ý kiến
các ngành và địa phương, hiện đang nghiên cứu cập nhật với đồ án Quy hoạch
chung Thành phố Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tháng 7/2011, Uỷ ban
nhân dân Thành phố đang chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo khẩn trương hoàn chỉnh
để trình Uỷ ban nhân dân Thành phố phê duyệt, làm cơ sở triển khai xây dựng
đồng bộ trên toàn thành phố.
Việc
đề xuất sử dụng các quỹ đất hoang hóa tại phường Vĩnh Phúc và hồ Thương binh
tại phường Kim Mã để xây dựng trường và nhà văn hóa là phù hợp với chủ trương
của thành phố và nhu cầu thực tế tại địa phương. Riêng khu vực tại ao Thương
binh, ngày 13/02/1999, UBND Thành phố có quyết định số 887/QĐ-UBND thu hồi
2862m2 đất tại địa điểm trên giao Công ty xây dựng phát triển nhà Ba Đình là
chủ đầu tư xây dựng nhà ở bán cho cán bộ quận Ba Đình, nhưng đến nay, Công ty
chưa thực hiện GPMB xong. Theo điều IV của Quyết định 887/QĐ-UBND thì quyết
định số 887/QĐ-UBND nói trên đã hết hiệu lực. Về việc này, UBND Thành phố giao
UBND quận Ba Đình kiểm tra và đề xuất giải quyết.
Câu số 40- Thành phố hiện nay có những biệt thự bỏ hoang, các phương
tiện thông tin đại chúng đã kêu nhiều nhưng việc xử lý quá chậm gây bức xúc
trong nhân dân. Cần tăng cường giám sát kiểm tra việc quản lý sử dụng các ngôi
nhà bị thu hồi tại 110 Quán Thánh, 46 Phan Đình Phùng.
Tại địa
điểm 110 Quán Thánh, 46 Phan Đình Phùng, quận Ba Đình hiện do Nhà khách UBND
Thành phố (thuộc Văn phòng UBND Thành phố) quản lý theo Quyết định số
4287/QĐ-UBND ngày 01/9/2010 của UBND Thành phố. Theo đó, UBND Thành phố điều
chuyển nguyên trạng các địa điểm trên là tài sản nhà nước nguyên là trụ sở UBND
phường Quán Thánh cho Nhà khách UBND
Thành phố quản lý sử dụng. http://ambn.vn/
Thực hiện
Quyết định 09/2007/QĐ-TTg ngày 19/1/2007 của Thủ tướng Chính phủ về sử lý, sắp
xếp lại tài sản thuộc sở hữu nhà nước, ngày 13/9/2011, Ban chỉ đạo 09 Thành phố
đã tiến hành kiểm tra rà soát các địa điểm do Nhà khách UBND Thành phố quản lý
trong đó có các địa điểm nêu trên để trình UBND Thành phố phương án xử lý các
địa điểm trên cho hiệu quả, phù hợp thực tế và đúng quy định hiện hành.
http://ambn.vn/
Câu số 41- Cử tri đề nghị UBND Thành phố chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ xây
dựng lại các nhà chung cư cũ xuống cấp ở phường Thành Công, Giảng Võ.
http://ambn.vn/
- Đối với một số chung cư ở phường Thành công:
Ngày
10/12/2007 UBND Thành phố có Văn bản số 6980/UBND-KH&ĐT giao Công ty TSQ
Việt Nam phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức nghiên cứu lập quy hoạch
cải tạo xây dựng lại khu tập thể Thành Công. http://ambn.vn/
Đến
nay, Công ty TSQ Việt Nam đã hoàn thành công tác điều tra XHH, đo đạc hiện
trạng 1/500, xác định ranh giới n/c quy hoạch và được UBND Thành phố phê duyệt
nhiệm vụ Thiết kế quy hoạch tại Quyết định số 309/QĐ-UBND ngày 19/8/2008; đã
hoàn thành đồ án quy hoạch chi tiết 1/500, đã công khai xin ý kiến của cộng
đồng dân cư và Bộ Xây dựng,
Hiện Công ty TSQ Việt Nam đang phối hợp
với Sở Quy hoạch Kiến trúc hoàn thiện đồ án quy hoạch cải tạo xây dựng lại khu
tập thể Thành Công, đáp ứng các yêu cầu nâng cấp đồng bộ về HTKT, HTXH và phù
hợp với định hướng phát triển đô thị, tuân thủ Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày
26/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà
Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm
2050. Dự kiến sẽ hoàn thiện hồ sơ để Sở Quy hoạch - Kiến trúc thẩm định, trình
UBND Thành phố xem xét trong năm 2011.
- Đối với một số chung cư ở phường
Giảng Võ:
Ngày
06/8/2007, UBND Thành phố có Văn bản số 4241/UBND-XDĐT giao Liên danh Công ty
Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội và Tổng công ty đầu tư Phát triển nhà Hà Nội
phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức nghiên cứu lập quy hoạch cải tạo
xây dựng lại khu tập thể Giảng Võ. http://ambn.vn/
Đến
nay, Liên danh đã hoàn thành công tác điều tra XHH, đo đạc hiện trạng 1/500,
xác định ranh giới n/c quy hoạch và được UBND Thành phố phê duyệt nhiệm vụ
Thiết kế quy hoạch tại Quyết định số 2875/QĐ-UB ngày 26/12/2008. Hiện, Liên
danh đang phối hợp với Sở Quy hoạch Kiến trúc hoàn thiện đồ án quy hoạch cải
tạo xây dựng lại khu tập thể Giảng Võ, đáp ứng các yêu cầu nâng cấp đồng bộ về
HTKT, HTXH và phù hợp với định hướng phát triển đô thị, tuân thủ Quyết định số
1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch chung
xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và
tầm nhìn đến năm 2050. Dự kiến sẽ hoàn thiện đồ án công khai xin ý kiến của
cộng đồng dân cư và trình UBND Thành phố xem xét trong năm 2012. http://ambn.vn/
Tại
Thông báo số 220/TB-UBND ngày 10/8/2011, UBND Thành phố đã chỉ đạo Sở Xây dựng kiểm tra rà soát các công trình chung cư cũ
bị hư hỏng, xuống cấp để thực hiện công tác kiểm định chất lượng hiện trạng, Sở
Xây dựng đã lập kế hoạch số 5963/KH-SXD ngày 22/8/2011 và đã tổ chức thực hiện
công tác kiểm tra rà soát các chung cư cũ từ cuối tháng 8 và đầu tháng 9/2011.
Sở XD đã báo cáo danh mục các chung cư cũ hiện hư hỏng, xuống cấp trên địa bàn
Thành phố Hà Nội cần tổ chức kiểm định đánh giá chất lượng hiện trạng để có kế
hoạch cải tạo, xây dựng lại.
Câu số 42- Đề nghị UBND Thành phố:
+ Xây dựng cầu vượt từ đầu phố Tân Ấp sang đường Yên Phụ
+ Mở rộng đường La Thành quan Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Phụ
sản Hà Nội.
+ Cải tạo hạ tầng đô thị khu dân cư Ngũ Xã (làm hệ thống cống ngầm,
trải lại đường, làm vỉa hè và con đường ven Sông Hồng.
+ Việc xây dựng cầu vượt từ đầu
phố Tân Ấp sang đường Yên Phụ: Thành phố chưa có phương án xây dựng cầu vượt
tại địa điểm này. Tuy nhiên, để đảm bảo giao thông tại khu vực, Thành phố đã
giao Sở GTVT Hà Nội phối hợp với các ngành, UBND quận Hoàn Kiếm để có phương án
đảm bảo giao thông cho người đi bộ sang đường.
+ Việc mở rộng đường La Thành quan
Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội: UBND Thành phố đã giao Ban
QLDA Trọng điểm PTĐT làm chủ đầu tư dự án đường Vành đai I đoạn Ô chợ Dừa -
Hoàng Cầu và đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục. Dự kiến sẽ triển khai trong giai đoạn
2011-2015; trước mắt, đã lập dự án, đang thực hiện GPMB để triển khai thi công
đoạn Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu từ năm 2012.
+ Cải
tạo hạ tầng đô thị khu dân cư Ngũ Xã: UBND quận Ba Đình đã giao nhiệm vụ lập đề
xuất dự án chuẩn bị đầu tư cải tạo, nâng cấp hè và một số công trình hạ tầng kỹ
thuật năm 2011, trong đó có cải tạo hè, đường
và hệ thống thoát nước các tuyến phố Ngũ Xã, Lạc Chính, Nam Tràng, Nguyễn
Khắc Hiếu, Mạc Đĩnh Chi, Trần Kế Xương. Hiện nay đang thoả thuận với các ngành
liên quan để đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ; sau khi có ý kiến thỏa thuận của
các ngành sẽ lập đề xuất chuẩn bị đầu tư các hạng mục trên.
+
Về ý kiến cử tri đề nghị cho làm đường dọc bờ sông Hồng:
Quy
hoạch chi tiết 1/2000 quận Ba Đình được UBND Thành phố phê duyệt theo Quyết
định số 68/2000/QĐ-UB ngày 14/7/2000. Theo quy hoạch được duyệt thì dọc bờ sông
Hồng có đường giao thông đô thị và khu vực phường Phúc Xá thuộc dự án quy hoạch
Thành phố ven sông Hồng.
Thực
hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng, UBND Thành phố đã chỉ
đạo Sở Quy hoạch- Kiến trúc rà soát lại quy hoạch tổng thể để điều chỉnh về quy
hoạch và giao nhiệm vụ quy hoạch hai bên bờ sông Hồng. Tháng 5/2008, Sở Quy
hoạch - Kiến trúc đã trưng bày mô hình toàn cảnh quy hoạch phát triển khu vực
sông Hồng đoạn qua Hà Nội tại Cung thể thao Quần ngựa để lấy ý kiến người dân
thủ đô, các nhà khoa học và đã báo cáo, trình UBND Thành phố dự án quy hoạch
xây dựng Thành phố ven sông Hông.
Ngày
26/07/2011, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 1259/ QĐ-TTg phê duyệt Quy
hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Theo
đó, khu vực hai bên sông Hồng là trục không gian cảnh quan trung tâm của thủ
đô, là nơi bố trí các công viên, công trình văn hoá, giải trí lớn để tổ chức
những sự kiện có ý nghĩa của Thủ đô. Khai thác, kế thừa Quy hoạch cơ bản phát
triển sông Hồng đoạn qua Hà Nội (đã được Thành phố Hà Nội tổ chức nghiên cứu)
tiếp tục nghiên cứu phát triển đồng bộ hai bên đoạn tuyến chảy qua Thành phố,
ảnh hưởng trực tiếp tới trục không gian cảnh quan văn hoá- đô thị Hồ Tây- Cổ
Loa.
Thực hiện Quy
hoạch chung được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, UBND Thành phố đã giao Viện Quy
hoạch xây dựng Hà Nội được UBND Thành phố Hà Nội giao chủ trì nghiên cứu giai
đoạn 2 đồ án phát triển đồng bộ hai bên sông Hồng đoạn tuyến chảy qua Thành
phố. Sau khi điều chỉnh quy hoạch Đề án phát triển đồng bộ hai bên sông Hồng
được duyệt, Thành phố sẽ chỉ đạo việc nghiên cứu, đầu tư xây dựng các tuyến
đường theo quy hoạch
Câu số 43- Đề nghị UBND Thành phố quan tâm xây dựng cho xã Mỹ Lương 01 trạm
bơm tại khu vực Đầm mới và nâng cấp hệ thống kênh mương để phục vụ sản xuất
nông nghiệp (cử tri huyện Chương Mỹ).
Trạm bơm Đầm Mới trên địa bàn thôn Khôn Duy,
xã Mỹ Lương, huyện Chương Mỹ được xây dựng từ năm 1993 với 4 tổ máy, công suất
mỗi tổ máy 1.500 m3/h phục vụ tiêu chủ động cho 250 ha. Xí nghiệp
Đầu tư phát triển thuỷ lợi huyện Chương Mỹ thuộc Công ty Đầu tư phát triển thuỷ
lợi sông Đáy quản lý. Do công trình xây dựng đã lâu, nhà Trạm và máy bơm xuống
cấp nghiêm trọng, hệ thống kênh tiêu bị sạt trượt do nền đất yếu, không đáp ứng được yêu cầu phục vụ sản xuất.
http://ambn.vn/
Ngày 17/6/2011, UBND
thành phố Hà Nội đã chấp thuận điều kiện bố trí kế hoạch chuẩn bị đầu tư dự án
cải tạo, nâng cấp hệ thống tưới, tiêu trạm bơm Đầm Mới. Giao Công ty TNHH 1 TV
Đầu tư phát triển thủy lợi Sông Đáy làm Chủ đầu tư (Công văn số
4902/UBND-KHĐT). Hiện nay, Công
ty đã và đang lập, trình duyệt, trình khai
dự án đầu tư theo quy định.
Câu số 44- Đề nghị UBND Thành phố quan
tâm sớm cho xử lý ô nhiễm môi trường dòng sông Bùi và nguồn nước thôn Khôn Duy
thuộc xã Mỹ Lương.
Sông Bùi bắt nguồn từ Lương Sơn - Hoà Bình
đổ ra hợp lưu với sông Tích tại thị trấn Xuân Mai chảy về Ba Thá hợp với sông
Đáy. Sông Bùi hàng năm chịu ảnh hưởng của lũ rừng ngang từ Lương Sơn-Hoà Bình
đổ xuống. Do vậy nguồn nước thường xuyên được thau rửa, cho đến nay chưa
có báo cáo về ô nhiễm nguồn nước ở sông Bùi. Hiện sông Bùi vẫn đang phục vụ tốt
cho sản xuất nông nghiệp,
Qua kiểm
tra cho thấy hiện nay nhân dân thôn Khôn Duy vẫn đang sử dụng nguồn nước ngầm
tự khai thác và nguồn nước mưa tự nhiên để sinh hoạt. http://ambn.vn/
UBND Thành
phố tiếp thu kiến nghị cử tri thôn Khôn
Duy, xã Mỹ Lương và sẽ chỉ đạo UBND huyện Chương Mỹ cùng các Sở ngành
liên quan nghiên cứu, khảo sát đánh giá đề xuất xử lý ô nhiễm môi trường dòng sông Bùi và nguồn
nước thôn Khôn Duy thuộc xã Mỹ Lương.
Câu số 45- Hiện nay vẫn còn nhiều thủ tục
hành chính gây phiền hà cho nhân dân như việc tách, nhập khẩu. Đề nghị UBND
Thành phố quan tâm chỉ đạo.
1. Luật Cư trú quy định việc tách, nhập khẩu như sau:
Điều
24: Quy định thủ tục tách sổ hộ khẩu gồm:
- Phiếu
báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu sộ hộ khẩu.
- Ý kiến
đồng ý vào văn bản của chủ hộ nếu thuộc trường hợp quy định tại khoản b Điểm 1
Điều này.
- Thời
gian trả kết quả: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
Điều
21: Quy định hồ sơ đăng ký thường trú gồm:
- Phiếu
báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.
- Bản khai
nhân khẩu.
- Giấy tờ
chuyển khẩu.
- Giấy tờ
và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp đối với trường hợp chuyển đến thành phố
trực thuộc TW phải có thêm tài liệu chứng minh thuộc một trong các trường hợp
quy định tại Điều 20 của Luật này.
- Thời
gian trả kết quả: 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
2.
Bộ Công an có hướng dẫn việc thực hiện Luật Cư trú, Công an Thành phố Hà Nội đó
yêu cầu Công an các quận, huyện, thị xã thực hiện nghiêm các quy định. Đồng
thời, tổ chức tiếp dân tất cả các ngày làm việc trong tuần (kể cả ngày thứ 7).
Qua kiểm
tra, tại các huyện, thị xã (thuộc Hà Tây cũ) mới hợp nhất, một số hồ sơ tách sổ
hộ khẩu, hồ sơ nhập khẩu (theo quy định của Luật Cư trú và Hướng dẫn của Bộ
Công an) còn thiếu Bản khai nhân khẩu (đối với người từ đủ 14
tuổi trở lên).
Vì vậy,
những trường hợp công dân làm thủ tục tách sổ hộ khẩu, nhập hộ khẩu, đổi sổ hộ
khẩu chưa có Bản khai nhân khẩu lưu trong hồ sơ tàng thư hộ khẩu,
cần khai bổ sung để đưa vào tàng thư hồ sơ hộ khẩu quản lý theo quy định hồ sơ
nghiệp vụ. Bản khai nhân khẩu có nhiều hạng mục, nhận thức của
nhân dân còn hạn chế, việc hướng dẫn của cán bộ Công an xã chưa rõ ràng nên một
số nội dung khai chưa đầy đủ, đúng yêu cầu, phải viết lại nhiều lần gây phiền
hà cho nhân dân. Công an thành phố đã chỉ đạo Công an các huyện, thị xã rút
kinh nghiệm, chấn chỉnh việc tiếp nhận hồ sơ, hướng dẫn cụ thể nhân dân bằng
văn bản, đảm bảo đúng thủ tục, trả kết quả đúng thời gian.
Câu số 46- Đề nghị UBND Thành phố cần có chính sách bồi thường đất nông
nghiệp cho người dân được thỏa đáng như:
+ Đối với các dự án phúc lợi, UBND Thành phố nên thực hiện chế độ thỏa
thuận với người dân có đất bị thu hồi để đảm bảo người dân không bị thiệt thòi
khi bị thu hồi đất;
+ Đề nghị Thành phố có cơ chế đảm bảo cho người dân khi bị thu hồi đất đều
được hưởng 10% đất dịch vụ; khi giao đất cho nhân dân cần tiến hành nhanh chóng
và kịp thời.
+ Đề nghị Thành phố có cơ chế hỗ trợ xây dựng hạ tầng khu đất dịch vụ của
người dân có đất bị thu hồi.
+ Trong giá bồi thường, hỗ trợ GPMB Thành phố nên tách theo từng loại đất
thu hồi.
1- Nhà nước thực hiện thu hồi đất để sử
dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. Chi
tiết các trường hợp Nhà nước thu hồi đất được quy định cụ thể tại Điều 36 Nghị
định số 181/2004/NĐ-Cp ngày 29/10/2004 về thi hành Luật Đất đai 2003. Những dự
án do Nhà nước thu hồi đất thì phải thực hiện bồi thường, hỗ trợ theo quy định
của pháp luật hiện hành.
Các dự án không thuộc một những trường hợp
nhà nước thực hiện thu hồi đất nêu trên thì thực hiện bằng việc nhận chuyển
nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất...
2- Cơ chế giao đất dịch vụ 10% trên địa
bàn Tỉnh Hà Tây (cũ) được thực hiện theo quy định tại Quyết định số
1098/2007/QĐ-UBND ngày 28/6/2007 của UBND tỉnh Hà Tây. Sau khi hợp nhất về Hà
Nội, chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm được thực hiện
theo quy định tại Điều 40 quyết định 18/2008/QĐ-UBND ngày 29/9/2008 của UBND
Thành phố, đối tượng được hưởng là trường hợp bị thu hồi trên 30% đất nông
nghiệp được giao - thực hiện đúng theo quy định tại Nghị định số 17/2006/NĐ-CP
ngày 27/01/2006 và Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ.
http://ambn.vn/
Ngày 13/8/2009, Chính phủ ban hành Nghị
định số 69/2009/NĐ-CP, trong đó chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo
việc làm được quy định tại Điều 22 (thay thế quy định về chính sách này tại
Nghị định 17 và Nghị định 84). Trên địa bàn thành phố Hà Nội, chính sách này
được thực hiện bằng tiền với mức hỗ trợ là 05 lần giá đất nông nghiệp bị thu
hồi (đối với các hộ trước đây chưa được hưởng chính sách chuyển đổi nghề nghiệp
và tạo việc làm) và mức hỗ trợ là 3,5 lần giá đất nông nghiệp bị thu hồi (đối
với các hộ đã được giao đất dịch vụ làm trên địa bàn tỉnh Hà Tây (cũ) và huyện
Mê Linh nhưng chưa đủ hạn mức quy định).
Như vậy, từ thời điểm Nghị định số
69/2009/NĐ-CP có hiệu lực (ngày 01/10/2009), trên địa bàn Thành phố chính sách
hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm là bằng tiền thay hình thức giao
đất. Trường hợp các hộ dân trước đây đã được Nhà nước phê duyệt phương án giao
đất nhưng thực tế chưa được nhận đất (do chưa chuẩn bị xong khu đất để giao)
thì nay tiếp tục thực hiện giao theo phương án. UBND Thành phố đã chỉ đạo UBND
các huyện khẩn trương chuẩn bị quỹ đất và thực hiện xây dựng hạ tầng kỹ thuật
các khu đất dịch vụ để giao cho các hộ dân.
3- Trước đây, trên địa bàn tỉnh Hà Tây
thực hiện hỗ trợ xây dựng hạ tầng khu đất dịch vụ theo quy định tại quyết định
số 371/2008/QĐ-UBND ngày 22/02/2008 (mức hỗ trợ là 96.000 đồng/m2 từ nguồn ngân
sách Nhà nước). Theo quy định hiện hành, khi các hộ dân được nhận đất dịch vụ
phải nộp tiền sử dụng đất bằng giá đất nông nghiệp tương ứng đã thu hồi cộng
với suất đầu tư san nền, xây dựng hạ tầng kỹ thuật trên đất (nếu có) nhưng
không cao hơn giá đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp tương ứng. Nhiệm vụ
xây dựng khu đất dịch vụ để giao cho các hộ dân được Thành phố quy định cụ thể;
trong đó phần chi phí để đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đất còn thiếu (so
với số tiền thu được khi giao đất cho các hộ dân) thì sẽ được ngân sách cấp bù
(đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách) hoặc chủ đầu tư dự án phải chi bù
(đối với các dự án khu đô thị mới, khu nhà ở, khu công nghiệp..sử dụng vốn
ngoài ngân sách). Như vậy, hiện nay khi các hộ dân được giao đất dịch vụ vẫn
được hỗ trợ chi phí xây dựng hạ tầng kỹ thuật, nhưng hình thức hỗ trợ là theo
từng dự án cụ thể, không áp dụng việc hỗ trợ bình quân 96.000 m2 như quy định
cũ của Tỉnh Hà Tây trước đây. http://ambn.vn/
4- Theo quy định hiện hành, giá đất làm
căn cứ tính bồi thường, hỗ trợ về đất được quy định cụ thể cho từng loại đất
(đất ở, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, đất nông nghiệp, đất lâm
nghiệp..), theo từng đường, phố, đoạn, khu vực ... cho từng quận, huyện, từng
xã, phường, thị trấn.
Câu số 47- Đề nghị UBND Thành phố chỉ đạo khi quy hoạch, xây dựng
các khu đô thị nên có sự khớp nối và thống nhất về hệ thống tiêu thoát nước đặc
biệt là nước thải sinh hoạt của nhân dân. Hiện nay do chưa có sự khớp nối tiêu
thoát nước giữa các dự án khu dô thị tại khu vực giáp ranh giữa huyện Hoài Đức
và huyện Đan Phượng nên đã xảy ra ngập úng tại khu vực có kênh tiêu đi qua .
Trong quá
trình hình thành các khu đô thị đã nảy sinh một số bất cập việc
khớp nối hạ tầng của các khu đô thị với hạ tầng xung quanh. Vấn đề
này UBND Thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các chủ đầu tư trong quán
trình triển khai các dự án các khu đô thị phải có các giải pháp
khớp nối hạ tầng kỹ thuật nhằm đảm bảo việc tiêu thoát nước cho khu
đô thị và khu vực lân cận không làm ảnh hưởng đến an ninh xã hội và
UBND các huyện, thị xã tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc
thực hiện khớp nối hạ tầng kỹ thuật của các chủ đầu tư.
Hiện nay các dự
án Khu đô thị lớn trên địa bàn thành phố Hà Nội nói chung và huyện Hoài Đức,
Đan Phượng nói riêng cơ bản đang tạm dừng để triển khai rà soát, khớp nối hạ
tầng kỹ thuật (trong đó có khớp nối với cao độ san nền và hệ thống thoát nước
mưa, nước thải) để đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất chung trong khu vực trên toàn
thành phố, đảm bảo sự tương quan phù hợp, không gây úng ngập cục bộ. Về nguyên
tắc, các đồ án quy hoạch các khu đô thị tiếp giáp, có liên quan với các khu dân
cư hiện có đều được UBND Thành phố, các sở chuyên ngành liên quan chỉ đạo, yêu
cầu chủ đầu tư và đơn vị tư vấn phải nghiên cứu các giải pháp khớp nối hạ tầng
kỹ thuật, giải pháp cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường cho các khu vực dân
cư làng xóm hiện có. Do điều kiện thoát nước hiện trạng trong các khu dân cư,
nên thường sử dụng giải pháp thoát nước nửa riêng (nước thải đoạn đầu được
thoát chung với hệ thống thoát nước mưa rồi qua giếng tách, tách nước thải vào
hệ thống thoát nước thải riêng xây dựng mới để xử lý) đảm bảo điều kiện vệ sinh
cho khu đô thị cũng như cho khu làng xóm hiện có.
Một số dự án đã
triển khai đầu tư xây dựng ngoài hiện trường tại khu vực giáp ranh giữa huyện
Hoài Đức và huyện Đan Phượng, như Khu đô thị mới Bắc Quốc lộ 32 (huyện Hoài
Đức), Dự án Khu nhà ở Tân Lập (huyện Đan Phượng) và với khu vực ruộng canh tác
địa phương ở giáp khu vực các dự án nêu trên có tình trạng các chủ đầu tư xây
dựng các khu đô thị chưa khớp nối, thiếu đồng bộ về hệ thống thoát nước, cao độ
san nền dẫn đến hiện tượng ngập úng cục bộ. http://ambn.vn/
UBND Thành phố
đã có công văn số 675/UBND-XD ngày 27/01/2010 chỉ đạo kịp thời các Sở ngành,
UBND huyện Hoài Đức, UBND huyện Đan Phượng phối hợp với các chủ đầu tư của Dự
án liên quan nghiên cứu xử lý điều chỉnh khớp nối hạ tầng kỹ thuật, hệ thống
thoát nước một số khu đô thị thuộc địa bàn huyện Hoài Đức và huyện Đan Phượng.
Theo chỉ đạo của UBND Thành phố, Sở Quy hoạch-Kiến trúc đã phê duyệt Quy hoạch
điều chỉnh khớp nối Hạ tầng kỹ thuật thoát nước, cao độ san nền cho khu vực nêu
trên, trong đó có sự đồng thuận cao của các đơn vị liên quan (UBND huyện Hoài
Đức, UBND huyện Đan Phượng, Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội, các chủ đầu tư Dự
án liên quan). http://ambn.vn/
Hiện nay, trên
cơ sở Quy hoạch điều chỉnh khớp nối Hạ tầng kỹ thuật thoát nước, chủ đầu tư các
dự án đang triển khai thực
hiện để đảm bảo yêu cầu tiêu thoát
nước chung cho khu vực. Giải pháp tiêu thoát nước tổng thể cho cả khu vực sẽ
được nghiên cứu xác định khi lập, thẩm định và phê duyệt các quy hoạch phận khu
do Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội đang triển khai nghiên cứu.
Câu số 48- Tiến độ thi công dự án Quốc lộ 32 đoạn Cầu
Diễn - Nhổn hiện nay rất chậm, làm ảnh hưởng đến đời sống dân sinh, an toàn
giao thông, tiêu thoát nước .... Đề nghị UBND Thành phố chỉ đạo đẩy nhanh tiến
độ và thực hiện khớp nối hạ tầng (hiện gây úng ngập 04 xã, thị trấn của huyện).
* Về vấn đề tiêu thoát nước Dự án cải tạo, mở rộng QL 32:
Theo hồ sơ thiết kế cơ sở và thiết kế kỹ thuật của dự án đã được Bộ
Giao thông Vận tải phê duyệt, tổng chiều dài hệ thống thoát nước bẩn là 2.150m
(tính cả hai bên trái và phải tuyến) trên tổng chiều dài 7.754m (tính cả hai
bên trái và phải tuyến). UBND Thành phố đã cho phép bố sung hệ thống thoát nước
bẩn đồng bộ trên toàn tuyến. Đến nay hạng mục bổ sung này đã hoàn thiện xong hồ
sơ thiết kế kỹ thuật.
Sau khi có ý kiến của UBND huyện Từ Liêm đề nghị đấu nối các điểm thoát
nước trên tuyến, Thành phố đã chỉ đạo Sở GTVT, các đơn vị tư vấn phối hợp với
khảo sát hiện trường trên toàn tuyến xác định 29/41 điểm đấu nối trực tiếp vào
hệ thống thoát nước mưa của dự án. Cho đến nay đã đấu nối được 20/29 điểm, còn
lại 9/29 điểm đang thi công. 12/41 điểm còn lại sẽ được đấu nối vào hệ thống
thoát nước bẩn bổ sung của dự án nằm trên vỉa hè. http://ambn.vn/
- Ngoài ra, hệ thống cống bản 3x2,5 phục vụ thoát nước của dự án thoát
ra sông Nhuệ còn một đoạn không nằm trong Chỉ giới đường đỏ. UBND Thành phố Hà
Nội đã giao cho UBND Huyện Từ Liêm tiếp tục thực hiện công tác giải phóng mặt
bằng thu hồi đất bổ sung phục vụ thi công; hiện đang triển khai công tác thu
hồi đất, bàn giao mặt bằng để thi công hoàn thiện hệ thống thoát nước trên
tuyến đúng theo thiết kế.
* Về tiến độ thi công Dự án đường QL 32:
Dự án cải tạo, nâng cấp, mở rộng QL32 đoạn Cầu Diễn – Nhổn được bàn
giao từ Cục đường bộ Việt Nam
sang Sở Giao thông vận tải Hà Nội từ tháng 10/2009. Công tác giải phóng mặt
bằng Dự án gặp nhiều khó khăn, đến tháng 11/2010, đơn vị thi công mới cơ bản
nhận được đủ mặt bằng để thi công; việc di dời tạm hệ thống dây điện, thông tin
đến tháng 5/2011 mới hoàn thành. Điều kiện thi công khó khăn do phải tổ chức
thi công trên đường đang khai thác, việc bố trí vốn của Bộ GTVT còn thiếu, bổ
sung một số hạng mục không có trong thiết kế (thoát nước bẩn, đấu nối hạ tầng
kỹ thuật, hạng mục giao cắt đường sắt, thu hồi đất bổ sung...), dự án đã bị
chậm tiến độ. Sở Giao thông Vận tải đã tích cực phối hợp cùng các cơ quan liên
quan để tháo gỡ các khó khăn tồn tại trong công tác GPMB, di chuyển công trình
ngầm nổi. UBND Thành phố đã thống nhất ứng vốn cho Bộ GTVT vay để đẩy nhanh
tiến độ thi công Dự án.
Hiện tại, đã có bản thông xe phần mặt đường (trừ các điểm thi công hầm
bộ hành) từ tháng 09/2011; các hạng mục còn lại (cây xanh, vỉa hè, hầm đi bộ,
nút giao đường sắt…) dự kiến hoàn thành trong năm 2011.
Câu số 49- Đề nghị UBND Thành phố chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án
kè bờ hữu sông Đáy đoạn xã Phù Lưu Tế (cử tri huyện Mỹ Đức).
Đoạn kè khu vực bờ hữu sông Đáy khu vực xã
Phù Lưu Tế, huyện Mỹ Đức (tương ứng K67+900 - K68+900 đê tả Đáy khu vực xã Hòa
Xá, huyện Ứng Hòa). Khu vực bờ hữu sông Đáy từ trước đến nay là khu vực vùng
phân lũ, chậm lũ nên không có đê. http://ambn.vn/
Việc đầu tư xây dựng tuyến kè bên bờ hữu
để bảo vệ tuyến đường giao thông liên xã và tạo cảnh quan 2 bên sông là cần
thiết. Từ lý do đó, Năm 2011 tuyến kè này đã được UBND thành phố giao UBND
huyện Mỹ Đức làm chủ đầu tư thực hiện dự án, đến nay chưa hoàn thành. UBND
Thành phố tiếp thu ý kiến cử tri và sẽ chỉ đạo, đôn đốc UBND huyện Mỹ Đức yêu
cầu nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công thực hiện đúng tiến độ dự án được duyệt.
http://ambn.vn/
Câu số 50- Đề nghị UBND
Thành phố chỉ đạo việc bàn giao khu đất các cơ quan của huyện (cũ) khi đã được
Nhà nước cấp đất nơi khác làm trụ sở.
Đề nghị UBND huyện Mỹ Đức rà soát, lập danh
sách của các cơ quan huyện (cũ) đã được Nhà nước cấp đất nơi khác làm trụ sở;
tổ chức kiêm tra hồ sơ, thẩm định nhu cầu sử dụng đất đối với diện tích (mới)
và diện tích đất (cũ) của các cơ quan về quy mô, diện tích phù hợp với các quy
định của Thành phố.
- Trường hợp sử dụng vượt nhu cầu thì UBND
huyện Mỹ Đức có trách nhiệm thông báo, thực hiện thu hồi đất theo thẩm quyền.
- Trường hợp các cơ quan nêu trên sử dụng đất
(cũ) theo quyết định giao đất của tỉnh Hà Tây trước đây, khi có Quyết định giao
đất (mới) nhưng chưa thu hồi đất (cũ) thì UBND huyện Mỹ Đức có trách nhiệm báo
cáo UBND Thành phố và hướng dẫn các đơn vị lập hồ sơ trình UBND Thành phố thu
hồi lại đất (cũ) theo quy định.
Câu số 51- Đề nghị UBND Thành phố quan tâm mở
các tuyến đường giao thông về phía Nam Thành phố; cải tạo nâng cấp đường 21B;
nâng cấp đường đê Hồ Quan Sơn - Tuy Lai để khai thác, phát triển khu du lịch
sinh thái của huyện.
- Về việc mở các tuyến đường giao thông về phía Nam Thành phố, bên
cạnh các tuyến đường hiện có như Quốc lộ 1A, Quốc lộ 21, Quốc lộ 21B, Tỉnh lộ
419 (80 cũ), đường trục phát triển phía Nam (đang triển khai thi công), trong
dự kiến Quy hoạch phát triển Giao thông vận tải đến năm 2030, tầm nhìn 2050 có
nghiên cứu các tuyến: Trục dọc Hồ Tuy Lai, Trục Đỗ Xá – Quan Sơn… đây sẽ là các
tuyến đường có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội khu vực
phía Nam Thành phố.
- Dự án cải tạo nâng cấp quốc lộ 21B thuộc nguồn vốn xây dựng cơ
bản trung ương do Bộ Giao thông vận tải uỷ thác cho Sở Giao thông vận tải Hà
Nội làm chủ đầu tư. Dự án được thực hiện từ năm 1999 đến năm 2004 thì đình hoãn
theo ý kiến chỉ đạo của Bộ Giao thông vận tải. Trước khi đình hoãn dự án đã
được thực hiện thi công xong cơ bản các hạng mục chủ yếu, còn lại một số đoạn
như mở rộng đoạn Xốm, Bình Đà, hoàn thiện hạng mục thoát nước, đảm bảo an toàn
giao thông. Dự án được khởi động lại vào năm 2009 với số vốn để đầu tư hoàn
thiện là 40 tỷ. Hiện tại dự án đã mở rộng xong mặt đường đoạn Xốm, Bình Đà và
hoàn thành cơ bản xong hệ thống thoát nước. Hiện nay còn một số vị trí nhỏ lẻ
vướng giải phóng mặt bằng chưa thi công được như đoạn đầu của khu vực Xốm dài
khoảng 500m, rãnh dọc, vỉa hè đoạn Bình Đà, đắp đất sau đê Km28 - Km31. Tuy
nhiên năm 2011, Bộ Giao thông vận tải đưa dự án vào danh mục tạm đình hoãn tiến
độ nên không bố trí kinh phí. Vì vậy, Sở GTVT đang thực hiện các công tác hoàn
thiện để bàn giao những hạng mục đã hoàn thành, khi Bộ GTVT bố trí vốn sẽ triển
khai tiếp. http://ambn.vn/
Câu số 52: Đề nghị UBND Thành phố triển khai, thực
hiện dự án đường gom phía Đông đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ để phục vụ phát
triển kinh tế - xã hội của huyện.
Dự án đường gom cao tốc phía Đông đã nằm trong chương trình
kế hoạch phát triển hạ tầng giao thông năm 2011 - 2015 của Thành phố. Dự án đã
được lập, đang trình duyệt làm cơ sở triển khai các bước tiếp theo. Dự kiến sẽ
khởi công vào năm 2012. http://ambn.vn/
UBND huyện Phú Xuyên đã
chỉ đạo tiến hành khảo sát số hộ bị thu hồi, diện tích thu hồi và dự kiến diện
tích, số hộ để bố trí khu tái định cư tại các xã, thị trấn làm căn cứ lập dự án
đầu tư.
Câu số 53- Đề nghị UBND
thành phố đầu tư xây dựng nhà máy xử lý rác thải phục vụ việc xử lý rác thải
của huyện, đang gây ô nhiễm nghiêm trọng ở nhiều nơi.
Hiện nay UBND huyện đã
xây dựng xong một điểm trung chuyển rác
thải tại thị trấn Phú Minh và đang tiến
hành khảo sát 02 vị trí khu đê bao xã Quang Lãng, đã có ý kiến của các sở Xây
dựng, Sở Kế hoạch Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường. Hiện đang
xin ý kiến của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn đối với khu đất nêu trên
để triển khai chôn lấp và xử lý rác thải trên địa bàn huyện.
Câu số 54- Đề nghị UBND
Thành phố phân cấp cho huyện xử lý những khu đất xen kẹt trong các khu dân cư
nông thôn tạo điều kiện cho đầu tư phát triển kinh tế địa phương.
Hiện nay, UBND Thành phố đã phân cấp cho UBND
các quận, huyện, thị xã lập phương án quản lý, sử dụng các khu đất nông nghiệp
nhỏ lẻ, xen kẹt trong khu dân cư theo hướng: ưu tiên sử dụng vào mục đích công
cộng cho nhân dân trong khu vực; trường hợp phù hợp quy hoạch đất ở thì thực
hiện đấu giá để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Ủy ban nhân dân
các quận, huyện, thị xã được quyết định dự án đầu tư và tổ chức xây dựng hạ
tầng kỹ thuật bằng nguồn vốn ngân sách cấp huyện, 100% kinh phí nộp ngân sách
cấp huyện.
Thủ tục thu hồi đất và giao đất phải thực
hiện các dự án tại khu đất nhỏ lẻ, xen kẹt theo quy định của Luật đất đai. Việc
thu hồi đất và giao đất cho hộ gia đình, cá nhân do UBND quận, huyện, thị xã
thực hiện; Việc thu hồi đất và giao đất cho tổ chức do UBND Thành phố thực hiện.
http://ambn.vn/
Câu số 55- Hiện nay trên địa bàn quận Hai Bà Trưng còn 2 phường hiện
chưa có trường mầm non công lập, đó là phường Lê Đại Hành và phường Thanh Nhàn,
đề nghị UBND Thành phố quan tâm giải quyết. Cử tri phường Vĩnh Tuy đề nghị UBND
Thành phố quan tâm đầu xây dựng thêm nhà trẻ - mẫu giáo trên địa bàn phường và
nâng cấp “tăng tầng” cho trường tiểu học Vĩnh Tuy để đáp ứng nhu cầu học sinh
vào lớp 1.
a) Về việc hai phường Lê Đại Hành
và phường Thanh Nhàn hiện chưa có trường mầm non công lập:
Việc đầu tư xây dựng trường mầm non và
trường phổ thông các cấp trên địa bàn Thành phố đã được Thành ủy - HĐND - UBND
Thành phố quan tâm từ nhiều năm nay, tập trung chỉ đạo và đầu tư mọi nguồn lực
(Thông báo số 135-TB/TU ngày 07/10/2011), đồng chí Chủ tịch UBND Thành phố đã
chỉ đạo giải quyết chung (Thông báo số 274/TB-UBND ngày 21/9/2011).
Việc giải quyết tình trạng một số phường thiếu
trường mầm non công lập đã được đồng chí Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Thị
Bích Ngọc chỉ đạo giải quyết cụ thể tại Thông báo số 276/TB-UBND ngày
26/9/2011, trong đó chỉ đạo cụ thể đối với
phường Thanh Nhàn và phường Lê Đại Hành của quận Hai Bà Trưng như sau:
- Đồng ý theo đề xuất của UBND quận Hai Bà
Trưng về xây dựng trường mầm non phường Thanh Nhàn tại khu đất của trạm Y tế
phường Thanh Nhàn cũ tại ngõ 272 Trần Khát Chân, diện tích hơn 400m2; giao UBND
quận Hai Bà Trưng lập dự án đầu tư xây dựng, báo cáo UBND Thành phố.
- Đồng ý theo đề xuất của Sở Quy hoạch
Kiến trúc về việc thu hồi đất của các đơn vị sau để xây dựng trường mầm non
công lập phục vụ nhân dân trên địa bàn:
+ Công ty Bia Việt Hà tại 39 Ngõ Quỳnh,
diện tích 1.313 m2, theo quy hoạch đã được duyệt là xây dựng trường mầm non;
+ Trung tâm điều hành chiếu sáng Thành phố
tại 66 Vân Hồ 3, diện tích 1.348 m2, theo quy hoạch đã được duyệt là xây dựng
trường mầm non.
UBND Thành phố đã giao UBND quận Hai Bà
Trưng lập dự án đầu tư xây dựng đối với các địa điểm trên, báo cáo UBND Thành
phố, giao Sở Quy hoạch Kiến trúc làm việc cụ thể với UBND quận Hai Bà Trưng và
các đơn vị liên quan đề xuất, giới thiệu địa điểm để các đơn vị di chuyển, bàn
giao đất xây dựng trường mầm non.
Thực hiện chỉ đạo của UBND Thành phố, Công
ty Bia Việt Hà tại 39 Ngõ Quỳnh và Trung tâm điều hành chiếu sáng Thành phố tại
66 Vân Hồ 3 đã có công văn gửi UBND Thành phố chấp thuận di chuyển, đề nghị
được giới thiệu địa điểm mới bàn giao đất xây dựng trường mầm non phục vụ nhân
dân địa phương.
b) Về phường Vĩnh
Tuy: Việc đầu tư xây dựng thêm nhà trẻ - mẫu giáo trên địa bàn phường và nâng
cấp "tăng tầng" cho trường tiểu học Vĩnh Tuy để đáp ứng ứng nhu cầu
học sinh vào lớp 1. http://ambn.vn/
Trong báo cáo thống kê định kỳ đầu năm học
2011-2012, Phòng GD&ĐT quận Hai Bà Trưng báo cáo như sau:
- Trường mầm non Vĩnh Tuy (công lập): Hiện
có diện tích 1.700m2 với quy mô 8 nhóm lớp và 505 cháu, bình quân
diện tích đất 3,37m2/cháu và bình quân 63 cháu/nhóm lớp. Trong đó,
có 46 cháu độ tuổi nhà trẻ tỷ lệ huy động đạt 3,27% (tỷ lệ chung của Thành phố
đạt 26%), có 459 cháu độ tuổi mẫu giáo tỷ lệ huy động đạt 35,1% (tỷ lệ chung
của Thành phố đạt 86%). Như vậy, so với tiêu chuẩn quy định trường mầm non đạt
chuẩn quốc gia thì Trường mầm non Vĩnh Tuy còn thiếu diện tích đất, thiếu phòng
học, tỷ lệ huy động trẻ em tới trường còn quá thấp so với mặt bằng chung của
Thành phố như kiến nghị cử tri đã nêu.
