Nâng cao hiệu quả thanh tra, kiểm tra đối với người nộp thuế trong tiến trình hiện đại hoá công tác quản lý thuế ở Việt Nam hiện nay
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Nâng cao hiệu quả thanh tra, kiểm tra đối với người nộp thuế trong tiến trình hiện đại hoá công tác quản lý thuế ở Việt Nam hiện nay
Trong thời gian qua, ngành thuế Việt Nam đã và đang thực hiện chiến lược cải cách, hiện đại hoá hệ thống thuế, tiến tới xây dựng ngành thuế Việt Nam tiên tiến, hiện đại và chuyên nghiệp nhằm đảm bảo thực thi tốt pháp luật thuế; đảm bảo quản lý thuế công bằng, minh bạch và hiệu lực, hiệu quả; phục vụ tốt tổ chức, cá nhân nộp thuế và phù hợp với chuẩn mực quốc tế, nâng cao tính tự giác tuân thủ pháp luật về thuế của tổ chức, cá nhân nộp thuế; tăng cường việc thanh tra, giám sát của cơ quan thuế; đảm bảo nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước nhằm phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Kết quả của chiến lược cải cách, hiện đại hoá hệ thống thuế đã đem lại những thành công nhất định cả về cơ chế quản lý, phương pháp quản lý, tổ chức quản lý, con người quản lý và công cụ quản lý. áp dụng thí điểm cơ chế NNT tự kê khai, tự nộp thuế từ năm 2004 và thực hiện triển khai toàn quốc từ 01/07/2007 (được luật hoá tại Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006), ngành thuế đã đề cao trách nhiệm của NNT, tăng cường dân chủ và tính tự chủ của NNT trong việc ủy quyền cho NNT thực hiện chức năng tự đánh giá và kê khai thuế, tự nộp thuế vào ngân sách, đồng thời dưới hệ thống này, công tác thanh tra, kiểm tra đã trở thành nhiệm vụ trọng tâm với mục tiêu chính là kiểm soát việc tuân thủ và chấp hành luật thuế của NNT. Tuy nhiên, với yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường, số lượng doanh nghiệp tăng lên nhanh chóng, đồng thời qui mô, hình thức, cách thức hoạt động của các doanh nghiệp cũng đa dạng phức tạp hơn trước, phương thức trốn/tránh thuế cũng tinh vi hơn, các tội phạm về thuế ngày càng gia tăng, nhất là trong điều kiện mở cửa, hội nhập và thương mại điện tử ngày càng phát triển, trong khi bộ máy quản lý thuế mới được chuyển đổi sang cơ chế quản lý mới, còn chưa thực sự phát huy được tính hiệu lực, hiệu quả của nó; hoạt động thanh tra, kiểm tra còn nhiều điểm hạn chế, cần được hoàn thiện cho phù hợp với xu thế hiện tại.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Nâng cao hiệu quả thanh tra, kiểm tra đối với người nộp thuế trong tiến trình hiện đại hoá công tác quản lý thuế ở Việt Nam hiện nay” có ý nghĩa thiết thực, mang tính thời sự, cấp bách cả về mặt lý luận và thực tiễn. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, tác giả tập trung nghiên cứu nội dung thanh tra, kiểm tra NNT.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài được nghiên cứu nhằm làm rõ hoạt động thanh tra, kiểm tra NNT trong cơ chế quản lý mới hiện nay cả về mặt lý luận và thực tiễn; đồng thời khẳng định vai trò và sự cần thiết khách quan phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với việc nâng cao tính tuân thủ của NNT, tăng hiệu quả thanh tra, kiểm tra thuế. Trên cơ sở đánh giá thực trạng của công tác thanh tra, kiểm tra thuế hiện nay đề xuất những định hướng và giải pháp để hoàn thiện hoạt động thanh tra, kiểm tra NNT nhằm nâng cao hiệu quả thanh tra, kiểm tra thuế trong điều kiện thực tiễn của Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý thuyết và thực tiễn của việc tổ chức, thực hiện hoạt động kiểm tra, thanh tra NNT trong điều kiện thực hiện cơ chế quản lý thuế mới nhằm nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra thuế.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề tài đã hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động thanh tra kiểm tra trong các cơ chế quản lý thuế và tính tuân thủ của NNT trong các cơ chế đó. Từ nghiên cứu lý luận, đề tài đề cập, đánh giá thực trạng của công tác thanh tra, kiểm tra thời gian qua, chỉ ra các bất cập và nguyên nhân. Từ đó, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra trong điều kiện Việt Nam hiện nay.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Thanh tra, kiểm tra thuế và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả thanh tra, kiểm tra đối với người nộp thuế trong tiến trình hiện đại hoá công tác quản lý thuế ở Việt Nam.
Chương 2: Thực trạng về tổ chức hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với người nộp thuế ở Việt Nam hiện nay.