- Trường tiểu học Vĩnh Tuy (công lâp):
Hiện có diện tích 3.260 m2 với quy mô 21 lớp và 972 học sinh, là
trường đạt chuẩn quốc gia năm 2008. Bình quân diện tích đất 3,35 m2/học
sinh và bình quân 46,3 học sinh/lớp, các tỷ lệ này đều không đạt so với quy
chuẩn. Hiện tại số phòng học của trường có 21 phòng, với tình trạng tuyển sinh
5 lớp 1 như hiện nay thì hai năm học tiếp theo nhà trường còn thiếu 4 phòng
học. Như vậy, kiến nghị của cử tri là đúng với thực tế của trường tiểu học Vĩnh
Tuy.
UBND Thành phố giao UBND quận Hai Bà Trưng
sớm triển khai đầu tư xây dựng mở rộng khuôn viên trường mầm non hiện có, hoặc
đề xuất vị trí quy hoạch để xây dựng thêm trường mầm non Vĩnh Tuy, triển khai
đầu tư xây dựng mở rộng khuôn viên hoặc nâng thêm tầng trường tiểu học Vĩnh Tuy
để có thêm phòng học đáp ứng nhu cầu tuyển sinh và học tập của con em nhân dân
trên địa bàn phường Vĩnh Tuy, trình UBND Thành phố phê duyệt. http://ambn.vn/
Câu số 56- Tại Quyết định số
3970/QĐ-UBND ngày 08/7/2003 của UBND Thành phố giao đất cho Trường Đại học Kinh
tế Quốc dân Hà Nội để xây Trung tâm đào tạo và làm đường nhưng 8 năm nay vẫn
còn 4.643 m2 đất thuộc các tổ dân phố số 9, 10, 12 khu dân cư số 2 chưa sử
dụng, nhân dân ở đấy không được xây dựng nhà ở và không được cấp Giấy chứng
nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất gây bức xúc trong nhân dân. Đề nghị
UBND Thành phố ra quyết định thu hồi đất đối với Trường Đại học Kinh tế Quốc
dân.
Ngày 08/7/2003 UBND Thành phố có Quyết định
số 3970/QĐ-UBND về việc thu hồi 36.892m2 đất tại phường Đồng Tâm, quận Hai Bà
Trưng; giao cho trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội để xây dựng Trung tâm
đào tạo và làm đường. UBND quận Hai Bà Trưng đã thành lập Hội đồng đền bù, hỗ
trợ và tái định cư để tổ chức thực hiện quyết định, trong đó tổ chức phân kỳ
giải phóng mặt bằng, phần diện tích 4.643 m2 đất thuộc các tổ dân phố số 9, 10,
12 khu dân cư số 2 thuộc giai đoạn 2 chưa giải phóng mặt bằng.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 48 của Nghị
định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ thì các hộ dân tại đây
không được xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi đã có quyết định thu
hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Ủy ban nhân dân Thành phố sẽ chỉ đạo Sở Tài
nguyên và Môi trường sẽ chủ trì cùng UBND quận Hai Bà Trưng kiểm tra về nguồn
gốc, hiện trạng sử dụng đất, diện tích đất còn lại chưa GPMB và nhu cầu sử dụng
đất và dự án đầu tư được duyệt để có phương án xử lý theo quy định của pháp
luật. Kết quả UBND Thành phố sẽ báo cáo HĐND Thành phố để thông tin đến cử tri
được biết.
Câu số 57- Cử tri phản ánh công trình cải tạo Công viên Thống nhất
hiện vẫn còn dang dở, một số hạng mục đã xuống cấp, trò chơi nghèo nàn, vé dịch
vụ cao, đề nghị UBND Thành phố quan tâm
chỉ đạo. http://ambn.vn/
Các Dự án
triển khai trong dịp Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - hà Nội trong Công
viên Thống Nhất gồm:
Dự án cải
tạo Hồ Bảy Mẫu (Ban QLDA Thoát nước Hà Nội thực hiện); Dự án cải tạo chỉnh
trang Công viên Thống Nhất (giai đoạn 1) và Dự án xây dựng tuyến cống bao từ
trạm bơm nâng đến hố ga MH6 (chủ đầu tư Ban Quản lý chỉnh trang đô thị HN); Dự
án xây dựng tượng đài Bác Hồ - Bác Tôn (chủ đầu tư Trung tâm bảo tồn và phát
huy giá trị di tích Lịch sử - Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh).
Hiện các
Dự án trên đã hoàn thành và đang trong thời gian bảo hành, các hạng mục công
trình đã hoàn tất thủ tục và được Sở Xây dựng ra Quyết định giao cho các đơn vị
chuyên ngành quản lý duy trì. Để đảm bảo công tác quản lý duy trì Sở Xây dựng
đã giao Ban QLDA Hạ tầng đô thị, Công ty TNHH nhà nước một thành viên Công viên
Thống Nhất tiếp nhận tạm thời quản lý duy trì các hạng mục cây xanh, thảm cỏ,
bồn hoa, đèn chiếu sáng và yêu cầu chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ và các thủ tục
để bàn giao chính thức. Hiện các hạng mục công trình đang phát huy hiệu quả đầu
tư, đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu sinh hoạt nghỉ ngơi, vui chơi cho mọi tầng lớp
nhân dân. Ngoài ra, hiện còn Dự án Trạm xử lý nước thải Hồ Bảy Mẫu (ở phía Bắc)
đang hoàn tất thủ tục đấu thầu thi công.
Tuy nhiên,
Dự án chỉnh trang Công viên Thống Nhất mới hoàn thành giai đoạn 1 (thuộc một
phần khu vực phía Bắc Công viên) như: sân, đường dạo, chiếu sáng, cây xanh,
thảm cỏ, ghế đá… Vì vậy những khu vực tiếp giáp và phần còn lại của công viên
(thuộc DA cải tạo chỉnh trang giai đoạn 2) chưa đồng bộ với các hạng mục đã
được cải tạo giai đoạn 1, nhiều chỗ bị hư hỏng cục bộ, đường dạo bong bật, bãi
cỏ và ghế đá thấp hơn mặt đường chính, thiết bị nhà vệ sinh cũ hỏng….
Sở Xây
dựng đã kiểm tra và chỉ đạo Ban QLDA Hạ tầng đô thị, Công ty TNHH nhà nước một
thành viên Công viên Thống Nhất, trong khi Dự án cải tạo chỉnh trang giai đoạn
2 chưa thực hiện, phải tăng cường dọn vệ sinh xung quanh công viên, sửa chữa
vật kiến trúc để đảm bảo cảnh quan phục vụ nhân dân vào thăm quan, nghỉ ngơi
trong Công viên. http://ambn.vn/
Câu số 58- Đề nghị UBND Thành phố cho cải
tạo chung cư E6, E7 Quỳnh Mai vì các chung cư xây dựng từ lâu hiện xuống cấp
nguy hiểm.
Phường
Quỳnh Mai hiện nay hầu hết là các khu nhà chung cư cao tầng được xây dựng từ
những năm 1960, 1970 bao gồm 46 đơn nguyên nhà chung cư. Do được xây dựng từ
nhiều năm nên đến nay các khu nhà chung cư đã xuống cấp, nhất là đối với các
khu nhà E6, E7. Nhân dân tại các khu nhà chung cư liên tục có đơn kiến nghị cửi
các cấp quan tâm triển khai xây dựng lại khu tập thể Quỳnh Mai. Với thực trạng
các khu nhà đã xuống cấp như hiện nay thì việc sớm thực hiện quy hoạch cải tạo,
xây dựng lại đồng bộ khu chung cư Quỳnh Mai là rất cần thiết.
Ngày 13/4/2009 UBND Thành phố có Văn bản số 3028/UBND-KH&ĐT chấp thuận chủ
trương cho Công ty CP Đầu tư xây dựng số 12 được liên doanh với Công ty CP Tư
vấn đầu tư xây dựng Ba Đình, Công ty CP đầu tư và xây dựng Điện lực Việt
Nam thành lập Công ty cổ phần theo quy
định để thực hiện dự án phá dỡ, xây dựng lại nhà E6, E7 Quỳnh Mai.
Tuy nhiên, việc cải tạo xây dựng lại nhà
E6, E7 Quỳnh Mai phải được tiến hành thực hiện trên cơ sở một đề án tổng thể,
theo quy hoạch chi tiết được duyệt của toàn Khu tập thể Quỳnh Mai, đảm bảo phù
hợp với quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Hà Nội, gắn với việc quy hoạch
nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội khu vực đảm bảo định hướng:
Đồng bộ - Hiện đại - Văn minh. Trên cơ sở đề xuất của UBND quận Hai Bà Trưng,
ngày 07/7/2009, UBND Thành phố có Văn bản số 6294/UBND-GT chấp thuận đề nghị
của UBND quận Hai Bà Trưng giao Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị
(nay là Tập đoàn phát triển nhà và đô thị Việt Nam - HUD) là đơn vị chủ trì lập
quy hoạch cải tạo, xây dựng lại, tổ chức điều tra xã hội học, khảo sát đánh giá
hiện trạng tổng thể khu Quỳnh Mai, trong đó bao gồm cả việc thực hiện dự án phá
dỡ, xây dựng lại nhà E6, E7 Quỳnh Mai.
Đến
nay, Tập đoàn phát triển nhà và đô thị Việt Nam - HUD (đại diện liên danh với
Công ty cổ phần Địa ốc sông Hồng) đang tiến hành khảo sát đánh giá hiện trạng
tổng thể khu Quỳnh Mai, phối hợp với UBND quận Hai Bà Trưng hoàn thành công tác
điều tra xã hội học, triển khai nhiệm vụ nghiên cứu lập quy hoạch cải tạo, xây
dựng lại khu Quỳnh Mai. http://ambn.vn/
Ngày 13/9/2011 Sở Quy hoạch - Kiến trúc có
Tờ trình số 3180/TTr-SQHKT báo cáo UBND Thành phố xem xét, phê duyệt nhiệm vụ
thiết kế quy hoạch làm cơ sở nghiên cứu, lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 của
Khu tập thể Quỳnh Mai. Sau khi quy hoạch chi tiết 1/500 khu Tập thể Quỳnh Mai
được phê duyệt, UBND quận Hai Bà Trưng có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện dự án
phá dỡ, xây dựng lại nhà E6, E7 Quỳnh Mai theo quy định.
Câu số 59: Đề nghị UBND Thành phố cho cải tạo,
sửa chữa tuyến đường 8/3, đường Quỳnh Mai, đường Quỳnh Lôi phường Quỳnh Mai;
đường Bạch Đằng phường Bạch Đằng. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án đường Trần
Khát Chân.
- Dự án cải tạo đồng hộ hạ tầng kỹ thuật
đường Bạch Đằng, Lãng Yên được UBND chấp thuận bố trí kế hoạch chuẩn bị đầu tư và giao cho UBND quận Hai Bà
Trưng làm chủ đầu tư. đến nay, UBND quận hoàn chỉnh các thủ tục thẩm định, phê
duyệt dự toán chuẩn bị đầu tư dự án, phê duyệt chỉ định thầu các đơn vị tư
vấn lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình theo quy định.
http://ambn.vn/
Do quá trình lập dự án phát sinh thay đổi tổng mức đầu tư. Vì vậy, UBND
quận Hai Bà Trưng đã hoàn chỉnh hồ sơ, trình Sở Kế hoạch và Đầu tư phê duyệt
điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án. Trên cơ sở đó, UBND quận Hai Bà Trưng sẽ khẩn
trương triển khai các thủ tục tiếp theo để sớm hoàn thành dự án.
* Đối với kiến nghị cải tạo phố Quỳnh Lôi và phố 8/3, phường Quỳnh Mai:
Quý III/2011, UBND quận Hai Bà Trưng đã chỉ đạo các phòng, ban chức năng tổ
chức khảo sát hai tuyến phố này. UBND quận đã có chủ trương đầu tư nâng cấp hè
phố hai tuyến phố này trong năm 2012. UBND Thành phố sẽ chỉ đạo Sở GTVT phối hợp với
UBND quận Hai Bà Trưng trong việc tăng cường công tác duy tu, duy trì đảm bảo
giao thông êm thuận trên các tuyến đường nói trên.
Câu số 60: Đề nghị UBND Thành phố cho biết bao giờ triển khai dự án
thoát nước giai đoạn 2 (cống hoá mương thoát nước ô nhiễm chạy qua các khu dân
cư phường Minh Khai, Quỳnh Lôi, Quỳnh Mai, Bạch Mai, đường hai bên sông Sét).
Công tác cống
hóa mương thoát nước chạy qua các khu dân cư thuộc phường Minh Khai,
Quỳnh Lôi, Quỳnh Mai, Bạch Mai là các hạng mục thuộc gói thầu số 4: “Cải tạo kênh mương thoát nước hạ lưu sông
Kim Ngưu” và đường hai bên bờ sông Sét thuộc phạm vi gói thầu số 5.1: “Thay thế cầu qua sông Tô Lịch, Lừ,
Sét và đường công vụ sông Lừ, Sét” thuộc Dự án thoát nước nhằm cải thiện môi trường
thành phố Hà Nội - Dự án II.
Hiện nay, Ban QLDA Thoát nước và Liên danh
Tư vấn đã mở thầu của 2 gói thầu trên, hiện đang khẩn trương đánh giá hồ sơ dự
thầu của các nhà thầu. Dự kiến quý IV/2011 sẽ khởi công các hạng mục của 2 gói
thầu.
Câu số 61- Trên địa bàn huyện Thường Tín có rất nhiều di tích lịch sử văn
hoá được nhà nước xếp hạng nhưng hiện nay có một số công trình đã bị xuống cấp
nghiêm trọng. Đề nghị UBND thành phố sớm
hỗ trợ kinh phí để trùng tu lại.
Trong những năm gần đây, UBND thành phố đã
đầu tư tu bổ một số di tích có giá trị đặc biệt về văn hóa, khoa học trong
huyện Thường Tín, như: di tích chùa Đậu, đình Khánh Vân... Hoặc đã có chủ
trương đầu tư tu bổ, như: di tích đền, miếu Chương Dương, chùa Pháp Vân.
Theo Nghị quyết số 16/2010/NQ-HĐND
ngày 12/10/2010 của HĐND Thành phố Hà Nội và Quyết định số 55/2010/QĐ-UBND ngày
15/12/2010 của UBND Thành phố về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp
ngân sách; tỷ lệ % phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách và định mức phân
bổ dự toán chi ngân sách thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015; Quyết định số
11/2011/QĐ-UBND ngày 02/3/2011 ban hành quy định phân cấp quản lý nhà nước một
số lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015
thì việc cải tạo, nâng cấp Đình, Chùa huyện Thường Tín thuộc nhiệm vụ chi ngân
sách huyện Thường Tín. http://ambn.vn/
Vì vậy, UBND Thành phố giao UBND huyện
Thường Tín cân đối nguồn chi tiêu ngân sách đã được phân bổ theo kế hoạch hàng
năm để đầu tư tu bổ cho các di tích xuống cấp nặng theo danh mục di tích xuống
cấp còn lại của huyện. http://ambn.vn/
Câu số 62: Năm 2010, Thành phố đã có Quyết định thu hồi một số diện
tích đất nông nghiệp của xã Ninh Hiệp để xây dựng công trình để xây dựng Cổng
chào kỷ niệm 1000 năm Thăng Long -Hà Nội. Đơn vị thi công đã tiến hành đổ cát
để xây dựng, tuy nhiên Thành phố đã quyết định không xây dựng Cổng chào, nhưng
đơn vị thi công không xúc cát trả lại mặt bằng cho nhân dân, ảnh hưởng đến sản
xuất nông nghiệp. Đề nghị UBND chỉ đạo đơn vị thi công hoàn trả hiện trạng đất
nông nghiệp cho nhân dân để sản xuất.
Thực hiện Quyết
định số 3074/QĐ-UBND ngày 22/6/2010 của UBND thành phố Hà Nội về việc Giao
nhiệm vụ cho UBND huyện: Phú Xuyên, Sóc Sơn, Gia Lâm làm chủ đầu tư thực hiện
công tác bồi thường, hỗ trợ, GPMB các khu đất để xây dựng các Cổng chào chào
mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội; Quyết định số 3101/QĐ-UBND ngày
23/06/2010 của UBND TP Hà Nội phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng Cổng chào
vào thành phố Hà Nội nhân dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội tại địa bàn
xã Ninh Hiệp, Quốc lộ 1 đi Lạng Sơn, huyện Gia Lâm. http://ambn.vn/
Ngày 25/6/2010, UBND huyện Gia Lâm đã thành
lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, GPMB và thành lập Tổ công tác giúp Hội đồng
bồi thường, hỗ trợ GPMB xây dựng Cổng chào chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội tại xã Ninh Hiệp,
huyện Gia Lâm. UBND huyện đã giao các phòng, ban chuyên môn tổ chức đo đạc, xác
định diện tích đất tại thực địa và xác định các hộ gia đình có đất nông nghiệp
nằm trong phạm vi GPMB xây dựng Cổng chào.
Ngày 03/7/2010, UBND xã
Ninh Hiệp và Ban Bồi thường GPMB huyện Gia Lâm đã họp với các hộ dân thôn 3,
thôn 7 và thôn 8 có đất nông nghiệp nằm
trong phạm vi dự án để công bố chủ trương và các vấn đề có liên quan, đồng thời
đề nghị các hộ có diện tích đất tạo điều kiện bàn giao đất cho đơn vị thi công
để thi công ngay, đảm bảo tiến độ thời gian; sau buổi họp đơn vị thi công đã
tiến hành san gạt và đổ cát tại khu vực từ km 152+520 đến km 152+600 trên tuyến
Quốc lộ 1B. http://ambn.vn/
Do vị trí trên có liên
quan đến đường dẫn của Quốc lộ 3 đang chuẩn bị thi công; ngày 07/7/2010, UBND
huyện Gia Lâm và các cơ quan chức năng của TP Hà Nội đã tiến hành xác định lại
và chuyển vị trí Cổng chào lên km 152+350 đến km 152+430 (cách vị trí cũ 40 m),
tại vị trí mới có khoảng trên 100 hộ dân thôn 8 bị thu hồi đất nông nghiệp.
Quá trình thực hiện dự án xây dựng Cổng chào, các phòng, ban chức năng của huyện
và UBND xã Ninh Hiệp đã phối hợp trong việc tuyên truyền, phổ biến chủ trương,
chính sách của UBND TP Hà Nội về công tác GPMB và xác định diện tích đất của
các hộ dân bị thu hồi phục vụ dự án.
Trong phạm vi đất thực hiện dự án xây dựng
Cổng chào có khu mộ gọi là Bãi Con Rùa, diện tích khoảng 297,7m2 gồm
rất nhiều mộ của các dòng họ, gia đình trong và ngoài xã. Ngày 12/7/2010, UBND
xã Ninh Hiệp có Thông báo số 248/TB-UBND về việc Di chuyển mồ mả tại khu vực
Bãi Con Rùa; thời gian để các gia đình, dòng họ kê khai từ ngày 12 đến ngày
16/7/2010. Trong khi chờ đo đạc, xác định diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi
của các hộ gia đình, tổ chức họp dân phổ biến chính sách bồi thường, hỗ trợ
GPMB thực hiện dự án để các dòng họ, gia đình kê khai, di chuyển mộ thì đơn vị
thi công đã tự ý tiến hành san gạt, đổ cát với khối lượng lớn tại vị trí xây
dựng Cổng chào, đặc biệt là san lấp vào toàn bộ khu vực Bãi Con Rùa (trên bãi
còn hàng trăm ngôi mộ).
Ngày 30/7/2010, UBND TP Hà Nội có văn bản số
5965/UBND-XD về việc dừng xây dựng Cổng chào chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng
Long - Hà Nội. Sau khi có thông báo dừng việc xây dựng Cổng chào, hiện trạng
diện tích thực hiện dự án xây dựng cổng chào, cụ thể như sau:
- Tại km 152+520 đến km 152+600 điểm xác định
xây dựng Cổng chào (cũ) đơn vị thi công đổ khoảng 4.000 - 5.000m3
cát.
- Tại km 152+350 đến km
152+430 điểm xác định xây dựng Cổng chào (mới), đơn vị thi công đã san gạt và
đổ cát cả 2 bên, hiện trạng khu vực mộ Bãi Con Rùa bị đổ cát lấp kín gây hư
hỏng, mất nấm.
Sau khi có ý kiến chỉ
đạo của các cơ quan chức năng thành phố Hà Nội và của UBND huyện Gia Lâm về
việc khôi phục hiện trạng diện tích đất thực hiện dự án xây dựng cổng chào. Đơn
vị thi công đã vét và chuyển toàn bộ phần cát, tuy nhiên việc triển khai dự án
xây dựng cổng chào đã bóc hết lớp đất mầu, việc vét cát chưa được triệt để gây
khó khăn, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của nhân dân.
UBND Thành phố sẽ chỉ đạo huyện Gia Lâm, các
ngành chức năng, giải quyết triệt để, để hoàn trả đất cho nhân dân.
http://ambn.vn/
Câu số 63- Đề nghị UBND
Thành phố xem xét có biện pháp ngăn chặn việc làng nghề Minh Khai, thị trấn Như
Quỳnh và khu công nghiệp Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên xả rác thải
xuống hệ thống mương cấp I (Mương Bắc Hưng Hải) gây ách tắc dòng chảy, ô nhiễm
môi trường ảnh hưởng tới sản xuất và nhân dân khu vực xã Dương Quang.
http://ambn.vn/
Về nội dung trên, theo chỉ đạo của UBND Thành
phố, Lãnh đạo Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội, phòng Tài nguyên môi trường của
UBND huyện Gia Lâm đã trực tiếp khảo sát tại hiện trường. Hiện trạng cho thấy
dòng kênh dẫn nước trong hệ thống mương Bắc Hưng Hải có một phần chảy qua các
xã: Dương Quang, Kim Sơn và một phần chảy qua địa phận xã Minh Khai thuộc thị
trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Đây là địa bàn giáp ranh giữa
huyện Gia Lâm Hà Nội và thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Trên
địa phận thuộc xã Minh Khai, thị trấn Như Quỳnh đang tồn tại rất nhiều cơ sở sơ
chế phế thải, bao bì … nằm sát dọc bờ kênh, được khai thác từ khu công nghiệp
thị trấn Như Quỳnh. Các hộ dân đã xả bừa bãi rác thải, bao bì và túi nilon xuống
dòng kênh. Vì vậy, việc phản ánh của cử tri huyện Gia Lâm là đúng.
http://ambn.vn/
UBND Thành phố đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, UBND
huyện Gia Lâm phối hợp với Sở Tài nguyên
và Môi trường Hưng Yên cùng UBND xã Dương Quang và UBND thị trấn Như Quỳnh đã
tích cực giải quyết, đến nay tình trạng xả rác thải đã được hạn chế. Khu bãi
rác thải không có phát sinh mới và hiện do UBND xã Dương Quang quản lý.
Việc ách tắc dòng chảy trên mương Bắc Hưng Hải
thuộc địa phận xã Dương Quang là do một số hộ dân tại thị trấn Như Quỳnh xả rác
thải xuống mương, UBND Thành phố giao UBND huyện Gia Lâm làm việc với đơn vị
quản lý kênh mương Bắc Hưng Hải để có biện pháp giải quyết, báo cáo UBND Thành
phố.
Câu số 64- Việc sản xuất của Doanh nghiệp tư nhân Hoàng Dương, tại
thôn Dương Đình, xã Dương Xá gây tiếng ồn và ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tới
khu vực dân cư xung quanh. Đề nghị UBND Thành phố xem xét, có biện pháp xử lý
dứt điểm.
Về việc
giải quyết tình trạng sản xuất gây ô nhiễm của Doanh nghiệp tư nhân Hoàng
Dương, UBND Thành phố đã có Văn bản số 5305/UBND-TNMT ngày 27/6/2011 giao Sở
Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với UBND huyện Gia Lâm để kiểm tra
và kết luận. Kết quả kiểm tra của Sở Tài nguyên và Môi trường cho thấy:
Doanh
nghiệp tư nhân Hoàng Dương đã dừng hoạt động SXKD tại thôn Dương Đình, xã Dương
Xá từ ngày 13/5/2011. Tuy nhiên quá trình sản xuất kinh doanh từ việc “đúc phôi từ phế liệu nhôm kẽm”
tại thôn Dương Đình, xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, trên phần đất ở của gia đình
của Doanh nghiệp tư nhân Hoàng Dương, nằm trong khu dân cư và không chấp hành
các quy định của Luật Bảo vệ môi trường như: không đăng ký chủ nguồn chất thải
nguy hại, khai thác nước ngầm, xả thải không xin phép đã gây ô nhiễm không khí,
nước ngầm, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng dân cư, gây bức xúc, khiếu kiện và
các hành động tự phát của nhân dân can thiệp vào hoạt động của Doanh nghiệp. Để
xử lý triệt để việc gây ô nhiễm của Doanh nghiệp tư nhân Hoàng Dương, UBND
Thành phố đã yêu cầu UBND huyện Gia Lâm chỉ đạo Công an huyện Gia Lâm thường
xuyên kiểm tra, giám sát việc dừng dừng hoạt động SXKD, nếu hoạt động trở lại
phải xử lý kiên quyết theo quy định của Pháp luật; đồng thời rà soát quỹ đất
trong các Khu, cụm công nghiệp để di dời Nhà xưởng của Doanh nghiệp tư nhân
Hoàng Dương.
Câu số 65- Đề nghị UBND Thành phố kiểm tra việc sử dụng đất không
đúng mục đích của Công ty Vật tư nông nghiệp Gia Lâm, thôn Dương Đình, xã Dương
Xá. Hiện nay, Công ty đã sử dụng một phần diện tích đất cho các cá nhân thuê để
xây 01 nhà 05 tầng, 01 ga ra để xe ô tô gây búc xúc cho nhân dân.
Công ty cổ
phần vật tư nông nghiệp Hà Nội trước đây là Công ty vật tư nông nghiệp Hà Nội.
Sau khi cổ phần hóa, Công ty này được quản lý nhà đất tại một số địa điểm trên
địa bàn thành phố Hà Nội, trong đó có nhà làm việc và kho với diện tích
278,91m2 trên diện tích đất 740,3m2 đất tại xã Dương Xá, huyện Gia Lâm.
http://ambn.vn/
Tại các
buổi tiếp xúc cử tri tại huyện Gia Lâm, cử tri có phản ánh nhiều về việc quản
lý, sử dụng đất của Công ty này. Ủy ban nhân dân thành phố đã giao Ủy ban nhân
dân huyện Gia Lâm thực hiện việc kiểm tra theo chức năng của cơ quan quản lý
Nhà nước trên địa bàn, kết quả bước đầu cho thấy trên khu đất có 01 nhà văn
phòng làm việc cao 5 tầng, 1 tum (có phép xây dựng), xây dựng phòng chờ để lắp
đặt hệ thống thang máy (xây dựng không đúng giấy phép); 01 khu nhà xưởng 01
tầng mái tôn sản xuất cám gia súc và sản xuất chai nhựa để đựng thuốc bảo vệ
thực vật; trên khu đất không có gara ô tô. http://ambn.vn/
Ngày
12/9/2011, UBND thành phố có văn bản số 7752/UBND-TNMT giao Sở Tài nguyên và Môi
trường chủ trì cùng các ngành liên quan kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất của
Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Hà Nội tại địa chỉ trên. Hiện Sở Tài nguyên
và Môi trường đang tổ chức thực hiện. Khi có kết quả, Ủy ban nhân dân thành phố
tiếp tục báo cáo Hội đồng nhân dân thành phố. http://ambn.vn/
Câu số 66- Đình, chùa Nghè Dương Đình, xã Dương Xá đã được công nhận là di
tích lịch sử văn hóa, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng. Đề nghị UBND Thành phố
quan tâm, đầu tư tu bổ, tôn tạo di tích.
Cụm di tích đình, chùa, nghè Dương Đình,
xã Dương Xá, huyện Gia Lâm được xếp hạng tại Quyết định số 315 QĐ-BVHTTDL ngày
22/01/2009 của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, hiện do Ủy ban nhân dân huyện
Gia Lâm trực tiếp quản lý toàn diện theo phân cấp.
Theo Nghị quyết số 16/2010/NQ-HĐND
ngày 12/10/2010 của HĐND Thành phố Hà Nội và Quyết định số 55/2010/QĐ-UBND ngày
15/12/2010 của UBND Thành phố về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp
ngân sách; tỷ lệ % phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách và định mức phân
bổ dự toán chi ngân sách thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015; Quyết định số
11/2011/QĐ-UBND ngày 02/3/2011 ban hành quy định phân cấp quản lý nhà nước một
số lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015
thì việc cải tạo, nâng cấp Đình, Chùa Nghè Dương Đình xã Dương Xá thuộc nhiệm
vụ chi ngân sách huyện Gia Lâm. http://ambn.vn/
Do vậy, UBND Thành phố giao UBND huyện Gia
Lâm kiểm tra, rà soát các di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn huyện; chủ động
cân đối nguồn vốn từ ngân sách huyện để có phương án cải tạo, nâng cấp đối với
các công trình đã xuống cấp nghiêm trọng theo đúng các quy định pháp luật hiện
hành của Nhà nước, Thành phố về phân cấp quản lý đầu tư xây dựng công trình.
Câu số 67- Tuyến đường 179 đoạn qua xã Kiêu Kỵ
hiện đang xuống cấp nghiêm trọng do việc thi công dự án nước sạch xã Kiêu Kỵ,
gây mất an toàn giao thông. Đề nghị UBND Thành phố chỉ đạo đơn vị thi công đẩy
nhanh tiến độ, hoàn trả mặt đường.
Công ty
Nước sạch Hà Nội được UBND Thành phố giao làm chủ đầu tư trực tiếp quản lý tổ
chức thực hiện dự án xây dựng Hạ tầng cấp nước cho xã Kiêu Kỵ, huyện Gia
Lâm. Công ty Nước sạch Hà Nội cùng các
nhà thầu đó tổ chức triển khai thi công
xây dựng và hiện đã cơ bản hoàn thành việc lắp đặt các tuyến ống phân phối
DN90-DN250. Trong đó, có đoạn tuyến ống phân phối chính DN250 trên trục đường
179 (đoạn qua chợ Kiêu Kỵ). http://ambn.vn/
Thực hiện chỉ đạo của UBND Thành phố,
Công ty đã cùng với các bên liên quan tổ chức kiểm tra công tác hoàn trả mặt
đường sau khi thi công tuyến ống, đánh giá thực trạng và nguyên nhân xuống cấp
của đoạn đường trên. Theo đú, tuyến đường 179 là tuyến đường giao thông chính
của khu vực có rất nhiều phường tiện ô tô tải trọng lớn lưu thông. Đoạn đường
khu vực chợ Kiêu Kỵ bị xuống cấp nguyên nhân chính do nền đất yếu, hai bên
đường không có hệ thống thoát nước đã gây ngập úng cục bộ. Đặc biệt tại những
vị trí trũng xe tải trọng lớn đi qua dẫn đến việc phá hỏng mặt đường gây xuống
cấp.
Hiện nay, cỏc đơn vị của Sở Giao thông vận tải đang thực hiện Sửa chữa đảm bảo an toàn giao
thông đường Kiêu Kỵ đoạn từ km1+600 - km2+300 (đoạn qua chợ Kiêu Kỵ), bắt đầu
được triển khai thi công từ thỏng 9/2011, dự kiến hoàn thành trong Quý IV/2011.
Câu số 68: Hiện nay, đường Yên Thường, xã Yên
Thường xuống cấp nghiêm trọng, gây mất an toàn giao thông. Đề nghị UBND Thành
phố quan tâm, đầu tư cải tạo, nâng cấp.
UBND Thành phố đã chỉ đạo Sở GTVT thường xuyên kiểm tra, tiến hành duy
tu duy trì đảm bảo giao thông êm thuận. Về tuyến đường Yên Thường, giao Sở GTVT
phối hợp với UBND huyện Gia Lâm khảo sát thực tế, nếu điều kiện hạ tầng, quy
hoạch phù hợp, sẽ đề xuất lập dự án cải tạo, nâng cấp, báo cáo UBND Thành phố.
UBND huyện Gia Lâm đã
có văn bản số 700/UBND-QLĐT tổng hợp nhu cầu đầu tư các tuyến đường giao thông
trên địa bàn Huyện gửi Sở Giao thông vận tải Hà Nội xem xét, tổng hợp các dự án
đầu tư; trong đó có tuyến đường Yên Thường.
Câu số 69- Cung trượt, xã Bát
Tràng tại đầu cửa sông Bắc Hưng Hải đã có kế hoạch đầu tư xây dựng, nhưng đến
nay còn 25m chưa được thực hiện. Đề nghị UBND Thành phố sớm đầu tư thực hiện.
Dự án
đường liên xã Bát Tràng - Xuân Quan được UBND huyện Gia Lâm quyết định
đầu tư và giao cho Ban QLDA huyện tổ chức thực hiện, điểm đầu tuyến
đường là Đình Bát Tràng, điểm cuối tuyến đường nối với cống Xuân Quan;
về cơ bản, công trình hoàn thành theo thiết kế phê duyệt và bàn giao
đưa vào khai thác sử dụng. Tuy nhiên, đoạn cung trượt cuối tuyến đường
(khoảng 25m) do đất lở nên không thi công được. Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn đã phê duyệt Dự án cứng hóa bờ kênh Bắc Hưng Hải, trong đó có việc xử
lý cung trượt này. Dự án sẽ được thi công trong thời gian tới.
Câu số 70- Cảng du lịch Bát Tràng đã hoàn
thành giai đoạn 1 nhưng không hoạt động do mực nước sông Hồng thấp, tàu thuyền
không cập cảng được. Đề nghị UBND Thành phố xem xét, có biện pháp giải quyết.
http://ambn.vn/
Cảng du
lịch Bát Tràng hiện do Cục đường Thủy nội địa Việt Nam quản lý đầu tư và khai thác.
UBND Thành phố giao Sở GTVT làm việc với Cục đường Thủy nội địa Việt Nam để
giải đáp kiến nghị của cử tri.
Câu số 71- Dự án Chiêm Mai có diện tích gần 20ha tại xã Xuân Quan, huyện
Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đã tiến hành xây dựng hệ thống cống tiêu thoát nước có
cao trình đáy cống cao hơn cao trình mặt bằng xã Bát Tràng gây ảnh hưởng đến
tiêu thoát nước của 1/2 diện tích trên địa bàn xã trong mùa mưa, úng. Đề nghị
UBND Thành phố có hướng giải quyết (cử tri huyện Gia Lâm).
Xã Bát Tràng- Huyện Gia Lâm có vị trí ở
ngoài đê Sông Hồng, Phía Đông giáp Kênh Bắc Hưng Hải (địa phận xã Xuân Quan),
Phía Nam giáp sông Hồng, Phía Bắc và phía Tây giáp đê Tả Sông Hồng. Dân cư xã
Bát Tràng chủ yếu thu nhập từ nghề sản xuất đồ gốm sứ và các dịch vụ phục vụ
cho sản xuất và kinh doanh đồ gốm sứ. Diện tích sản xuất nông nghiệp chủ yếu là
cây ngô, gieo trồng ngoài đất bãi, nhu cầu sử dụng nước tưới không đáng kể.
Công tác tiêu cho khu vực này hoàn toàn tiêu tự chảy ra ngoài sông Hồng. Do đặc
điểm đó nên hàng năm, xã Bát Tràng không sử dụng dịch vụ tưới tiêu nước của
Công ty Đầu tư phát triển thủy lợi Hà Nội. Bên cạnh đó dự án Chiêm Mai xây dựng
tại xã Xuân Quan do Tỉnh Hưng Yên đầu tư xây dựng trên địa phận của tỉnh nên
không có ý kiến thỏa thuận với Công ty Đầu tư phát triển thủy lợi Hà Nội về
việc tiêu thoát nước. http://ambn.vn/
UBND Thành phố tiếp thu ý kiến của cử tri
và sẽ chỉ đạo UBND Huyện Gia Lâm kiểm tra làm rõ báo cáo UBND Thành phố chỉ đạo
cụ thể.
Câu số 72- Năm 2009, làng nghề Giang Cao, xã Bát Tràng đã được UBND
thành phố công nhân là Làng nghề gốm sứ truyền thống nhưng đến nay vẫn chưa có
địa điểm để trưng bày, giới thiệu và kinh doanh sản phẩm gốm sứ. Đề nghị UBND
Thành phố quan tâm, đầu tư xây dựng, tạo điều kiện phát triển cho làng nghề
truyền thống.
Làng nghề gốm sứ Giang Cao xã Bát Tràng được
TP công nhận là làng nghề truyền thống Hà Nội năm 2009. Sở Công Thương, UBND xã
Bát Tràng, UBND huyện Gia Lâm đã có nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển
sản xuất ở làng nghề từ chương trình khuyến công, xúc tiến thương mại: tổ chức
các lớp đào tạo nghề, xây dựng thương hiệu, tham gia hội chợ quảng bá, giới
thiệu sản phẩm làng nghề… Đảng ủy, UBND xã Bát Tràng đã có chủ trương và đang
tìm địa điểm phù hợp để lập dự án xây dựng trung tâm trưng bày giới thiệu và
kinh doanh sản phẩm gốm sứ làng nghề truyền thống tại thôn Giang Cao, Bát Tràng.
http://ambn.vn/
Câu số 73- Hiện nay, việc sản xuất các ngành nghề truyền thống của các
hộ gia đình xã Đình Xuyên đang gây ô nhiễm môi trường trong khu dân cư, ảnh
hưởng tới sức khoẻ của nhân dân. Đề nghị UBND Thành phố sớm triển khai đầu tư
xây dựng làng nghề sản xuất tập trung xã Đình Xuyên.
Xã Đình
Xuyên huyện Gia Lâm có diện tích tự nhiên 314,5 ha, dân số hiện tại 9.695 người
là xã có nhiều ngành nghề phát triển như chế biến dược liệu, chế biến gỗ, sản
xuất diêm…Từ nhu cầu thực tế của nhân dân làng nghề xã Đình Xuyên muốn có khu
vực sản xuất tập trung nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường. http://ambn.vn/
- UBND
thành phố Hà Nội có văn bản số 5053/UB-KH&ĐT ngày 15/11/2005 chấp thuận chủ
trương đầu tư dự án xây dựng hạ tầng cụm sản xuất làng nghề tập trung xã Kim
Lan và xã Đình Xuyên huyện Gia Lâm;
- Ngày
21/7/2010 UBND Thành phố có văn bản số 6001/UBND-KH&ĐT“ Giao UBND huyện
làm bên mời thầu, tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư xây dựng Cụm công nghiệp
làng nghề Đình Xuyên”; Tuy nhiên, thời điểm đó quy hoạch chung xây dựng
Thủ đô cũng như Quy hoạch tổng thể phát triển Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp
trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 chưa được phê
duyệt nên Cụm công nghiệp làng nghề Đình Xuyên chưa có điều kiện thực hiện
Hiện nay, UBND huyện đã giao các ngành chức năng phối hợp
với UBND xã Đình Xuyên khảo sát, đẩy nhanh tiến độ lập dự án trình cấp có thẩm
quyền phê duyệt. http://ambn.vn/
Câu số 74: Việc thực hiện cải tạo, nâng cấp
tuyến đường nối từ Quốc lộ 5 vào khu công nghiệp Hapro do Ban quản lý dự án
Giao thông đô thị làm chủ đầu tư tiến độ thi công rất chậm, nhiều diện tích đất
đã được GPMB nhưng chưa được thi công, gây khó khăn cho việc tham gia giao
thông của nhân dân. Đề nghị UBND Thành phố chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện.
http://ambn.vn/
Việc triển
khai thi công tuyến đường từ Quốc lộ 5 vào khu công nghiệp Hapro (do Sở GTVT
làm chủ đầu tư) theo cử tri nêu còn chậm là đúng, trong đó có các nguyên nhân
cơ bản sau: Tuyến đường hiện trạng còn hẹp, vừa thi công vừa phục vụ nhân dân
đi lại; khối lượng công việc GPMB là rất lớn; Dự án tái định cư do Huyện Gia
Lâm triển khai chưa hoàn thành; tuyến đường điện cao thế 22Kv dẫn vào khu công
nghiệp Hapro không được đơn vị quản lý di chuyển kịp thời theo cam kết; khi thi
công phải hoàn trả các hệ thống công trình tưới tiêu nông nghiệp; việc di
chuyển hệ thống công trình ngầm nổi (điện, thông tin…) chậm; năng lực triển
khai thi công của một số nhà thầu còn hạn chế; chủ đầu tư chưa quyết liệt trong
công tác chỉ đạo, điều hành. http://ambn.vn/
Để đẩy nhanh tiến độ Dự án, UBND Thành phố đã
chỉ đạo Sở GTVT phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các cấp các ngành
có liên quan đẩy nhanh tiến độ GPMB; UBND Huyện Gia Lâm khẩn trương hoàn chỉnh
dự án xây dựng khu tái định cư để bố trí cho các hộ dân; chủ đầu tư làm việc cụ
thể với ngành điện di chuyển tuyến điện 22KV ra khỏi phạm vi mặt đường theo cam
kết; Huyện Gia Lâm tiếp tục vận động thuyết phục các hộ dân chấp hành chính
sách của nhà nước, kịp thời giải thích làm rõ các vấn đề mà người dân bị thu
hồi mặt bằng còn chưa rõ và còn thắc mắc, tăng cường đối thoại với dân trong
công tác GPMB.
Sở GTVT tổ
chức rà soát và thay thế kịp thời các nhà thầu thi công chưa đáp ứng được yêu
cầu; khắc phục các khó khăn khi vừa thi công vừa khai thác đường; tăng cường
công tác duy tu duy trì, đảm bảo giao thông đối với những đoạn tuyến chưa thu
hồi được mặt bằng thi công để phục vụ nhân dân đi lại.
Câu số 75- Đề nghị Thành phố quan tâm, bố trí đất để xây dựng chợ
Dược liệu xã Ninh Hiệp (huyện Gia Lâm). http://ambn.vn/
Khu đất để
bố trí xây dựng công trình Chợ Dược liệu tại xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm đã
được Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo đầu tư từ năm 2008, giao trách nhiệm cho
Ủy ban nhân dân huyện Gia Lâm lựa chọn nhà đầu tư để thực hiện dự án này.
http://ambn.vn/
Cho tới
nay, một số văn bản pháp quy để triển khai công tác đấu thầu, lựa chọn nhà đầu
tư có thay đổi, thời hạn thực hiện việc đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư xây dựng
kinh doanh chợ dược liệu Ninh Hiệp, Gia Lâm đến nay (theo các văn bản chỉ đạo
của Thành phố) đã hết hiệu lực. Ủy ban nhân dân huyện Gia Lâm cần căn cứ vào
quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch chung, quy hoạch ngành, quy
hoạch kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2011-2015 để lập hồ sơ đề xuất danh mục dự án
lựa chọn nhà đầu tư, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định.
Câu số 76- Dự án tu bổ, tôn tạo Đình thôn Ngọc Động, xã Đa Tốn đã được
Thành phố quyết định đầu tư vốn, song đến nay chưa triển khai thi công. Đề nghị
UBND Thành phố chỉ đạo, đôn đốc Chủ đầu tư tiến hành thi công.
Đình Ngọc Động, xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm
được Bộ Văn hóa- Thông Tin (nay là Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng
tại Quyết định số 34/VH-QĐ ngày 09/01/1990, hiện do Ủy ban nhân dân huyện Gia
Lâm trực tiếp quản lý toàn diện theo phân cấp. Trong các năm 2009, 2010 Ủy ban
nhân dân huyện Gia Lâm đã chỉ đạo Ban quản lý dự án huyện Gia Lâm thực hiện
công tác chuẩn bị đầu tư tu bổ di tích; Qua đó đã phê duyệt Quyết định đầu tư
tu bổ trong tháng 12/2010; Ban quản lý dự án huyện đã tổ chức chọn thầu, thời
hạn thực hiện dự án là 310 ngày; Thời gian động thổ trong dịp Tết nguyên đán
Xuân Tân Mão. Tuy nhiên, sau khi tiểu ban di tích đình Ngọc Động đã chuyển đồ
thờ ra khỏi di tích để bảo quản được khoảng 5 tháng, đến ngày 15/6/2011, Ban
quản lý dự án huyện Gia Lâm mới phối hợp với UBND xã Đa Tốn tổ chức khởi công dự án tu bổ đình Ngọc Động, hiện nay công trình
đang được thi công hạng mục tường rào.
Như
vậy, dự án đã được triển khai quá chậm so với quy định, UBND Thành phố giao Ủy
ban nhân dân huyện Gia Lâm kiểm tra, đôn đốc các đơn vị liên quan thực hiện
theo đúng tiến độ.
Câu số 77- Hiện nay, chỉ gần 20% dân số của huyện Gia Lâm được sử dụng nước
sạch sinh hoạt, trong khi đó tình trạng ô nhiễm môi trường trong khu dân cư
ngày càng gia tăng, nguồn nước giếng khoa có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khoẻ của
nhân dân. đề nghị UBND Thành phố xem xét đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các
hệ thống cung cấp nước sạch cho nhân dân huyện Gia Lâm. http://ambn.vn/
Huyện Gia Lâm hiện có 20 đơn vị hành chính
(19 xã và 1 thị trấn). Dân số: 204.294 người với 49.219 hộ dân. Theo số liệu
điều tra toàn huyện hiện có 97% dân số được sử dụng nước hợp vệ sinh trong đó
có khoảng 30% dân số được sử dụng nước sạch.
Mục tiêu của chương trình nước sạch đã
được UBND thành phố phê duyệt đến năm 2015 là: Tỷ lệ dân số được sử dụng nước
hợp vệ sinh là 100%. Tỷ lệ dân số được sử dụng nước sạch là 60%. Để giải quyết vấn đề nước sạch nông thôn cho
huyện Gia Lâm, trong những năm qua Thành phố đã quan tâm đầu tư hỗ trợ xây dựng
các nhà máy cung cấp nước sạch cho nhân dân huyện Gia Lâm (3 trạm: xã Ninh
Hiệp, xã Phù Đổng và xã Kim Lan). Ngoài ra trên địa bàn huyện Gia lâm có nhà
máy cấp nước số 2 hiện đang hoạt động cấp nước cho một số xã của huyện Gia Lâm
và khu vực nội thành. Theo kế hoạch nhà máy cấp nước số 2 đã xây dựng hệ thống
đường trục từ nhà máy nước đến các xã: Đa Tốn, Trâu Quỳ, Kiêu Kỵ. Ngoài 3 xã
trên, các xã nằm trên đường trục có thể đấu nối và sử dụng nước sạch từ nhà máy
nước số 2. Trong quy hoạch sẽ xây 01 nhà máy xử lý nước mặt sông Đuống tại xã
Phù Đổng dẫn nước về cấp cho khu vực phía Nam Thành phố (Thường Tín, Phú Xuyên,
Thanh Trì…). Như vậy theo quy hoạch tổng thể cấp nước của Thành phố, sau khi
nhà máy nước mặt sông Đuống đi vào hoạt động thì các xã nằm dọc theo đường trục
Phù Đổng- Thanh Trì sẽ được sử dụng nước từ nhà máy nước sạch sông Đuống.
http://ambn.vn/
Câu số 78- Đề nghị UBND Thành phố khi thu hồi đất ở phục vụ xây dựng
các dự án trên địa bàn huyện (Dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng; Quốc
lộ 3 mới Hà Nội - Thái Nguyên, Nâng cấp và mở rộng tuyến đường nối từ quốc lộ 5
vào khu công nghiệp Hapro…) cần xem xét giá bồi thường đất ở sát với giá thị
trường, nâng định mức tái định cư cho các hộ dân bị di dời, đồng thời công khai
quy chế tái định cư (đối tượng được tái định cư, số tiền phải nộp, định mức tái
định cư) nhằm đảm bảo quyền lợi và tạo sự đồng thuận của nhân dân trong quá
trình thực hiện.
Công tác
bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư của các dự án này đã được Ủy ban
nhân dân thành phố quan tâm chỉ đạo, nhằm đảm bảo giải quyết quyền, lợi ích hợp
pháp của người bị thu hồi đất được hưởng với mức cao nhất. http://ambn.vn/
Về mức giá
đất ở để tính bồi thường, Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo giải quyết theo quy
định tại khoản 1 Điều 12 Quyết định số 108/2009/QĐ-UBND ngày 29/9/2009 “Trường hợp thời điểm quyết định thu hồi
đất, mức giá đất đã ban hành chưa sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất
thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường thì UBND huyện đề xuất, báo
cáo Sở Tài chính chủ trì thẩm tra, trình UBND Thành phố xem xét quyết định”.
- Về tái
định cư: Căn cứ vào điều kiện quỹ đất tái định cư của dự án và căn cứ hạn mức
giao đất ở mới theo quy định, UBND Thành phố đã quy định hạn mức giao đất tái
định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại Điều 47 Quyết định số 108/2009/QĐ-UBND
ngày 29/9/2009 của UBND Thành phố nhằm đảm bảo mặt bằng chính sách chung khi
Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn toàn Thành phố.
Ủy ban
nhân dân huyện Gia Lâm có trách nhiệm công khai các chính sách bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư; quyết định phê duyệt và công khai quy chế tái định và
phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (trong đó có diện tích được bố trí
tái định cư, số tiền sử dụng đất phải nộp...) theo quy định.
Câu số 79- Đề nghị UBND Thành phố kiểm tra, phân định rõ ranh giới
giữa xã Dương Quang, huyện Gia Lâm và thôn Minh Khai, thị trấn Như Quỳnh, huyện
Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.
Địa giới
hành chính giữa xã Dương Quang, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội và xã Như
Quỳnh, huyện Mỹ Văn, tỉnh Hải Hưng (nay là thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm,
tỉnh Hưng Yên) đã được các cấp chính quyền thống nhất xác định và ký kết hoàn
thiện hồ sơ, bản đồ, cắm mốc địa giới hành chính theo Chỉ thị 364/CT ngày 06 tháng 11 năm 1991 của Chủ tịch hội đồng
Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ).
Theo báo
cáo của UBND huyện Gia Lâm, hiện nay một số hộ dân thuộc thôn Minh Khai, thị
trấn Như Quỳnh ở khu vực giáp ranh đã cạp lấp lấn sông Thiên Đức và xả rác thải
gây ôn nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của các hộ dân của
xã Dương Quang ở khu vực giáp ranh. http://ambn.vn/
UBND huyện
Gia Lâm đã chỉ đạo UBND xã Dương Quang thực hiện các biện pháp ngăn chặn việc
cạp lấp và đề nghị UBND thị trấn Như Quỳnh và các cơ quan chức năng phía tỉnh
Hưng Yên phối hợp giải quyết trong tháng 10 năm 2011.
Câu số 80- Việc hoàn trả một số công trình đã giải phóng mặt bằng
cầu Nhật Tân, đường nối cầu Nhật Tân đi sân bay Nội Bài như: THCS Vĩnh Ngọc,
tiểu học Tô Thị Hiển, Trạm Y tế xã Vĩnh Ngọc tiến độ quá chậm dẫn đến việc học
sinh 2 trường phải học nhờ các phòng học tạm gây ảnh hưởng đến chất lượng học
tập. Trạm Y tế xã Vĩnh Ngọc phải thuê mượn nhà cấp 4 để khám chữa bệnh làm ảnh
hưởng đến việc chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Đề nghị UBND Thành phố sớm ghi
vốn để khởi công xây dựng hoàn trả các công trình nói trên.
Theo quy định tại các Nghị định và văn
bản hướng dẫn của các Bộ, ngành về công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ các công trình công cộng (Nghị định số
197/2004/NĐ-CP, Nghị định số 84/2007/NĐ-CP, Nghị định số 69/2009/NĐ-CP và một
số thông tư hướng dẫn) và của UBND Thành phố tại Quyết định số 108/2009/QĐ-UBND
ngày 29/9/2009 quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu
hồi đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội thì:
- Các nội dung di dời công trình HTKT và
HTXH là một nội dung trong công tác GPMB khi triển khai các công trình xây dựng
và nằm trong nguồn kinh phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trong tổng mức
đầu tư của các dự án này.
- Quy
trình bồi thường, hỗ trợ được thực hiện theo trình tự: Lập, thẩm định và phê
duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ do chủ đầu tư GPMB thực hiện và UBND cấp
quận, huyện phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ. Các nội dung bồi thường đối
với nhà cửa, công trình xây dựng (trường học, trạm y tế) và di dời công trình
HTKT và HTXH (nghĩa trang) được quy định tại Điều 31 Quyết định số
108/2009/QĐ-UBND của UBND Thành phố.
Do vậy,
kinh phí di dời các công trình THCS Vĩnh Ngọc, tiểu học cơ sở Tô Thị Hiển, Trạm
y tế xã Vĩnh Ngọc để phục vụ công tác GPMB các dự án xây dựng cầu Nhật Tân, xây
dựng tuyến đường nối cầu Nhật Tân đi sân bay Nội Bài thuộc nguồn kinh phí bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư của các dự án này.
Trong thời
gian qua, để giải quyết những vướng mắc có liên quan trong công tác giải ngân
từ nguồn kinh phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của các dự án cho việc thực
hiện di dời các công trình HTKT và HTXH, UBND Thành phố đã có văn bản số
2529/VP-GT ngày 19/7/2011 giao Ban chỉ đạo GPMB Thành phố chủ trì rà soát các
hồ sơ, quy trình, thủ tục GPMB để kịp thời giải quyết việc thanh toán đền bù,
hỗ trợ. Ngày 17/8/2011, Ban chỉ đạo GPMB Thành phố đã có văn bản số 559/BCĐ-NV2
hướng dẫn giải quyết các tồn tại này.
UBND huyện
Đông Anh đã hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư đối với các dự án trường THCS
Vĩnh Ngọc, Tiểu học Tô Thị Hiển và Trạm y tế xã Vĩnh Ngọc; các dự án đang trong
giai đoạn thực hiện dự án. Tuy nhiên, nguồn vốn để thực hiện dự án hiện nay gặp
khó khăn do kinh phí đền bù GPMB đối với các dự án này chưa đáp ứng để xây dựng
các công trình mới, hoàn trả sau GPMB. http://ambn.vn/
Câu số 81- Đề nghị UBND Thành phố sớm giải quyết quỹ đất dịch vụ cho
các hộ gia đình bị thu hồi trên 30% đất nông nghiệp được giao theo Nghị định 64
thuộc địa bàn huyện (cử tri huyện Đông Anh)
- Theo các
quy định, chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong giai đoạn từ khi
có Nghị định số 84/2007 ngày 25/5/2007 đến khi có Nghị định 69/2009 của Chính
phủ có hiệu lực (ngày 01/10/2009), Nhà nước có quy định đối với người sử dụng
đất nông nghiệp nếu bị thu hồi trên 30% đất được xem xét, giải quyết giao đất
làm dịch vụ hoặc giao đất để xây dựng nhà ở. Ủy ban nhân dân thành phố có quy
định việc áp dụng chính sách này tại các Quyết định số số 33/2008/QĐ-UBND ngày
09/6/2008 và Quyết định số 18/2008/QĐ-UBND ngày 29/9/2008. http://ambn.vn/
Ủy ban
nhân dân thành phố đã báo cáo các cơ quan trung ương để xin ý kiến chỉ đạo và
có công văn số 1130/UBND-TNMT ngày 21/02/2011 chỉ đạo tháo gỡ khó khăn vướng
mắc, cụ thể:
“UBND các quận, huyện, thị xã: Lập kế hoạch
tổ chức thực hiện các nội dung theo chỉ đạo, báo cáo Ban thường vụ quận uỷ,
huyện uỷ, thị uỷ để lãnh đạo, chỉ đạo; trong đó lưu ý ưu tiên giải quyết trước
việc đề xuất, giới thiệu địa điểm đất để giải quyết nhu cầu đất ở, đất dịch vụ
của người dân tại các dự án (đặc biệt là các trường hợp chính quyền đã có văn
bản cam kết, ghi nhận nợ với người dân) trước khi đề xuất, giới thiệu địa điểm
đất thực hiện các dự án sản xuất, kinh doanh”.
Tại văn
bản này, Ủy ban nhân dân thành phố cũng đã giao Sở Tài nguyên và Môi trường
kiểm tra, đôn đốc các quận, huyện, thị xã, các Sở, ngành có liên quan trong
việc thực hiện các nhiệm vụ và nội dung chỉ đạo nêu trên, kịp thời tổng hợp
những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, báo cáo Ủy ban nhân dân
thành phố. http://ambn.vn/
Câu số 82- Tiến độ xây dựng Quy hoạch chung của Thủ đô còn chậm dẫn
đến các quy hoạch khu di tích Cổ Loa và quy hoạch các điểm dân cư nông thôn bị
chậm, ảnh hưởng tới phát triển kinh tế xã hội đặc biệt là việc cấp đất giãn dân
nông thôn ở các xã như: Cổ Loa, Uy Nỗ...10 năm nay chưa cấp được đất giãn dân,
nhân dân rất bức xúc. Đề nghị UBND Thành phố quan tâm chỉ đạo giải quyết.
Về quy
hoạch, theo quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn tới
năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì khu vực các xã Cổ Loa, Uy
Nỗ, huyện Đông Anh nằm trong phạm vi nghiên cứu của một số đồ án quy hoạch,
trong đó có Đề án tổng thể Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích
Thành Cổ Loa hiện Bộ Xây dựng đang thẩm định để báo cáo Chính phủ.
http://ambn.vn/
Quy hoạch
khu vực nông thôn trong chùm đô thị (trung tâm và các vệ tinh) trên địa bàn
huyện Đông Anh đang được rà soát, nghiên cứu, phân loại và định hướng cho mô
hình Quy hoạch phát triển nông thôn trong giai đoạn mới của Thủ đô theo định
hướng Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô. Sở Quy hoạch - Kiến trúc đã phối hợp với
các đơn vị liên quan tổ chức tập huấn tại huyện Đông Anh.
Tại công
văn số 6609/UBND-XD ngày 09/8/2011, Ủy ban nhân dân thành phố đã chỉ đạo, giao
nhiệm vụ khẩn trương hoàn thiện, thẩm định các đồ án Quy hoạch phân khu ký hiệu
N7, GN (tại khu vực các xã Cổ Loa, Uy Nỗ), trình Ủy ban nhân dân Thành phố phê
duyệt làm cơ sở để lập dự án đầu tư xây dựng, trong đó có hạ tầng kỹ thuật một
số khu vực đất dãn dân. http://ambn.vn/
Trên cơ sở
quy hoạch phân khu được duyệt, việc giao đất giãn dân nông thôn sẽ được giải
quyết theo kế hoạch sử dụng đất do Ủy ban nhân dân huyện Đông Anh xây dựng.
http://ambn.vn/
Câu số 83- Đề nghị UBND Thành phố chỉ đạo Sở
GTVT có biện pháp duy tu, sửa chữa tuyến đường Tứ Hiệp hiện đã xuống cấp gây
nguy hiểm cho người tham gia giao thông.
UBND Thành phố đã chỉ đạo Sở GTVT thường xuyên kiểm tra, tiến hành duy
tu duy trì đảm bảo giao thông êm thuận. Đối với đường Tứ Hiệp, Sở GTVT đã đưa
vào kế hoạch sửa chữa đảm bảo an toàn giao thông năm 2012.
Câu số 84- Dự án bờ phải sông Tô Lịch tiến độ quá chậm, việc thi
công thiếu đồng bộ, hạng mục thoát nước không đảm bảo chất lượng (không có cốt
thép), thiết kế không phù hợp (không có đường đi vào ngõ xóm mà xây vỉa hè) gây
khó khăn cho việc đi lại của nhân dân, đề nghị UBND Thành phố quan tâm, chỉ đạo.
Công trình cải tạo bờ phải sông Tô Lịch
thuộc Gói thầu "đường bờ phải sông Tô Lịch" của Dự án thoát nước nhằm cải thiện môi trường thành
phố Hà Nội - dự án II. Gói thầu được bắt đầu thi công từ tháng 8/2010,
đến nay đã hoàn thành được khoảng 70% tổng chiều dài tuyến. Thời gian thực hiện
gói thầu là 18 tháng.
Do vừa thi công, vừa đảm bảo giao thông
nên nhà thầu tập trung thi công trước phần nền đường sau đó mới tiến hành thi
công rãnh thu nước nhà dân, hạ ngầm các công trình điện, thông tin, lát vỉa hè,
lắp đặt hệ thống chiếu sáng và trồng cây xanh. Công tác thi công công trình của
gói thầu được thực hiện theo quy định và được giám sát bởi đơn vị có đủ năng
lực chuyên ngành (Công ty liên danh tư vấn Nippon Koe - VIWASE).
Theo nội dung kiến nghị của cử tri, UBND Thành phố
đã giao Sở Xây dựng thực hiện kiểm tra hồ sơ, hiện trường và báo cáo như sau:
Các hạng mục công trình được triển khai theo đúng hồ sơ thiết kế được duyệt, cụ
thể:
+
Hạng mục thoát nước gồm có hệ thống cống dọc, cống ngang, cửa xả và rãnh thu
nước nhà dân ở mặt đường. Cống dọc và cống ngang được thiết kế định hình mua
tại nhà máy bê tông đúc sẵn. Rãnh thu nước nhà dân B400 là bê tông đổ tại chỗ
trên hè không có cốt thép.
+
Đường vào ngõ xóm theo thiết kế là lát gạch block đã được Sở Xây dựng cho phép
điều chỉnh thành đường vào ngõ xóm với kết cấu bê tông (trong phạm vi chỉ giới
xây dựng đường bờ phải sông Tô Lịch).
Câu số 85- Hiện nay ngõ xóm vào Tổ 7, thị trấn Văn
Điển có một ngôi đền cổ phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân. Đề nghị UBND
Thành phố quan tâm chỉ đạo để lại đường ngang qua đường tàu tại ngõ này tạo
điều kiện cho nhân dân đi lại thuận tiện. http://ambn.vn/
Hiện nay, để đảm bảo an toàn đường sắt, hạn chế tai nạn giao thông, UBND
Thành phố đã giao Sở GTVT tổ chức 13 điểm gác chắn đường ngang qua đường sắt
(tuyến đường sắt Bắc - Nam trên địa bàn Thành phố), tuy nhiên không có điểm nào
thuộc địa bàn Thị trấn Văn Điển. Việc mở đường ngang qua đường sắt hiện do Bộ
GTVT quản lý thống nhất nhằm đảm bảo an toàn giao thông đường sắt.
Câu số 86- Đề nghị UBND Thành phố kiểm tra,
xem xét và có biện pháp xử lý thái độ phục vụ của một số tài xế và phụ lái xe
buýt trên địa bàn Thành phố Hà nội. Nhiều lái xe thiếu trách nhiệm, không dừng
đỗ xe đúng bến, nói năng thiếu tôn trọng nhân dân (như một số lái xe và phụ xe
tuyến số 37)
Phát triển giao thông công cộng
nhằm giảm các phương tiện giao thông cá nhân là một chủ trương đúng, phù hợp
với sự phát triển đô thị hiện đại. Trước tình trạng chất lượng phục
vụ cuả đội ngũ lái xe, phụ xe buýt chưa cao, thiếu trách nhiệm, thiếu tôn trọng
hành khách, UBND Thành phố đã chỉ đạo Sở GTVT Tổng công ty Vận tải Hà Nội tiến
hành nhiều biện pháp để chấn chỉnh. Tháng 5/2011, Sở GTVT đã tổ chức đào tạo
cho 500 lái, phụ xe của các doanh nghiệp về văn minh xe buýt; đồng thời có lực
lượng tiến hành kiểm tra thường xuyên, đột xuất để kiểm tra chất lượng và thái
độ phục vụ của các doanh nghiệp xe buýt. Hàng năm TCT Vận tải Hà Nội đều có các
khóa học đào tạo về chuyên môn, về quy tắc ứng xử với khách hàng, về kỹ năng
giao tiếp với hành khách đi xe buýt cho cán bộ công nhân viên, đặc biệt là đối
với công nhân lái xe, nhân viên bán vé xe buýt tiếp xúc trực tiếp với khách
hàng. http://ambn.vn/
Sở GTVT triển khai các đợt kiểm tra tại các doanh nghiệp để thống kê số
lượng phản ánh của nhân dân qua đường dây nóng; yêu cầu doanh nghiệp báo cáo
kết quả và kiên quyết xử lý đối với các trường hợp nhân viên xe buýt có hành vi
thiếu văn minh. Đồng thời TCT Vận tải Hà Nội cũng có các biện pháp mạnh để xử
lý các trường hợp vi phạm đến chất lượng phục vụ hành khách, các đối tượng tái
vi phạm sẽ bị chấm dứt hợp đồng lao động. Cụ thể, tháng 10/2011, trường hợp lái
xe, phụ xe trên tuyến xe búyt số 34 có hành vi vi phạm, coi thường, làm nhục
hành khách đã bị TCT Vận tải kỷ luật buộc thôi việc và Sở GTVT đề nghị cơ quan
điều tra làm rõ các hành vi vi phạm pháp luật.
Câu số 87- Đề nghị UBND Thành phố
chỉ đạo chủ đầu tư, đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ dự án cấp nước
sạch sông Đà cho nhân dân huyện Thanh Trì.
Việc cấp nước cho huyện Thanh Trì đã được UBND Thành
phố chỉ đạo Sở Xây dựng, Công ty nước sạch Hà Nội và Công ty Viwaco thực hiện.
Hiện nay, Sở XD, Công ty
Nước sạch HN đang triển khai dự án cải tạo và phát triển mạng lưới cấp nước
huyện Thanh Trì (Khu vực phía đông QL1A cũ) bao gồm: Thị trấn Văn Điển; các xã:
Tứ Hiệp, Ngũ Hiệp, Liên Ninh, Ngọc Hồi; đã thi cụng được 90% hệ thống các đường
ống truyền dẫn, phân phối thuộc dự án, 10% đường ống truyền dẫn, phân phối còn
lại thuộc phạm vi chờ thu hồi đất GPMB Dự án đường 1A (Sở GTVT đang lập dự án
và phối hợp với huyện thực hiện GPMB). Công ty Nước sạch HN sẽ hoàn thành thi
công cấp nước vào nhà cho 8.500 hộ dân trong tháng 12/2011.
Công ty cổ phần VIWACO
cũng đã triển khai dự án cấp nước trên địa bàn các xã Tân Triều, Thịnh Liệt,
đang triển khai trên địa bàn xã Thanh Liệt (hoàn thành dịp Tết Nguyên đán
2012); trong năm 2012 hoàn thành cấp nước cho các xã Tả Thanh Oai, Hữu Hòa, Tam
Hiệp.
Ngoài ra, UBND Thành phố tiếp tục chỉ đạo Sở XD, các
chủ đầu tư sớm triển khai dự án cấp nước cho các xã còn lại của huyện
Thanh Trì trong giai đoạn 2012-2013.
Câu số 88- Đề nghị UBND Thành phố quan tâm,lắp
đặt hệ thống đèn tín hiệu giao thông tại Ngã 3 trung tâm Thương mại Thanh Trì
giao giữa đường liên xã Từ Hiệp với Quốc lộ 1 hiện nay thường xảy ra tai nạn
giao thông
UBND Thành phố đó chỉ đạo Sở GTVT, Công
an thành phố đó tổ chức khảo sỏt tại nút giao thông ngã ba Trung tâm Thương mại
Thanh Trì, đoạn giao giữa đường liên xã Tứ Hiệp với Quốc lộ 1A, đây là giao cắt
cùng mức có lưu lượng xe đông, tình hình trật tự giao thông khá phức tạp. Trước
mắt, để giải quyết vấn đề này, Công an TP sẽ bố trí lực lượng Cảnh sát giao
thông để điều hành, hướng dẫn giao thông tại đây nhằm đảm bảo trật tự giao
thông. Đồng thời, phối hợp với Sở Giao thông vận tải khảo sát, nghiên cứu để để
tổ chức giao thông cho phù hợp.
Câu số 89: Đề nghị UBND Thành phố chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ các dự
án đã được Thành phố có quyết định giao đất trên địa bàn xã Tứ Hiệp và thị trấn
Văn Điển.
- Đối với dự án Cửa ô phía Nam.
http://ambn.vn/
Đây là
công trình mà Ủy ban nhân dân thành phố đã có chủ trương đầu tư để chào mừng
1000 năm Thăng Long Hà Nội. Dự án được giao Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà
và Đô thị (BXD) thực hiện từ tháng 4 năm 2004, đã thực hiện xong công tác bồi
thường, giải phóng mặt bằng trên diện tích 234.967m2.
Thực hiện
Nghị quyết 15/2008 của Quốc hội về mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội,
công trình Cửa ô phía Nam
không còn phù hợp. Ủy ban nhân dân thành phố đã giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc
hướng dẫn việc lập quy hoạch chi tiết khu vực này trong phạm vi 75ha để làm đối
ứng cho dự án Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở. Hiện Ủy ban nhân dân quận Hoàng
Mai đang tổ chức thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng phần diện
tích này. http://ambn.vn/
Tập đoàn
Gamuda land Việt Nam
(nhà đầu tư dự án Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở) đã lấy ý kiến của các cơ quan
hữu quan về quy hoạch tổng mặt bằng để báo cáo Thành phố.
- Đối với dự án Khu đô thị mới Tứ Hiệp
(167.483m2).
Dự án này
được Ủy ban nhân dân thành phố giao đất cho Công ty Cơ điện công trình để thực
hiện dự án theo quyết định số 3968/QĐ-UB ngày 28/6/2004. Theo các Giấy chứng
nhận đầu tư được cấp, Chủ đầu tư dự án có sự thay đổi từ Công ty Cơ điện công
trình sang Công ty cổ phần Tứ Hiệp và nay là Công ty Cổ phần Tứ Hiệp - Hồng Hà
dầu khí. http://ambn.vn/
Bộ Tài
nguyên và Môi trường đã thành lập đoàn công tác để kiểm tra việc triển khai dự
án này và có kiến nghị Thành phố chỉ đạo tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong công
tác bồi thường, giải phóng mặt bằng của dự án. Trên thực tế, việc bồi thường,
giải phóng mặt bằng dự án này không được coi là có nhiều khó khăn vướng mắc và
theo báo cáo của Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì thì tới nay dự án này vẫn chưa
triển khai. http://ambn.vn/
Ủy ban
nhân dân thành phố sẽ chỉ đạo thanh tra, làm rõ và tiếp tục có báo cáo Hội đồng
nhân dân Thành phố về dự án này. http://ambn.vn/
Đối với Dự án Bệnh viện Hải Châu (32.849m2)
tại xã Tứ Hiệp . http://ambn.vn/
Dự án này
đã được giao đất theo Quyết định số 98/QĐ-UBND ngày 09/01/2007 của Ủy ban nhân
dân thành phố. Hiện đã giải phóng mặt bằng xong nhưng việc triển khai còn có
vướng mắc mà các cơ quan Nhà nước cần tháo gỡ.
Theo kết
luận của đoàn công tác của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì “việc Công ty chậm
đưa đất vào sử dụng để thực hiện dự án đầu tư có nguyên nhân thực tế là do
những vướng mắc của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc giải quyết các nội
dung như: Sở Xây dựng chưa cấp Giấy phép xây dựng cho Công ty với lý do Công ty
chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Sở Tài nguyên và Môi trường
chưa trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Công ty với lý do Công ty chưa
hoàn thành nghĩa vụ kê khai lệ phí trước bạ tại Cục Thuế; Cục Thuế chưa tiến
hành thủ tục này với lý do Công ty chưa có quyết định thành lập bệnh viện, mà
thẩm quyền này thuộc về Bộ Y tế. Công ty đã liên hệ làm thủ tục tại Bộ Y tế,
nhưng Bộ Y tế lại yêu cầu Công ty phải hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng, trang thiết bị
và đội ngũ nhân sự thì Bộ sẽ thẩm định theo quy định”. http://ambn.vn/
Hiện Ủy
ban nhân dân thành phố đã có văn bản giao các ngành xem xét ưu đãi đối với dự
án đầu tư xã hội hóa tại Dự án này (xã hội hóa lĩnh vực y tế), đồng thời chỉ
đạo Sở Tài nguyên và Môi trường giải quyết việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất cho Công ty, cho phép ghi nợ lệ phí trước bạ (do có những thủ tục còn
chưa thống nhất trong các cơ quan nhà nước, không thuộc trách nhiệm của chủ sử
dụng đất), tạo điều kiện để Công ty triển khai các thủ tục về đầu tư xây dựng,
triển khai dự án. http://ambn.vn/
Hiện nay,
Chủ dự án đang liên hệ với các Sở, ngành thực hiện các thủ tục để đầu tư xây
dựng theo quy định.
Đối với dự án xây dựng Trung tâm Sách Thanh
Trì tại xã Tứ Hiệp (3.304m2) do Công ty phát hành sách làm chủ đầu
tư:
Dự án này
đã được Ủy ban nhân dân thành phố giao đất từ tháng 01/2003 nhưng chậm triển
khai, mặc dù đã thực hiện xong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, xây
dựng tường rào xuong quanh ô đất. http://ambn.vn/
Thực hiện
chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã chủ trì cùng
các ngành liên quan và Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì kiểm tra, thống nhất
hướng xử lý, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố đối với các dự án chậm triển
khai, trong đó có dự án Trung tâm Sách Thanh Trì tại xã Tứ Hiệp, huyện Thanh
Trì. http://ambn.vn/
Câu số 90- Đề nghị UBND Thành phố có biện pháp
xử lý kiên quyết việc hoạt động trái phép bến đò Đại Lộ (Thường Tín), giải
quyết dứt điểm việc tranh chấp bến đò giữa xã Vạn Phúc và xã Ninh Sở (Thường
Tín). Đồng thời quan tâm, chỉ đạo việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
cho các hộ thuộc huyện Thanh Trì xâm canh, xâm cư tại huyện Ninh Sở (Thường
Tín) và Văn Đức (Gia Lâm) hiện nay gặp nhiều khó khăn.
UBND Thành phố đã chỉ đạo Sở GTVT phối hợp, làm việc với UBND huyện Thanh
Trì, huyện Thường Tín, cùng các ngành: Cục cảnh sát giao thông đường thủy,
Phòng cảnh sát giao thông đường thủy - Công an Thành phố Hà Nội phối hợp với
Thanh tra giao thông vận tải để giải quyết, xử lý các hoạt động trái qua định
của bến khách ngang sông tại khu vực trên. Tuy nhiên, việc tranh chấp vẫn còn
xảy ra. Ngày 20/10/2011, UBND Thành phố đã yêu cầu Sở GTVT làm việc với Sở GTVT
Hưng Yên, các huyện liên quan để giải quyết dứt điểm những tranh chấp tại khu
vực bến đò Ninh Sở trong quý IV/2011.
Câu số 91- Đề nghị UBND Thành phố quan tâm đầu tư tuyến đường liên
xã giữa xã Yên Mỹ (huyện Thanh Trì) và phường Yên Sở (Quận Hoàng Mai) tạo điều
kiện thuận lợi cho việc đi lại của nhân dân.
UBND Thành
phố chỉ đạo Sở Giao thông vận tải, UBND huyện Thanh Trì, UBND quận Hoàng Mai
kiểm tra và báo cáo H ĐND Thành phố để trả lưoif kiến nghị cho nhân dân.
Câu số 92. Đến nay, còn rất nhiều hộ gia đình được giao nhà tái định
cư tại khu X1, dự án đường vành đai 3 và các kku tái định cư khác chưa được cấp
Giấy chứng nhận QSDĐ. Do vậy, cử tri kiến nghị UBND Thành phố có biện pháp yêu
cầu chủ đầu tư các dự án phải có trách nhiệm trong việc hướng dẫn, tiếp nhận hồ
sơ xét cấp GCNQSDĐ cho các hộ được giao đất tái định cư theo quy định tại quyết định số 117/2009/QĐ-UBND của UBND thành
phố Hà Nội.
Các hộ
được giao đất để xây dựng nhà ở trong khu tái định cư đủ điều kiện được cấp
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thẩm quyền quyết định cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân là Ủy ban nhân dân các quận, huyện,
thị xã (theo quy định tại Điều 57 của Luật Đất đai năm 2003). Theo báo cáo của
Ủy ban nhân dân quận Hoàng Mai, sở dĩ có một số trường hợp chậm xem xét là do
các hộ được giao đất tái định cư nhưng đã chuyển nhượng cho người khác, không
làm đầy đủ các thủ tục mua bán chuyển nhượng theo quy định. http://ambn.vn/
Ngoài ra,
việc chậm trễ còn có thể xuất phát từ việc Ban quản lý dự án Thăng Long (Bộ
Giao thông vận tải) chưa bàn giao đầy đủ hồ sơ cho Ủy ban nhân dân quận Hoàng
Mai. Cho nên, ngoài các thửa đất được giao, các khu đất chưa giao vẫn thuộc
quyền quản lý của Ban quản lý dự án Thăng Long. Việc này Ủy ban nhân dân thành
phố đã có chỉ đạo tại công văn số 4238/UBND-TNMT ngày 02 tháng 6 năm 2011 giao
nhiệm vụ cho các ngành liên quan tổ chức thực hiện theo hướng:
“- Đối với các ô đất đã được cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền giao cho các hộ để làm nhà ở tái định cư, Ủy ban nhân dân
quận Hoàng Mai làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia
đình, cá nhân theo quy định của Luật Đất đai;
- Đối với các ô đất chưa giao, Ủy ban nhân
dân quận Hoàng Mai thực hiện việc quản lý Nhà nước trên địa bàn, tổng hợp,
thống kê chi tiết, đề xuất phương án sử dụng, báo cáo Ủy ban nhân dân thành
phố.”.
Câu số 93- Nhiều dự án trên địa bàn quận Hoàng Mai khi thực hiện các
chủ đầu tư chỉ hoàn thành phần nhà ở để bán, các hạng mục như nhà trẻ, trường
học, bệnh viện chưa được thực hiện là một trong những nguyên nhân dẫn đến hạ
tầng xã hội của đia phưong bị quá tải, đề nghị UBND Thành phố có biện pháp với
chủ đầu tư xây dựng các nhà trẻ, trường học, bệnh viện và các hạng mục khác.
Thời gian
qua, UBND Thành phố đã thực hiện một số biện pháp nhằm giải quyết tình trạng
đầu tư xây dựng thiếu đồng bộ trong các dự án khu đô thị mới, khu nhà ở, cụ thể
như sau:
1. Đối với
các dự án mới chưa phê duyệt quy hoạch chi tiết, chưa chấp thuận đầu tư: UBND
thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các cơ quan chức năng của Thành phố (tại Văn bản số
1753/UBND-XD ngày 17/3/2010) khi tham mưu chấp thuận đầu tư xây dựng các dự án
khu đô thị mới, khu nhà ở cần xác định rõ trách nhiệm, nguồn vốn, tiến độ đầu
tư cụ thể đối với các công trình hạ tầng xã hội đảm bảo phù hợp với tiến độ đầu
tư các công trình khác trong khu vực dự án.
2. Đối với
các dự án đã phê duyệt quy hoạch, đã chấp thuận đầu tư: UBND Thành phố Hà Nội
đã giao các Sở tiến hành rà soát lại các đồ án quy hoạch, dự án đầu tư trên
toàn địa bàn Thành phố, đảm bảo chỉ tiêu về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội
(trường học, công trình y tế, hội trường họp dân - nhà văn hoá, công viên cây
xanh…) theo quy chuẩn quy hoạch xây dựng; trường hợp cần thiết thì đề xuất điều
chỉnh quy hoạch, điều chỉnh dự án đầu tư để đảm bảo đủ chỉ tiêu hạ tầng kỹ
thuật, hạ tầng xã hội theo quy định.
3. UBND
Thành phố đã giao Sở Xây dựng chủ trì xây dựng “Quy định về lập, thẩm định, phê
duyệt Điều lệ quản lý thực hiện dự án đối với các dự án khu đô thị mới, khu nhà
ở trên địa bàn Thành phố”. Trong Điều lệ, các chủ đầu tư phải thể hiện rõ Kế
hoạch thực hiện dự án đảm bảo mục tiêu xây dựng đồng bộ các công trình hạ tầng
kỹ thuật, hạ tầng xã hội với các công trình nhà ở và các công trình khác.
Hiện nay,
dự thảo “Quy định về lập, thẩm định, phê duyệt Điều lệ quản lý thực hiện dự án
đối với các dự án khu đô thị mới, khu nhà ở trên địa bàn Thành phố” đang được
Sở Tư pháp thẩm định, dự kiến UBND Thành phố ký ban hành trong Quý IV/2011.
4. Ngày
27/7/2011, UBND Thành phố đã có Văn bản số 6242/UBND-TH về việc rà soát, giải
quyết tình trạng thiếu đồng bộ, chậm triển khai công trình hạ tầng xã hội.
Trong đó, UBND Thành phố chỉ đạo các sở ngành và UBND các quận, huyện, thị xã
khẩn trương xây dựng, bổ sung hoàn chỉnh các quy hoạch chuyên ngành, nhất là
quy hoạch mạng lưới cơ sở hạ tầng xã hội; Khi thẩm định, triển khai dự án khu
đô thị mới, khu nhà ở, khu tái định cư, di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm
ra khỏi các khu đô thị đông dân cư, cân đối quỹ đất, dành tỷ lệ hợp lý cho việc
cải tạo, nâng cấp cảnh quan, không gian kiến trúc, môi trường sinh thái, bố trí
khớp nối đồng bộ các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, công trình
công cộng khác như: đường giao thông, cấp thoát nước, điện, thông tin viễn
thông, trường học, nhà trẻ, trạm y tế, trụ sở cơ quan hành chính, nơi sinh hoạt
cộng đồng, các dịch vụ công cộng, công viên, hồ nước, khu vui chơi giải trí…
góp phần bảo vệ, cải thiện môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống người
dân trong khu vực dự án; UBND các quận, huyện, thị xã khẩn trương rà soát, đánh
giá thực trạng các công trình hạ tầng xã hội trên địa bàn, trên cơ sở thực
trạng, nhu cầu, đất đai hiện có đề xuất địa điểm, nguồn vốn, cơ chế chính sách
nhằm đẩy mạnh việc xây dựng đồng bộ các công trình hạ tầng xã hội trên địa bàn,
sớm giải quyết tình trạng thiếu trường học, trường mầm non, nhà văn hóa, nơi
sinh hoạt công đồng…
Các chủ
đầu tư khi tham gia đầu tư xây dựng khu đô thị, khu nhà ở, phải đảm bảo xây
dựng đồng bộ, đi trước một bước hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng
xã hội.
4. Đối với
địa bàn Hoàng Mai, UBND Quận đã giao cho các
Phòng chức năng thực hiện rà soát lại toàn bộ các khu đô thị để lên danh mục cụ
thể các công trình công cộng, làm cơ sở đề xuất hướng xử lý, báo cáo UBND Thành
phố xem xét giao toàn bộ các ô đất xây dựng Nhà trẻ trường học để UBND Quận
thực hiện đầu tư các công trình hạ tầng xã hội và công cộng. http://ambn.vn/
5.Trong
thời gian tới UBND Thành phố sẽ chỉ đạo các sở, ngành tiếp tục thực hiện các
biện pháp đã đưa ra và khi “Quy định về lập, thẩm định, phê duyệt Điều lệ quản
lý thực hiện dự án đối với các dự án khu đô thị mới, khu nhà ở trên địa bàn
Thành phố” được ban hành, UBND Thành phố sẽ chỉ đạo các sở rà soát, hướng dẫn,
giám sát các chủ đầu tư nghiêm túc thực hiện việc lập, trình duyệt và thực hiện
đầu tư xây dựng theo Điều lệ quản lý thực hiện dự án. http://ambn.vn/
Câu số 94: Dự án khu đô thị mới Đại Kim - Định Công đã đưa vào sử
dụng nhưng hạ tầng xã hội như: trường học, chợ dân sinh, tên đường, số nhà,
đường phố có tên nhưng chưa hoàn thành việc xây dựng, đường phố xuống cấp...đề
nghị UBND Thành phố có biện pháp khắc phục tình trạng trên.
Khu đô thị
mới Đại Kim - Định Công có quy mô 24,4ha, được quy hoạch cơ bản đồng bộ các
công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.
Hiện nay
việc đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật của khu đô thị chưa được hoàn chỉnh do
còn vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng (còn gần 1ha chưa giải phóng
mặt bằng xong), phần diện tích này tập chung chủ yếu tại các tuyến đường giao
thông cấp đơn vị ở và cấp khu vực.
Các công
trình hạ tầng xã hội trong khu đô thị đã được đầu tư xong đưa vào sử dụng bao
gồm: Cây xăng trên diện tích 1000m2; Bãi đỗ xe khu A, C, D; Diện tích cây xanh
trong đơn vị ở tại ô số 10 khoảng 8500m2.
Theo Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu đô thị mới
Đại Kim - Định Công được phê duyệt, trong khu đô thị có 02 ô đất với chức năng
trường học và 01 ô đất với chức năng nhà trẻ. Hiện tại, chủ đầu tư đang tiến
hành xây dựng 01 trường học và 01 nhà trẻ, sau khi dự án hoàn thành sẽ cơ bản
đáp ứng được nhu cầu sử dụng của nhân dân trong khu đô thị và khu vực lân cận.
Công trình
trung tâm thương mại, khách sạn, văn phòng diện tích 2785m2: hiện nay công tác
giải phóng mặt bằng lô đất này vừa được hoàn thành, chủ đầu tư đang chuẩn bị
khởi công xây dựng công trình.
Trường
trung cấp chuyên nghiệp đa ngành tại ô đất số 13 diện tích 4173m2: hiện chưa
hoàn thành giải phóng mặt bằng.
Công trình công cộng tại
ô đất 14: Trong khu quy hoạch khu đô
thị có 02 ô đất với chức năng đất công cộng, trong đó: 01 ô đất đã được UBND
Thành phố, Sở QHKT chấp thuận xây dựng Trụ sở UBND Phường, Công an phường, Nhà
văn hóa và bưu điện (trụ sở hành
chính phường diện tích 1504m2; Nhà văn hóa – thể thao diện tích 869m2; Công
trỡnh bưu điện diện tích 593m2); ô đất
còn lại chủ đầu tư đã chuyển nhượng cho chủ đầu tư thứ phát để xây dựng công
trình thương mại hỗn hợp.