Chương 3: Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thanh tra, kiểm tra đối với người nộp thuế trong tiến trình hiện đại hoá công tác quản lý thuế.
MỤC LỤC
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Nâng cao hiệu quả thanh tra, kiểm tra đối với người nộp thuế trong tiến trình hiện đại hoá công tác quản lý thuế ở Việt Nam hiện nay
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
5. Kết cấu luận văn
Chương 1
1.1.1 Khái niệm, vai trò của thanh tra, kiểm tra thuế
1.1.1.1 Khái niệm thanh tra, kiểm tra thuế
1.1.1.2 Vai trò
1.1.2 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra thuế
1.1.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra thuế
1.1.3.1 Điều kiện kinh tế xã hội và trình độ dân trí
1.1.3.2 Mô hình quản lý thuế
Thứ nhất, mô hình quản lý theo sắc thuế
Thứ hai, mô hình quản lý theo chức năng
Thứ ba, mô hình quản lý thu theo ĐTNT
1.1.3.3 Cơ chế quản lý thuế
Thứ nhất, cơ chế cơ quan thuế tính và ra thông báo nộp thuế
Nội dung chủ yếu của công tác quản lý thuế là:
1.2.2.1 Mục tiêu củng cố và hoàn thiện hệ thống thanh tra.
a. Mục tiêu tổng quát:
b. Mục tiêu cụ thể:
1.2.2.2 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả thanh tra, kiểm tra đối với NNT trong tiến trình hiện đại hoá công tác quản lý thuế.
Khả năng áp dụng vào Việt Nam trong điều kiện hiện nay
Chương 2
2.1 TỔ CHỨC HỆ THỐNG THANH TRA, KIỂM TRA ĐỐI VỚI NNT Ở VIỆT NAM
* Thanh tra Tổng cục thuế
* Phòng kiểm tra thuế thuộc Cục thuế
* Đội kiểm tra thuế thuộc Chi cục thuế
* Đội thanh tra thuế thuộc Chi cục Thuế
2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG THANH TRA, KIỂM TRA ĐỐI VỚI NNT Ở VIỆT NAM
2.3 THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH THANH TRA, KIỂM TRA NNT
2.4 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA ĐỐI VỚI NNT Ở VIỆT NAM
Thứ nhất, về chấp hành Luật kế toán.
Thứ hai, về tổ chức vận dụng hình thức kế toán và hệ thống sổ kế toán.
Thứ tư, về tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ và ghi chép ban đầu.
Thứ năm, về hệ thống báo cáo tài chính.
a. Về kê khai thuế:
Thứ nhất, sai sót trên mẫu tờ khai.
Thứ hai, thời gian nộp hồ sơ khai thuế.
Thứ ba, thời điểm kê khai thuế.
b. Về tính thuế:
Về thuế Giá trị gia tăng
Thuế GTGT đầu ra
Thuế GTGT đầu vào
Thuế nhà thầu
Về thuế TNDN
Các khoản thuế khác
c. Về nộp thuế:
2.5 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA NNT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.5.1 Kết quả đạt được
Về thực hiện kế hoạch thanh tra.
Về kiểm tra hồ sơ thuế tại trụ sở cơ quan thuế.
Bảng 2.5: Kết quả kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế
2.5.2 Tồn tại và nguyên nhân
2.5.2.1 Tồn tại
Thứ hai, về hoạt động của đoàn thanh tra
Thứ ba, về công tác tin học phục vụ cho công tác thanh tra
Thứ năm, tình trạng gian lận về thuế còn khá phổ biến
2.5.2.2 Nguyên nhân
Thứ nhất, về lực lượng cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế:
Thứ hai, Cơ sở dữ liệu của ngành thuế còn thiếu và yếu:
Thứ tư, các nguyên nhân khác:
Chương 3
Thứ ba, xây dựng qui trình giám sát đoàn thanh tra
Các chỉ số ban đầu về việc thực hiện nghĩa vụ thuế có độ rủi ro cao:
Hệ thống các tỷ suất:
Nhóm 1: Đánh giá về tuân thủ khai thuế, tính thuế
Nhóm 2: Đánh giá về tuân thủ nộp thuế
Nhóm 3: Phân loại doanh nghiệp theo loại hình kinh tế
Nhóm 4: Đánh giá sự biến động về kê khai giữa các năm
Nhóm 5: Đánh giá về tình hình tài chính
Nhóm 6: Lịch sử thanh tra, kiểm tra của NNT
c. Xây dựng hoàn chỉnh bộ cơ sở dữ liệu về người nộp thuế
d. Tăng cường học tập kỹ thuật phân tích rủi ro, kiến thức chuyên sâu về phân tích kinh tế ngành, phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp cho lực lượng cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra.
* Yêu cầu đối với cán bộ thanh tra, kiểm tra
KẾT LUẬN
Nhận xét
Đăng nhận xét