UBND quận Hoàng Mai đã có văn bản yêu cầu UBND các phường
trên địa bàn Quận kiểm tra, rà soát, lập kế hoạch đánh gắn biển số nhà, biển chỉ
dẫn công cộng và cấp Giấy chứng nhận số nhà để triển khai thực hiện theo từng
năm. Tuy nhiên, đối với các khu đô thị mới, Sở Xây dựng đang xin ý kiến chỉ đạo
của UBND Thành phố về cách đánh, gắn biển để phù hợp với thực tế. UBND quận sẽ
tập trung thực hiện khi có hướng dẫn của Sở Xây dựng.
UBND quận đang tập trung phối hợp với Tập đoàn HUD
thực hiện công tác GPMB để hoàn thiện việc đầu tư xây dựng dự án đường dạo ven
hồ Linh Đàm sau khi dự án hoàn thành sẽ giảm thiểu ách tắc của đường Nguyễn Hữu
Thọ; bên cạnh đó trong tháng 8/2011, UBND quận Hoàng Mai đã khởi công dự án xây
dựng, cải tạo tuyến phố Đại Từ với tổng mức đầu tư trên 14,8 tỷ đồng, sau khi dự án hoàn thành
sẽ cải thiện đáng kể tình trạng ùn tắc giao thông tại khu vực.
UBND Thành
phố sẽ tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc các sở ngành, UBND quận Hoàng Mai và chủ đầu
tư đẩy nhanh việc hoàn thành giải phóng mặt bằng diện tích còn lại và các thủ
tục chuẩn bị đầu tư để sớm hoàn chỉnh các công trình xây dựng trong phạm vi dự
án; bên cạnh đó, Thành phố sẽ chỉ đạo các cơ quan chức năng đồng thời kiểm tra
các công trình đã xây dựng, tăng cường giám sát các công trình đang và sẽ xây
dựng, qua đó, kịp thời có biện pháp xử lý, giải quyết, đảm bảo tiến độ thi
công, chất lượng công trình.
Câu số 95- Đề nghị UBND Thành phố chỉ đạo Tổng công ty HUD sớm bàn
giao khu đô thị Văn Quán về phường quản lý. http://ambn.vn/
Theo Điều 20, Quy chế Khu đô
thị mới ban hành kèm theo Nghị định số 02/2006/NĐ-CP ngày 05/01/2006 của Chính
phủ quy định:
- Căn cứ vào tiến độ đầu tư,
xây dựng và kinh doanh của dự án, chủ đầu tư lập phương án chuyển giao quản lý
hành chính trong khu vực thực hiện dự án khu đô thị mới đối với công trình, dự
án đưa vào khai thác, kinh doanh, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt để
chủ đầu tư và chính quyền địa phương có liên quan thực hiện, bao gồm:
Sự phối
hợp quản lý hành chính giữa chủ đầu tư với đơn vị quản lý hành chính được xác
định trong quyết định cho phép đầu tư trong giai đoạn chưa chuyển giao;
Chuyển giao quản lý hành chính khi hoàn thành
xây dựng công trình và đưa vào khai thác, sử dụng theo quy định;
Chuyển
giao quản lý khi hoàn thành toàn bộ dự án.
- Sở Nội vụ chủ trì kết nối
việc chuyển giao quản lý hành chính theo đề nghị của chủ đầu tư và phương án đã
được phê duyệt.
Hiện nay,
Dự án Khu đô thị mới Văn Quán – Yên Phúc Tổng công ty xây dựng HUD chưa hoàn
thành đầu tư xây dựng toàn bộ nên chưa bàn giao hành chính cho quận Hà Đông và
phường mặt quản lý. Tuy nhiên, để đảm bảo đủ điều kiện trước khi thực hiện bàn
giao công trình, Thành phố cũng đã có chỉ đạo yêu cầu Chủ đầu tư lập phương án
chuyển giao quản lý hành chính trong khu vực thực hiện Dự án gửi Sở Nội vụ, cơ
quan chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan để có văn bản trình UBND
Thành phố xem xét, chấp thuận theo quy định.
Câu số 96- Vấn đề bán nhà cho người thu nhập thấp cần được công khai
trên các phương tiện thông tin đại chúng, cần kiểm tra nhu cầu sử dụng thực tế,
xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm quy định của pháp luật
Căn cứ Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 20/4/2009
của Chính phủ về một số cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở cho học sinh, sinh viên các
cơ sở đào tạo và nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp tập
trung, người có thu nhập tại khu vực đô thị; Quyết định số
67/2009/QĐ-TTg ngày 24/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành một số cơ chế,
chính sách phát triển nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị;
Thông tư số 36/2009/TT-BXD ngày 16/11/2009 của Bộ Xây dựng về Hướng dẫn việc
bán, cho thuê, cho thuê mua và quản lý sử dụng nhà ở cho người có thu nhập thấp
tại khu vực đô thị, UBND Thành phố đã ban hành Quyết định số 34/2010/QĐ-UBND
ngày 16/8/2010 về quy định bán, cho thuê, thuê mua và quản lý sử dụng nhà ở cho
người thu nhập thấp tại khu vực đô thị. http://ambn.vn/
Ngày 13/9/2010 Sở Xây dựng đã phối
hợp với Ban tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội tổ chức họp báo mời hơn 100 cơ quan báo,
đài Trung ương và địa phương công khai giới thiệu Quyết định 34/2010/QĐ-UBND
ngày 16/8/2010 nói trên của Thành phố và
Quyết định số 45/2010/QĐ-UBND ngày 13/9/2010 UBND Thành phố về quy định bán,
cho thuê, thuê mua và quản lý sử dụng nhà ở xã hội trên địa bàn Thành phố Hà
Nội.
Ngày 23-24/9/2010 Sở Xây dựng đã tổ chức tập huấn cho các
Sở ngành liên quan và các chủ đầu tư triển khai Quyết định 34/2010/QĐ-UBND ngày
16/8/2010 và Quyết định số
45/2010/QĐ-UBND ngày 13/9/2010 của UBND Thành phố.
Ngày 18/3/2011 UBND Thành phố đã tổ chức Hội
nghị tập huấn triển khai Quyết định 34/2010/QĐ-UBND ngày 16/8/2010 và Quyết định số 45/2010/QĐ-UBND ngày 13/9/2010
của UBND Thành phố cho Các Sở ngành và Bí thư, Chủ tịch UBND các phường trên
địa bàn Thành phố để hướng dẫn trình tự, thủ tục xét duyệt cho các hộ gia đình
mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội và nhà ở thu nhập thấp trên địa bàn Thành phố.
Sở Xây
dựng cũng đăng các thông tin liên quan đến việc bán nhà ở xã hội, nhà ở thu
nhập thấp trên địa bàn Thành phố tại Webside của Sở Xây dưng: www.soxaydung.hanoi.gov.vn để các
tổ chức, cá nhân được biết các thông tin liên quan đến việc bán nhà cho người
thu nhập thấp và nhà ở xã hội cũng như đề nghị các chủ đầu tư dự án nhà ở thu
nhập thấp đăng tải các thông tin liên quan về dự án tại Webside của chủ đầu tư
và tại Báo Hà Nội mới .
* Ngày 20/10/2010 UBND
Thành phố có Quyết định số 5136/QĐ-UBND về việc Thành lập đoàn kiểm tra, kiểm
tra tiến độ thực hiện tại các dự án đầu tư xây dựng nhà ở cho người thu nhập
thấp trên địa bàn Thành phố.
Trên cơ sở kiểm tra một số
dự án thí điểm, đoàn kiểm tra liên ngành đó đề xuất Thành phố một số nội dung
bổ sung điều chỉnh Quyết định số 34/QĐ-UBND nhằm mục tiêu đưa chính sách hỗ trợ
về nhà ở của Nhà nước đến đúng đối tượng, cụ thể:
-
Mỗi hộ gia đình thuộc đối tượng, điều kiện mua nhà ở cho người thu nhập thấp
chỉ được lập hồ sơ mua nhà 01 lần và việc xác nhận về tình trạng nhà ở của các
hộ gia đình khi đăng ký mua, thuê, thuê mua nhà ở thu nhập thấp xác nhận rừ:
chưa có nhà ở, hoặc đó có nhà ở nhưng diện tích ở bình quân < 5m2/người và
chỉ được xác nhận 01 lần duy nhất cho mỗi hộ gia đình đăng ký mua, thuê, thuê
mua nhà ở thu nhập thấp.
-
Niêm yết công khai danh sách các dự án nhà ở thu nhập thấp đó nhận đơn mua nhà
thu nhập thấp tại trụ sở UBND phường.
-
Mở sổ theo dõi các trường hợp UBND phường xác nhận về hộ khẩu và thực trạng nhà
ở của hộ gia đình, có đăng ký mua, thuê, thuê mua nhà thu nhập thấp, thông báo
công khai để người dân biết và tham gia giám sát việc thực hiện chủ trương của
Thành phố.
-
Đối với các trường hợp có hộ khẩu tạm trú khi lập hồ sơ mua nhà ngoài việc xác
nhận về tình trạng nhà ở tại nơi tạm trú, yêu cầu bổ sung tình trạng nhà ở do
địa phương xác nhận tại nơi đăng ký hộ khẩu thường trú."
-
Giao Công an Thành phố chỉ đạo công an các phường tại nơi có dự án nhà thu nhập
thấp tiến hành kiểm tra thường xuyên, nắm bắt việc thay đổi nhân khẩu, hộ khẩu
để phát hiện việc mua bán nhà sai quy định, quy định nộp ảnh thành viên gia đình, và nếu sau 3 tháng mà không sử
dụng nhà thỡ sẽ bị thu hồi. http://ambn.vn/
Các quy định bổ sung trên
đã có kết quả là một số hộ có ý định mua bán nhà thu nhập thấp kiếm lời đó có
đơn xin rút khỏi danh sách.
Trên cơ sở các thông tin về mua bán trái phép
nhà ở cho người thu nhập thấp, Thành phố đã chỉ đạo Công an Thành phố, Sở Xây
dựng và các đơn vị liên quan kiểm tra, xử lý. Đã thu hồi 02 trường hợp mua bán
nhà trái phép của hộ ông Đoàn Viết Long và bà Cao Thị Loan tại dự án nhà thu
nhập thấp CT1 Ngô Thị Nhậm, Hà Đông,
Đoàn kiểm tra liên
ngành tiếp tục kiểm tra và đề xuất các giải pháp, bổ xung hoàn chỉnh quy định
Câu số 97: Đề nghị UBND Thành phố quan tâm đầu
từ kinh phí nâng cấp cải tạo hệ thống đường giao thông; xây dựng cầu vượt đoạn
từ khu đô thị Văn Quán qua đường Nguyễn Trãi.
Trong thời gian
qua, hệ thống đường giao thông trên địa bàn quận Hà Đông do Sở GTVT Hà
Nội quản lý đã tiến hành duy tu, cải tạo, rải BTN tăng cường mặt đường một số
tuyến như: đường Hoàng Diệu, Hoàng Văn Thụ, Trần Hưng Đạo, Trưng Nhị, Hoàng Hoa
Thám. Sửa chữa, xử lý cao su, bù phụ ổ gà tại các vị trí cục bộ trên các tuyến
Quang Trung, hai đầu đường Ngô Quyền, ngã tư Bưu điện Hà Đông góp phần nâng
cao cảnh quan đô thị, từng bước đáp ứng
tốt hơn nhu cầu đi lại của nhân dân. http://ambn.vn/
Đối
với hệ thống đường do quận Hà Đụng quản lý: UBND quận thực hiện đầu tư nhiều
công trình giao thông, hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn, trong đó chú trọng, ưu
tiên 7 xã mới chuyển thành phường. Năm 2011 UBND quận đã tổ chức kiểm tra rà
soát đề xuất của UBND các phường và đã lập hồ sơ đề xuất bố trí vốn cho 52 công
trình giao thông với giá trị dự kiến ban đầu khoảng 163,921 tỷ đồng. Hiện nay
các chủ đầu tư đang tích cực tổ chức thực hiện triển khai các dự án.
http://ambn.vn/
- Về
việc xây dựng cầu vượt: Trong kế hoạch phát triển giao thông vận tải thủ đô
giai đoạn 2011-2015, dự kiến xây dựng mới 15 cây cầu đi bộ, trong đó có 03 cây
cầu đi bộ trên tuyến phố Nguyễn Trãi. Tuy nhiên về vị trí xây dựng cầu còn phải
nghiên cứu, thống nhất với dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông. Trong
thời gian tới, UBND Thành phố sẽ chỉ đạo Sở GTVT phối hợp với các ngành
và địa phương liên quan xác định vị trí để triển khai một số cầu cho người đi
bộ trên các tuyến giao thông trọng điểm, đồng thời lập dự án đầu tư xây dựng
các cầu đi bộ tại các vị trí cấn thiết để vừa đảm bảo an toàn giao thông, vừa
đảm bảo về khoảng cách cũng như phát huy tối đa hiệu quả sử dụng.
Câu số 98- Việc thi công tuyến đường 23B hiện
nay vừa chậm vừa không đồng bộ đang gây bức xúc cho nhân dân địa phương. Đề
nghị UBND Thành phố sớm chỉ đạo chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thi công thực hiện
dự án cải tạo và nâng cấp tuyến đường Quốc lộ 23B giai đoạn I (Đoạn từ Hà Nội -
Nghĩa trang Thanh Tước) đồng thời đề nghị sớm cho triển khai dự án nâng cấp cải
tạo đường Quốc lộ 23B giai đoạn 2 - đoạn từ nghĩa trang Thanh Tước đến Phúc
Yên, Vĩnh Phúc nhằm đảm bảo thông tuyến và an toàn cho mọi người dân và phương
tiện tham gia giao thông trên tuyến đường huyết mạnh của huyện. http://ambn.vn/
Dự án cải tạo, nâng cấp
đường 23B (Hà Nội - Nghĩa trang Thanh Tước) có tổng mức đầu tư- giai đoạn I là 189.751 triệu đồng, mặt
cắt 12- :-17m với tổng chiều dài 12,48km, địa bàn huyện Đông Anh và Mê Linh. Để
triển khai dự án, phải tiến hành giải phóng mặt bằng với tổng số 826 phương án
đất nông nghiệp và tập thể (bao gồm 290 phương án trên địa bàn Huyện Đông anh
và 536 phương án trên địa bàn Huyện Mê Linh). Dự án đã được khởi công
vào Quý II/2010.
Hiện nay công tác triển khai thi công công
trình đang được thực hiện theo tiến độ GPMB của Huyện Mê Linh, và huyện Đông
Anh. Riêng phần tuyến triên địa bàn huyện Mê Linh đã đã thi công xong cơ bản
phần nền đường, nhiều đoạn đã thảm mặt đường (đã tiến hành thảm mặt đường được
6,5Km/10,8Km).
Nguyên nhân chậm tiến độ của dự án như sau :
- Về công tác GPMB: Do khối lượng GPMB là
rất lớn; một số hộ dân còn chưa chấp hành chính của nhà nước (không nhận tiền
đền bù theo phương án đã được phê duyêt); Bên cạnh đó, việc xác định
nguồn gốc đất còn chậm và gặp nhiều khó khăn, nhiều phương án xác định nguồn
gốc đất đã được chính quyền địa phương có ý kiến nhưng một số hộ dân chưa đồng
thuận.
- Nguyên nhân thi công chậm: Khối lượng
công việc là khá lớn, đây là tuyến đường huyết mạch vừa thi công vừa phải đảm
bảo giao thông phục vụ nhân dân đi lại trong khi hiện trạng tuyến đường rất hẹp
(Btb=6,5m) do vậy cũng ảnh hướng đến tiến độ triển khai. http://ambn.vn/
UBND Thành phố đã chỉ đạo Sở Giao thông
Vận tải tích cực phối hợp với UBND huyện Đông Anh và Mê Linh để tiến hành công
tác GPMB phục vụ thi công dự án đồng thời đôn đốc đơn vị thi công tập trung tối
đa nhân lực, vật lực để đẩy nhanh tiến độ thi công công trình. http://ambn.vn/
UBND
Thành phố cũng đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan có phương án cân đối bố
trí bổ sung vốn để thực hiện Dự án.
Câu số 99- Đề nghị UBND Thành phố chỉ đạo các ngành cho triển khai thực
hiện Dự án cải tạo lại tuyến đường đê tả sông Hồng vì hiện nay mặt bằng đã
xuống cấp nghiêm trọng gây khó khăn và nguy hiểm cho người dân cũng như các
phương tiện tham gia giao thông trên tuyến đê này. Đề nghị UBND Thành phố xem
xét đầu tư hay kiến nghị Trung ương cho đầu tư, nâng cấp và mở rộng tuyến đê
này lên khoảng 24m để tạo thuận tiện cho giao thông trên địa bàn huyện (cử tri
huyện Mê Linh).
Trong những năm
qua việc tu bổ, cải tạo và nâng cấp đê điều đã được UBND thành phố quan tâm chỉ
đạo. Tuyến đê tả Hồng huyện
Mê Linh từ K28+503 đến K48+165 hàng năm đã được Trung ương và UBND thành phố Hà
Nội đầu tư tu bổ gia cố toàn tuyến bằng bê tông xi măng với chiều rộng mặt đê
từ 4,0 - 5,0m. Tuy nhiên đoạn đê từ K38+850 đến K39+649 được tỉnh Vĩnh Phúc đầu
tư từ năm 1997, kết cấu bằng bê tông xi măng mác thấp, không được gia cố nền và
chiều rộng mặt đê bê tông 4,00m. Hiện nay đã bị xuống cấp nghiêm trọng gây khó
khăn cho nhân dân tham gia giao thông trên mặt đê. Để đảm bảo an toàn cho giao
thông nông thôn trong khu vực và công tác kiểm tra đê, xử lý các tình huống có
thể xảy ra trong mùa mưa lũ được thuận lợi. Năm 2011 Bộ Nông nghiệp và PTNT đã
bố trí kinh phí để nâng cấp đoạn đê từ K38+850 đến K39+649 bằng bê tông nhựa
asphal và sẽ triển khai thi công cuối tháng 9/2011 và hoàn thành tháng 12/2011.
Hiện nay, UBND Thành phố đang chỉ đạo Sở Nông nghiệp và PTNT triển khai lập quy hoạch Đê
Điều các tuyến đê sông Hồng, sông Đà, sông Đuống; trong đó có tuyến đê Tả Hồng
trên địa bàn huyện Mê Linh với xu hướng cải tạo đê điều phòng chống lụt bão và
phục vụ đa mục tiêu để thúc đẩy phát triển dân sinh kinh tế trên địa bàn huyện.
UBND Thành phố
tiếp thu ý kiến cử tri và sẽ đôn đốc các Sở, ngành liên quan khẩn trương trình
duyệt dự án đầu tư nâng cấp cải tạo đoạn đê như cử tri huyện Mê Linh đã nêu.
Câu số 100- Đề nghị UBND Thành phố chỉ đạo các sở, ngành có liên quan đẩy
nhanh tiến độ lập và thực hiện Dự án cải tạo và nâng cấp Trạm bơm Thanh Điềm,
Dự án xây dựng 01 Trạm bơm tiêu (khu vực xã Văn Khê) để khắc phục những khó
khăn trong việc tiêu thoát và chống úng ngập kịp thời cho huyện Mê Linh.
1. Dự án cải tạo
và nâng cấp trạm bơm Thanh Điềm để nâng cao năng lực tưới phục vụ sản xuất nông
nghiệp trên địa bàn huyện Mê Linh, UBND Thành phố giao cho Công ty đầu tư phát
triển thủy lợi Mê Linh làm chủ đầu tư triển khai thực hiện dự án. Công ty Thủy
lợi Mê Linh đã lập xong dự án, đã báo cáo các Sở ngành liên quan thẩm định để
trình UBNd Thành phố phê duyệt làm căn cứ thực hiện.
2. Dự án xây
dựng 01 trạm bơm tiêu (khu vực xã Văn Khê) để khắc phục những khó khăn trong
việc tiêu thoát và chống úng ngập trên địa bàn huyện Mê Linh. UBND Thành phố đã
giao Sở Nông nghiệp và PTNT nghiên cứu lập dự án tiêu thoát nước ra sông Hồng,
với trị trí đặt công trình đầu mối tại xã Văn Khê, huyện Mê Linh. Hiện nay Sở
Nông nghiệp và PTNT đang khẩn trương triển khai lập dự án theo đúng quy định
của Nhà nước và Thành phố.
UBND Thành phố tiếp thu ý
kiến cử tri và đôn đốc các Sở ngành liên quan, Công ty đầu tư phát triển thủy
lợi Mê Linh Sau khẩn trương hoàn thành nhiệm vụ Thành phố giao để công trình
sớm đi vào sử dụng phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống dân sinh trên địa bàn
huyện Mê Linh.
Câu số 101- Đề nghị UBND thành phố cần quan tâm để quy hoạch
và đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị cho thị trấn Chi Đông, thị trấn Quang Minh.
Về vấn đề quy hoạch 2 thị trấn:
- Khu vực thị trấn Quang Minh và thị trấn
Chi Đông nằm tại phía Bắc huyện Mê Linh giáp địa bàn huyện Sóc Sơn và huyện
Đông Anh.
- Để triển khai Quy hoạch chung xây dựng
(QHC) Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011, UBND TP đã
giao Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội lập các
Quy hoạch phân khu đô thị trên địa bàn thành phố; theo đó, 2 thị trấn
Quang Minh và Chi Đông nằm trong vùng phát triển đô thị (đô thị trung tâm mở
rộng) và nằm trong ranh giới các Quy hoạch
phân khu đô thị: N2, N3 và GN.
- Sau khi các quy hoạch phân khu đô thị liên
quan được duyệt; việc đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị đồng bộ tại khu vực 2 thị
trấn sẽ được triển khai. http://ambn.vn/
- Trước mắt, đối với một số công
trình cơ sở hạ tầng đô thị thiết yếu cần đầu tư xây dựng để phục vụ cho nhân
dân hiện có, UBND Thành phố sẽ chỉ đạo các Sở, Ngành và cơ quan chức năng xem
xét giải quyết ngay.
Về việc đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng đô thị cho 2 thị trấn:
- Theo
Nghị quyết số 16/2010/NQ-HĐND ngày 12/10/2010 của HĐND TP Hà Nội và các Quyết
định của UBND Thành phố: số 55/2010/QĐ-UBND ngày 15/12/2010 về phân cấp nguồn
thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách; tỷ lệ % phân chia nguồn thu giữa các
cấp ngân sách và định mức phân bổ dự toán chi ngân sách TP Hà Nội giai đoạn
2011-2015, số 11/2011/QĐ-UBND ngày 02/3/2011 về Ban hành quy định phân cấp quản
lý nhà nước một số lĩnh vực KT-XH trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2011-2015,
việc đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị cho 2 thị trấn Chi Đông và Quang Minh thuộc
nhiệm vụ chi của ngân sách huyện Mê Linh.
- Về đầu
tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội của 2 thị trấn các năm qua đã
được UBND huyện Mê Linh và Thành phố quan tâm đầu tư, cụ thể:
+ Các năm
2009 và 2010, trên địa bàn 2 thị trấn, UBND huyện Mê Linh đã phê duyệt 05 quyết
định đầu tư, với tổng vốn đầu tư là 82.705 triệu đồng, Thành phố đã hỗ trợ đầu
tư và huyện Mê Linh đã giải ngân hết năm 2010 là 19.100 triệu đồng; kế hoạch
vốn năm 2011 đã bố trí cho 5 dự án là 26.000 triệu đồng, gồm các dự án: Trường
tiểu học Chi Đông tổng mức đầu tư (TMĐT) 20.034 triệu đồng; Xây dựng hệ thống
cấp nước sạch 2 thị trấn với TMĐT là 41.894 triệu đồng; Xây dựng đường giao
thông thị trấn Chi Đông đi KCN Quang Minh với TMĐT là 4.727 triệu đồng; Xây
dựng đường giao thông thị trấn Quang Minh (tuyến trục chính TDP số 9,10) đi xã
Tiền Phong với TMĐT là 5.351 triệu đồng; Trường mầm non Quang Minh B, thị trấn
Quang Minh (tổ dân phố số 8) với TMĐT là 10.609 triệu đồng.
+ Năm
2011, UBND huyện Mê Linh đang tiếp tục chuẩn bị đầu tư dự án xây mới Trụ sở
Đảng ủy, HĐND và UBND thị trấn Chi Đông, với TMĐT dự kiến trên 30 tỷ đồng.
+ Hiện tại
UBND huyện đang triển khai các nội dung: quy hoạch chi tiết 1/2.000 thị trấn
Quang Minh; triển khai thi công xây dựng Công trình Hệ thống nước sạch cho 02
thị trấn với tổng kinh phí 41.895 triệu đồng. Ngoài ra, các tuyến đường theo
quy hoạch đang triển khai giai đoạn chuẩn bị đầu tư và đồng thời thường xuyên
được cải tạo, sửa chữa để đảm bảo an toàn giao thông.
+ Về các
tuyến đường giao thông trên địa bàn xã hầu như đã được bê tông hoá hoàn toàn. Hệ
thống trường học, trạm y tế cũng được triển khai xây dựng đồng bộ.
+ UBND
Thành phố và UBND huyện đã có chủ trương lắp đặt hệ thống chiếu sáng các tuyến
đường trên địa bàn thị trấn; Tuy nhiên, việc thực hiện chủ trương này chưa
triển khai được do phải mở rộng các tuyến đường cũ (có mặt cắt hẹp), hai bên
các tuyến đường lại là đất thổ cư… nên kinh phí đền bù GPMB rất lớn.
http://ambn.vn/
Câu số 102- Đề nghị UBND thành phố tiếp tục và kiên quyết chỉ đạo để
xóa bỏ hoàn toàn các lò gạch thủ công hiện còn tồn tại và đang hoạt động mạnh ở
các huyện giáp ranh với huyện Mê Linh.
Đây là
những tồn tại về quản lý trước khi sáp nhập địa giới hành chính. Kết quả kiểm
tra đến tháng 7/2009 cho thấy trên địa bàn huyện Mê Linh có 410 lò gạch thủ
công hoạt động trái phép tại 10 xã ven đê sông Hồng. Trên cơ sở nội dung phản
ánh của các cơ quan báo chí, đơn thư của công dân và kết quả kiểm tra thực tế,
Ủy ban nhân dân thành phố đã yêu cầu Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện Mê Linh
tập trung thực hiện, kiên quyết xử lý phá dỡ các lò gạch thủ công trên địa bàn
huyện. http://ambn.vn/
Cho tới
tháng 6/2010, toàn huyện Mê Linh đã xử lý tháo dỡ triệt để 393 lò gạch, đạt
96%, còn 17 lò gạch của Công ty TNHH Sơn Tùng tại xã Văn Khê đang thực hiện cải
tạo, nâng cấp cơ sở sản xuất gạch theo công nghệ thân thiện với môi trường theo
nội dung văn bản số 7700/UBND-KH&ĐT ngày 25/9/2010 của Ủy ban nhân dân
thành phố Hà Nội.
Về việc
các địa phương giáp ranh với huyện Mê Linh hiện còn các lò gạch thủ công đang
hoạt động, Ủy ban nhân dân thành phố sẽ tiếp tục chỉ đạo xử lý theo đúng quy
định, đồng thời chỉ đạo sản xuất nông nghiệp trên diện tích vừa phá dỡ các lò
gạch nói trên. http://ambn.vn/
Câu số 103- Trên địa bàn huyện Mê Linh có một số di tích văn hoá, di tích
lịch sử cấp Quốc gia, cấp thành phố trên địa bàn huyện hiện nay đã xuống cấp
như: Nhà in Tiến Bộ, Đền Hồ Đề (xã Tráng Việt), Đình Bạch Trữ và Chùa Linh Quy
(xã Tiến Thắng), Đình Cả và Chùa Diên Phúc (xã Văn Khê). Đề nghị UBND thành phố
sớm quan tâm có kế hoạch và cấp kinh phí đầu tư trùng tu, sửa chữa các di tích
nói trên.
- Đình Bạch Trữ là di tích lịch sử văn hóa
đã xếp hạng tại Quyết định số 937/QĐ-BT ngày 23/7/1993 của Bộ Văn hóa Thông tin
(nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch); di tích Chùa Linh Quy đã được Bộ Văn
hóa Thông tin xếp hạng tại Quyết định số 06/QĐ-BVHTT ngày 13/4/2000;
- Đền Hồ Đề xã Tráng Việt, huyện Mê Linh
đã được xếp hạng tại Quyết định số 993/QĐ-BVHTT ngày 18/9/1990 của Bộ Văn hóa
Thông tin (nay là Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch); Nhà in Tiến Bộ thuộc xã
Tráng Việt đã xếp hạng là di tích Lịch sử Cách mạng tại Quyết định số 15/VH-QĐ
ngày 27/01/1986 của Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa Thể thao và Du
lịch);
- Cụm di tích đình Cả và chùa Diên Phúc đã
xếp hạng tại Quyết định số 141/QĐ-BT ngày 23/01/1997 của Bộ Văn hóa Thông tin
(nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch). Các di tích này hiện do UBND huyện Mê
Linh tổ chức quản lý trực tiếp theo phân cấp quản lý di tích của Thành phố.
Ngày 25/3/2010, UBND huyện Mê Linh đã có
công văn 806/UBND-HC đề nghị UBND Thành phố Hà Nội, Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch Hà Nội có kế hoạch đầu tư kinh phí để bảo tồn các di tích trên.
Ngày 14/4/2010 Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch Hà Nội có Công văn số 807/VHTT&DL-QLDT về việc tu bổ di tích đình Bạch
Trữ - chùa Linh Quy xã Tiến Thắng, Nhà in Tiến Bộ xã Tráng Việt và đình Phú Mỹ xã
Tự Lập có nội dung: “Đề nghị UBND huyện
Mê Linh chỉ đạo UBND xã Tiến Thắng, UBND xã Tự Lập, UBND Tráng Việt phối hợp
với phòng VHTT huyện Mê Linh tăng cường công tác quản lý Nhà nước về di tích, điều tiết nguồn vốn ngân
sách đưa di tích đình Bạch Trữ, chùa Linh Quy, đình Phú Mỹ, nhà In Tiến Bộ vào
kế hoạch tu bổ bằng nguồn kinh phí của huyện.”
Ngày 28/02/1011 UBND huyện Mê Linh có công
văn số 686/UBND –VHTT về việc đề nghị phê duyệt thiết kế tu bổ, tôn tạo di tích
nhà máy in Tiến Bộ; kèm theo 01 hồ sơ thuyết minh dự toán, 01 hồ sơ thiết kế do
Công ty Cổ phần Xây dựng Công trình Văn hóa, Thể thao và Du lịch lập tháng
12/2010 gửi Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà
Nội. http://ambn.vn/
Ngày 28/3/1011 Sở Văn hóa Thể thao và Du
lịch Hà Nội đã có công văn số 552/VHTT&DL-BQLDT về việc tu bổ di tích Nhà
in Tiến bộ, xã Tráng Việt, huyện Mê Linh có nội dung “Đề nghị Cục Di sản văn hóa có ý kiến thẩm định bằng văn bản để dự án
sớm được thực hiện theo Luật định”. Vì vậy, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch
Hà Nội đề nghị UBND huyện Mê Linh tiếp tục điều tiết nguồn vốn ngân sách đưa di
tích đình Bạch Trữ, chùa Linh Quy, đình Phú Mỹ vào kế hoạch tu bổ bằng nguồn
kinh phí của huyện vào năm tiếp theo.
Ngày 20/7/2009 UBND huyện Mê Linh có công
văn số 2220 UBND-HC đề nghị UBND Thành phố Hà Nội, Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch Hà Nội xem xét có kế hoạch đầu tư nguồn lực để tu sửa cấp thiết chùa Diên
Phúc.
Ngày 29/7/2009, UBND Thành phố Hà Nội có
công văn số 1898/VP-VHKG về việc tu bổ chùa Diên Phúc, xã Văn Khê, huyện Mê
Linh có nội dung: “Giao Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch, Sở Kế hoạch và Đầu tư kiểm tra đề xuất giải quyết cụ thể, báo
cáo UBND Thành phố Hà Nội”.
Ngày 12/8/2009 Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Hà Nội có công văn số 1885/VHTT&DL-QLDT về việc tu bổ chùa Diên Phúc và
đình Cả xã Văn Khê, có nội dung: “Kính đề
nghị UBND Thành phố Hà Nội chỉ đạo UBND huyện Mê Linh, các sở, ban, ngành liên
quan sớm quan tâm đầu tư kinh phí để tu bổ di tích kịp thời, lưu giữ được 2 di
sản quý của Thủ đô”. http://ambn.vn/
Ngày 31/8/2009, Sở Kế hoạch và Đầu tư có
công văn số 3069/KH&ĐT-QH về việc đầu tư cải tạo chùa Diên Phúc, đình Cả
thôn Khê Ngoại, xã Văn Khê, huyện Mê Linh, có nội dung: “Thống
nhất về sự cần thiết đầu tư tu bổ di tích như đề nghị của UBND huyện Mê Linh và
ý kiến của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội và đề nghị UBND thành phố hỗ
trợ có mục tiêu để đầu tư tu bổ 2 di tích trên”
Ngày 27/9/2010, UBND huyện Mê Linh có Công
văn số 3919/UBND-HC về việc tu bổ tôn tạo di tích đình Cả và chùa Diên Phúc, xã
Văn Khê, huyện Mê Linh; kèm theo 01 bộ hồ sơ thuyết minh dự toán, 01 bộ hồ sơ
thiết kế do Công ty Cổ phần VDIC lập tháng 10/2009. Ngày 27/12/2010 Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch Hà Nội có công văn số 3754/VHTT&DL về việc tu bổ di
tích đình Cả, chùa Diên Phúc, xã Văn Khê có nội dung “Kính đề nghị Cục Di sản văn hóa có ý kiến thẩm định bằng văn bản để dự
án sớm được thực hiện theo luật định.
Ngày 28/01/2011, Bộ Văn hóa Thể thao và Du
lịch có công văn số 246/BVHTTDL-DSVH về
việc thẩm định dự án tu bổ, tôn tạo di tích đình Cả, chùa Diên Phúc, xã Văn Khê
có nội dung chỉnh sửa một số chi tiết.
Ngày 22/02/2011 Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch Hà Nội có công văn số 284/VHTT&DL-QLDT về dự án tu bổ, tôn tạo di tích
đình Cả, chùa Diên Phúc, xã Văn Khê, huyện Mê Linh, có nôi dung: “Đề nghị UBND huyện Mê Linh chỉ đạo các đơn
vị liên quan thuộc huyện và đơn vị tư vấn thiết kế tổ chức chỉnh sửa, bổ sung
hoàn thiện tại hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công theo ý kiến chỉ đạo của Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội tại công văn số 246/BVHTTDL-DSVH ngày
28/01/2011”.
Như
vậy, các di tích trên đã và đang được UBND huyện Mê Linh triển khai các công
tác chuẩn bị đầu tư dự án tu bổ theo quy định của Luật Di sản văn hóa.
Câu số 104- Cử tri thị trấn Liên Quan, huyện Thạch Thất phản ánh một
bộ phận giáo viên Tiểu học, Trung học cơ sở tốt nghiệp cao đẳng, đại học đúng
chuyên ngành đào tạo đã lâu nhưng chưa được chuyển hưởng lương theo quy định
hiện hành, đề nghị UBND thành phố quan tâm.
Tại Điều 1 Quyết định số 61/2005/QĐ-BNV ngày
15/6/2005 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành tạm thời chức danh và mã số
ngạch một số ngạch viên chức ngành giáo dục và đào tạo, văn hóa - thông tin, Bộ
Nội vụ đã ban hành các chức danh và mã số ngạch viên chức giáo viên, trong đó
có ngạch:
- Giáo viên trung học cơ sở (trình độ cao đẳng) -
Mã số 15a.202;
- Giáo viên trung học cơ sở chính (trình độ đại
học) - Mã số 15a.201
Tại Điều 3 Quyết định số 61/2005/QĐ-BNV quy định:
“Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa - Thông tin căn cứ vào chức danh các ngạch
viên chức quy định tại Điều 1 của Quyết định này xây dựng tiêu chuẩn nghiệp vụ
của ngạch viên chức để Bộ Nội vụ thống nhất ban hành. Hệ thống tiêu chuẩn
nghiệp vụ các ngạch viên chức là căn cứ để các Bộ, ngành và địa phương thực
hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý đội ngũ viên chức chuyên ngành theo
quy định của pháp luật”.
Tuy nhiên, từ khi Quyết định số 61/2005/QĐ-BNV có
hiệu lực đến nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa ban hành được văn bản quy định
tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch viên chức giáo viên nói chung, ngạch giáo viên trung
học (trình độ đại học) nói riêng. Do vậy, sở Nội vụ không có căn cứ pháp lý để
đề nghị Hội đồng xét chuyển loại viên chức Thành phố xem xét, bổ nhiệm ngạch và
xếp lương cho các trường hợp viên chức giáo viên chuyển từ ngạch viên chức loại
Ao sang ngạch viên chức loại A1. Chính vì vậy, từ năm 2005 đến nay, thành phố
Hà Nội tạm dừng việc xét chuyển loại viên chức ngạch giáo viên.
Để giải
quyết vướng mắc nêu trên, UBND Thành phố đã chỉ đạo sở Nội vụ nhiều lần kiến
nghị Bộ Nội vụ thống nhất với Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm xây dựng, ban hành văn
bản quy định tiêu chuẩn, nghiệp vụ ngạch viên chức giáo viên để các địa phương
có căn cứ pháp lý tổ chức thực hiện.
Câu số 105- Hệ
thống điện nông thôn xuống cấp, không đảm bảo an toàn cho người và tài sản của
nhân dân nhất là trong mùa mưa bão đề nghị UBND Thành phố quan tâm chỉ đạo.
Câu số 180- Hiện nay hệ thống đường điện của các xã, phường đã được
bàn giao cho bên ngành điện quản lý, tuy nhiên đến nay đường điện đã xuống cấp
nghiêm trọng không đảm bảo an toàn và sinh hoạt của người dân khi mùa mưa bão
đến. Đề nghị UBND thành phố chỉ đạo Sở điện lực khẩn trương đầu tư nâng cấp
đường điện cho người dân trước mùa mưa bão.
Câu số 4- (phần II) Hiện nay, ở khu vực nông thôn, các trạm biến áp
điện vừa thiếu về số lượng trạm, vừa thấp về công suất nên chất lượng điện rất
kém, ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân, ảnh hưởng đến đồ dùng sinh hoạt sử
dụng điện. Đề nghị UBND thành phố chỉ đạo Công ty Điện lực Hà Nội đầu tư, nâng
cấp và cải tạo lại hệ thống các trạm biến áp, đường dây để nâng cao chất lượng
điện sinh hoạt phục vụ cho nhu cầu của nhân dân.
Thực hiện
chủ trương của Thành phố, Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội đã và đang thực hiện
tiếp nhận nguyên trạng lưới điện khu vực phía Tây Hà Nội, trong đó chủ yếu là
lưới điện nông thôn. Lưới điện nông thôn trước khi tiếp nhận về cơ bản là hết
sức cũ nát, chắp vá và lạc hậu, bán kính cấp điện dài dẫn đến chất lượng điện
năng không ổn định, gây thất thoát điện năng của nhà nước, không đảm bảo an
toàn vận hành cũng như an toàn điện cho nhân dân khu vực nông thôn, đặc biệt là
trong mùa mưa bão.
Do đó,
ngay sau khi tiếp nhận, Tổng Công ty đã thực hiện một loạt giải pháp nhằm đảm
bảo an toàn, hạn chế thất thoát điện năng như: Thay công tơ, hòm công tơ và dây
dẫn từ đường nhánh xuống hòm công tơ sau tiếp nhận, cải tạo tối thiểu lưới điện
khu vực nông thôn (thay thế nhánh dây cũ nát; thay thế các cột điện vỡ, hư
hỏng; bổ sung các vị trí tiếp địa bị đứt, mất, hư hỏng …).
Từ
01/8/2008 đến nay, bằng mọi nguồn vốn huy động được (Trong đó: Vay Ngân hàng
thế giới WB 56 triệu USD, hiện Tổng Công ty đang lập dự án và trình cấp có thẩm
quyền phê duyệt; Vay từ Quỹ ĐTPT của Thành phố: 75 tỷ đồng để thực hiện dự án
Cải tạo lưới điện 13 xã miền núi có điều kiện khó khăn …), Tổng Công ty đã thực
hiện đầu tư xây dựng hàng trăm TBA phân phối và đường dây trung, hạ thế thuộc
trạm; cải tạo và nâng công suất toàn bộ các TBA 110kV, các TBA Trung gian khu
vực phía Tây Hà Nội với mục tiêu cao nhất là cấp điện an toàn, ổn định phục vụ
sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
Câu số 106- Hệ thống cung cấp nước sạch từ nhà máy
nước Sơn Tây đến Thị trấn Liên Quan và một số xã được bắt đầu xây dựng cách đây
5 năm nhưng đến nay chưa được tiếp tục đầu tư để cung cấp nước sạch cho nhân
dân thị trấn và các xã lân cận, đề nghị UBND Thành phố quan tâm chỉ đạo.
Trả lời:
Tuyến ống cấp nước sạch từ thị xã Sơn Tây đi thị trấn Liên Quan huyện
Thạch Thất do Công ty cổ phần cấp nước Sơn Tây triển khai thi
công từ tháng 10 năm 2006 với mục tiêu cung cấp nước sạch cho thị trấn Liên
Quan và các xã lân cận (các xã từ thị xã Sơn Tây qua huyện Phúc Thọ dọc theo
Quốc lộ 32 đến thị trấn Liên Quan). Trong quá trình triển khai xây dựng do
vướng mặt bằng thi công (năm 2007-2010 không có mặt bằng thi công do Quốc
lộ 32 thi công). Đến nay việc giải phóng mặt bằng (Quốc lộ 32), và
một hộ dân thuộc xã Phú Kim huyện Thạch Thất đã thực hiện xong, tuyến đường
ống đã cơ bản hoàn thành. http://ambn.vn/
UBND thành
phố chỉ đạo Công ty cổ phần cấp nước Sơn Tây đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án
nhằm phục vụ nước sạch cho nhân dân các xã thuộc phạm vi dự án đã được phê
duyệt.
Câu số 107-
Thị trấn Liên Quan là đô thị loại 5, đề nghị UBND Thành phố xem xét phê duyệt
Quy hoạch chung thị trấn Liên Quan huyện Thạch Thất để có chính sách đầu tư
phát triển thị trấn thành trung tâm của Huyện.
Quy hoạch chung Thị trấn Liên Quan
huyện Thạch Thất đến năm 2010 được UBND tỉnh Hà Tây (cũ) phê duyệt
tại Quyết định số 767/QĐ-UB ngày 04/6/2001 có tính chất là thị
trấn huyện lỵ của Thạch Thất, mục tiêu là xây dựng thành một trung tâm chính trị, kinh
tế, văn hóa khoa học kỹ thuật của huyện Thạch Thất, làm cơ sở để
phát triển kinh tế - dịch vụ - xã hội với một số chỉ tiêu chủ yếu:
+ Quy mô diện tích đất 291ha (đến năm
2010 là 291ha).
+ Quy mô dân số hiện trạng (năm 1996)
là 4.926 người; đến năm 2010 khoảng 6.000 người.
Nghiên cứu lập Điều chỉnh quy hoạch
chung Thị trấn Liên Quan đảm bảo phù hợp với tình hình mới và phù
hợp Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội.
Tại buổi làm việc với UBND huyện
Thạch Thất về tình hình thực hiện nhiệm vụ KTXH 9 tháng năm 2010 và
nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm của huyện Thạch Thất (Theo Thông
báo số 317/TB-UBND ngày 09/9/2010) về công tác quy hoạch, Chủ tịch đã
chỉ đạo và giao Sở Quy hoạch-Kiến trúc hướng dẫn UBND huyện Thạch
Thất vừa lập quy hoạch chung, vừa lập quy hoạch chi tiết phân khu chức
năng khu hành chính- văn hóa- thể thao, quy hoạch thị trấn Liên quan.
Theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô
Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt các Thị
trấn hiện có (trong đó có Thị trấn Liên Quan, huyện Thạch Thất) đóng
vai trò trung tâm hành chính, chính trị của huyện được định hướng
phát triển theo mô hình đô thị sinh thái theo hướng hạn chế các loại
hình sản xuất gây ô nhiễm môi trường, quản lý chặt chẽ về mật độ
xây dựng, tầng cao công trình, loại hình công trình, hình thái kiến
trúc; trở thành trung tâm hỗ trợ thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã
hội của vùng nông thôn. http://ambn.vn/
UBND Thành phố sẽ chỉ đạo Sở Quy
hoạch- Kiến trúc phối hợp chặt chẽ với UBND huyện Thạch Thất đẩy
nhanh tiến độ lập, thẩm định, trình phê duyệt các Đồ án quy hoạch làm
cơ sở phát triển kinh tế xã hội của Thị trấn, đảm bảo phù hợp với
Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội.
Câu số 108- Cử tri thị trấn Liên Quan, huyện Thạch Thất phản ánh
nhiều cán bộ xã, thị trấn đã đến tuổi được nghỉ chế độ nhưng chưa được hưởng
chế độ hưu trí do chưa được cấp sổ BHXH do thiếu các quyết định có liên quan,
đề nghị UBND Thành phố có thể căn cứ vào: Lý lịch Đảng viên, lý lịch cán bộ và
xác nhận của các cán bộ cùng công tác để làm căn cứ xét duyệt cấp sổ BHXH cho
các đối tượng này.
Việc thực
hiện chế độ BHXH đối với cán bộ cấp xã thực hiện theo quy định của Luật BHXH và
các quy định có liên quan. UBND thành phố sẽ chỉ đạo các cơ quan chức năng rà
soát đối với từng trường hợp cụ thể, trong trường hợp cần thiết phải có sự tham
mưu để UBND Thành phố ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện để đảm bảo quyền lợi
chính đáng của cán bộ cấp xã.
Câu số 109- Cử tri thị trấn Liên Quan phản ánh các vị trí, diện tích
đất Thành phố cho Công ty kinh doanh tổng hợp thuê đến nay sử dụng không đúng
mục đích được thuê và không hiệu quả, đề nghị UBND thành phố thu hồi giao cho
huyện, thị trấn quản lý để xây dựng các công trình công cộng phục vụ dân sinh.
Ngày
23/6/2008, UBND tỉnh Hà Tây (trước đây) có Quyết định số 1715/QĐ-UBND về việc
chuyển hình thức giao đất sang thuê đất cho Công ty cổ phần kinh doanh tổng hợp
huyện Thạch Thất với tổng diện tích 6.609,9m2 (trong đó diện tích cho thuê
6.036,1m2). Kết quả kiểm tra của Sở Tài nguyên và Môi trường về đề nghị của
UBND thị trấn Liên Quan về việc giao cho UBND thị trấn Liên Quan một phần đất
khu Bách hóa thuộc Công ty cổ phần kinh doanh tổng hợp Thạch Thất cho thấy đến
nay Công ty đã và đang hoạt động theo ngành nghề đã đăng ký bán buôn, bán lẻ
hàng công nghệ thực phẩm, vật tư nông nghiệp…trụ sở chính nơi điều hành hoạt
động của Công ty có cửa hàng kinh doanh vật tư nông nghiệp…Các cửa hàng hiện
vẫn kinh doanh theo đúng mục đích sử dụng đất. Riêng khu Bách hóa Liên Quan,
Công ty có cho hộ kinh doanh thuê làm cửa hàng giải khát song thời hạn thuê đã
hết, Công ty đang hoàn tất thủ tục thanh lý hợp đồng do chủ hộ thuê đất đi vắng
nên chưa bàn giao mặt bằng cho Công ty. Hiện tại Công ty sử dụng đất thuê theo
đúng quy định và thực hiện đầy
đủ nghĩa vụ tài chính với Nhà nước. Tiếp thu ý kiến cử tri, UBND Thành
phố yêu cầu UBND huyện Thạch Thất chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện
thường xuyên giám sát, kiểm tra việc sử dụng đất thuê của Công ty trên từng khu
vực trên địa bàn huyện; đồng thời đôn đốc Công ty phải sớm thu hồi lại mặt bằng
tại khu Bách hóa Liên Quan để sử dụng đúng quy định.
Câu số 110- Đề
nghị UBND Thành phố quan tâm bố trí quỹ đất để xây dựng, phát triển các thiết
chế công cộng phục vụ nhu cầu dân sinh, đất phát triển kinh tế (chợ) trên địa
bàn huyện Từ Liêm.
Tại các đồ án
Quy hoạch chi tiết trên địa bàn Thành phố nói chung và huyện Từ Liêm nói riêng
được Thành phố phê duyệt đều đã bố trí, xác định các quỹ đất để xây dựng, phát
triển các thiết chế công cộng phục vụ nhu cầu dân sinh và phát triển kinh tế
(chợ). Các quy hoạch chi tiết được duyệt đều được tổ chức công bố và bàn giao
cho huyện Từ Liêm. http://ambn.vn/
UBND huyện Từ Liêm đã bố trí quỹ đất, lập bản đồ thiết chế văn hoá
phục vụ nhu cầu của nhân dân và có Tờ trình số 229/TTr-UBND ngày
09/8/2010 đề xuất UBND thành phố Hà Nội phê duyệt bản đồ quỹ đất công cộng để
dự kiến xây dựng thiết chế văn hoá xã hội trên địa bàn huyện. Ngày 27/7/2011 UBND thành phố có công văn
số 6242/UBND-TH về việc rà soát, giải quyết tình trạng thiếu đồng bộ, chậm
triển khai công trình hạ tầng xã hội trên địa bàn; UBND huyện đã có báo cáo số
142/BC-UBND ngày 26/9/2011. http://ambn.vn/
UBND thành phố đang xem xét, phê duyệt để giao UBND huyện Từ Liêm triển
khai thực hiện trong tháng 11/2011.
Câu số 111- Đề nghị Thành phố kiểm tra dự án đầu tư,
chỉnh trang tuyến đường Xuân Đỉnh để công tác đầu tư đạt hiệu quả cao hơn
(thoát nước, cầu gốc đề). Cần đầu tư hệ thống thoát nước đủ năng lực đảm bảo
tiêu thoát nước dân sinh.
Dự án cải tạo tuyến đường Xuân Đỉnh đang được Sở GTVT triển khai thực
hiện và dự kiến hoàn thành trong năm 2011. UBND Thành phố giao Sở GTVT nghiên
cứu kiến nghị của cử tri để đảm bảo việc tiêu thoát nước và hiệu quả của Dự án.
Câu số 112- Đề nghị Thành phố quan tâm chỉ đạo đẩy
nhanh xây dựng đường Nguyễn Hoàng Tôn và đầu tư cải tạo, nâng cấp đồng bộ đường
70, đường 69 - Trần Cung (hiện nay có đoạn chưa có hệ thống thoát nước gây ngập
úng).
Dự án xây dựng tuyến đường
Nguyễn Hoàng Tôn Tuyến đường dài khoảng 2,5 km. Trong đó đoạn giáp đường Lạc
Long Quân dài trờn 200m, bề rộng 40 m được giao cho UBND quận Tây Hồ làm chủ
đầu tư. Đoạn còn lại do Ban quản lý dự
ỏn hạ tầng Tả ngạn làm chủ đầu tư.
UBND Thành phè đó phê duyệt chủ trương chuẩn bị đầu tư, Ban QLDA Hạ tầng
Tả ngạn đã lập kế hoạch đấu thầu và chỉ định thầu cho đơn vị đo vẽ bản đồ hiện
trạng tỷ lệ 1/500 cho công tác lập chỉ giới đường đỏ; ký hợp đồng với Viện Quy
hoạch xây dựng Hà Nội về việc xác định chỉ giới đường đỏ tỷ lệ 1/500 và cung
cấp số liệu hạ tầng, hướng tuyến.
Trên cơ sở ý kiến của các sở, ngành về chỉ giới đường đỏ
của tuyến, tháng 12/2010 UBND Thành phố đã chỉ đạo Sở Quy hoạch kiến trúc chủ
trì phối hợp với Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội, Ban QLDA hạ tầng Tả Ngạn và
các đơn vị liên quan kiểm tra, thống nhất hoàn thiện hồ sơ chỉ giới đường đỏ
tránh phải GPMB nhiều gây khiếu kiện, trình UBND Thành phố trong quý I/2011.
Tuy nhiên, việc triển khai nhiệm vụ Thành phố giao của Ban QL Dự án hạ tầng Tả
ngạn và các sở, ngành còn chậm. Hiện nay, Ban QLDA hạ tầng Tả Ngạn phối hợp với
Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội lập phương án so sánh Chỉ giới đường đỏ
tuyến đường Nguyễn Hoàng Tôn (Đoạn từ Quận ủy Tây Hồ đến đường Phạm Văn Đồng) trình Sở Quy hoạch kiến trúc thẩm định, báo cáo
UBND Thành phố.
UBND Thành phố sẽ tiếp tục chỉ đạo,
đôn đốc đẩy nhanh việc lập, phê duyệt chỉ giới, công tác chuẩn bị đầu tư dự án
để triển khai trong giai đoạn 2012-2015.
- Đường 70: UBND
Thành phố đã giao Sở GTVT lập Dự án và đang trình phê duyệt dự án. Theo nội dung dự án, tuyến đường 70 sẽ được cải
tạo nâng cấp đồng bộ để đáp ứng được nhu cầu khai thác trước mắt và lâu dài.
- Đường 69: Sở GTVT
đã triển khai cải tạo chống xuống cấp. Hiện dự án đã cơ bản hoàn thành.
- Đường Trần Cung:
Dự án đang được Sở GTVT triển khai thi công cải tạo, chống xuống cấp, dự kiến
hoàn thành trong năm 2011.
Câu số 113- Đề nghị UBND Thành phố xem xét đầu tư hệ thống điện
chiếu sáng tuyến đường 23 và đường 70, đồng thời có cơ chế về lắp đặt, trả tiền
điện chiếu sáng công cộng trong các đường trục xã trên địa bàn huyện Từ Liêm
UBND Thành
phố đã giao cho Sở Xây dựng phối hợp với UBND các quận, huyện và các Sở, ngành
chức năng lập Kế hoạch đầu tư phát triển hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị
thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015. Kế hoạch đang được Sở Xây dựng hoàn thiện
(đã bao gồm công trình xây dựng hệ thống chiếu sáng các tuyến đường 23 và đường
70), xin ý kiến UBND các quận, huyện, Sở, ngành trước khi báo cáo UBND Thành
phố.
Quyết định số 11/2011/QĐ-UBND ngày 02/3/2011 của
UBND Thành phố về việc phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực kinh tế - xã
hội trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015 quy định:
- Thành phố quản lý, đầu tư và duy trì hệ
thống chiếu sáng dọc tuyến đường, trong các công viên, vườn hoa do thành phố
quản lý; quản lý việc cấp điện cho hệ thống chiếu sáng công cộng trên địa bàn
các quận nội thành;
- Quận quản lý, đầu tư và duy trì hệ thống
chiếu sáng dọc tuyến đường, trong các công viên, vườn hoa do quận quản lý,
chiếu sáng công cộng tại các ngõ xóm, khu dân cư trên địa bàn các quận;
- Quận Hà Đông, thị xã Sơn Tây quản lý toàn
bộ hệ thống chiếu sáng trên địa bàn;
- Các huyện quản lý chiếu sáng trên hệ thống
đường huyện.
Như vậy
việc lắp đặt, chi trả tiền điện hệ thống chiếu sáng công cộng các đường trục
xã, liên xã trên địa bàn huyện do UBND huyện quản lý.
Câu số 114- Tiến độ thi công quốc lộ 32 đoạn Cầu Diễn - Nhổn hiện
nay rất chậm làm ảnh hưởng đến đời sống dân sinh, an toàn giao thông, tiêu
thoát nước... Đề nghị UBND Thành phố chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ và thực hiện
khớp nối hạ tầng (Hiện nay gây úng ngập 04 xã, thị trấn của huyện).Trùng câu 48
Câu số 115- Đề nghị UBND Thành phố xem xét đầu tư cải tạo nâng cấp mương
Cầu Đá (thuộc xã Cổ Nhuế) vì đây là tuyến mương quan trọng tiêu thoát nước cho
nhiều xã, phường như: Đông Ngạc, Xuân Đỉnh, Cổ Nhuế (huyện Từ Liêm; phường Phú
Thượng, Xuân La (quận Tây Hồ); phường Nghiã Đô (quận Cầu Giấy) (cử tri huyện Từ
Liêm).
Tuyến mương Cầu Đá và toàn bộ lưu vực tiêu
ra mương Cầu Đá do Công ty thoát nước Hà Nội quản lý và khai thác. UBND Thành
phố sẽ chỉ đạo Sở Xây dựng và Công ty thoát nước Hà Nội kiểm tra, báo cáo UBND
Thành phố có biện pháp đảm bảo tiêu thoát nước cho khu vực. http://ambn.vn/
Câu số 116- Đề nghị UBND Thành phố xem xét, điều chỉnh việc đặt tên đường
Đông Ngạc (đoạn thuộc địa phận xã Thụy Phương).
Đường Đông Ngạc thuộc đất xã Đông Ngạc,
huyện Từ Liêm. Trước năm 1942, Đông Ngạc là đất của ba xã thuộc hai tổng Phú
Gia và Xuân Tảo, huyện Hoài Đức, đến năm 1961 trở thành ba thôn của xã Đức Thắng,
huyện Từ Liêm, năm 1964 đổi là xã Đông Ngạc. http://ambn.vn/
Đường Đông Ngạc nằm trên đường đê thuộc
địa phận xã Đông Ngạc, dân địa phương gọi là đê Đông Ngạc, nên việc đặt tên
đường là đường Đông Ngạc là hợp lý nhằm bảo lưu một địa danh cổ ở vùng này.
Việc xác định điểm đầu, điểm cuối để đặt tên cho tuyến đường cần căn cứ tình
hình thực tế, các điểm ngắt phải phù hợp, không đặt tên đường theo địa danh
hành chính, vì vậy đề nghị điều chỉnh đặt tên đường Đông Ngạc (đoạn thuộc địa
phận xã Thuỵ Phương) cũng nằm trong yêu cầu trên.
Câu số 117- Đề nghị UBND Thành phố kiểm tra, xem xét quá trình thực
hiện Quyết định số 2236/QĐ-UBND của UBND Thành phố Hà Nội về việc khai thác
nước ngầm tại điểm số 7 và số 8 thuộc xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm chưa đúng quy
định và sử dụng sai mục đích (Thu hồi và bàn giao cho xã làm đất phục vụ công
cộng).
Công ty
TNHH MTV Nước sạch Hà Nội được Ủy ban nhân dân thành phố giao đất tại 12 địa
điểm trên địa bàn Thành phố để xây dựng các công trình phục vụ việc khai thác
nước ngầm, riêng tại xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm có 02 điểm để làm trạm bơm tăng
áp (tại xóm 5) và làm giếng khoan (tại xóm 2) với tổng diện tích khoảng 400m2.
http://ambn.vn/
Qua kiểm
tra sơ bộ, các khu đất này các hộ dân chiếm dụng và sử dụng không đúng mục đích
do chủ đầu tư quản lý không chặt chẽ. Tại ô đất đã xây dựng trạm bơm tăng áp để
cấp nước sạch cho nhân dân xã Cổ Nhuế, nhưng khoảng 4-5 năm nay trạm bơm này
không hoạt động, hộ gia đình ở liền kề ô đất đang sử dụng để các đồ đạc và ô
tô; Tại ô đất có diện tích trạm bơm nhưng hiện nay đang được sử dụng làm kho
chứa hàng. http://ambn.vn/
Hiện Sở
Tài nguyên và Môi trường đang phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Từ Liêm lập hồ
sơ, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố xử lý thu hồi đất theo kiến nghị của cử
tri. http://ambn.vn/
Câu số 118- Đề nghị UBND Thành phố kiến nghị Chính phủ xem xét quy
hoạch Khu liên hiệp thể thao Quốc gia đã qua nhiều năm chưa thực hiện dự án,
nhân dân không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, không được cấp phép
xây dựng nhà ở nên gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt cũng như cuộc sống.
Thủ tướng
Chính phủ đã có Quyết định thu hồi và giao 247ha đất tại xã Mỹ Đình, huyện Từ
Liêm cho Ban Quản lý dự án Khu liên hiệp thể thao quốc gia từ năm 2001 để xây
dựng cơ sở hạ tầng khu Liên hiệp thể thao quốc gia. Hiện nay, một phần diện
tích đất đã giải phóng mặt bằng và xây dựng công trình, một phần diện tích đất
chưa giải phóng mặt bằng. http://ambn.vn/
Ủy ban
nhân dân thành phố sẽ giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc kiểm tra về quy hoạch để có
đề xuất về nội dung này. http://ambn.vn/
Câu số 119- Đề nghị UBND Thành phố cho phép thực hiện quyền của người
sử dụng đất (cấp GCN, chia tách thửa đất) đối với đất ở hợp pháp trong khu vực
quy hoạch trên 03 năm chưa thực hiện, chưa có quyết định thu hồi đất, giao đất.
Theo quy
định tại khoản 1 Điều 48 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính
phủ về thi hành Luật Đất đai quy định: “Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng
đất mà toàn bộ thửa đất hoặc một phần thửa đất có một trong các loại giấy tờ về
quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai mà
không có tranh chấp thì diện tích đất có giấy tờ được cấp Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, trừ trường hợp đất thuộc khu vực phải thu hồi theo quy hoạch mà đã
có quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền”.
Việc chứng
nhận quyền sử dụng đất do UBND cấp huyện xét duyệt theo quy định tại Quyết định số 117/2009/QĐ-UBND ngày
01/12/2009 của UBND Thành phố về cấp Giấy chứng nhận QSD đất, QSH nhà ở và tài
sản khác gắn liền với đất, đăng ký biến động về sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn
liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư
ở nước ngoài, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng
đất ở tại Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội
Câu số 120- Hiện nay trên địa bàn Thành phố nói chung, huyện Sóc Sơn
nói riêng có nhiều vi phạm các quy định của pháp luật về sử dụng đất hay còn
gọi là dự án treo, gây thiệt hại về kinh tế cho Nhà nước và nhân dân. Cử tri đề
nghị UBND Thành phố rà soát, thu hồi các dự án đó để chuyển đổi mục đích sử
dụng phục vụ cho phát triển kinh tế của Thủ đô.
Thực hiện
Luật Đất đai năm 2003, các Nghị định của Chính phủ và Thông tư của Bộ, Ngành
Trung ương hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, UBND Thành phố Hà Nội đã thành lập
Đoàn kiểm tra liên ngành tổ chức kiểm tra việc sử dụng đất của các cơ quan, đơn
vị được giao đất, cho thuê đất trên địa bàn Thành phố kể từ ngày 01/01/2003 đến
31/12/2008. Theo kết quả kiểm tra của các Sở, ngành và UBND các quận, huyện thị
xã, ngày 13/01/2010, UBND Thành phố đã có Văn bản số 258/UBND-TNMT chỉ đạo xử
lý, khắc phục các dự án đầu tư sử dụng đất nhưng chậm triển khai.
Hiện nay,
thực hiện chỉ đạo của UBND về việc tiếp tục kiểm tra, rà soát các dự án được
Nhà nước giao đất, cho thuê đất trên địa bàn Thành phố từ 01/01/2003 đến
31/05/2011, Sở Tài nguyên và Môi trường đã có Văn bản số 546/STNMT-TTr ngày
01/7/2011 yêu cầu các Quận, huyện, thị xã tổng hợp danh sách các dự án có vi
phạm Luật Đất đai năm 2003 như: chậm giải phóng mặt bằng; chưa đưa đất vào sử
dụng sau 12 tháng kể từ ngày được nhận bàn giao đất ngoài thực địa; tiến độ sử
dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư; chưa thực hiện
hoặc chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước; các trường hợp tự chuyển
mục đích, chuyển nhượng trái pháp luật, để đất bị lấn chiếm, tranh chấp để đề
xuất UBND Thành phố kiểm tra, xử lý theo quy định của Luật Đất đai.
Qua tổng
hợp tình hình, trên địa bàn huyện Sóc Sơn chưa phát hiện các vi phạm quy định
của pháp luật về sử dụng đất hay còn gọi là “dự án treo” gây thiệt hại về kinh
kế cho nhà nước và nhân dân. http://ambn.vn/
Câu số 121- Diện tích rừng trên địa bàn huyện Sóc Sơn đều do nhân
dân của 9 xã trên địa bàn huyện gây trồng và nhiều năm nay được giao đến từng
hộ gia đình để trồng, chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng. Tuy nhiên, nhiều hộ chưa
được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với diện tích đất rừng trồng lấn
không thuộc diện tích đất rừng phòng hộ hoặc những hộ đã được cấp Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất nhưng không thể giao dịch chuyển nhượng được vì Thành
phố không đồng ý. Cử tri của 9 xã có rừng kiến nghị UBND Thành phố sớm cấp Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất đối với diện tích đất rừng trồng lấn không thuộc
diện tích đất rừng phòng hộ và có cơ chế đảm bảo quyền lợi cho người dân.
Thực hiện
Luật Đất đai năm 2003 và sau khi có quy hoạch rừng Sóc Sơn được Ủy ban nhân dân
thành phố phê duyệt tại Quyết định số 2100/QĐ-UBND ngày 29/5/2008, Ủy ban nhân
dân thành phố đã giao Sở Tài nguyên và Môi trường là đầu mối hướng dẫn việc cấp
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân. http://ambn.vn/
Sở Tài
nguyên và Môi trường đã có văn bản số 712/STNMT-ĐKTK ngày 15/3/2010 hướng dẫn.
Do vậy, với các vấn đề có liên quan đến quyền sử dụng đất lâm nghiệp và việc
cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất này, Ủy ban nhân dân huyện Sóc Sơn thực
hiện theo thẩm quyền và hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trường.
http://ambn.vn/
Câu số 122- Trước đây UBND huyện giao cho Lâm trường Sóc Sơn quản lý và
chăm sóc 2095 ha rừng của huyện. Theo chỉ đạo của Thành phố, Lâm trường Sóc Sơn
đã chuyển thành Công ty TNHH một thành viên trực thuộc Tổng công ty phát triển
đầu tư nông nghiệp Hà Nội quản lý. Để thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước
về tài nguyên và đảm bảo quyền lợi của nhân dân trên địa bàn huyện, UBND huyện
Sóc Sơn đề nghị UBND TP giao lại cho huyện trực tiếp quản lý diện tích rừng
trên.
- Ngày 09/7/2010, UBND thành phố Hà Nội
ban hành Quyết định số 3362/QĐ-UBND chuyển đổi Lâm trường Sóc Sơn thành Công ty
TNHH một thành viên đầu tư và phát triển nông lâm nghiệp Sóc Sơn trực thuộc
UBND thành phố và được kế thừa các quyền, nghĩa vụ pháp lý, lợi ích hợp pháp
đối với phần vốn, tài sản, lao động, đất đai, hồ sơ tài liệu, các vấn đề khác
có liên quan.
- Ngày 07/01/2011, UBND TP Hà Nội ban hành
Quyết định số 70/QĐ-UBND ngày 07/01/2011 chuyển giao Công ty TNHH một thành
viên đầu tư và phát triển nông lâm nghiệp Sóc Sơn về làm thành viên của Công ty
TNHH một thành viên Đầu tư và phát triển nông nghiệp Hà Nội hoạt động theo mô
hình Công ty mẹ-Công ty con.
Theo Quyết định số 11/2011/QĐ-UBND ngày 02 tháng
3 năm 2011 của UBND thành phố về ban hành quy định phân cấp quản lý Nhà nước
một số lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 -
2015 thì việc giao 2.095ha rừng và đất lâm nghiệp cho Công ty TNHH một thành viên đầu tư và phát
triển nông lâm nghiệp Sóc Sơn quản lý đúng theo Quyết
định số 186/QĐ-TTg ngày 14/8/ 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy
chế quản lý rừng.
Công ty TNHH một thành viên đầu tư và phát
triển nông lâm nghiệp Sóc Sơn trực thuộc công ty TNHH một
thành viên đầu tư và phát triển nông nghiệp Hà Nội, dù có quản lý 2.095 ha rừng
và đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Sóc Sơn chỉ là một chủ rừng và là tổ chức
của Nhà nước vẫn phải chịu sự quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp, thực
hiện đúng nghĩa vụ chung của chủ rừng qui định tại Điều 60 của Luật Bảo vệ và
Phát triển rừng.
UBND huyện Sóc Sơn có trách nhiệm quản lý Nhà
nước về rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn quản lý được quy định tại Điều 8
của Luật Bảo vệ Phát triển rừng và Quyết định số 245/1998/TTg ngày 21-12-1998
của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng và
đất lâm nghiệp. Trong đó, Điều 5 của Quyết định 245/1998/TTg qui định trách
nhiệm quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp của UBND cấp huyện, vì vậy
2095 ha rừng nằm trên địa bàn huyện Sóc Sơn do Công ty TNHH một thành viên đầu tư và phát triển
nông lâm nghiệp Sóc Sơn (chủ rừng) quản lý rừng, vẫn phải chịu sự
quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp của UBND huyện Sóc Sơn.
Câu số 123- Hồ Thanh Trì của xã Phú Linh là nơi cung cấp nước phục vụ cho
sản xuất của nông dân ở thôn Cộng Hoà-xã Phú Linh trước kia được giao cho thôn
quản lý. Nay Nhà nước thu hồi giao cho dự án khu du lịch sinh thái quản lý dẫn
đến khó khăn cho nguồn nước tưới tiêu phục vụ cho sản xuất của nông dân ở khu
vực. Đề nghị UBND Thành phố quan tâm nghiên cứu giao cho thôn Cộng Hoà quản lý
đập thanh Trì để thuận tiện phục vụ cho sản xuất (cử tri huyện Sóc Sơn).
http://ambn.vn/
Hồ Thanh Trì (xã Phù Linh - huyện Sóc Sơn)
từ trước năm 2008 do xã Phù Linh quản lý. Để phục vụ cho việc khai thác du
lịch, năm 2008, UBND thành phố đã có quyết định bàn giao việc quản lý hồ này
cho Công ty dịch vụ vui chơi giải trí thể thao Hà Nội và chấp nhận đầu tư xây
dựng trạm bơm tưới Đình Thông để thay thế nhiệm vụ tưới của hồ, trong thời gian
trạm bơm Đình Thông chưa được xây dựng, việc đảm bảo tưới vẫn phải lấy nước từ
hồ chứa Thanh Trì. http://ambn.vn/
Hiên nay trạm bơm tưới Đình Thông đã duyệt
xong dự án đầu tư và đang ở bước thiết kế kỹ thuật để triển khai xây dựng dự
án. Sau khi xây dựng xong sẽ đảm nhiệm việc tưới nước của hồ Thanh Trì phục vụ
sản xuất nông nghiệp cho nhân dân địa phương. UBNd Thành phố tiếp thu ý kiến cử
tri và sẽ đôn đốc các đơn vị liên quan khẩn trương hoàn thành nhiệm vụ Thành
phố giao để công trình sớm đi vào sử dụng đấp ứng yêu cầu của sản xuất và nhân
dân.
Câu số 124- Đề nghị UBND Thành phố sớm có giải pháp giải
quyết dứt điểm tình trạng ô nhiễm môi trường tại bãi rác thải Nam Sơn để đảm
bảo vệ sinh môi trường cho nhân dân trong khu vực.
1) Dự án khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn - Sóc Sơn giai đoạn I:
UBND Thành phố chỉ đạo các Sở, ngành và đơn
vị liên quan tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với xử lý rác thải, chất
thải, tiến độ đầu tư các công trình xử lý chất thải trên địa bàn Thành phố (đặc
biệt là đối với Khu xử lý chất thải tập trung của Thành phố Nam Sơn - Sóc Sơn -
Hà Nội), cụ thể:
- Giao Sở Xây dựng: giám sát các đơn vị
thực hiện nghiêm túc quy trình công nghệ vận hành bãi chôn lấp rác thải hợp vệ
sinh, theo đúng Quy trình công nghệ do Sở Xây dựng ban hành tại Quyết
định số 8206/QĐ-SXD-HTMT ngày 27/9/2010. Rác đổ vào ô chôn lấp theo sự hướng
dẫn của cán bộ Ban quản lý hạ tầng đô thị, rác đổ thải vào bãi được phun hoá
chất diệt ruồi muỗi, vôi bột, hoá chất khử mùi bằng dung dịch Enchoi phun toàn
bộ khu vực bãi, sau đó đầm nén chặt bằng máy đầm chuyên dụng, sử dụng máy ủi san gạt sửa sang bề mặt, đảm
bảo ô tô vận chuyển rác vào bãi đi lại dễ dàng trên bề mặt, rác đầy 2 m phải
phủ 20 - 30 cm đất trên toàn
bộ diện tích đổ rác trong ngày, sau
khi rác đổ vào được đầm nén chặt; đồng thời tiến hành, rửa xe vận chuyển rác trước khi ra khỏi bãi,
nhặt rác rơi vãi và phun nước rửa đường trong toàn bộ khu vực lân cận.
http://ambn.vn/
Giao Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường cùng Công ty TNHH NN MTV Môi
trường đô thị Hà Nội - URENCO phối hợp cùng các Sở ngành, đơn vị liên quan chịu
trách nhiệm nghiên cứu, đề xuất giải pháp, phương án xử lý nước rỉ rác phù hợp,
đảm bảo hiệu quả về môi trường và kinh tế - xã hội, nhằm giảm chi phí đầu tư và
vận hành, tiết kiệm ngân sách. Nước
rác được thu theo hệ thống thu nước rác về trạm xử lý nước rác công suất 1.000
m3/ ngày đêm và được xử lý đạt tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật về môi trường mới
được phép đổ thải ra hệ thống thoát nước trong khu vực. Như vậy việc giảm thiểu
tối đa các tác động tiêu cực và các nguồn thải gây ô nhiễm môi trường tại bãi
rác Nam Sơn được thực hiện và giám sát chặt chẽ nghiêm ngặt. Tuy nhiên vào các
ngày thời tiết xấu, bất thường (gió mùa nóng ẩm) không tránh khỏi mùi phát tán
ra khu vực xung quanh. http://ambn.vn/
- Giao Sở Tài
nguyên và Môi trường Hà Nội đã tiến hành thanh kiểm tra công tác bảo vệ môi
trường tại Khu liên hiệp xử lý chất thải sinh hoạt Nam Sơn - Sóc Sơn và đã yêu
cầu đơn vị tuân thủ các quy định bảo vệ môi trường như: Quan trắc chất lượng
môi trường theo đúng tần suất, vị trí, thông số giám sát theo Báo cáo đánh giá
tác động môi trường đã được phê duyệt, Báo cáo quản lý chất thải nguy hại định
kỳ...vv. http://ambn.vn/
-
Giao Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường cùng Công ty TNHH NN MTV Môi
trường đô thị Hà Nội - URENCO: Nghiên cứu, lựa chọn đề xuất công nghệ và phương
án xử lý giảm thiểu ô nhiễm mùi hôi, khí thải, nước rỉ rác... nhằm hạn chế thấp
nhất mức độ phát tán các chất ô nhiễm, đảm bảo sức khỏe của người lao động và
nhân dân trong khu vực; Nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết toàn bộ diện tích khu
xử lý rác thải Nam Sơn giai đoạn I, để tái sử dụng sau khi đóng bãi vào năm
2013, với mục tiêu đảm bảo vệ sinh môi trường và hiệu quả kinh tế - xã hội (xây
dựng thành khu vui chơi, cảnh quan sinh thái phục vụ cộng đồng).
- Giao Sở Y tế kiểm tra, rà soát, báo cáo
UBND Thành phố cho phép đầu tư xây dựng trạm y tế theo đúng tiêu chuẩn quy
định, phục vụ nhu cầu và nguyện vọng về khám chữa bệnh và hỗ trợ cấp thẻ bảo
hiểm y tế cho nhân dân nằm trong vùng ảnh hưởng môi trường của Khu liên hợp xử
lý chất thải Nam Sơn - Sóc Sơn, thuộc 3 xã Nam Sơn, Bắc Sơn và Hồng Kỳ.
http://ambn.vn/
- Giao Sở Giao
thông vận tải phối hợp cùng UBND huyện Sóc Sơn kiểm tra, khảo sát và nghiên cứu
để có thể mở thêm tuyến đường mới (đảm bảo giao thông thuận tiện, hạn chế việc
vận chuyển rác thải đi qua nhiều khu dân cư như hiện nay) vào Khu liên hợp xử
lý chất thải Nam Sơn; đồng thời đẩy nhanh tiến độ dự án nâng cấp các tuyến
đường (đường 35) ra vào khu xử lý rác thải Nam Sơn - Sóc Sơn (lưu ý việc xây
dựng mới cầu tạm trên đường 35 phải đảm bảo trọng tải và lưu thông).
2) Dự án khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn - Sóc Sơn giai đoạn II:
a) Giao Sở Xây dựng
chủ trì cùng Sở Quy hoạch Kiến trúc, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện
Sóc Sơn và các đơn vị liên quan tập trung kiểm tra, rà soát lại toàn bộ quy
họach trong khu vực, trên cơ sở Quy hoạch chung của Thủ đô tiến hành lập quy
hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết cho từng hạng mục công trình trong Khu
Liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn, Sóc Sơn, giai đoạn II, với mục tiêu:
- Đảm bảo khép kín toàn bộ khu xử lý,
trước mắt xử lý bằng biện pháp chôn lấp, về lâu dài sẽ áp dụng công nghệ tiên
tiến, hiện đại trong việc xử lý các loại rác thải: sinh hoạt, y tế và công
nghiệp, nguy hại.
- Tiết kiệm diện tích đất; giảm thiểu tới
mức thấp nhất các tác động tiêu cực tới môi trường và sức khỏe người lao động
và người dân trong khu vực. Hạn chế tối đa việc xử lý rác thải bằng phương pháp
chôn lấp.
b) Giao Sở Quy hoạch Kiến trúc cùng UBND
huyện Sóc Sơn, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn
vị liên quan khẩn trương xác định vị trí và thống nhất địa điểm với đơn vị quân
đội nằm trong diện tích phải giải phóng mặt bằng của dự án, báo cáo UNND Thành
phố chỉ đạo các Sở ngành và đơn vị liên quan nhanh chóng triển khai công tác
giải phóng mặt bằng theo đúng quy định của pháp luật (đất để tái định cư, đền
bù tài sản trên đất; giao đất sạch).
c) Đối với các Dự án của huyện liên quan
tới Dự án Khu Liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn:
- Giao UBND huyện Sóc Sơn chủ động liên hệ
và phối hợp với các Sở ngành tham mưu, báo cáo UBND Thành phố chỉ đạo đẩy nhanh
tiến độ và ưu tiên vốn để sớm triển khai các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng (đường giao thông, trạm y tế, trường học và cung cấp nước sạch) và đưa vào
hoạt động phục vụ nhân dân trong khu vực.
- Đối với các dự án liên quan tới công tác
tái định cư, đền bù giải phóng mặt bằng, để tạo điều kiện cho nhân dân và góp
phần đẩy nhanh tiến độ trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng phục vụ dự án,
UBND Thành phố cho phép UBND huyện Sóc Sơn:
+ Phê duyệt trước
những dự án đã hoàn thành thủ tục đầu tư; cho phép ứng trả trước tiền đền bù
theo giá quy định (nếu người dân đồng thuận phương án đền bù đã được phê duyệt
và thông báo công khai (kể cả chưa có quyết định thu hồi đất);
+ Tiến hành thu hồi, đền bù, giải phóng
mặt bằng toàn bộ diện tích đất nông nghiệp trước; vận dụng và áp dụng cơ chế
chính sách theo đúng quy định để tạo điều kiện, hỗ trợ người dân được hưởng chế
độ cao nhất, đồng thời tuyên truyền và công khai cho người dân được biết.
http://ambn.vn/
Câu số 125- Hiện nay, việc xây dựng các dự án trên địa bàn huyện để
phát triển kinh tế là cần thiết. Song việc thu hồi đất canh tác phục vụ cho các
dự án làm cho nông dân không có ruộng đất để sản xuất, ảnh hưởng đến điều kiện
sinh sống của nhân dân. Cử tri kiến nghị UBND Thành phố có giải pháp giải quyết
việc làm cho người nông dân (cử tri huyện Sóc Sơn).
Việc giải
quyết việc làm cho lao động nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất là vấn đề được
quan tâm của Đảng, Nhà nước. Tháng 11/2009, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề
án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. Thực hiện Quyết định
1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đào tạo
nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020, Bộ Lao động - TB&XH đang dự thảo
trình Chính phủ ban hành Quyết định về cơ chế chính sách đào tạo nghề và tạo việc
làm cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp nhằm tạo cơ hội việc làm, ổn
định đời sống cho lao động nông thôn.
Trong các
chính sách hiện hành, Ủy ban nhân dân thành phố đều vận dụng, áp dụng các chính
sách đào tạo, giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp bị thu hồi đất,
chẳnh hạn như:
Theo Điều
40 Quyết định số 108/2009/QĐ-UBND ngày 29/9/2009 của Ủy ban nhân dân thành phố
thì hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi
đất nông nghiệp (không thuộc trường hợp thửa đất là vườn ao liền kề) ngoài việc
bồi thường bằng tiền theo giá đất nông nghiệp công bố hàng năm còn được hỗ trợ
chuyển đổi nghề nghiệp và tại việc làm bằng 05 lần giá đất nông nghiệp đối với
diện tích đất nông nghiệp thực tế bị thu hồi nhưng tối đa không vượt quá hạn
mức giao đất nông nghiệp tại địa phương; giải quyết việc giao đất dịch vụ, đất
làm nhà ở; hỗ trợ 01 lần kinh phí để học một nghề bằng hình thức cấp thẻ học
nghề (không chi trả trực tiếp cho người lao động); mức hỗ trợ tối đa không quá
6 triệu đồng/thẻ.
Câu số 126- Báo Người cao tuổi và Báo nông nghiệp đã nêu những vấn
đề sai phạm trong việc giao 17.214 m2 đất cho Công ty ICC, có liên quan đến 13
cán bộ của Thành phố nhưng đến nay chưa thấy Thành phố trả lời. Đề nghị UBND
Thành phố sớm có thông báo về việc xử lý vụ việc trên.
Nội dung các bài báo phản ánh việc thu
hồi, giao đất của UBND Thành phố tại số 2- 4 phố Đội Nhân, quận ba Đình và 317
đường Trường Chính, quận Thanh Xuân cho Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư dự án
quốc tế (ICC).
-
Về dự án tại số 2- 4 phố Đội Nhân: Đoàn Thanh tra Liên ngành Thành phố đã thanh
tra và kết luận KÕt luËn thanh tra sè 1402/KL-TTTP(P5) ngµy 18/12/2005 vµ KÕt
luËn sè 1431/KL-TTTP-§TTLN ngµy 23/8/2007. UBND Thành phố đã có Quyết định
số 5000/QĐ-UBND ngày 14/12/2007 giải quyết
khiếu nại của các hộ dân. Đến nay, các hộ dân không còn khiếu nại về dự án.
-Về dự án tại 317 đường Trường Chính:
Tại Công
văn số 264/BC/CAHN(PC15) ngày 5/6/2008 của Công an thành phố Hà Nội báo cáo kết
quả xác minh đơn thư tố giác, trong đó kết luận: “Dự án 317 đường Trường Chinh
do Công ty ICC và Công ty Lương thực Hà Nội ký hợp đồng liên kết được sự chấp
thuận của UBND thành phố Hà Nội. Công ty ICC đã thực hiện dự án đúng trình tự,
thủ tục xây dựng. Do vậy, đơn nêu việc giao đất cho Công ty cổ phần Tư vấn đầu
tư dự án Quốc tế thực hiện dự án cần phải qua đấu thầu là không có cơ sở”.
Câu số 127- Đề nghị UBND Thành phố quan tâm đầu tư xây
dựng trạm xá của xã Phù Linh.
Theo Nghị quyết số 16/2010/NQ-HĐND ngày
12/10/2010 của HĐND Thành phố Hà Nội và Quyết định số 55/2010/QĐ-UBND ngày
15/12/2010 của UBND Thành phố về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp
ngân sách; tỷ lệ % phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách và định mức phân
bổ dự toán chi ngân sách thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015; Quyết định số
11/2011/QĐ-UBND ngày 02/3/2011 ban hành quy định phân cấp quản lý nhà nước một
số lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015
thì việc đầu tư trạm xá của xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn thuộc nhiệm vụ chi của
ngân sách huyện Sóc Sơn.
Vì vậy, đề
nghị UBND huyện Sóc Sơn kiểm tra, rà soát các trạm y tế, trạm xá trên địa bàn
huyện, chủ động cân đối nguồn vốn từ ngân sách huyện để đầu tư, cải tạo, nâng
cấp đối với các công trình đã xuống cấp
theo đúng các quy định pháp luật hiện hành của Nhà nước, Thành phố về
phân cấp quản lý đầu tư xây dựng công trình.
Câu số 128- Tình hình quản lý đất đất đai tại các nông trường trên
địa bàn xã Thụy An - huyện Ba Vì hiện nay rất khó khăn (tình trạng lấn chiếm
đất đai khá phổ biến). Đề nghị UBND Thành phố có biện pháp quản lý.
Do cơ chế
quản lý đất đai trước đây đối với nông lâm trường nên có tình trạng sử dụng sai
mục đích, lãng phí, để đất bị lấn, bị chiếm dụng, tranh chấp về ranh giới với
địa phương. Ngày 24/6/2011, Thủ tướng Chính phủ có Văn bản số 1019/TTg-ĐMDN về
việc sắp xếp đổi mới nông, lâm trường quốc doanh; trong đó giao Bộ Tài nguyên
và Môi trường chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương,
Bộ, ngành có liên quan hướng dẫn phương pháp và định mức chi phí xác định ranh
giới, cắm mốc ranh giới, đo đạc mốc, đường ranh giới sử dụng đất; thí điểm việc
đo đạc, thống kê chi tiết hiện trạng đất đai của các đối tượng đang sử dụng đất
tại các nông, lâm trường, Ban quản lý rừng (giao khoán đất, cho thuê, cho mượn,
liên doanh liên kết, lấn chiếm, chuyển nhượng…). Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ
xử lý dứt điểm các trường hợp quản lý, sử dụng đất không đúng quy định của pháp
luật. Ngày 12/7/2011, UBND thành phố Hà Nội có Văn bản số 5743/UBND-NN giao Sở
Tài chính, chủ trì phối hợp cùng các Sở, ngành có liên quan triển khai thực
hiện. Trên cơ sở thực tế về tình hình sắp xếp đổi mới nông, lâm trường quốc
doanh trên địa bàn Thành phố, UBND Thành phố sẽ có biện pháp tổng thể để xử lý
theo quy định.
Trước mắt,
UBND Thành phố sẽ giao chỉ đạo UBND huyện Ba Vì kiểm tra, xử lý vi phạm theo
quy định của pháp luật.
Câu số 129- Đề nghị UBND TP quan tâm cải tạo,
nâng cấp mở rộng đường 413. http://ambn.vn/
Tỉnh lộ
413 Km 0 (giao với tỉnh lộ 414) -:- Km 25+100 (Phú Mỹ, Phú Sơn, Ba Vì)). Đoạn
Km14+100 - Km 25 đã được nguồn vốn ADB và ngân sách Thành phố đầu tư với nền
đường là 7,5m, mặt đường là 5,5 m và hoàn thành từ tháng 6/2010. Đoạn còn lại,
trước đây đã được đầu tư bằng nguồn vốn du lịch với mặt cắt nền là 7m, mặt rộng
5-:-5,5m. Hiện nay, Sở GTVT đang lập dự án trình UBND Thành phố cho phép đầu tư
cầu Suối Hai 1 và dự kiến triển khai thực hiện trong năm 2012.
Câu số 130- Cử tri huyện Ba Vì đề nghị UBND Thành phố xem xét bàn
giao khu đất thuộc trạm thuốc lá cũ trên địa bàn xã Thụy An cho huyện quản lý.
Trạm thu mua thuốc lá có diện tích 3.787m2.
Hiện nay Công ty Thuốc lá Thăng Long giao cho 01 hộ thôn Thụy Phiêu sử dụng đất
để trồng sắn, ranh giới khuôn viên được xây tường bao xung quanh nhưng không
hoạt động sản xuất kinh doanh, gây lãng phí. Ủy ban nhân dân Thành phố sẽ giao
UBND huyện Ba Vì kiểm tra theo Chỉ thị số 134/2010/CT-TTg của Thủ tướng Chính
phủ và lập hồ sơ thu hồi diện tích đất nêu trên theo quy định tại Quyết định số
59/2009/QĐ-UBND ngày 7/4/2009 của UBND Thành phố, báo cáo UBND Thành phố quyết định.
Câu số 131- Cử tri huyện Ba Vì đề nghị UBND Thành phố có ý kiến với
các cơ quan chức năng và Chính phủ bàn giao khu gia đình của Nhà máy Z143 về xã
quản lý.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND Thành phố tại Văn bản
số 352/UBND-TNMT ngày 18/01/2010, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức cuộc
họp với Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, UBND xã Thụy An và Nhà máy Z143
để kiểm tra, xem xét việc Nhà máy Z143 xin điều chỉnh Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất do UBND tỉnh Hà Tây (trước đây) đã cấp cho Nhà máy tại xã Thụy An,
huyện Ba Vì. Ngày 30/9/2010, Sở Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản số
3419/STNMT-ĐKTK báo cáo UBND Thành phố về việc giải quyết điều chỉnh Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho Nhà máy Z143 - Bộ Quốc phòng tại xã Thụy An,
huyện Ba Vì;
Ngày 09/11/2010, UBND Thành phố có văn bản số
9060/UBND-TNMT chỉ đạo về việc sắp xếp, xử lý cơ sở nhà đất tại xã Thụy An,
huyện Ba Vì của Nhà máy Z143 thuộc Tổng cục công nghiệp quốc phòng - Bộ Quốc
phòng;
Hiện nay, Nhà máy Z143 đang thực hiện lập và báo cáo phương án sắp xếp lại, xử lý cơ sở nhà, đất theo quy định
tại Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg ngày 19/01/2007 và Quyết định số
140/2008/QĐ-TTg ngày 21/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc sắp xếp lại, xử
lý nhà, đất thuộc sở hữu, nhà nước với Bộ Quốc phòng và Bộ Tài chính. Căn cứ
phương án sắp xếp
lại, xử lý cơ sở nhà, đất được phê duyệt, UBND Thành phố sẽ chỉ đạo việc tiếp
nhận theo quy định
Câu số 132- Hiện nay, tại quận Long Biên còn tồn tại nhiều hộ
dân đã hoàn thiện hồ sơ nhưng chưa được cấp GCN quyền sử dụng đất tại các khu
tập thể theo nghị định 61/CP. Đề nghị UBND thành phố chỉ đạo Sở Xây dựng quan
tâm giải quyết.
Theo số
liệu tổng hợp thì cho tới nay, trên địa bàn quận Long Biên, Sở Xây dựng đã tiếp
nhận 358 hồ sơ, trong đó đã giải quyết xong các thủ tục và cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất cho 126 trường hợp; đang thụ lý, giải quyết 111 hồ sơ trong
đó phát hiện 32 trường hợp đang có tranh chấp khiếu kiện; 121 còn lại đang phân
loại, chủ yếu là các trường hợp không đủ điều kiện bán nhà theo Nghị định số
61/CP. http://ambn.vn/
Đối với
các trường hợp có tranh chấp khiếu kiện thì việc xét cấp Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất chỉ được thực hiện sau khi tranh chấp khiếu kiện giải quyết xong;
với 121 hồ sơ còn đang phân loại và không đủ điều kiện xét bán nhà nói trên, Sở
Xây dựng đang tổng hợp, chờ hướng dẫn của Bộ Xây dựng để giải quyết tiếp.
Câu số 133- Dự án khu công viên phần mềm Sài Đồng có
nhiều xe tải trọng lớn lưu hành liên tục gây phá hỏng đường, ô nhiễm môi trường
và ảnh hưởng đến sinh hoạt của nhân dân. Đề nghị UBND Thanh phố chỉ đạo các
ngành quan tâm có biện pháp xử lý.
UBND Thành phố đã
chỉ đạo Sở GTVT phối hợp với Công an Thành phố kiểm tra và có phương án xử lý
hợp lý.
Câu số 134- Đối với các dự án đầu tư do Thành phố làm chủ đầu tư: Đề nghị
UBND Thành phố có biện pháp quản lý, xử lý dự án đường 5 kéo dài chậm tiến độ
(trùng câu 28)
Câu số 135- Hiện nay nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn huyện Thanh Oai bị ô
nhiễm nặng. Đề nghị UBND Thành phố quan tâm (cử tri huyện Thanh Oai).
Qua kiểm tra xét nghiệm, phân tích chất
lượng nước các xã huyện Thanh Oai do Trung tâm nước sinh hoạt và VSMT nông thôn
Thành phố thực hiện cho thấy mức độ ô nhiễm về A Sen trong nước ở Huyện Thanh
Oai chiếm 51%, . Đây là khu vực bị ô nhiễm nặng nhất trong toàn bộ số huyện ở
khu vực ngoại thành được xét nghiệm.
Với thực trạng trên, UBND Thành Phố Hà Nội
giao Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội thực
hiện một số giải pháp thực hiện sau đây:
1. Phối hợp với các
Huyện và tổ chức đoàn thể, tổ chức truyền thông tuyên truyền về nước sạch và
VSMT nông thôn nhằm nâng cao nhận thức trong cộng đồng về việc sử dụng nước
phục vụ cho sinh hoạt đảm bảo an toàn.
2. Tăng cường việc
kiểm tra giám sát chất lượng nước ở các vùng bị ô nhiễm, làng nghề, các vùng
đang bức xúc về nước, các trạm cấp nước phân tán để cảnh báo và hướng dẫn nhân
dân xây dựng các bể lọc đảm bảo hợp vệ sinh (Theo mô hình bể lọc Unicef).
Từ nay đến năm 2015, UBND Thành phố sẽ
triển khai một số dự án về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cấp nước ở Huyện Thanh
Oai, cụ thể như sau:
- Đầu tư xây dựng các trạm cấp nước với
qui mô xã ở các nơi: Xuân Dương; Cao Dương; Cự Khê; Ước Lễ (Đã có quyết định
phê duyệt chủ trương đầu tư của Thành phố) và đang triển khai xây dựng.
- Củng cố nâng cấp trạm cấp nước thị trấn
Kim Bài theo hình thức xã hội hóa.
- Dự án vay vốn ngân hàng thế giới (WB) đã
thông qua Bộ Nông nghiệp và PTNT. Sẽ triển khai xây dựng các trạm cấp nước tập
trung tại các xã: Tam Hưng; Thanh Thùy; Dân Hòa theo kế hoạch 2012 đến 2015.
- Đang triển khai phối hợp với UBND Huyện lập
dự án các công trình cấp nước liên xã: Phương Trung; Kim Thư; Đỗ Động; Kim An
để trình UBND TP phê duyệt.
- Xây dựng dự án hỗ trợ thiết bị lọc đảm
bảo hợp vệ sinh cho nhân dân ở khu vực nông thôn, ở những vùng chưa được đầu tư
xây dựng các công trình cấp nước tập trung và những vùng đang bị ô nhiễm, vùng
làng nghề, để trình UBND Thành Phố phê duyệt và thực hiện vào những năm tới
trong đó có Huyện Thanh Oai.
Khi các dự án đuợc triển khai, người dân
trên địa bàn huyện Thanh Oai sẽ được sử dụng nước sạch trong sinh hoạt.
Câu số 136- Đề nghị
UBND Thành phố chỉ đạo Ban Quản lý khu công nghiệp Thanh Oai tại Bích Hoà xây
dựng Nhà máy xử lý nước thải cho các doanh nghiệp trước khi đổ ra mương tưới
tiêu phục vụ sản xuất.
Cụm công
nghiệp xã Bích Hoà, huyện Thanh Oai (Cụm công nghiệp Bích Hoà) do UBND huyện
Thanh Oai là chủ đầu tư với tổng diện tích quy hoạch là: 10,3ha (trong đó diện
tích để xây dựng trạm xử lý nước thải là 700m2 ) hiện có 06 cơ sở
đang hoạt động, diện tích đã giải phóng mặt bằng là: 5,2ha, diện tích đã xây
dựng xong hạ tầng là: 1,6ha, diện tích đã giao cho doanh nghiệp là: 5,1ha. Hiện
nay chủ đầu tư đang tiếp tục xây dựng hoàn thiện hạ tầng ( hệ thống thu gom
nước thải). UBND Thành phố đã có ý kiến và chỉ đạo các Sở, ngành và đơn vị liên
quan tiếp tục đôn đốc, kiểm tra, và giám
sát chủ đầu tư để đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng trong đó có trạm xử lý
nước thải tập trung phải hoàn thành, đưa vào hoạt động trong năm 2012, đảm bảo
phục vụ xử lý 100/% lượng nước thải phát sinh hàng ngày trong cụm công nghiệp,
đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trường trước khi thải ra hệ thống thoát
nước chung trong khu vực.
Câu số 137- Đề nghị UBND TP cho xây dựng hệ
thống thoát nước và đường điện chiếu sáng qua địa bàn huyện Thanh Oai:
- Dự án
QL21B đã bố trí đèn chiếu sáng trong khu vực Bình Đà, thị trấn Kim Bài theo
đúng hồ sơ thiết kế được duyệt của Dự án cải tạo tuyến QL 21B, hiện nay đang
phát huy tác dụng. Một số khu tập trung dân cư trên QL 21B cũng đã được Sở XD
đầu tư, thi công hệ thống chiếu sáng phục vụ sinh hoạt, đi lại của nhân dân.
- Về cống
thoát nước trên QL 21B: đoạn qua địa bàn huyện Thanh Oai đã xây dựng xong từ
lâu. Hiện nay, chỉ còn đoạn rãnh rọc qua Bình Đà (thuộc dự án đầu tư của Bộ
GTVT) chưa thi công được do chưa ghi vốn và còn một số vướng mắc nhỏ về GPMB;
khi có vốn tiếp tục triển khai.
Câu số 138- Hiện nay, nhiều nắp công thoát
nước trên QL21 đoạn qua Thanh Oai bị sập:
Trên Quốc
lộ 21B chỉ có một số vị trí rãnh dọc bị vỡ bản, sở GTVT đã tiến hành kiểm tra,
thay thế. Do lưu lượng phương tiện lớn, xe tải trọng lớn thường xuyên lưu thông
trên tuyến, Sở GTVT đã chỉ đạo thường xuyên rà soát và kịp thời sửa chữa nhưng
chỗ hư hỏng đảm bảo an toàn giao thông.
Câu số 139- Đề nghị UBND Thành phố bố trí tuyến xe
buýt Hà Nội Thanh Oai để phục vụ nhân dân đồng thời giảm ùn tắc giao thông trên
Quốc lộ 21B.
Thành phố
đang triển khai thực hiện Đề án phát
triển VTHKCC bằng xe buýt ở Thủ đô năm 2011-2015 và định hướng đến năm 2020
(Quyết định 3462/QĐ-UB ngày 25/7/2011). Trong đó bao gồm việc bố trí mới, điều chỉnh
luồng tuyến và kéo dài các tuyến buýt về các khu vực ngoại thành góp phần phát
triển kinh tế xã hội của địa phương.
- Trên
trục Quốc lộ 21B hiện có 2 tuyến buýt (75,79) đang hoạt động, phục vụ nhân dân
với điểm đầu cuối là bến xe Yên Nghĩa. Hành khách có thể sử dụng các tuyến buýt
trên kết hợp với các tuyến khác để đi đến các quận, huyện trên địa bàn Thành
phố.
- Hiện tại
Sở GTVT đang đánh giá, rà soát lại 10 tuyến buýt trên địa bàn Hà Tây cũ, tuyến
nào đáp ứng đủ các tiêu chí phục vụ thì sẽ trình Thành phố cho phép và đưa vào
hoạt động thành tuyến buýt có trợ giá
Câu số 140- Đề nghị UBND Thành phố cho cứng hoá mặt đê Yên Cốc để phục vụ
sản xuất và đi lại của nhân dân (cử tri huyện Thanh Oai).
Kênh Yên Cốc do Công ty TNHH 1 TV đầu tư
phát triển Thuỷ Lợi sông Đáy quản lý. Việc cứng hoá bờ kênh Yên Cốc UBND Thành
phố đã giao cho UBND huyện Thanh Oai làm chủ đầu tư. UBND Thành phố đã chấp
thuận điều kiện để bố trí kế hoạch đầu tư, theo đó dự án được thực hiện trong
năm 2012 và 2013. http://ambn.vn/
UBND Thành phố tiếp thu ý kiến cử tri và
chỉ đạo UBND huyện Thanh Oai và các Công ty Thủy lợi trên địa bàn (Công ty sông
Nhuệ, sông Đáy) sớm hoàn thành nhiệm vụ Thành phố giao để công trình sớm đi vào
sử dụng đáp ứng yêu cầu của nhân dân.
Câu số 141- Đề nghị UBND Thành phố giải quyết dứt điểm việc cấp đất
giãn dân tại khu vực Ba Hàng của xã Thanh Mai theo Quyết định số 57/QĐ-UBND
ngày 21/2/1994 của UBND Tỉnh Hà Tây do ông Đỗ Thanh Quang - Phó Chủ tịch UBND
Tỉnh ký và Quyết định số 410/QĐ-UBND tháng 10/1998 do ông Vương Văn Biện - Chủ
tịch UBND tỉnh Hà Tây ký.
Liên quan
đến các kiến nghị của cử tri huyện Thanh Oai về việc giải quyết dứt điểm việc
cấp đất giãn dân tại khu Ba Hàng, xã Thanh Mai, huyện Thanh Oai. UBND Thành phố
có Văn bản số 6886/UBND-TNMT ngày 20/7/2009 giao Sở Tài nguyên và Môi trường
xem xét, đề xuất giải quyết việc giao đất giãn dân theo Quyết định số 57-QĐ/UB
ngày 01/02/1994 của UBND tỉnh Hà Tây trước đây. http://ambn.vn/
- Sở Tài
nguyên và Môi trường có Văn bản số 2872/STNMT-KHTH ngày 01/9/2009 đề xuất giải
quyết các kiến nghị của một số hộ dân xã Thanh Mai, huyện Thanh Oai trình UBND
Thành phố.
- Ủy ban
nhân dân Thành phố có văn bản số 7660/UBND-TNMT ngày 08/9/2011: Giao Sở Tài nguyên và Môi trường,
UBND huyện Thanh Oai, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Tài Chính căn cứ vào quy hoạch
chung xây dựng của Thành phố đã được phê duyệt xác định rõ quy hoạch tại khu
vực giao đất theo Quyết định số 57 - QĐ/UB ngày 01/02/1994 của UBND tỉnh Hà Tây
trước đây, rà soát lại các nội dung liên quan việc giao đất giãn dân của 56 hộ,
phân loại xử lý các tồn tại vướng mắc, báo cáo UBND Thành phố.
Câu số 142- Đề
nghị UBND Thành phố xem xét và trả lời rõ ràng cho dân biết Khu đô thị mới Yên
Hòa quận Cầu Giấy có thực hiện quy hoạch hay không mà từ năm 2004 đến nay tại
tổ 44B phường Yên Hòa không được xây dựng.
Dự án ĐTXD Khu
đô thị mới Yên Hòa được UBND Thành phố giao Công ty cổ phần đầu tư xây dựng dân
dụng Hà Nội làm chủ đầu tư. Đến nay Khu đô thị mới đã được đưa vào sử dụng; tuy
nhiên tại một số điểm tiếp giáp khu vực dân cư cũ nối với đường Nguyễn Khang
vẫn gặp nhiều khó khăn trong coogn tác bồi thường GPMB do các hộ dân sau khi
công bố quy hoạch, vẫn tiếp tục cải tạo, xây dựng, tách hộ, chuyển nhượng
đất... mặc dù đã được thông báo nằm trong khu vực giải tỏa để mở đường.
http://ambn.vn/
Tổ dân cư 44
phường Yên Hòa gồm 60 hộ, là một phần trong khu vực đã nêu trên. Hội đồng GPMB
quận Cầu Giấy, UBND phường Yên Hòa và Công ty CP Đầu tư XD dân dụng HN đang
tích cực phối hợp thực hiện kế hoạch GPMB để hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật của Dự
án theo quy hoạch đã được duyệt. http://ambn.vn/
Câu số 143- Đề nghị UBND Thành phố quy định rõ khi đất của các hộ
dân nằm giữa 02 đơn vị hành chính quận, huyện thì việc cấp sổ đỏ rất bất cập,
bởi mỗi quận, huyện chỉ được cấp phần đất mình quản lý mà dân lại có đất của cả
hai đơn vị hành chính cùng một thửa đất và một số trường hợp tại phường Nghĩa
Tân và xã Cổ Nhuế (quận Cầu Giấy quản lý nhân hộ khẩu, huyện Từ liêm quản lý
đất đai).
Việc Cấp và ghi Giấy chứng nhận đối với trường
hợp khu đất của một người sử dụng vào một mục đích nằm trên nhiều đơn vị hành
chính theo quy định tại Thông tư số 17/200/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 của
Bộ Tài nguyên và Môi trường, cụ thể: Trường hợp khu đất thuộc phạm vi nhiều xã,
phường, thị trấn thì từng phần diện tích thuộc phạm vi từng đơn vị hành chính
cấp xã được coi là một thửa đất có số hiệu theo tờ bản đồ địa chính của xã,
phường, thị trấn có phần diện tích đất đó. Trường hợp khu đất thuộc thẩm quyền
cấp Giấy chứng nhận của nhiều cơ quan khác nhau thì phần diện tích đất, tài sản
gắn liền với đất thuộc thẩm quyền của cơ quan nào, do cơ quan đó cấp.
http://ambn.vn/
Về việc xử
lý vướng mắc khi cấp Giấy chứng nhận cho một số trường hợp tại phường Nghĩa Tân
và xã Cổ Nhuế (quận Cầu Giấy quản lý nhân hộ khẩu, huyện Từ liêm quản lý đất
đai):
Ngày
06/7/2007 UBND Thành phố có Quyết định số 2724/QĐ-UBND với nội dung: “- Tạm
giao cho UBND quận Cầu Giấy, UBND phường Nghĩa Tân thực hiện nhiệm vụ quản lý
Nhà nước toàn diện 10 tổ dân phố, bao gồm: Tổ 34, 35, 36, 38, 39, 40, 56, 59,
60 và 61 thuộc địa giới hành chính xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm.
- UBND
huyện Từ Liêm, UBND quận Cầu Giấy tổ chức thực hiện và chỉ đạo UBND xã Cổ Nhuế,
UBND phường Nghĩa Tân thực hiện việc giao, nhận nguyên trạng 10 tổ dân phố nêu
trên, nhằm ổn định tình hình để phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh,
trật tự an toàn xã hội.
- Giao
Giám đốc Sở Nội vụ chủ trì phối hợp với UBND huyện Từ Liêm, UBND quận Cầu Giấy
và các sở, ban, ngành liên quan xây dựng đề án điều chỉnh địa giới hành chính
huyện Từ Liêm, quận Cầu Giấy trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định”.
Ngày
26/10/2007 UBND Thành phố có Văn bản số 5901/UBND-SNV yêu cầu các sở, ban,
ngành của Thành phố có trách nhiệm xây dựng văn bản hướng dẫn, kiểm tra, đôn
đốc UBND huyện Từ Liêm và UBND quận Cầu Giấy thực hiện các nội dung quản lý Nhà
nước lĩnh vực chuyên môn thuộc ngành mình phụ trách để phục vụ công tác bàn
giao 10 tổ dân phố về phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy quản lý Nhà nước toàn
diện. Căn cứ hướng dẫn của các ngành, UBND huyện Từ Liêm chủ động phối hợp với
UBND quận Cầu Giấy chuẩn bị nội dung, hồ sơ, tài liệu có liên quan để phục vụ
công tác bàn giao.
Câu số 144- Đề nghị UBND Thành phố sửa chữa hoặc dỡ
bỏ để xây mới nhà chung cư 51 Huỳnh Thúc Kháng. Yêu cầu đơn vị gây hư hỏng nhà
chung cư 51 Huỳnh Thúc Kháng bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật
và đề nghị tháo dỡ hàng rào ngõ 49 (hàng rào bảo vệ phần nhà chung cư 51 Huỳnh
Thúc Kháng bị hư hỏng).
Ngày 31/3/2011 do sự cố sập đổ ngôi nhà 5 tầng
số 49 Huỳnh Thúc Kháng (là nhà tư nhân), gây ra một số hư hỏng cho các căn hộ
đầu hồi nhà chung cư 51 Huỳnh Thúc Kháng, chính quyền địa phương đã yêu cầu một
số hộ gia đình bị ảnh hưởng trực tiếp tạm thời di chuyển để đảm bảo an toàn
tính mạng và tài sản. http://ambn.vn/
Ngày 29/4/2011, UBND Thành phố có Văn bản
số 3185/UBND-XD giao Công ty cổ phần Đầu tư phát triển nhà Hà Nội số 5 làm chủ
đầu tư dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư 51 Huỳnh Thúc Kháng, quận Đống
Đa theo đúng quy định của pháp luật và phù hợp với quy hoạch được duyệt.
Ngày
11/5/2011, UBND Thành phố có Văn bản số 3446/UBND-XD đồng ý để Công ty cổ phần
Đầu tư phát triển nhà Hà Nội số 5 được thuê 19 căn hộ thuộc quỹ nhà tái định cư
của Thành phố tại nhà 9B khu Đại Kim Định Công để tạm cư cho các hộ gia đình
phải di chuyển ra khỏi nhà 51 Huỳnh Thúc Kháng. http://ambn.vn/
Sở Xây dựng có các Văn bản số 3274/SXD-PTN
ngày 24/5/2011 và số 5518/SXD-PTN ngày 08/8/2011 đề nghị Công ty cổ phần đầu tư
phát triển nhà Hà Nội số 5 khẩn trương chủ động phối hợp với UBND quận Đống Đa
hoàn thiện công tác điều tra xã hội học, tham khảo nguyện vọng chính đáng của
các hộ gia đình; Tổ chức xây dựng, công khai phương án, bồi thường, hỗ trợ, tạm
cư, tái định cư cho các tổ chức, hộ gia đình và phối hợp với đơn vị đang quản
lý, sử dụng tầng 1 và một phần tầng 2 nhà chung cư 51 Huỳnh Thúc Kháng để thống
nhất biện pháp, đề xuất kế hoạch, các cam kết khả thi để triển khai thực hiện
dự án. http://ambn.vn/
Ngày
13/9/2011, Sở Xây dựng có Văn bản số
6557/SXD-PTN đề nghị UBND quận Đống Đa chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên
quan khẩn trương đề xuất biện pháp buộc tổ chức, cá nhân gây ra sự cố sập đổ
công trình 49 Huỳnh Thúc Kháng tổ chức thương thảo phương án bồi thường thiệt
hại cho các tổ chức, hộ gia đình nhà chung cư 51 Huỳnh Thúc Kháng. Thời gian
hoàn thành trước ngày 30/9/2011. Trường hợp, quá thời hạn nêu trên mà các tổ
chức, cá nhân có quyền lợi nghĩa vụ liên quan không thống nhất được phương án
bồi thường, đề nghị UBND quận Đống Đa chuyển hồ sơ vụ việc đến Toà án nhân dân
quận Đống Đa để được xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật.
http://ambn.vn/
Hiện
nay Công ty Cổ phần đầu tư phát triển nhà Hà Nội số 5 đang tiến hành các trình
tự, thủ tục theo quy định của pháp luật để thực hiện việc cải tạo, xây dựng lại
nhà chung cư 51 Huỳnh Thúc Kháng.
Câu số 145- Việc mở rộng ngã tư Khâm Thiên - Lê Duẩn
cử tri đề nghị rất nhiều lần xong chưa được xem xét giải quyết.
Về đề nghị
của cử tri về mở rộng ngã tư Khâm Thiên - Lê Duẩn, Sở GTVT đang tổ chức khảo
sát nghiên cứu lên phương án để mở rộng nút giao này, tuy nhiên do phần mở rộng
có liên quan đến phần đất của cơ quan quản lý đường sắt phải thu hồi do vậy cần
có ý kiến của ngành Đường sắt để phối hợp thu hồi phần diện tích đất do ngành
Đường sắt quản lý để phục vụ mở rộng nút giao.
Câu số 146- Đề nghị Thành phố chỉ đạo cho hạ ngầm
đường dây điện trên phố Khâm Thiên.
Công tác hạ ngầm đường dây đi nổi
trong đó bao gồm hạ ngầm đường dây điện trên phố Khâm Thiên đã được đưa vào
danh mục kế hoạch cho phép triển khai thực hiện trong năm 2011. Tuy nhiên, thực
hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ về các giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế
lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, do vậy chưa bố trí kế
hoạch vốn thực hiện. http://ambn.vn/
Câu số 147- Hồ Đống Đa đã được cải tạo, đã có hệ thống cống thu gom
nước thải sinh hoạt của các hộ dân không cho chảy vào hồ, xong Công ty Hà Thuỷ
đã cho nước thải từ mương Hào Nam chảy vào hồ để nuôi cá gây ô nhiễm môi trường
hồ, đề nghị UBND Thành phố chỉ đạo không cho Công ty Hà Thuỷ thuê hồ nuôi cá.
Hồ Đống Đa đã được cải tạo, đã có hệ thống
thu gom nước thải sinh hoạt của các hộ dân không cho chảy vào hồ. Hồ Đống Đa đã
hoàn thành, bàn giao cho Ban quản lý dự án Hạ tầng đô thị và Công ty TNHH NN
MTV Thoát nước Hà Nội quản lý toàn bộ bờ kè và mặt nước hồ từ tháng 5/2011.
Việc quản lý hồ theo đúng quy định đảm bảo chức năng điều hòa phục vụ công tác
thoát nước chung cho Thành phố.
Câu số 148- Đề nghị Thành phố cho hạ thấp cốt
đường Cát Linh - Láng đảm bảo tiêu thoát nước của các hộ dân hai bên đường.
http://ambn.vn/
Việc triển
khai thi công tuyến đường Cát Linh - Láng được thực hiện trên cơ sở quy hoạch,
cao độ san nền đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận đảm bảo phù hợp với cao
độ chung của khu vực. UBND Thành phố đã chỉ đạo Sở GTVT tổ chức kiểm tra, rà
soát hệ thống thoát nước trong quá trình thi công đường, đấu nối các cống, rãnh
thoát nước, đảm bảo khả năng tiêu, thoát nước cho khu vực và nhân dân hai bên
đường.
Câu số 149- Hồ Ba mẫu được quy hoạch từ những năm 1991, năm 2010 đã
được UBND Thành phố điều chỉnh lại và phân kỳ đầu tư xong tiến độ rất chậm, môi
trường hồ ô nhiễm, đề nghị UBND Thành phố chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ.
Căn
cứ Quyết định số 14/2001/QĐ-UB ngày 04/4/2001 của UBND Thành phố về việc điều
chỉnh quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu vực công viên hồ Ba Mẫu và Quyết định
phê duyệt điều chỉnh dự án số 2106/QĐ-UB ngày 01/4/2002. Đây là công trình bức
xúc dân sinh kéo dài trong nhiều năm. Đơn vị chủ đầu tư trước đây (Ban QLDA
Giao thông đô thị - Sở Giao thông vận tải) đã triển khai công tác giải phóng
mặt bằng để thực hiện dự án nhưng gặp nhiều khó khăn do không được dân cư tại
khu vực này đồng thuận, nên không thể thực hiện được. http://ambn.vn/
UBND Thành
phố đã chỉ đạo việc nghiên cứu, điều chỉnh quy hoạch khu vực công viên hồ Ba
Mẫu để đảm bảo tính khả thi. Sở Xây dựng (đơn vị được giao chủ đầu tư tà tháng
6/2008), đơn vị tư vấn đã nghiên cứu lập quy hoạch điều chỉnh quy hoạch chi
tiết khu công viên hồ Ba Mẫu và được UBND Thành phố phê duyệt tại quyết định số
757/QĐ-UBND ngày 08/ 02/2010. Sở Xây
dựng đã trình duyệt điều chỉnh dự án và phê duyệt kế hoạch đấu thầu và được
UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 1554/QĐ-UBND ngày 04/04/2011.
Sau một thời gian hoàn tất các thủ tục XDCB theo qui định, Sở Xây dựng đã
tổ chức đấu thầu, lựa chọn được nhà thầu là Liên danh Công ty CP Xây lắp Giao
thông công chính và Công ty CP Đầu tư Ngân Giang thực hiện gói thầu: Thi công
xây dựng đường giao thông, thoát nước, kè hồ, chiếu sáng thuộc Dự án Xây dựng
hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu công viên hồ Ba Mẫu.
Ngày
13/9/2011, Sở Xây dựng đã tổ chức khởi công xây dựng đường giao thông, thoát
nước, kè hồ, chiếu sáng thuộc Dự án. Theo kế hoạch đến hết năm 2011, việc thi
công các hạng mục này sẽ cơ bản hoàn thành.
Câu số 150- Đề nghị UBND Thành phố sớm triển khai kế hoạch trồng cây
xanh trên khu đất Hồ Đình Lớn mà quận Đống Đa và Thành phố đã quy hoạch từ hơn
10 năm nay.
Hiện nay,
Hồ Đình Lớn đang được cải tạo kè hồ theo chỉ đạo của UBND Thành phố. Việc trồng cây sẽ được triển khai sau khi dự
án hoàn thành.
Câu số 151- Đề nghị
UBND Thành phố thu hồi khu đất của Sở văn hóa tại số 21 phố Thái Thịnh để xây
dựng trường học cho các cháu, nhiều năm nay khu đất được sử dụng sai mục đích,
làm nơi trông xe…
1.
Đối với khu đất tại số 21 phố Thái Thịnh:
Ngày
09/6/2009, UBND Thành phố đã có văn bản số 5281/UBND-VHKG giao Sở Văn hoá Thể
thao và Du lịch lập dự án cải tạo khu đất 21,23,25 phố Thái Thịnh thành trụ sở
Rạp xiếc Hà Nội và Trung tâm văn hoá đa năng.
Ngày
10/6/2010, UBND thành phố đã có thông báo số 193/TB-UBND kết luận ý kiến của
Chủ tịch UBND Thành phố về Dự án hợp khối cơ sở nhà đất tại 21,23,25 phố Thái
Thịnh, trong đó giao Sở Văn hoá thể thao và Du lịch lập dự án cải tạo khu đất
số 21,23,25 phố Thái Thịnh.
Ngày
13/6/2011, UBND Thành phố đã có Quyết định số 2649/QĐ-UBND phê duyệt phương án
sắp xếp lại, xử lý cơ sở nhà đất nhà đất thuộc sở hữu nhà nước của Công ty TNHH
một thành viên Điện ảnh Hà Nội theo Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg ngày
19/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ thu hồi khu đất 23 Thái Thịnh giao cho Sở
Văn hoá thể thao và Du lịch để thực hiện Dự án hợp khối tại 21,23,25 Thái
Thịnh.
2. Đối với vấn đề quỹ đất xây dựng trường học
Ngày
16/9/2011, Chủ tịch UBND Thành phố đã chủ trì cuộc họp rà soát báo cáo tình
hình đầu tư xây dựng các trường mầm non và phổ thông các cấp trên địa bàn Thành
phố Hà Nội với các sở, ngành chức năng và 04 quận nội thành. Kết luận cuộc họp,
Chủ tịch UBND Thành phố đã giao Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, tổ chức làm
việc với 29 quận, huyện, thị xã để rà soát, tổng hợp báo cáo hiện trạng, đề
xuất nhu cầu hệ thống giáo dục địa phương; Thành phố ưu tiên giải quyết dứt
điểm tình trạng trắng trường mầm non, thiếu trường học tại một số quận nội
thành và các khu dân cư tập trung mật độ cao trên toàn Thành phố.
Tiếp đó,
ngày 20/9/2011, đồng chí Nguyễn Thị Bích Ngọc - Phó Chủ tịch UBND Thành phố chủ
trì họp nghe báo cáo tình hình đầu tư xây dựng trường mầm non tại các
phường chưa có trường mầm non công lập trên địa bàn các quận Đống Đa, Hai Bà
Trưng, Hà Đông, Thanh Xuân.
Theo phân
cấp quản lý kinh tế, xã hội của Thành phố Hà Nội, UBND các quận, huyện, thị xã
có trách nhiệm bố trí và thực hiện mỗi xã, phường có ít nhất 01 trường mầm non,
tiểu học, THCS công lập đạt chuẩn quốc gia; đối với những xã, phường không còn
đất hoặc quỹ đất thiếu thì UBND các quận, huyện, thị xã có trách nhiệm đề xuất
giải pháp báo cáo UBND Thành phố giải quyết; tập trung phối hợp với các Sở,
ngành chức năng thực hiện theo các chỉ đạo nêu trên của UBND Thành phố.
Câu số 152- Đề nghị Thành phố có kế hoạch giải quyết
các dự án treo vì để quá lâu làm ảnh hưởng đến đời sống dân sinh như dự án xây
dựng đường Huỳnh Thúc Kháng – Voi Phục bao giờ được thực hiện và đề nghị mở
rộng hoàn thiện phố Pháo Đài Láng.
Hiện đã có
nhà đầu tư xin đầu tư dự án theo hình thức xã hội hóa và Sở Kế hoạch & Đầu
tư đang tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố.
Câu số 153- Đề nghị UBND Thành phố đẩy nhanh việc thực hiện dự án Hồ
Linh Quang và mương Lương Sử C
Các hạng mục xây lắp thuộc Dự án xây dựng
cải tạo hồ Linh Quang được chia thành 2 gói thầu: "Kè hồ và nạo vét
bùn" và "Xây dựng đường giao thông, cây xanh, chiếu sáng và hạ tầng
kỹ thuật xung quanh hồ". Hiện nay
công tác nạo vét bùn đã hoàn thành. Khối lượng kè hồ đã hoàn thành được
70/726m dài. Khó khăn của dự án là phải giải phóng nhiều các hộ dân (237 phương
án đền bù). Hiện đã thực hiện xong các công tác: đo đạc hồ sơ kỹ thuật thửa
đất, xác định nhân khẩu, xác minh đất và tài sản trên đất, đã chi trả tiền theo
06 phương án đền bù, công khai 17 phương án. Hiện đang hoàn chỉnh các phương án
còn lại để trình Hội đồng thẩm định, phê duyệt. Sở Xây dựng đang phối hợp với
UBND quận Đống Đa để đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng. Dự kiến quí I/2012
bắt đầu thi công gói thầu "Xây dựng
đường giao thông, cây xanh, chiếu sáng và hạ tầng kỹ thuật xung quanh hồ".
Công trình cải tạo mương Lương Sử C, quận
Đống Đa thuộc gói thầu CP9 của Dự án Thoát nước nhằm cải thiện môi trường thành
phố Hà Nội - Dự án II . Hiện nay công tác mở thầu gói thầu đã thực hiện. Dự
kiến quí IV/2011 khởi công công trình.
Câu số 154- Đề nghị UBND Thành phố trả lời về kế hoạch xây dựng chợ
Ngã Tư Sở, hiện nay các kiốt bên đường Láng đã bắt đầu hiện tượng han rỉ
Câu số 155- Đề nghị Thành phố cho nâng cấp rải thảm
nhựa toàn bộ tuyến phố Khương Thượng vì đã xuống cấp, hư hỏng mất an toàn giao
thông
Vấn đề cử tri nêu,
UBND Thành phố giao Sở GTVT kiểm tra và sẽ tiến hành duy tu, sửa chữa những chỗ
hư hỏng.
Câu số 156- Đề nghị Thành phố sớm triển khai thi công
mở đường ngõ 105 Láng Hạ, nối đường Láng Hạ với đường Cát Linh - La Thành -
Thái Hà để giảm ùn tắc giao thông.
Ngõ 105
Láng Hạ hiện do UBND Quận Đống Đa quản lý duy tu duy trì và khai thác sử dụng.
Việc đầu tư mở rộng ngõ 105 Láng Hạ để nối đường Láng Hạ với đường Cát Linh -
La Thành - Láng cần được thực hiện trên cơ sở quy hoạch của Quận Đống Đa. UBND
Thành phố giao UBND quận Đống Đa xem xét, nghiên cứu triển khai, phù hợp với
điều kiện của Quận, đảm bảo sinh hoạt của nhân dân.
Câu số 157- Đề nghị chuyển bến xe buýt đang trùng
điểm tập kết xe rác tại đầu ngõ 189 Giảng Võ vì mất vệ sinh và nguy hiểm.
UBND Thành phố giao Sở Giao thông
Vận tải phối hợp với Sở Xây dựng kiểm tra để có phương án xử lý, đảm bảo vị
trí bến xe, điểm tập kết rác phù hợp với thực tế, để phục vụ nhân dân đi lại an
toàn, tránh ùn tắc và đảm bảo vệ sinh môi trường.
Câu số 158- Việc thực hiện các chính sách hỗ trợ đền bù, giải phóng mặt
bằng khi thực hiện dự án trên địa bàn quận, cử tri tiếp tục có ý kiến hiện nay
khung giá hỗ trợ của Thành phố vẫn thấp rất nhiều so với giá thị thường, cử tri
đề nghị HĐND Thành phố quan tâm xem xét điều chỉnh giá hợp lý, sát giá thị
trường để người dân yên tâm chấp hành chủ trương của Nhà nước khi thực hiện dự
án Cầu Nhật Tân (cử tri quận Tây Hồ)
Căn cứ theo quy định của Luật đất đai 2003
ngày 26/11/2003; Nghị định 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về
phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất; Nghị định
123/2007/NĐ-CP ngày 27/7/2007 của Chính phủ
về việc bổ sung, sửa đổi một số điều của Nghị định 188/2004/NĐ-CP ngày
16/11/2004, UBND Thành phố ban hành giá các loại đất hàng năm để phục vụ cho
nhiều mục đích trong đó có bồi thường, hỗ trợ và tái định cư giải phóng mặt
bằng. http://ambn.vn/
Câu số 159- Cử tri có ý kiến về một số dự án thi công
chậm như: dự án đường Văn cao - Hồ Tây, đường 32, Pháp Vân.
Công tác
thi công tuyến Văn Cao - Hồ Tây do Sở GTVT làm chủ đầu tư triển khai còn chậm,
trong đó có nguyên nhân cơ bản sau: Khối lượng công việc GPMB là rất lớn (với
tổng số 453 PA phải GPMB); việc di chuyển hệ thống công trình ngầm nổi (điện,
thông tin…) phức tạp; việc điều tra xác định nguồn gốc đất của chính quyền địa
phương còn chậm; chính sách về giá đền bù GPMB chưa được một số hộ dân đồng
thuận; đặc biệt là 81 hộ thuộc khu vực khu tập thể Bộ Tư lệnh Công binh chưa
ủng hộ, chưa thực hiện các thủ tục điều tra, kê khai, đền bù GPMB theo quy
định, mặc dù Bộ Quốc phòng, UBND Thành phố đã có ý kiến chỉ đạo.
http://ambn.vn/
Để đẩy
nhanh tiến độ, tiếp tục triển khai, hoàn thiện tuyến đường, UBND Thành phố đã
chỉ đạo chủ đầu tư phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các cấp các
ngành có liên quan đẩy nhanh tiến độ GPMB; vận động thuyết phục các hộ dân chấp
hành chính sách của nhà nước; tham mưu cho UBND Thành phố điều chỉnh các cơ
chế, chính sách liên quan đến GPMB cho phù hợp với thực tế; kịp thời giải thích
làm rõ các vấn đề mà người dân bị thu hồi mặt bằng còn chưa rõ và còn thắc mắc;
tăng cường đối thoại với dân trong công tác GPMB; đôn đốc các nhà thầu tập
trung thiết bị, nhân lực để thi công khi có mặt bằng. UBND Thành phố sẽ tiếp
tục phối hợp với Bộ Quốc Phòng để có phương án thu hồi mặt bằng của 81 hộ nằm
trong khu vực khu TT quân đội nói trên.
Câu số 160- Cử tri phường Bưởi kiến nghị khu đất ở 282 Lạc Long Quân
hiện đã được thành phố thu hồi không xây 09 căn hộ cao cấp thấp tầng để xây
dựng trường mầm non và khu vui chơi cho trẻ em.
Ngày
31/3/2011, Thanh tra Thành phố đã có Văn bản số 490/KL-TTTP-P3 kết luận thanh
tra việc lập và triển khai thực hiện Dự án tổ hợp công trình công cộng phục vụ
nhu cầu quận Tây Hồ kết hợp với công trình nhà ở thấp tầng do Tổng Công ty Đầu
tư phát triển hạ tầng đô thị làm chủ đầu tư tại ngõ 282 Lạc Long Quân, phường
Bưởi, quận Tây Hồ.
Ngày
06/6/2011, UBND Thành phố đã có văn bản số 4416/UBND-TNMT chỉ đạo xử lý sau
thanh tra việc lập và triển khai thực hiện dự án tại ngõ 282 Lạc Long Quân,
trong đó chỉ đạo Sở Quy hoạch Kiến trúc trình UBND Thành phố bãi bỏ Quyết định
số 82/2007/QĐ-UBND ngày 20/7/2007 của UBND Thành phố về việc phê duyệt điều
chỉnh cục bộ quy hoạch chức năng sử dụng đất tại ô đất ký hiệu 37 có chức năng
công cộng Thành phố theo quy hoạch chi tiết quận Tây Hồ, tỷ lệ 1/2000 đã được
UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 47/2001/QĐ-UB ngày 29/6/2001 và giữ
nguyên chức năng sử dụng đất có chức năng là đất công cộng của Thành phố; đồng
thời giao Sở Kế hoạch Đầu tư chủ trì cùng Sở Quy hoạch Kiến trúc và các đơn vị
có liên quan nghiên cứu, đề xuất dự án đầu tư xây dựng công trình công cộng
Thành phố tại khu đất nêu trên.
Câu số 161- Đề nghị UBND Thành phố kiểm tra lại các làm việc của Ban
Quản lý Đầu tư và Xây dựng khu đô thị mới Hà Nội trong việc tiến hành đo đạc
(theo công văn số 394/BQLĐTM-KH-TH ngày 15/12/2010 v/v đo vẽ bản đồ hiện trạng
của Ban Quản lý ĐT&XD Khu đô thị mới Hà Nội) không được thông báo trước của
chính quyền địa phương, gây bức xúc trong nhân dân.
Để làm rõ
kiến nghị nêu trên, UBND Thành phố đã giao Ban Quản lý ĐT&XD Khu đô thị mới
Hà Nội (gọi tắt là Ban) báo cáo cụ thể tiến trình thực hiện nhiệm vụ được giao
như sau:
Khu đất
O2-DA1 với chức năng là đất công cộng được thực hiện theo dự án riêng nằm trên
địa bàn phường Xuân La, quận Tây Hồ có vị trí phía Bắc giáp đường Nguyễn Hoàng
Tôn, phía Đông giáp đường Vành đai II, phía Tây và Nam giáp đường quy hoạch nội
bộ thuộc quy hoạch chi tiết Khu đô thị mới Tây Hồ Tây tỷ lệ 1/2000.
http://ambn.vn/
Cơ
sở pháp lý để triển khai dự án tại khu đất O2-DA1:
- Quy
hoạch chi tiết (QHCT) Khu đô thị mới Tây Hồ Tây tỷ lệ 1/2000 đã được UBND Thành
phố phê duyệt tại Quyết định số 13/2005/QĐ-UB ngày 01/02/2005.
- Công
văn số 5873/VP-XD ngày 29/11/2010 của UBND Thành phố về việc “lựa chọn nhà đầu
tư lập QHCT và thực hiện dự án ĐTXD công trình tại khu đất O2-DA1, phường Xuân
La, quận Tây Hồ, Hà Nội” trong đó có nội dung “Giao Ban Quản lý ĐT&XD Khu
Đô thị mới Hà Nội tổ chức đấu thầu lựa chọn Chủ đầu tư”.
- Công
văn số 847/KH&ĐT-ĐT ngày 15/3/2011 của Sở Kế hoạch và Đầu tư v/v: “Hướng
dẫn trình tự lập và thực hiện dự án có sử dụng đất”.
- Công
văn số 1356/QHKT- TTQHKT ngày 29/4/2011 của sở Quy hoạc Kiến trúc về việc:
“Thông tin quy hoạch kiến trúc khu đất ký hiệu O2-DA1 thuộc quy hoạch chi tiết
Khu đô thị mới Tây Hồ Tây tỉ lệ 1/2000”.
- Công
văn số 468/VQH-T2 ngày 07/4/2011 của Viện QHXD Hà Nội về việc: “Cấp số liệu hạ
tầng kỹ thuật cho khu đất ký hiệu O2-DA1, phường Xuân La, quận Tây Hồ”.
- Công văn số 2855/QHKT- TTQHKT ngày 18/8/2011 của
sở Quy hoạch Kiến trúc về việc: “Thông tin quy hoạch kiến trúc khu đất ký hiệu
O2-DA1 thuộc phường Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội phục vụ đấu thầu lựa chọn chủ
đầu tư dự án”.
- Công
văn số 7249/UBND-KH&ĐT ngày 29/8/2011 của UBND Thành phố về việc “Bố trí
nguồn vốn chi phí phục vụ công tác tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực
hiện dự án đầu tư có sử dụng đất tại khu đất O2-DA1, phường Xuân La, quận Tây
Hồ, Hà Nội”.
Trình
tự triển khai: Căn cứ các văn bản pháp lý nêu trên Ban đã triển khai
theo trình tự như sau:
- Ngày
15/12/2010 Ban đã có Công văn số 394/BQLĐTM-KHTH gửi UBND phường Xuân La về
việc “Đo vẽ bản đồ hiện trạng khu đất
O2-DA1, phường Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội ” trong đó có nội dung: “Để chuẩn bị hồ sơ triển khai thực hiện
nhiệm vụ UBND Thành phố giao, Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Khu đô thị mới Hà
Nội đề nghị UBND phường Xuân La thông báo đến các hộ dân thuộc phạm vi khu đất
O2-DA1 để tạo điều kiện giúp đỡ Ban và Công ty TNHH Nhà nước một thành viên
Khảo sát và Đo đạc Hà Nội tiến hành việc đo vẽ bản đồ hiện trạng khu đất tỉ lệ
1/500 phục vụ việc lập quy hoạch chi tiết và thực hiện dự án ”.
- Ngày
23/12/2010 cán bộ của Ban đã làm việc với lãnh đạo UBND phường Xuân La để thống
nhất kế hoạch triển khai dự án. http://ambn.vn/
- Được sự quan tâm chỉ đạo của chính quyền địa
phương, ngày 24/12/2010 cán bộ địa chính phường Xuân La cùng cán bộ của
Ban và Công ty TNHH Nhà nước MTV Khảo sát và Đo đạc Hà Nội (đơn vị Khảo sát Đo
đạc) xuống tổ dân để làm việc với tổ trưởng dân phố số 37 và 38 (tại nhà Bác
Đồng Tổ trưởng tổ 38) để thống nhất việc triển khai công tác đo vẽ hiện trạng
khu đất. http://ambn.vn/
- Sau đó
đơn vị Khảo sát Đo đạc tiến hành đo vẽ hiện trạng bản đồ tỷ lệ 1/500 khu đất và
xin xác nhận của Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố. Viện Quy hoạch Xây dựng
Hà Nội (Viện QHXD Hà Nội) đã cấp chỉ giới đường đỏ và các thông số về hạ tầng
kỹ thuật khu đất. http://ambn.vn/
- Ngày
09/5/2011, Ban đã có Văn bản số 154/BQLĐTM-KHTH ngày 09/5/2011 gửi UBND quận
Tây Hồ về việc “cắm mốc chỉ giới và lập phương án tổng thể bồi thường GPMB phục
vụ lựa chọn nhà đầu tư tại khu đất O2-DA1, phường Xuân La, quận Tây Hồ”. Trên
cơ sở ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo UBND quận, ngày 17/5/2011 cán bộ của Ban đã
làm việc với lãnh đạo Ban bồi thường GPMB để triển khai công việc.
- Ngày
25/5/2011, Ban đã bàn giao Bản đồ xác định chỉ giới đường đỏ khu đất O2-DA1 và
một số Văn bản pháp lý liên quan cho UBND phường xuân La. UBND phường đã cử cán
bộ địa chính cùng cán bộ của Ban xuống tổ dân phố để thống nhất kế hoạch cắm
mốc chỉ giới quy hoạch của ô đất (Tổ trưởng tổ 37 được cán bộ địa chính phường
thông báo mời nhưng không tham dự buổi làm việc). Đơn vị khảo sát đo đạc đã
tiến hành cắm mốc quy hoạch theo chỉ giới được Viện QHXD Hà Nội cấp.
- Ngày
06/7/2011, Ban đã có Văn bản số 231/BQLĐTM-KHTH gửi UBND phường Xuân La về việc
“Cung cấp danh sách xác định sơ bộ nguồn gốc đất các hộ dân thuộc ô đất O2-DA1,
phường Xuân La, quận Tây Hồ”.
- Ngày
08/7/2011 đơn vị khảo sát đo đạc đã tổ chức bàn giao mốc giới cho Ban ngoài
hiện trường với sự chứng kiến của cán bộ địa chính phường Xuân La và đại diện
Ban Bồi thường GPMB quận Tây Hồ.
- Ngày
08/8/2011, Ban đã có Văn bản số 284/BQLĐTM-KHTH gửi UBND quận Tây Hồ đề nghị
cung cấp danh sách xác định diện tích đất, nguồn gốc đất và điều tra khảo sát
xác định tài sản trên đất các hộ dân thuộc ô đất O2-DA1, phường Xuân La,quận
Tây Hồ. http://ambn.vn/
- Thực
hiện chỉ đạo của lãnh đạo UBND quận, UBND phường Xuân La có Văn bản số
185/UB-ĐCNĐ ngày 19/8/2011v/v”Lập danh sách, xác đinh sơ bộ nguồn gốc đất của
các hộ dân thuộc ô O2-DA1, phường Xuân La, quận Tây Hồ”.
- Ngày
08/9/2011, Ban tiếp tục có Văn bản số 318/BQLĐTM-KHTH gửi UBND quận Tây Hồ về
việc “ Xác định sơ bộ tài sản trên đất và lập phương án tổng thể bồi thường
GPMB phục vụ việc đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư tại khu đất O2-DA1, phường Xuân
La, quận Tây Hồ, Hà Nội”. Lãnh đạo quận đã giao việc này cho Ban Bồi thường
GPMB giải quyết. http://ambn.vn/
- Hiện nay
Ban đang tiếp tục làm việc với lãnh đạo Ban bồi thường GPMB quận Tây Hồ để
triển khai công việc tiếp theo.
Kết
luận: Như vậy, quá trình triển khai công tác chuẩn bị đấu thầu lựa chọn
nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất tại khu đất O2-DA1 có đầy đủ
cơ sở pháp lý, thực hiện đúng trình tự theo quy định hiện hành; có sự thống
nhất giữa Ban với chính quyền địa phương và tổ dân phố về kế hoạch triển khai
công việc. Phản ánh của cử tri về việc Ban tiến hành đo vẽ bản đồ hiện trạng khu
đất O2-DA1 theo Công văn số 394/BQLĐTM-KHTH ngày 15/12/2010 không được thông
báo trước của chính quyền địa phương là thiếu cơ sở.
Câu số 162- Đề nghị UBND Thành phố xem xét lại các quy hoạch đã
nhiều năm chưa thực hiện như: Khu đất thuộc T79, và trường trung cấp Giao thông
vận tải thuộc phường Xuân La quy hoạch trồng cây xanh và là khu vực bảo vệ
di tích chùa Vạn Niên Khu đất thuộc dự án nhà khách thành phố ở 584 Lạc Long
Quân, để hoang hóa, lãng phí, và khó quản lý... đề nghị thành phố tiếp tục có các
biện pháp mạnh hơn để tránh các dự án treo.
- Khu đất thuộc T79, và trường trung cấp
Giao thông vận tải có vị trí giáp phía Đông đường Lạc Long Quân. Đối chiếu với
Quy hoạch chi tiết quận Tây Hồ tỷ lệ 1/2000 đã được UBND Thành phố phê duyệt
tại Quyết định số 47/2001/QĐ-UB ngày 29/6/2001 thì các ô đất nêu trên thuộc ô
quy hoạch số 17 được xác định chức năng là đất cây xanh thành phố.
http://ambn.vn/
- Đối với dự án Nhà khách UBND Thành phố
tại 584 Lạc Long Quân, quận Tây Hồ. Vừa qua, UBND Thành phố Hà Nội đã có công
văn số 4624/UBND-XD ngày 13/6/2011 đồng ý về nguyên tắc để Công ty Tập đoàn
Thái Bình và Nhà khách UBND Thành phố Hà Nội hợp tác liên doanh lập và thực
hiện Dự án ĐTXD Nhà khách UBND Thành phố Hà Nội tại 584 Lạc Long Quân, quận Tây
Hồ theo đề xuất của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại công văn số 648/KH&ĐT ngày
28/02/2011.
Các khu đất nêu trên đều nằm trong ranh
giới điều chỉnh tổng thể quy hoạch xung quanh hồ Tây do Viện Quy hoạch xây dựng
Hà Nội đang nghiên cứu. UBND Thành phố sẽ xem xét giải pháp, kế hoạch di chuyển
hoặc điều chỉnh phù hợp với Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm
2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày
26/7/2011 trước khi có Quyết định phê duyệt Điều chỉnh tổng thể quy hoạch xung
quanh Hồ Tây.
Câu số 163- Việc bán nhà theo Nghị định 61/CP tại khu tập thể Bộ tư
lệnh Cảnh vệ, Bộ Công an thuộc ngõ 445 Lạc Long Quân, phường Xuân La tiến hành
rất chậm, từ 2006 đến nay mới được khoảng 30/70 hộ được phân nhà trước 1993
được cấp giấy chứng nhận. Còn gần 300 hộ được phân nhà sau 1993, đã kê khai hồ
sơ từ 2006 đến nay chưa có hướng giải quyết cụ thể. Đề nghị UBND Thành phố xem
xét việc bán nhà của Công ty Kinh doanh nhà số 1, có trả lời hướng giải quyết ,
cấp giấy chứng nhận cho gân 300 hộ được phân nhà sau 1993 và nhanh chóng cấp
giấy chứng nhận cho khoảng 40 hộ được phân nhà trước 1993, đã kê khai hồ sơ nộp
tiền đầy đủ từ 2006 đến nay chưa được nhận sổ đỏ.
Nhà đất tập thể Bộ tư lệnh Cảnh vệ tại Xuân La có 2 loại:
- Những nhà cấp 4 cơ quan đã phân cho các hộ gia đình từ trước ngày
27/11/1992 đã được giải quyết bán theo Nghị định số 61/CP;
- Khoảng
300 hộ còn lại cơ quan phân phối sử dụng nhà sau 27/11/1992, không đủ điều kiện
bán theo Nghị định số 61/CP của Chính phủ; Hội đồng bán nhà Thành phố đã 3 lần
kiểm tra, rà soát nhưng không đủ cơ sở pháp lý để thực hiện.
Toàn bộ các trường hợp tương tự như trên, UBND
Thành phố đã chỉ đạo các cơ quan chức năng tổng hợp, chờ chỉ đạo chung của
Chính phủ sẽ tiếp tục xem xét tiếp.
Câu số 164- Cử
tri có ý kiến, tình trạng quá tải trong hệ thống trường mầm non, trường phổ
thông công lập đang diễn ra ở hầu hết các trường do thiếu diện tích, thiếu
trường học… tình trạng nhân dân phải xếp hàng từ ngày hôm trước hoặc từ đêm để
nhận đơn xin học vào trường Mầm non công lập lại diễn ra. Tình trạng này diễn
ra đã nhiều năm, gây dư luận bức xúc trong các bậc phụ huynh học sinh. Trường
tư thục thu học phí cao hơn nhiều so với trường công lập nên đa số người dân
vẫn mong muốn cho con cháu học tại trường công lập. Cử tri đề nghị thành phố
nghiên cứu giải pháp mở rộng diện tích, giảm tải cho các trường Mầm non, Tiểu
học trên địa bàn Thành phố và quận Tây Hồ
Chăm lo, đẩy
mạnh sự nghiệp Giáo dục của nước ta là một chủ trương lớn xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta, được
lãnh đạo Thành phố Hà Nội quán triệt và chỉ đạo thực hiện nhất quán nhiều năm
qua. Thành phố cũng đã nỗ lực
đẩy mạnh công tác quy hoạch và đầu tư xây dựng các Trường học trên địa bàn
Thành phố. http://ambn.vn/
Năm 2003, UBND Thành phố Hà Nội đã có
Quyết định số 05/2003/QĐ-UB ngày 09/1/2003 về việc phê duyệt Quy hoạch mạng
lưới trường học Thủ đô Hà Nội đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Ngoài ra
Quy hoạch chi tiết các khu đô thị mới trên địa bàn Thành phố đã được phê duyệt
đã phải xác định quỹ đất xây dựng trường học, nhà trẻ, được tính toán trên cơ
sở quy mô dân số theo quy hoạch. Trên cơ sở Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm
2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết
định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011, UBND Thành phố đã chỉ đạo Sở Giáo dục và
Đào tạo phối hợp với các Sở ngành và UBND các quận, huyện rà soát hiện trạng
toàn hệ thống Trường học trên toàn Thành phố để lập điều chỉnh quy hoạch mạng
lưới trường học được phê duyệt trước đây. http://ambn.vn/
Trong giai đoạn 2005-2011, ngân sách Thành
phố tập trung đảm bảo cân đối và đầu tư cho lĩnh vực Giáo dục đào tạo từ 20-24%
tổng chi ngân sách đầu tư XDCB của Thành phố (theo Nghị quyết của Quốc hội tối
thiểu dành 20% đầu tư cho giáo dục đào tạo).
Mạng lưới trường học trên địa bàn Thành
phố cơ bản đảm bảo mỗi xã, phường, thị trấn có ít nhất 1 trường công
lập mầm non, tiểu học, THCS và 5 vạn dân có 1 trường THPT; đầu tư các hạng mục cơ
bản thiết yếu như: nhà lớp
học, hiệu bộ, bộ môn, sân chơi, công trình vệ sinh, nước sạch cho các trường; 55% số trường có nhà đa năng.
Việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trong những năm qua đã góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục dạy và học; hiện tại toàn Thành phố đã có 604 trường đạt chuẩn Quốc
gia, chiếm 26,2% tổng số trường. http://ambn.vn/
Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại:
- Vẫn còn
một số phường thiếu trường công lập,
cụ thể: Khối mầm non còn 6 phường chưa có trường công lập thuộc các quận Đống Đa và Hai Bà Trưng.
Khối tiểu học còn 12 phường chưa có trường tiểu học công lập, tập trung tại quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hà Đông. Khối trung học sở còn 28 phường chưa có trường THCS công lập, tập trung tại các quận Hoàn kiếm,
Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Hà Đông.
- Hiện còn nhiều xã, phường, thị trấn có
trường học nhưng vẫn thiếu lớp học công lập do ở một số quận, huyện, thị xã có
một số trường có tỷ lệ số lớp/trường và số học sinh/lớp cao hơn so với quy
định.
-
Việc đầu tư kết cấu hạ tầng xã hội nói chung, trường học nói riêng trong các
khu đô thị mới chưa được quan tâm đúng mức. http://ambn.vn/
Trong năm 2011, HĐND Thành phố đã có thông báo số
06/TB-HĐND ngày 25/7/2011, yêu cầu ưu tiên bố trí đủ quỹ đất để xây dựng các
công trình hạ tầng xã hội, đặc biệt là tại khu đô thị mới; hoàn thành việc xây
dựng 6 trường mầm non công lập tại 6 phường thuộc quận Đống Đa và Hai Bà Trưng.
UBND Thành phố đã có các văn bản chỉ đạo số
6242/UBND-TH ngày 27/7/2011, số 6436/UBND-TH ngày 04/8/2011, số 7461/UBND-TH
ngày 05/9/2011, đồng thời tổ chức nhiều buổi họp để chỉ đạo và đôn đốc các đơn
vị thực hiện rà soát, giải quyết kiến nghị của cử tri về tình trạng chưa
có hoặc thiếu trường học công lập tại một số địa bàn; thiếu đồng bộ, chậm triển
khai công trình hạ tầng xã hội tại các khu đô thị, khu nhà ở, khu tái định cư
và khu dân cư tập trung mật độ cao; giải
quyết cụ thể việc xác định địa điểm, đầu tư xây dựng 6 trường mầm non còn thiếu
trên địa bàn quận Đống Đa và Hai Bà Trưng (tại Thông báo số 274/TB-UBND
ngày 21/9/2011 và Thông báo số 276/TB-UBND ngày 26/9/2011)
Việc giải
quyết tình trạng thiếu trường học công lập tại một số phường, tình trạng quá
tải trong một số trường công lập trên địa bàn là một nội dung được UBND Thành
phố chỉ đạo quyết liệt các cấp, các ngành thực hiện. Từ nay đến năm 2015, Thành phố tập trung thực hiện tốt 6 giải pháp chủ yếu như sau:
- Công tác tuyên truyền: Tăng cường công tác tuyên truyền để nâng
cao nhận thức trong nhân dân, kể cả đối với các cán bộ công chức của Thành phố
trong việc giải quyết các nội dung liên quan đến lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo
theo quan điểm “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”; thông tin tuyên truyền để nhân
dân cần nhận thức rõ và thực hiện tốt việc cho con em đi học đúng tuyến theo
quy định, khắc phục tình trạng quá tải tại một số trường, gây bức xúc trong một
số khu dân cư. Tổ chức, cá nhân khi giải quyết chuyển đổi quỹ đất của các cơ sở
sản xuất kinh doanh, dịch vụ bỏ hoang hoá hoặc sản xuất không hiệu quả phải di
dời, nhất là trong nội thành ưu tiên bố trí cho lĩnh vực giáo dục nói riêng và
hạ tầng xã hội nói chung.
- Công tác quy hoạch: Hoàn thiện quy hoạch phát triển giáo dục, trọng
tâm là quy hoạch mạng lưới trường học
theo địa bàn; xác định rõ địa điểm, loại hình, trên cơ sở đó ưu tiên bố trí đủ
quỹ đất xây dựng, mở rộng trường học công lập theo định hướng phát triển của
địa phương và xác định quỹ đất kêu gọi XHH đầu tư; ưu tiên đầu tư xây dựng đạt
chuẩn quốc gia đối với các trường đã đạt chuẩn mức độ I, trường có đủ diện
tích đất. Đảm bảo tiêu chí tối thiếu mỗi xã, phường, thị trấn có ít nhất một
trường công lập các cấp học: mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và 5 vạn dân có
1 trường THPT;
Khi xem xét quy hoạch, các dự án khu đô thị
mới, dự án chuyển đổi mục đích sử dụng đất cần quan tâm đảm bảo đủ quỹ đất để
xây dựng trường lớp học phục vụ cho con em trong khu vực.
- Ưu tiên quỹ đất cho đầu tư xây dựng cơ sở vật chất hệ
thống trường lớp học; những
khu đất để hoang hóa, những khu đất đã giao cho các tổ chức, cá nhân mà chậm sử
dụng, sử dụng sai mục đích hoặc sử dụng không hiệu quả, đất của các cơ sở di
chuyển ra ngoại thành phải được thu hồi để ưu tiên cho xây dựng các công trình
hạ tầng xã hội nói chung và xây dựng trường học nói riêng;
Đối với khu vực các quận nội thành không
còn quỹ đất trống để qui hoạch (Hoàn Kiếm, Đống Đa, Ba Đình...), Chủ tịch UBND
các quận chủ động rà soát, đề xuất với UBND thành phố phương án giải quyết cụ
thể về địa điểm xây dựng trường học phù hợp với nhu cầu và tiêu chuẩn xây dựng
kể cả việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
- Tập trung ưu tiên nguồn vốn ngân sách các cấp cho lĩnh vực giáo dục đào tạo
theo Nghị quyết của Quốc hội và HĐND các cấp; đầu tư xây dựng hệ thống trường học từ mầm non đến
trung học cơ sở chủ yếu từ nguồn vốn phân cấp theo Nghị quyết HĐND Thành phố.
Đối với các địa phương có khó
khăn về ngân sách, Thành phố sẽ xem xét hỗ trợ theo mục tiêu.
- Đẩy
mạnh xã hội hóa theo Nghị quyết số
06/2009/NQ-HĐND ngày 17/7/2009 của HĐND Thành phố và Đề án số 104/ĐA-UBND ngày
30/7/2009 của UBND Thành phố, nhằm huy động nguồn lực của các tổ chức, cá nhân
trong nước và nước ngoài đầu tư xây dựng trường học.
-
Công tác chỉ đạo, điều hành: Cấp ủy, chính quyền các cấp tập trung chỉ
đạo quyết liệt, thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu xây dựng
trường mầm non và phổ thông các cấp đến năm 2015.
Trong tổ
chức thực hiện: Giao rõ trách nhiệm
của từng đơn vị, trong đó trách nhiệm chính thuộc UBND quận huyện, thị xã; Sở
Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm quản lý nhà nước chung về Giáo dục và đào
tạo của Thành phố. Các Sở Quy hoạch Kiến
trúc, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài
nguyên và Môi trường, Tài chính và
các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với UBND quận huyện, thị xã, Sở Giáo dục và
Đào tạo để thực hiện nhiệm vụ.
Câu số 165- Đề nghị UBND Thành phố chỉ đạo việc thực hiện các quyết định
thu hồi đất và phục dựng Đền Cố Lê ở ngõ 124 Thụy Khuê, đường Thụy khuê, vụ
việc này đã được các cơ quan, quận, phường nhiều lần họp giải quyết nhưng đến
nay sự việc vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.
Di tích đền Cố Lê chưa xếp hạng, nhưng
trong danh mục kiểm kê di tích và được bảo vệ theo quy định của Luật Di sản văn
hóa. Di tích hiện đang bị Hợp tác xã Cổ phần công nghiệp Hoa Sen sử dụng làm
trụ sở và nơi sản xuất, kho giấy… Với những giá trị của di tích, theo nguyện
vọng của chính quyền, nhân dân phường Thụy Khuê, đề nghị của Ủy ban nhân dân
quận Tây Hồ và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội; Ủy ban nhân dân thành
phố Hà Nội đã có Quyết định số 3921/QĐ- UBND ngày 03/8/2009 về việc thu hồi 267
m2 đất tại số 3 ngõ Thụy Khuê, phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ của Hợp tác xã
công nghiệp Cổ phần Hoa Sen giao cho Uy ban nhân dân quận Tây Hồ thực hiện dự
án tu bổ, tôn tạo di tích đền Cố Lê.
Ngày 09/10/2009, Ủy ban nhân quận Tây Hồ
có Quyết định số 2892/QĐ- UBND về việc thành lập Hội đồng bồi thường hỗ trợ tái
định cư thực hiện dự án tu bổ, tôn tạo di tích đền Cố Lê, phường Thụy Khuê.
Ngày 03/12/2010, Ủy ban nhân dân quận Tây
Hồ đã phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội, Ban Quản lý Di tích
Danh thắng Hà Nội tổ chức cuộc họp thông qua phương án thiết kế tổng mặt bằng
Dự án tu bổ, tôn tạo đền Cố Lê. http://ambn.vn/
Ngày14/9/2011, Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ
đã ra Quyết định số 306/QĐ-UBND về việc
phê duyệt đầu tư tu bổ đền Cố Lê.
Hiện nay, UBND quận
Tây Hồ đang tập trung thực hiện công tác GPMB khu đất 4.283m2 tại
cụm 9 phường Phú Thượng theo đúng ý kiến chỉ đạo của UBND Thành phố. Sau khi có
mặt bằng UBND quận sẽ thực hiện thủ tục giới thiệu địa điểm lập văn phòng
cho HTX Công nghiệp Cổ phần Hoa Sen tạo
mặt bằng thi công dự án tu bổ, tôn tạo đền Cố Lê; chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa thể thao và du
lịch Hà Nội lập hồ sơ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt khoanh vùng bảo vệ di
tích và quyết định công nhận di tích Đền Cố Lê theo quy định của Luật Di sản
Văn hóa. Lập hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất di tích Đền Cố Lê
theo quy định.
Câu số 166- Đề nghị UBND Thành phố xem xét các Dự án thu hồi đất đã
lâu, giao cho các doanh nghiệp chưa triển khai xây dựng cần xử lý kiến quyết
(như dự án nhà máy thuốc lá Thăng Long).
Trả lời:
Ủy ban nhân dân Thành phố đã thành lập
Đoàn Kiểm tra liên ngành tổ chức kiểm tra việc sử dụng đất của các tổ chức được
giao đất, thuê đất từ ngày 01/01/2003 đến 31/12/2008, ban hành Kế hoạch số
108/KH-UBND ngày 31/7/2009 giao các sở, ngành thực hiện. Kết quả có 291 dự án
chậm triển khai do giải phóng mặt bằng, 48 dự án không đưa đất vào sử dụng
trong 12 tháng liền, 39 dự án chậm tiến độ 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự
án được duyệt. Đã quyết định thu hồi đất 20 dự án, gia hạn 62 dự án chậm tiến
độ, tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng.
Thực hiện chỉ thị 134/CT-TTg ngày
20/1/2010 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm pháp
luật đất đai, ngày 12/7/2010, UBND Thành phố ban hành Kế hoạch số 97/KH-UBND,
Quyết định số 4999/QĐ-UBND ngày 08/10/2010 và Quyết định số 5520/QĐ-UBND ngày
05/11/2010 thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành để triển khai. Hiện Đoàn kiểm tra
được chia ra làm 3 tổ đang tiến hành kiểm tra tại 29 quận, huyện, thị xã trên
cơ sở kiểm tra đã tổng hợp được tổng số 357 tổ chức vi phạm pháp luật
đất đai theo danh sách đề nghị của các Sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã.
Đoàn kiểm liên ngành tra đ· thèng nhÊt víi UBND các quận, huyện tiến hành kiểm
tra được 102 tổ chức trên địa bàn 16 quận, huyện: Đống Đa, Từ Liêm, Thanh Trì,
Đông Anh, Đan Phượng, Chương Mỹ, Hà Đông, Quốc Oai, Thanh Oai, Gia Lâm, Long
Biên, Hai Bà Trưng, Cầu Giấy, Mỹ Đức, Thạch Thất, Tây Hồ. http://ambn.vn/
Về việc sử
dụng đất tại huyện Thạch Thất của Công ty Thuốc lá Thăng Long:
Ngày
01/02/2005, UBND tỉnh Hà Tây có Quyết định số 125/QĐ-UB, thu hồi 143.402,28 m2
đất xây dựng của Ban quản lý cụm CN Quốc Oai, tạm giao cho Công ty thuốc lá
Thăng Long thuê để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà máy thuốc lá.
http://ambn.vn/
Ngày
29/7/2008, UBND tỉnh Hà Tây có Quyết định số 3043/QĐ - UBND về việc thu hồi bổ
xung 282,3 m2 đất của Ban quản lý cụm CN Quốc Oai; giao Công ty thuốc lá Thăng
Long thuê tổng số 143.684.38 m2 để xây dựng nhà máy thuốc lá. Thời hạn thuê 50
năm. Ngày 07/8/2008 các đơn vị chức năng tiến hành bàn giao mốc giới tại thực
địa cho Công ty thuốc lá Thăng Long; tổng diện tích mặt bằng là 143.684,38 m2.
Thực hiện
Văn bản số 3786/UBND-TNMT ngày 04/5/2009 của UBND Thành phố về việc kiểm tra
việc chấp hành pháp luật trong sử dụng đất của Công ty Thuốc lá Thăng Long tại
cụm CN huyện Quốc Oai; Ngày 04/5/2010, UBND Thành phố có Văn bản số
3037/UBND-TNMT, giao Sở Tài nguyên và Môi trường lập hồ sơ thu hồi đất của Công
ty Thuốc lá Thăng Long theo quy định của Luật Đất đai và quy định hiện hành của
UBND Thành phố. http://ambn.vn/
Tuy nhiên
ngày 09/6/2010, Văn phòng Chính phủ có Văn bản số 3936/VPCP-KTN truyền đạt ý
kiến của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo UBND Thành phố Hà Nội có trách
nhiệm tạo điều kiện để Công ty Thuốc lá Thăng Long sớm thực hiện việc di dời
Công ty tại khu CN Thạch Thất - Quốc Oai theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng
Chính phủ tại Quyết định số 64/QĐ-TTg ngày 24/3/2003 về thực hiện kế hoạch xử
lý triệt để ô nhiễm môi trường. Hiện nay, các Sở, ngành Thành phố đang hướng
dẫn, đôn đốc Công ty Thuốc lá Thăng Long triển khai thực hiện dự án theo chỉ
đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Câu số 167- Đề nghị UBND thành phố chỉ đạo việc giải quyết đơn thư
trên địa bàn Huyện, cần làm dứt điểm không kéo dài, tránh đùn đẩy, né tránh khi
giải quyết”.
Theo báo cáo của UBND huyện Quốc Oai tại buổi làm
việc với Thanh tra Thành phố ngày 23/9/2011 về kết quả giải quyết khiếu
nại, tố cáo thời điểm từ 01/01/2011 đến 15/9/2011:
1. Công tác tiếp nhận, giải quyết đơn:
* Kết quả tiếp nhận xử lý đơn:
Tổng số
tiếp nhận 138 đơn (khiếu nại: 01; tố cáo 10; kiến nghị, phản ánh 127) Trong đó:
- Đơn do các cơ quan TW và Thành phố chuyển về:
7 đơn.
( khiếu
nại: 01 tố cáo: 4 đơn; kiến nghị, phản ánh: 02 đơn).
Thuộc thẩm
quyền huyện: 03 đơn tố cáo, 01 đơn khiếu nại.
Thuộc thẩm
quyền xã: 01 đơn tố cáo.
- Đơn do
UBND huyện tiếp nhận trực tiếp và qua bưu điện: 131 đơn.
(Khiếu
nại: 0 đơn; tố cáo: 7 đơn; dân nguyện, phản
ánh: 124 đơn).
Thuộc thẩm
quyền huyện giải quyết: 2 đơn tố cáo;
Thuộc thẩm
quyền xã: 5 đơn tố cáo. http://ambn.vn/
Về kiến
nghị, phản ánh về đất đai đơn chuyển về Phòng TNMT: năm 2010: 19 đơn; năm 2011:
18 đơn. Đến nay Phòng TNMT huyện chưa tổng hợp được kết quả giải quyết đơn.
* Kết quả giải quyết:
- Thuộc thẩm quyền UBND huyện Quốc Oai: 05
vụ tố cáo, 01 vụ khiếu nại:
+ Đã giải quyết xong: 02 vụ tố cáo (trong
đó có 01 vụ Ban Tiếp CD chuyển; 01 vụ nhận đơn trực tiếp).
1. Đơn của
ông Cấn Văn Ân xã Tuyết Nghĩa tố cáo Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND xã trong việc
thu hồi đất nông nghiệp GPMB để làm đường nông thôn: Phiếu chuyển đơn số
2220976/1/PC-BTCD ngày 26/5/2011 của Ban Tiếp công dân thành phố.
2. Đơn của
ông Đinh Văn Gan: xã Đông Yên (đơn tố cáo): đơn gửi trực tiếp UBND huyện.
UBND huyện
đã ban hành Kết luận số 01/KL-UBND ngày 25/02/2011 kết luận nội dung tố cáo của
ông Đinh Văn Gan.
+ Chưa giải quyết xong: 03 vụ tố cáo, 01 vụ
khiếu nại (trong đó 02 vụ HĐND TP chuyển; 01 vụ UBND Thành phố giao; 01 vụ do
nhận đơn trực tiếp)
1. Đơn của
ông Trịnh Minh Phúc: số 18, ngõ 168/23, Hào Nam, Đống Đa, Hà Nội: Tố
cáo ông Dương Như Do, nguyên Chủ tịch UBND xã Phú Cát, huyện Quốc Oai vi phạm
các quy định về bồi thường giải
phóng mặt bằng khu Công nghiệp Bắc Phú Cát: HĐND Thành phố đôn đốc tháng
8/2011.
2. Đơn của bà Phan Thị Tâm, thôn Đa Phúc, xã Sài Sơn: Tố cáo
bà Phan Thị Thu Hường , Hiệu Trưởng trường Tiểu học
Sài Sơn vi phạm tư cách và có nhiều sai phạm vẫn được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng:
Phiếu chuyển của HĐND Thành phố ngày 8/4/2011; UBND Thành phố đôn đốc ngày 19/8/2011.
UBND huyện
Quốc Oai đã ban hành Kết luận số 02/KL-UBND ngày 09/4/2011, Kết luận nội dung
tố cáo đối với Chủ tịch, PCT UBND xã Tuyết Nghĩa; Thông báo số 52 ngày
14/4/2011.
3. Đơn của
bà Nguyễn Thị Mậu, Phùng Thị Bích giáo viên Trường Trung học cơ sở Sài Sơn tố
cáo ông Đào Hoàng Hà - Hiệu trưởng Trường THCS Sài Sơn. UBND huyện đã dự thảo văn bản trả lời
(đơn gửi tháng 4/2011; có Quyết định thụ lý tháng 6/2011).
4. Đơn
khiếu nại của ông Kiều Văn Đức ở xã Phú Cát khiếu nại phương án bồi thường, hỗ
trợ GPMB: UBND Thành phố giao UBND huyện xem xét giải quyết tại văn bản số
9330/UBND-TNMT từ 17/11/2010; UBND huyện giao cho Phòng Tài chính kế hoạch
huyện xem xét, hiện chưa xong.
- Thuộc thẩm quyền UBND xã: 06 đơn tố cáo:
+ Đã giải
quyết xong: 02 vụ (trong đó có 01 vụ Ban Tiếp công dân chuyển; 01 vụ nhận đơn
trực tiếp):
Đơn của bà
Nguyễn Thị Thoa ở thôn Hòa Trúc, xã Hòa Thạch. UBND xã Hòa Thạch có Báo cáo số
20/BC-UBND ngày 05/9/2011.
Đơn của
ông Trần Văn Lắm, ông Trần Văn Thành tố cáo lãnh đạo thôn Đại Tảo vi phạm quản
lý kinh tế. UBND xã Đại Thành có Kết luận
số 02/KL-UBND ngày 25/2/2011. http://ambn.vn/
+ Đang
giải quyết: 04 vụ
- Ông Bùi Văn Thanh xã Đông Yên tố cáo ông Bùi Văn Toàn
chiếm đoạt 7 thước ruộng của gia đình ông.
- Ông Phùng Văn Tuyết và bà Phạm Thành Trung ở xã Hòa
Thạch tố cáo một số cán bộ xã có sai phạm trong quản lý đất đai.
- Ông Nguyễn Duy Ba xã Phượng Cách tố cáo cán bộ địa chính
xã có một số sai phạm trong quản lý đất đai.
- Vụ ông Vương Khắc Tấn
tố cáo về việc lấn chiếm ao tại thôn Đại Đồng.
2. Các vụ việc thực
hiện Nghị quyết 22/2009/NQ-HĐND của HĐND Thành phố : ( Biểu số 3)
* Chưa giải quyết
xong:
1. Vụ ông Nguyễn Phú Môn, thôn Sơn Trung, xã Yên Sơn tố cáo ông Phùng Huy Thục vi phạm trong quản lý kinh tế, đất đai.
UBND huyện đã
có Thông báo số 73/TB –UBND ngày 17/6/2009 trả lời nội dung tố cáo về kinh tế,
còn nội dung về đất đai, UBND huyện ban hành Thông báo số 102/TB-UBND
ngày 05/8/2009 về việc Thông báo kết quả giải quyết đơn tố cáo của ông Nguyễn
Phú Môn. (về nội dung kiểm tra đất đai của thôn Quảng Yên, xã Yên Sơn không có
cơ sở).
2. Vụ ông
Nguyễn Tất Sứ, thôn Thuỵ Khê, xã Sài Sơn: Xin đòi lại đất (không đồng ý với Quyết định số 01/QĐ-UBND ngày 17/9/2008 của Chủ tịch UBND
xã Sài Sơn).
Theo báo cáo của UBND huyện Quốc Oai:
UBND huyện Quốc Oai đã ban hành Thông báo số 115/TB-UBND ngày 25/8/2011 về
việc trả lời đơn đề nghị của ông Nguyễn Tất Sứ, thôn Thuỵ Khê, xã Sài Sơn. http://ambn.vn/
UBND huyện chưa có quyết định giải
quyết theo thẩm quyền.
3. Vụ ông Lê Bá Lai ở xã Phú Cát: Ngày 12/11/2007 UBND huyện có Quyết định số 2610/QĐ- UBND về việc xử lý thu hồi các khoản tiền sai phạm
157.500.000 đồng trong vụ việc một số công dân xã Phú Cát tố cáo ông Lê
Bá Lai nguyên Chủ tịch UBND xã Phú Cát vi phạm nguyên tắc quản lý tài chính;
tuy nhiên đến nay không có điều kiện tổ chức thực hiện vì lý do bản thân ông Lai phải thực hiện bản án, sau đó bị mắc bệnh ung thư.
http://ambn.vn/
UBND huyện chưa có văn bản báo cáo
UBND Thành phố.
3.
Việc thực hiện chỉ đạo của UBND Thành phố:
- Vụ 18 bệnh binh ở Yên Sơn: UBND Thành phố đã có văn bản
chỉ đạo giao Thanh tra Thành phố xem xét; Thanh tra Thành phố đã có báo cáo
trong tháng 9/2011.
- Vụ ông Nguyễn Xuân Tường và một số Bệnh binh 2/3 ở xã
Phượng Cách: UBND huyện đang xem xét, chờ kết quả xử lý vụ 18 bệnh binh ở Yên
Sơn để xem xét .
4. Việc thực hiện
các quyết định giải quyết KN có hiệu lực pháp luật, thông báo kết luận xử lý tố
cáo năm 2010: (Biểu số 4)
03 vụ chưa thực hiện xong:
Vụ ông Hoàng Văn Còi, ông Hoàng Xuân Tuyết, bà Nguyễn Thị
Trang ở xã Phú Cát, huyện Quốc Oai: giao UBND huyện Quốc Oai, UBND xã Phú Cát
phối hợp với Trung đoàn 102, sư đoàn 308 kiểm tra, đo đạc khu đất trước công
đơn vị D1063 để GPMB…. http://ambn.vn/
Ngày 16/9/2011 UBND Thành phố có văn bản số 7929/UBND-TNMT
đề nghị Bộ Tư lệnh Quân đoàn 1 chỉ đạo sư đoàn 308 phối hợp với UBND huyện Quốc
Oai tổ chức thực hiện.
Qua kiểm tra rà soát và làm việc với Chủ tịch UBND huyện
Quốc Oai. Thanh tra Thành phố dự thảo nội dung để trả lời kiến nghị của cử tri
như sau:
Về những kiến nghị
của cử tri; UBND Thành phố đã giao cho Thanh tra Thành phố làm việc với Chủ
tịch UBND huyện Quốc Oai để kiểm tra việc giải quyết khiếu nại tố cáo thuộc
thẩm quyền giải quyết của UBND huyện Quốc Oai, qua kiểm tra thấy có 2/3 vụ việc
tồn đọng nêu trong Nghị quyết 22/2009/NQ-HĐND của HĐND Thành phố từ năm 2009
chưa được UBND Huyện tập trung chỉ đạo giải quyết dứt điểm, một số vụ việc giao
cho Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện xem xét đến nay chưa có kết quả. Đây
là nguyên nhân cử tri phản ánh vụ việc để kéo dài, đùn đẩy, né tránh khi giải
quyết. Đề nghị Chủ tịch UBND huyện Quốc Oai tập trung chỉ đạo giải quyết dứt
điểm các vụ việc tồn đọng kéo dài.
Câu số 168: Cử tri thị xã Sơn Tây, đề nghị UBND Thành phố quy định
lại hạn mức cấp diện tích đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (hiện nay
quy định chung là 180m2 là chưa hợp lý) cho các vùng nông
thôn thuộc thị xã Sơn Tây (ví dụ như ở xã Cổ Đông, Xuân Sơn, Thanh Mỹ, …) Đề
nghị hạn mức đất ở đối với các phường là 180m2, còn xã là 300m2.
Sau hơn
hai năm thực hiện Quyết định số
58/2009/QĐ-UBND ngày 30/3/2009 của UBND Thành phố, việc thực hiện quy
định về hạn mức giao đất ở mới; hạn mức công nhận đất ở đối với thửa đất có
vườn, ao trong khu dân cư; kích thước, diện tích đất ở tối thiểu được tách thửa
cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã đi vào nề nếp, cơ bản
không phát sinh vướng mắc, góp phần đáng kể trong công tác quản lý nhà nước về
đất đai, đẩy nhanh tiến độ cấp Giấy chứng nhận và đăng ký biến động về sử dụng
đất trên địa bàn Thành phố. Tuy nhiên đến nay, việc quy định về hạn mức công nhận đất ở đối với trường hợp thửa đất ở có
vườn, ao tại Quyết định số 58/2009/QĐ-UBND ngày 30/3/2009 của UBND Thành phố là
chưa thống nhất đối với các xã trên địa bàn thị xã Sơn Tây khi phân loại (cụ
thể: đối với trường hợp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất thì hạn mức công
nhận đất ở đối với các xã là 120 m2 (mức tối thiểu), 240 m2
(mức tối đa); đối với trường hợp có
giấy tờ về quyền sử dụng đất thì hạn mức công nhận đất ở đối với các xã là 180
m2). Để khắc phục những
tồn tại và đẩy nhanh tiến độ cấp
GCNQSDĐ, lập hồ sơ địa chính đáp ứng yêu cầu quản lý và thực tiễn sử dụng đất
trước đây của các hộ dân; Từng bước phát triển lành mạnh thị trường bất động
sản trên địa bàn Thủ đô, UBND Thành phố giao Sở Tài nguyên nghiên cứu trình UBND Thành phố ban hành quy định sửa đổi
Quyết định số 58/2009/QĐ-UBND ngày 30/3/2009 quy định về hạn mức giao
đất ở mới; hạn mức công nhận đất ở đối với thửa đất có vườn, ao trong khu dân
cư; kích thước, diện tích đất ở tối thiểu được tách thửa cho hộ gia đình, cá
nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội;
Câu số 169- Đề nghị UBND Thành phố giải quyết dứt điểm tồn tại hồ chứa nước
Linh Khiêu xã Cổ Đông-công trình xây dựng do sở Nông nghiệp & PTNT làm chủ
đầu tư. Cử tri đề nghị chủ đầu tư trả tiền đến bù đất cho người dân hoặc trả
lại đất cho người dân yên tâm sản xuất và đền bù thiệt hại những vụ nhân dân
không sản xuất được (cử tri thị xã Sơn Tây).
I. Thông tin chung về dự án:
1. Dự án nâng cấp, cải tạo hồ chứa nước Linh Khiêu thuộc xã Bình Yên huyện Thạch Thất và xã Cổ Đông thị xã Sơn Tây được UBND tỉnh Hà Tây (nay là UBND thành phố Hà Nội) phê duyệt tại Quyết định số 377/QĐ-UBND ngày 05/3/2007 và phê duyệt điều chỉnh tại Quyết định số 547/QĐ-UBND ngày 12/3/2008. Tổng mức đầu tư là 11,3 tỷ đồng, trong đó:
- Nguồn vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2003 ÷ 2010 cấp 9,0 tỷ đồng, đầu tư phần chi phí xây dựng, thiết bị, quản lý dự án, chi khác và dự phòng;
- Phần còn lại 2,3 tỷ đồng chi phí đền bù GPMB do ngân sách huyện Thạch Thất đầu tư 01 tỷ đồng, thị xã Sơn Tây đầu tư 1,3 tỷ đồng.
2. Chủ đầu tư: Ban quản lý các dự án Nông nghiệp-Thuỷ lợi trực thuộc UBND tỉnh Hà Tây làm chủ đầu tư; Cuối năm 2008 dự án được giao về Sở Nông nghiệp &PTNT Hà Nội làm chủ đầu tư. http://ambn.vn/
3. Diện tích sử dụng đất 74.028m2,
trong đó: Huyện Thạch Thất thu hồi vĩnh viễn 18.548 m2; Thị xã Sơn
Tây là 55.480m2 (bao gồm thu hồi vĩnh viễn 13.664 m2 và
thu hồi tạm thời 41.816m2 ).
4. Mục tiêu đầu tư của dự án là chủ động
cung cấp nguồn nước tưới cho 284ha đất canh tác của huyện Thạch Thất.
II. Quá trình triển khai thực hiện:
1. Về công tác GPMB, UBND tỉnh Hà Tây có 2 quyết định thu hồi
đất:
- Quyết định số 352/QĐ-UBND ngày
19/2/2008, thu hồi 18.548,1m2 đất thuộc xã Bình Yên, huyện Thạch
Thất;
- Quyết định số 672/QĐ-UBND ngày
27/3/2008, thu hồi 13.664,6m2 đất thuộc xã Cổ Đông, thành phố Sơn
Tây (nay là thị xã Sơn Tây);
2. Về tổ chức thực hiện GPMB:
-
UBND huyện Thạch Thất: Đã phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ GPMB với diện
tích: 18.548,1 m2, kinh phí: 1.030 triệu đồng và do ngân sách huyện
đầu tư. Ngày 12/6/2008 đã bàn giao toàn bộ mặt bằng thuộc phạm vi công trình
cho Ban quản lý các dự án Nông nghiệp - Thuỷ lợi để triển khai thi công.
- UBND thị xã Sơn Tây thu hồi làm 03 đợt:
+ Đợt 1: Tại Quyết định số 54/QĐ-UBND ngày
20/01/2009, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ GPMB của 04 hộ gia đình phía
bờ tả đập với diện tích 2.572,7m2, kinh phí: 330 triệu đồng, nguồn
vốn do ngân sách Thành phố đầu tư và địa phương đã bàn giao diện tích trên cho
Ban QLDA để thi công.
+ Đợt 2: Tại Quyết định số 293/QĐ-UBND ngày
29/4/2009, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ GPMB của 38 hộ gia đình và
đất quỹ II với diện tích: 11.091,9m2, kinh phí: 2.367 triệu đồng,
nguồn vốn đề nghị ngân sách thành phố Hà Nội đầu tư. Vì dự án chưa bố trí vốn
GPMB nên chưa có kinh phí chi trả ngay cho các hộ dân nên diện tích trên địa
phương cũng chưa bàn giao được cho BQLDA để thi công.
Tổng cộng cả hai đợt UBND thị xã Sơn Tây
phê duyệt diện tích bồi thường là 13.664m2 phù hợp với Quyết định số
672/QĐ-UBND ngày 27/3/2008 của UBND tỉnh Hà Tây; kinh phí đợt I và đợt II là
2.697 triệu đồng. http://ambn.vn/
+ Đợt 3: Theo quyết định phê duyệt dự án
diện tích đất thu hồi tạm thời là 41.816m2. Nhưng theo đề nghị của
các hộ dân có đất thu hồi tạm và UBND thị xã Sơn Tây đề nghị chuyển diện tích
trên từ hình thức đất mượn tạm thời, sang đất thu hồi vĩnh viễn và đã được đồng
chí Trịnh Duy Hùng, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo tại Thông báo số
142 /TB-UBND ngày 25/11/2008 của Văn phòng UBND TP Hà Nội. Trên cơ sở đó UBND
thị xã Sơn Tây đã có Quyết định số 705/QĐ-UBND ngày 11/8/2009 phê duyệt phương
án bồi thường, hỗ trợ GPMB với diện tích: 41.815,6m2, kinh phí:
9.249 triệu đồng và đề nghị ngân sách Thành phố đầu tư;
Tổng cộng cả 3 đợt phê duyệt với tổng kinh
phí GPMB là 11.946 triệu đồng
3. Điều chỉnh tổng mức đầu tư:
- Sau khi có các
Quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ GPMB của UBND huyện Thạch
Thất và UBND thị xã Sơn Tây. Ngày 12/8/2009 Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội có
Quyết định số: 1707/QĐ-SNN về việc phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án đầu
tư xây dựng công trình nâng cấp, cải tạo Hồ chứa nước Linh Khiêu với tổng mức
đầu tư duyệt là 24.715 triệu đồng; trong đó:
+ Chi phí xây dựng, thiết bị, chi khác và
dự phòng 11.739 triệu đồng;
+ Chi phí đền bù GPMB là 12.976 triệu đồng
(riêng thị xã Sơn Tây 11.946 triệu đồng). http://ambn.vn/
- Nguồn vốn: Vốn trái phiếu Chính phủ cấp 9,0 tỷ đồng, vốn ngân sách Thành phố cấp
15.715 triệu đồng).
4. Chi trả tiền bồi thường hỗ trợ GPMB của
thị xã Sơn Tây:
- Ngày 20/11/2009 UBND thành phố Hà Nội có
Quyết định số 6083/QĐ-UBND về việc điều chỉnh, bố trí vốn cho công tác GPMB của
Thị xã Sơn Tây (đợt I và đợt II cho diện tích 13.664,6 m2) là: 2.700
triệu đồng.
- Để có cơ sở chuyển kinh phí GPMB cho Thị
xã Sơn Tây theo quy định, ngày 02/12/2009 Ban quản lý các dự án Nông nghiệp-Thuỷ
lợi Hà Nội có văn bản số 216/BQL-TH đề nghị Ban Bồi thường GPMB thị xã Sơn Tây
về việc ký hợp đồng kinh tế phục vụ công tác đền bù, GPMB dự án Nâng cấp, cải
tạo hồ chứa nước Linh Khiêu.
- Tại thời điểm này do chế độ chính sách
GPMB thay đổi (theo Quyết định số 108/2009/QĐ-UBND ngày 29/9/2009 của UBND
thành phố Hà Nội), do vậy quyết định phê duyệt phương án đền bù theo đơn giá cũ
chưa thực hiện không còn phù hợp. Ngày 09/12/2009 UBND thị xã Sơn Tây đã có văn
bản số 1025/UBND-VP về việc điều chỉnh kinh phí bồi thường, hỗ trợ GPMB thực
hiện dự án Nâng cấp, cải tạo hồ chứa nước Linh Khiêu (theo giá mới), trong đó
có nội dung không nhận tiền đền bù, hỗ trợ theo phương án đã được UBND thị xã
Sơn Tây phê duyệt trước đây. Tuy nhiên, UBND thị xã Sơn Tây trước mắt chỉ chấp
thuận để Ban quản lý chuyển phần kinh phí 330 triệu đồng (đợt I) để chi trả cho
04 hộ gia đình phía bờ tả đập mà đã bàn giao mặt bằng thi công.
5. Về thi công và
những tồn tại của dự án:
- Đến nay các hạng
mục công trình thi công cơ bản hoàn thành như: Đập đất, cống lấy nước, tuyến
kênh, nhà trạm bơm, máy bơm, điện cao, hạ thế, khu nhà quản lý và các hạng mục
khác đã hoàn thành và tạm bàn giao cho Công ty thuỷ lợi Sông Tích (nay là Công
ty TNHH một thành viên Thuỷ lợi Sông Tích) và điện lực Thạch Thất quản lý sử
dụng phục vụ sản xuất. http://ambn.vn/
- Hạng mục còn lại của dự án chưa hoàn
thành là Tràn xả lũ và nạo vét lòng hồ: Do diện tích nạo vét lòng hồ là
11.091,9 m2 và diện tích đất mượn tạm thời 41.815,6m2
(thuộc đất của thị xã Sơn Tây) chưa trả tiền đền bù nên địa phương chưa bàn
giao để thi công được. Do vậy dung tích chứa nước của hồ hiện nay chưa đạt dung
tích thiết kế. http://ambn.vn/
- Về kinh phí cấp và
giải ngân: Tổng kinh phí đã
cấp đến nay là 15.500 triệu đồng (trong đó vốn trái phiếu Chính phủ 9.000 triệu
đồng, ngân sách Thành phố 6.500 triệu đồng. Mới giải ngân được 9.160 triệu đồng
(chưa kể 1.030 triệu đồng chi phí GPMB của UBND huyện Thạch Thất).
- Dự án cải tạo, nâng cấp hồ chứa nước
Linh Khiêu với mục tiêu cấp nước tưới cho 284ha đất canh tác nhưng hiện nay chỉ
còn đảm nhận tưới 70ha (theo văn bản số 1197/UBND-NN ngày 23/9/2010 của UBND
huyện Thạch Thất; văn bản số 20/HTXNN ngày 19/9/2011 của HTX Bình Yên và UBND
xã Bình Yên).
- Nếu tiếp tục bồi thường diện tích nạo
vét lòng hồ 11.091,9m2 và diện tích đất mượn tạm thời 41.815,6m2
(địa phương đề nghị chuyển sang thu hồi vĩnh viễn) thì giá đề bù GPMB lên tới
33 tỷ đồng (theo Nghị định 69/2009/NĐ-CP và Quyết định số 108/2009/QĐ-UBND của
UBND thành phố Hà Nội).
HIện nay, Sở Nông nghiệp &PTNT đang
lập hồ sơ đề nghị UBND TP Hà Nội cho dừng dự án để tất toán công trình vì:
+ Mục tiêu của dự án thay đổi (từ diện
tích phục vụ tưới 284ha nay chỉ còn tưới diện tích 70ha).
+ Chi phí GPMB tính theo giá hiện tại quá
lớn (khoảng 33 tỷ đồng riêng của Thị xã Sơn Tây, trong khi đó chi phí GPMB của
huyện Thạch Thất đã dùng ngân sách huyện chi 1.030 triệu đồng từ đầu năm 2008.
Mặt khác nếu cùng một dự án mà chế độ bồi thường GPMB của hai địa phương khác
nhau sẽ sinh ra khiếu kiện).
+ Cao trình cửa tràn thiết kế (+10,7m) ứng
với dung tích 350.000m3; Nếu hạ cao trình tràn xuống (+9,5m) tương ứng với dung
tích 205.000m3, đủ đảm bảo phục vụ tưới cho diện tích 70ha canh tác.
+ Khi hạ cửa tràn xuống cao trình (+9,5m)
bằng cao trình tràn cũ thì diện tích 11.091,9 m2 trong lòng hồ của 38
hộ gia đình thu hồi vĩnh viễn và diện tích 41.816m2 thu hồi tạm
không bị ngập (nên không cần phải thu hồi). http://ambn.vn/
Tiếp thu ý kiến của cử tri, UBND TP giao
Sở Nông nghiệp & PTNT (Ban quản lý các dự án Nông nghiệp-Thuỷ lợi) khẩn
trương hoàn thiện hồ sơ và báo cáo UBND Thành phố có phương án giải quyết để
nhân dân yên tâm, ổn định cuộc sống.
Câu số 170- Hiện nay, trên địa bàn thị xã Sơn Tây có 402 hộ gia đình
sử dụng đất nông lâm trường: Nông trường Việt Nam - Mông Cổ (91 hộ); Trung tâm
nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì (126 hộ); Trung tâm dê thỏ (185 hộ); về địa giới
thuộc thị xã Sơn Tây nhưng thị xã chưa nhận được bàn giao đất, do vậy rất khó
khăn trong công tác quản lý đất đai, xây dựng và cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất cho các hộ dân. Đề nghị UBND Thành phố chỉ đạo các ngành giải quyết.
Về việc
này, ngày 05/7/2011 UBND Thành phố đã có Văn bản số 5558/UBND-TNMT giao Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND thị xã Sơn
Tây, UBND huyện Ba Vì có trách nhiệm phối hợp với cơ quan chức năng của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc tiếp nhận bàn giao đất và lập hồ sơ
quản lý đất đai theo quy định.
Câu số 171- Hiện nay nhiều cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị chưa được
cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất. Đề nghị UBND Thành phố đầy nhanh tiến độ cấp Giấy chứng nhận để
cho các cơ quan, doanh nghiệp đơn vị yên tâm sản xuất công tác.
Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất cho các cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị được thực hiện theo Quyết định số
18/2010/QĐ-UBND ngày 10/5/2010 của UBND Thành phố. http://ambn.vn/
Trên địa bàn Thành phố có 9.831 tổ chức sử dụng 19.247 thửa
đất với diện tích 43.922,91 ha, gồm: 3.861 đơn vị cơ quan Nhà nước; 905 đơn vị thuộc UBND xã quản lý;
4.763 tổ chức kinh tế; 106 đơn vị quốc phòng; 196 đơn vị an ninh; vị trí sử dụng đất của các tổ chức phân bố không
đều, tập trung chủ yếu tại các quận trung tâm và các quận, huyện đang phát
triển đô thị hóa như: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà trưng, Đống Đa, Thanh Xuân,
Cầu Giấy, Tây Hồ, Từ Liêm, Hà Đông, Hoài Đức. Đến nay đã cấp được 4.808 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
cho các tổ chức, đơn vị sử dụng đất; đạt 40,9 % sè tæ chøc cÇn cÊp, ®¹t 25% số
thửa đất cần cấp.
Để đẩy nhanh tiến độ cấp Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất (gọi tắt là
Giấy chứng nhận) xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp, đất di tích
lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh và đất do các tổ chức, cơ sở tôn giáo đang
trực tiếp quản lý, sử dụng trên địa bàn thành phố Hà Nội
Ngày 25/01/2011, UBND Thành phố có Kế
hoạch số 17/KH-UBND về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
tài sản khác gắn liền với đất (gọi tắt là Giấy chứng nhận) xây dựng trụ sở cơ
quan, công trình sự nghiệp, đất di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh và
đất do các tổ chức, cơ sở tôn giáo đang trực tiếp quản lý, sử dụng trên địa bàn
thành phố Hà Nội.
Câu số 172- Hiện nay việc định giá
đất của Ủy ban nhân dân Thành phố là quá thấp với thị trường dẫn đến việc thất
thoát tiền thuế của Nhà nước. Đề nghị UBND Thành phố nên phân loại nộp thuế đất
cho phù hợp.
Căn
cứ điểm c khoản 1 Điều 2 Nghị định số 120/2010/NĐ- CP ngày 30/12/2010 của Chính
phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 198/2004/NĐ- CP ngày
03/12/2004 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất quy định:”… Trường hợp giá đất do Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh quy định chưa sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị
trường trong điều kiện bình thường thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào giá
chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường để quyết định giá đất
cụ thể cho phù hợp…”. Phương pháp xác định giá thu tiền sử dụng đất thực
hiện theo quy định tại Thông tư số 145/2007/TT-BTC ngày 6/12/2007 của Bộ Tài
chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính
phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất và Nghị định số
123/2007/NĐ-CP ngày 27/7/2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 188/2004/NĐ-CP.
Căn
cứ quy định của Chính Phủ và phương pháp xác định giá thu tiền sử dụng đất theo
quy định của Bộ Tài chính, Liên ngành: Sở Tài chính- Sở Tài nguyên và Môi
trường - Sở Xây dựng - Sở Quy hoạch và Kiến trúc - Cục Thuế Hà Nội có Tờ trình
Liên ngành số 1706/TTrLN-STC-QLCS ngày 6/5/2009 trình UBND Thành phố Hà nội ban
hành quy định trình tự, thủ tục, phương pháp xác định tiền sử dụng đất đối với
các tổ chức được giao đất không qua đấu giá, đấu thầu dự án có sử dụng đất;
chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc từ thuê đất
sang giao đất có thu tiền sử dụng đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Ngày
13/5/2009, UBND thành phố Hà Nội đã có văn bản số 4109/UBND-KT chấp thuận Tờ
trình nêu trên của Liên ngành và giao cho Sở Tài chính ban hành quy trình để
thống nhất thực hiện trên địa bàn Thành phố. http://ambn.vn/
Như
vậy, việc xác định giá thu tiền sử dụng đất đối với các tổ chức được giao đất
không qua đấu giá, đấu thầu dự án có sử dụng đất; chuyển mục đích sử dụng đất,
chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử
dụng đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã thực hiện sát với giá chuyển nhượng
quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường theo đúng
quy định của Chính phủ và Bộ Tài chính.
Hiện
nay, Sở Tài Chính Hà Nội đã ban hành quy trình ISO xác định thu tiền sử dụng
đất đối với các tổ chức và đang triển khai thực hiện thống nhất trên địa bàn
thành phố. Việc phân loại thuế đất thực hiện theo Luật quản lý thuế và các văn
bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Câu số 173- Cử tri cho rằng chính sách hỗ trợ di dời, tái định cư cho các
hộ ngoài sông Hồng - phường Phú Thịnh còn chưa thoả đáng, việc hỗ trợ di dời
quá thấp so với giá cả thực tế hiện nay (10 triệu đồng/hộ). Với kinh phí như
vậy, người dân không có điều kiện làm nhà và chuyển chỗ ở, đề nghị Thành phố
xem xét, giải quyết (cử tri thị xã Sơn
Tây).
Việc di dời các hộ dân ngoài sông Hồng -
phường Phú Thịnh thuộc dự án cải tạo, nâng cấp đê hữu Sông Hồng thực hiện theo
Quyết định thu hồi đất số 5716/QĐ-UBND ngày 04/11/2009 UBND Thành phố. UBND thị
xã Sơn Tây đang triển khai bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định hiện
hành của Chính phủ và Thành phố; không có chính sách hỗ trợ di dời 10 triệu
đồng/hộ như ý kiến cử tri. Đề nghị cử tri kiểm tra lại thông tin liên quan đến
việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thực hiện dự án.
Câu số 174- Hiện nay hệ thống xử lý nước rích của bãi rác Xuân Sơn,
Sơn Tây không hoạt động để nước rích chảy xuống ao, hồ, đồng ruộng làm cho cá
chết hàng loạt ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Đề nghị UBND Thành phố có
biện pháp để giải quyết tình trạng trên.
Hiện nay
trên bãi rác Xuân Sơn đã có trạm xử lý nước rác công suất 100 m3/ngày đêm do
Công ty TNHH nhà nước một thành viên môi trường đô thị thực hiện vận hành, dưới
sự kiểm tra giám sát của UBND thị xã Sơn Tây, thời gian bắt đầu hoạt động từ
tháng 02/2010, quan trắc chất lượng môi trường theo tần suất 4 lần/năm. Với
khối lượng rác của thị xã Sơn Tây và 4 huyện phụ cận khoảng 500 tấn rác/ngày,
có khoảng 250 m3 nước rác/ngày. Vì vậy trạm xử lý nước rác công suất 100m3/
ngày đêm, không đáp ứng được nhu cầu hiện tại. Mặt khác do bể thu gom có thể
tích nhỏ không đủ sức chứa, do vậy phải xây dựng lại hồ chứa nước có diện tích
đủ lớn để đảm bảo việc việc thu gom, xử lý nước rỉ rác.
Lãnh đạo
UBND Thành phố đã trực tiếp kiểm tra hiện trường bãi rác để giải quyết những
khó khăn, vướng mắc, khắc phục hạn chế trong việc thực hiện các nhiệm vụ liên
quan đến khu xử lý rác thải Xuân Sơn, thị xã Sơn Tây, giao Sở Xây dựng tổ chức
thi công hồ thu nước để xử lý nước rác, hỗ trợ cho trạm xử lý nước rác khi quá
tải.
UBND Thành
phố đã có văn bản số 7352/UBND-TNMT ngày 31/8/2011 giao Công ty cổ phần dịch vụ
môi trường Thăng Long tổ chức thi công hồ sinh học. Đến nay Công ty đang triển
khai thủ tục lập dự án, dự kiến tiến độ thi công vào tháng 10/2011, hoàn thành
tháng 12/2011
Câu số 175- Hiện nay, việc quản lý và phê duyệt xây dựng các khu
chung cư chưa xuất phát từ nhu cầu của người dân, hiện tại còn rất nhiều các
khu chung cư còn bỏ không. Đề nghị UBND thành phố có biện pháp để quản lý việc
xây dựng khu chung cư có hiệu quả hơn đáp ứng được thực tế nhu cầu người dân.
Hiện nay trên địa bàn Thành
phố các chung cư được xây dựng đều tuân thủ theo quy hoạch được duyệt song có
một số chung cư tái định cư chậm đưa dân cư vào ở hoặc tại các chung cư thương
mại (xây dựng để bán) có nhiều căn hộ bỏ trống do người mua chưa đến ở hoặc
chưa có người mua tạo lên sự lãng phí lớn nguồn lực xã hội. UBND Thành phố đang
chỉ đạo khắc phục tình trạng này, cụ thể:
- Đối với
các dự án phát triển nhà ở thương mại trong khu đô thị, khu nhà ở có chức năng
đô thị:
Các nhà chung cư được đầu
tư xây dựng bằng nguồn vốn khác nhau song chủ yếu là vốn ngoài ngân sách nhà
nước do các Chủ đầu tư tự thực hiện, do thị trường bất động sản đang trong giai
đoạn trầm lắng cùng với lạm phát tăng cao do đó các sản phẩm bất động sản khó
tiêu thụ. Mặt khác, việc đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của
các dự án phát triển nhà ở trong khu đô thị, khu nhà ở chưa thực sự đồng bộ nên
chưa thu hút được các hộ gia đình đến ở trong bối cảnh Thành phố Hà Nội có rất
nhiều dự án đã và đang đưa vào khai thác sử dụng.
Trong khi đó Quy chế Khu đô
thị mới ban hành kèm theo Nghị định số 02/2006/NĐ-CP ngày 05/01/2006 của Chính
phủ, Thông tư số 04/2006/TT-BXD ngày 18/8/2006 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực
hiện Quy chế Khu đô thị mới, hiện chưa quy định rõ các nội dung Điều lệ quản lý
dự án, các chế tài để Thành phố phê duyệt, do đó việc lập và trình duyệt Điều
lệ quản lý thực hiện dự án khu đô thị mới của các chủ đầu tư dự án khu đô thị
mới trên địa bàn Thành phố chưa được đẩy mạnh. http://ambn.vn/
UBND Thành phố đã giao sở
Xây dựng chủ trì, dự thảo Quyết định ban hành “Quy định về lập, thẩm định, phê
duyệt Điều lệ quản lý thực hiện dự án đối với các dự án khu đô thị mới, dự án
phát triển nhà ở trên địa bàn Thành phố Hà Nội”. Hiện Dự thảo Quy định đang
được sở Tư pháp thẩm định để hoàn thiện, trình UBND Thành phố phê duyệt, ban
hành.
- Đối với các dự án nhà ở
phục vụ công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư:
Theo thống kê của Sở Xây
dựng, hiện còn khoảng 1.000 căn hộ đã được thỏa thuận để bố trí cho các dự án
buộc phải di dân, nhưng chưa thể thực hiện do công tác đền bù giải phóng mặt
bằng chưa hoàn thành.
Để khắc phục tình trạng
này, UBND Thành phố đang chỉ đạo các quận, huyện và các sở, ngành liên quan xây
dựng đồng bộ các khu tái định cư tập trung đồng thời đẩy mạnh công tác bồi
thường, GPMB các dự án ĐTXD trên địa bàn Thành phố đảm bảo tiến độ đã được phê
duyệt tránh tình trạng nhà tái định cư xây dựng xong mà một thời gian dài không
có nhân dân đến tái định cư trong khi đó có Dự án lại chưa bố trí được quỹ nhà
tái định cư.
Câu số 176- Đề nghị UBND thành phố kiến nghị Thủ tướng chính phủ có
biện pháp kiên quyết yêu cầu các nhà thầu xây dựng tuyến đường 32 Hà Nội –Sơn
Tây- Trung Hà, điểm Diễn- Nhổn- Cầu Giấy thi công tiến độ chậm, cản trở giao
thông, ảnh hưởng đến môi trường.(trùng
với câu 114)
Câu số 177 - Đề nghị
UBND Thành phố đẩy nhanh việc di dời một số trường Đại học và Bệnh viện ra
ngoại thành Hà Nội.
Thực hiện
chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, UBND Thành phố đã có văn bản số 9154/UBND-XD
ngày 11/11/2010 giao Sở Quy hoạch Kiến trúc tổng hợp vấn đề di dời các cơ sở y
tế, giáo dục đào tạo ra ngoài trung tâm thành phố Hà Nội, báo cáo UBND Thành
phố. Trên cơ sở thống nhất với các ngành, đơn vị có liên quan, Sở Quy hoạch
Kiến trúc đã có Báo cáo số 534/QHKT-BC ngày 20/10/2010 trong đó có đề xuất tiêu
chí, danh mục các cơ sở cần di dời, đề xuất quỹ đất, địa điểm nơi đến của các
cơ sở y tế, giáo dục đào tạo cần di dời, việc khai thác các địa điểm cũ theo hướng
phù hợp với Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội (đặc biệt là các địa điểm
nằm trong 04 quận nội thành như Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trung). Tuy
nhiên, quá trình triển khai thực hiện việc di dời các cơ sở y tế, giáo dục đào
tạo còn bị chậm là do còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nguồn lực ngân sách để
đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội nơi đến, giải phóng mặt bằng…
Trong thời
gian tới, UBND Thành phố tiếp tục chỉ đạo thực hiện di dời một số trường đại
học và bệnh viện theo lộ trình, trong đó ưu tiên thực hiện đối với các cơ sở y
tế, giáo dục đào tạo bức xúc, gây ảnh hưởng về giao thông, môi trường… Các giải
pháp thực hiện được xác định như sau:
- Đối với
các cơ sở y tế, giáo dục đào tạo (các bệnh viện tuyến Trung ương, các Trường
Đại học…) triển khai các dự án di dời bằng nguồn vốn ngân sách Trung ương, UBND
Thành phố quản lý thông qua việc chấp thuận địa điểm nghiên cứu lập và thực
hiện dự án (theo Quyết định số 37/2010/QĐ-UBND ngày 20/8/2010 của UBND thành
phố Hà Nội ban hành Quy định một số nội dung về quản lý các dự án đầu tư trên
địa bàn thành phố Hà Nội). Vấn đề về nguồn lực và cơ chế di dời các cơ sở y tế,
giáo dục đào tạo thực hiện theo quy định của Nhà nước và UBND Thành phố.
- Đối với
các cơ sở y tế, giáo dục đào tạo do Thành phố quản lý thuộc diện di dời thực
hiện theo nguyên tắc sau:
+ Xác định
nguồn lực ngân sách Thành phố hàng năm để đầu tư hoặc có thể nghiên cứu đầu tư
theo hình thức Hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT), xã hội hóa từng phần,
thông qua nguồn vốn khai thác được từ các cơ sở cũ…
+ Xác định
cơ chế tạo quỹ đất đấu giá nhằm tạo nguồn tăng thu cho ngân sách Thành phố để
đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội trên địa bàn các quận, huyện,
thị xã theo quy hoạch được duyệt và ưu tiên đầu tư tại các khu vực, địa bàn
(nơi đến) phục vụ việc di dời các cơ sở y tế, giáo dục đào tạo.
+ Việc
khai thác địa điểm cũ của các cơ sở y tế, giáo dục đào tạo thuộc diện di dời sẽ
ưu tiên chủ yếu cho mục đích công cộng, tăng diện tích phục vụ chung cho cộng
đồng nhằm nâng cao chất lượng sống của người dân. Nếu chuyển đổi mục đích thì
thực hiện thông qua hình thức đấu giá nhằm tập trung kinh phí thực hiện việc di
dời.
+ Thành
phố sẽ có cơ chế đặc thù về kinh phí, phương thức triển khai giải phóng mặt
bằng đảm bảo thực hiện các dự án di dời.
Câu số 178- Hiện nay Đường 414 thuộc khu vực phường Xuân Khanh đang
triển khai thi công công trình do Sở Giao thông vận tải làm chủ đầu tư, hệ
thống đấu nối đường ống cống rãnh thoát nước không hoàn thiện còn nhiều bất
cập, hệ thống các cột điện còn nằm trong lòng đường gây ảnh hưởng đến trật tự
an toàn giao thông trên đường. Đề nghị UBND thành phố chỉ đạo các sở, ngành có
liên quan sớm giải quyết.
Dự án dài
20 Km hiện nay đã thảm xong phần mặt đường. Sở GTVT đang phối hợp với UBND
huyện Ba Vì và UBND Thị xã Sơn Tây để tiến hành công tác di chuyển đường điện.
Và đã họp bàn, phối hợp với thị xã Sơn Tây để thống nhất khớp nối giữa DA của
Sơn Tây và DA của Sở GTVT. http://ambn.vn/
Quá trình
thi công, có một số ý kiến của phường Xuân Khanh, Thị xã Sơn Tây về việc bổ
sung thay đổi một số hạng mục thoát nước của dự án, hiện nay Sở GTVT đã nghiên
cứu và có phương án thi công, đấu nối và bổ sung vào thiết kế.
Câu số 179- Hiện nay Sở GTVT đã cho phép xe buýt của
Công ty Hải Vân chạy qua địa bàn Phường Xuân Khanh (Tuyến Xuân Khanh – Hà Nội)
nhưng lại không thông báo cho UBND phường Xuân Khanh được biết, đặc biệt là
tuyến xe buýt này không quy định điểm đỗ, dừng đón trả khách gây mất trật tự an
toàn giao thông. Đề nghị UBND Thành phố có biện pháp xử lý để đảm bảo an toàn
và trật tự giao thông trên địa bàn Phường Xuân Khanh.
Việc kéo
dài các tuyến buýt về các vùng ngoại thành phục vụ đi lại của nhân dân là chủ
trương của Thành phố Hà Nội, ngoài việc góp phần thu hút đầu tư phát
triển kinh tế- xã hội, còn góp phần giảm thiểu việc sử dụng xe cá nhân, giảm
bến cóc, xe dù, ùn tắc và TNGT tại các địa bàn dọc tuyến. http://ambn.vn/
Trước tình trạng một số đơn vị vận tải khai thác tuyến buýt không trợ
giá Hà Đông - Xuân Khanh không đảm nhiệm được biểu đồ do Sở GTVT Hà Nội phân
công, chất lượng dịch vụ trên tuyến xuống cấp, ảnh hưởng đến quyền lợi của hành
khách, để đáp ứng tốt hơn nhu cầu đi lại của nhân dân, Sở Giao thông Vận tải đã
bước đầu thống nhất với các đơn vị liên quan tổ chức lại tuyến buýt kế cận số
214 Hà Đông - Xuân Khanh thành tuyến xe buýt không trợ giá số 74 Xuân Mai -
Xuân Khanh và đưa tuyến buýt này vào quản lý chung trong hệ thống vận tải hành
khách bằng xe buýt trên địa bàn Thành phố. Việc triển khai điều chỉnh tuyến
buýt cũng đã được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng như
các địa phương theo quy định.
Về kiến
nghị các tuyến buýt này dừng
đón trả khách gây mất trật tự an toàn giao thông, đây là tuyến mới mở,
UBND Thành phố chỉ đạo Sở GTVT sẽ tiếp tục kiểm tra và kiên quyết xử lý nếu
doanh nghiệp vi phạm
Câu số 180- Hiện nay hệ thống đường điện của các xã, phường đã được
bàn giao cho bên ngành điện quản lý, tuy nhiên đến nay đường điện đã xuống cấp
nghiêm trọng không đảm bảo an toàn và sinh hoạt của người dân khi mùa mưa bão
đến. Đề nghị UBND thành phố chỉ đạo Sở điện lực khẩn trương đầu tư nâng cấp
đường điện cho người dân trước mùa mưa bão.
Đã trả lời
cùng với câu 105
Câu số 181- Chi cục thuế đã có văn
bản gửi cho các doanh nghiệp chứng thư làm thuê đất mới cho các doanh nghiệp,
tuy nhiên thủ tục làm chứng thư quá rườm rà phải qua nhiều sở, ban, ngành. Đề
nghị UBND Thành phố chỉ đạo các các Sở, ngành có liên quan nên đơn giản bớt các
thủ tục và có các buổi hướng dẫn, tọa đàm cho các doanh nghiệp?
Căn cứ Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy
định bổ sung quy định về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư, giá thuê đất được xác định theo nguyên tắc sát
với giá thực tế chuyển nhượng trên thị trường trong điều kiện bình thường.
Trong
năm 2010, do UBND thành phố đang báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ
Tài nguyên và Môi trường giải quyết vướng mắc trên địa bàn thành phố Hà Nội về
việc xác định đơn giá thuê đất sát giá thực tế chuyển nhượng trên thị trường
theo Điều 11 Nghị định 69/2009/NĐ-CP, để tạo điều kiện cho các đơn vị ký hợp
đồng thuê đất với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính đã chủ trì cùng
Liên ngành thành phố tạm tính đơn giá thuê đất theo giá đất tại quyết định số
124/2009/QĐ-UB ngày 29/12/2009 của UBND thành phố về giá các loại đất năm 2010
trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện thủ tục còn
thấy rườm rà, chưa cải cách thủ tục hành chính dẫn đến thời gian thực hiện kéo
dài. Qua quá trình thực hiện, đến nay Sở Tài chính đã chủ trì cùng Liên ngành:
Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Cục thuế Hà Nội báo cáo UBND Thành
phố và đề nghị thực hiện theo phương án vừa đúng với quy định của Chính phủ và
Bộ Tài chính và phù hợp với thực tiễn ở Hà Nội, đảm bảo quy trình xác định tiền
thuê đất được công khai minh bạch, cải cách thủ tục hành chính. http://ambn.vn/
Hiện
nay, Sở Tài chính đang chủ trì cùng Liên ngành: Sở Tài nguyên và Môi trường -
Sở Xây dựng - Cục Thuế Hà Nội dự thảo Quyết định của UBND Thành phố thay thế
Quyết định số 57/2009/QĐ-UBND ngày 30/3/2009 của UBND Thành phố Hà Nội về việc
ban hành đơn giá thuê đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội theo hướng Sở Tài chính
chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục Thuế và các cơ quan có
liên quan xác định, trình Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét quyết định việc áp
dụng hệ số điều chỉnh giá đất để xác định giá đất tính đơn giá thuê đất (không
phải thuê tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá đất). UBND Thành phố
đang xem xét, phê duyệt làm căn cứ cho Liên ngành tổ chức thực hiện.
Về
Quy trình thực hiện xác định đơn giá thuê đất: Hiện nay quy trình xác định đơn
giá thuê đất của Sở Tài chính được thực hiện qua bộ phận một cửa nhận và trả
thủ tục hành chính. Về quy trình thực hiện xác định đơn giá thuê đất của từng
trường hợp, Sở Tài chính đã ban hành quy trình ISO và đang triển khai thực hiện
thống nhất đối với các đơn vị thuê đất trên địa bàn thành phố. Trong đó thời
gian thực hiện không quá 12 ngày làm việc trừ trường hợp đối với tổ chức nước
ngoài, nếu hồ sơ phức tạp phải báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của cấp có thẩm quyền
về chính sách thì không tính thời gian chờ xin ý kiến và chờ văn bản chỉ đạo
của cấp trên. Các doanh nghiệp khi đến bộ phận “một cửa” của Sở tài chính để
xác định đơn giá thuê đất thì được cán bộ trực bộ phận “một cửa” hướng dẫn và
tiếp nhận hồ sơ hành chính theo đúng quy định. http://ambn.vn/
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị các tổ chức,
cá nhân có ý kiến phản ánh về Sở Tài chính. Sở Tài chính cùng các sở, ngành có
liên quan sẽ xem xét, điều chỉnh cho phù hợp theo quy định hiện hành. Tiếp thu ý kiến của các đơn vị chủ đầu tư, Sở
Tài chính sẽ tổ chức các buổi tọa đàm hướng dẫn các doanh nghiệp nhằm thực hiện
tốt hơn công tác xác định giá thuê đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Câu số 182- Đề nghị UBND Thành phố chỉ đạo kiểm tra, đôn đốc tạo điều kiện
hỗ trợ cho người dân HTX ngư nghiệp Đại Thọ (xã Đồng Tháp) chuyển đổi nghề,
giải quyết việc làm khi họ đã bàn giao mặt nước, thực hiện dự án “Sống lại dòng
sông Đáy”.
(Cử tri huyện Đan Phượng)
Ngày
31/5/2011, UBND Thành phố có văn bản số 4191/UBND-TNMT về việc bồi thường, hỗ
trợ cho HTX Thủy Sản Đại Thọ, huyện Đan Phượng, trong đó: UBND Thành phố chấp
thuận hỗ trợ ổn định đời sống, chuyển nghề, tạo việc làm mới cho các xã viên
HTX thủy sản Đại Thọ, cụ thể:
+
Hỗ trợ ổn định đời sống là: 30kg gạo/nhân khẩu/tháng. Thời gian không quá 6
tháng.
+
Hỗ trợ chuyển nghề tạo việc làm mới: 3 lần X giá đất nông nghiệp tại địa phương
(diện tích không quá 30 ha cho toàn bộ HTX
căn cứ vào giấy tờ nộp thuế).
Chi phí hỗ trợ này được phê duyệt về cho
HTX Đại Thọ và sẽ được chi cho từng xã viên theo quy định của Hợp tác xã.
Thực hiện chỉ
đạo của UBND Thành phố, UBND huyện Đan Phượng đã giao Trung tâm Phát triển quỹ
đất của Huyện lập phương án bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng cho HTX thuỷ
sản Đại Thọ theo 2 nội dung: Chuyển đổi nghề, tạo việc làm; hỗ trợ sinh sống
cho 1.305 khẩu với tổng dự toán kinh phí 355 tỷ và sẽ tổ chức thông qua phương
án trước hội đồng nhân dân Huyện vào cuối tháng 9/ 2011.
Việc
chuyển nghề, giải quyết việc làm cho xã viên HTX thủy sản Đại Thọ, yêu cầu UBND huyện Đan phượng chỉ đạo phòng Lao động
- TB&XH huyện hướng dẫn xã viên HTX Đại Thọ thủ tục đăng ký học nghề và ưu
tiên tổ chức dạy nghề cho người lao động thuộc đối tượng theo Quyết định
1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày
27/ 11/ 2009 về việc phê duyệt Đề án
“Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. Theo đó lao động nông thôn
được hỗ trợ học nghề ở trình độ sơ cấp nghề và dưới 3 tháng với mức tối đa 3
triệu đồng/người/khóa học. Ngoài ra các đối tượng thuộc diện hưởng chính sách
ưu đãi người có công, người tàn tật, người nghèo, lao động bị thu hồi đất,
người dân tộc thiểu số còn được hỗ trợ tiền ăn với mức 15.000 đ/ngày thực
học/người và tiền đi lại tối đa không quá 200.000 đồng/người/khóa học đối với
người học nghề xa nơi cư trú từ 15 km trở lên. Lao động nông thôn sau khi học
nghề được ưu tiên vay vốn từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm thuộc Chương
trình mục tiêu quốc gia về việc làm để tự tạo việc làm.
Câu số 183- Đề nghị UBND Thành phố quan tâm hỗ trợ kinh phí nâng cấp, tu bổ
Đền Sông (xã Đồng Tháp) là di tích lịch sử Cách mạng hiện đang xuống cấp nghiêm
trọng.
Di tích Đền Sông (nhân dân quen gọi là
Đình Sông) nằm ở bãi sông Đáy, giáp ranh 3 xã Song Phượng - Đồng Tháp - Minh
Khai (huyện Hoài Đức), thuộc địa phận thôn Đại Thần, xã Đồng Tháp, huyện Đan
Phượng. http://ambn.vn/
Theo
Nghị quyết số 16/2010/NQ-HĐND ngày 12/10/2010 của HĐND Thành phố Hà Nội và
Quyết định số 55/2010/QĐ-UBND ngày 15/12/2010 của UBND Thành phố về phân cấp
nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách; tỷ lệ % phân chia nguồn thu
giữa các cấp ngân sách và định mức phân bổ dự toán chi ngân sách thành phố Hà
Nội giai đoạn 2011-2015; Quyết định số 11/2011/QĐ-UBND ngày 02/3/2011 ban hành
quy định phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa
bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015 thì việc cải tạo, nâng cấp Đền Sông
thuộc nhiệm vụ chi ngân sách huyện Đan Phượng.
Nhận xét
Đăng nhận xét