GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO – PHƯƠNG THỨC BẢO ĐẢM PHÁP CHẾ VÀ KỶ LUẬT TRONG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
GIẢIQUYẾTKHIẾUNẠI, TỐ CÁO – PHƯƠNG THỨC BẢO ĐẢM PHÁP CHẾ VÀ KỶ LUẬT TRONG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
1. Tính cấp thiết của đề tài
Pháp chế và kỷ luật là những yếu tố cơ bản, cần thiết, có sự gắn kết hữu cơ ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu lực, hiệu quả của quản lý hành chính nhà nước. Pháp chế và kỷ luật nghiêm minh là những đảm bảo thiết thực cho hiệu lực, hiệu quả tích cực của quản lý hành chính nhà nước. Bảo đảm pháp chế và kỷ luật trong quản lý
hành chính nhà nước có nhiều phương thức khác nhau, trong đó giải quyết khiếu nại, tố cáo với những kết quả tích cực là một phương thức cơ bản. Kết quả tích cực của giải quyết khiếu nại, tố cáo gây được tác động kép: Một mặt đảm bảo được các quyền tự do, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức; xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm, bảo đảm duy trì ổn định trật tự xã hội, tạo dựng niềm tin của xã hội đối với chính quyền nhà nước. Mặt khác nó tác động tích cực đến nhận thức của cán bộ, công chức cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong ban hành các quyết định hành chính, hành vi hành chính, hoặc kỷ luật, giúp các đối tượng này nâng cao năng lực, phẩm chất, trình độ, ý thức trách nhiệm, ý thức tôn trọng pháp luật, thực hiện kỷ cương, đúng kỷ luật trong thực thi công vụ. Từ đó pháp chế và kỷ luật trong quản lý
hành chính nhà nước được đảm bảo. Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn để tìm ra những
giải pháp hữu hiệu cho giải pháp thỏa
đáng các khiếu nại, tố cáo là nhu cầu cấp thiết, bảo đảm pháp chế và
kỷ luật trong quản lý
hành chính nhà nước. Do đó tôi chọn đề tài “Giải quyết khiếu nại, tố cáo - Phương
thức bảo đảm pháp chế và kỷ luật trong quản lý
hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài
nghiên cứu sinh quản lý hành chính công.
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
2.1. Mục đích của luận án
là nghiên cứu làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực trạng đề xuất một số giải pháp nhằm
góp phần nâng cao hiệu quả giải quyết KNTC góp phần bảo đảm pháp chế, kỷ luật trong quản lý
hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ của luận án
- Làm
rõ các khái niệm có liên quan đến khiếu nại, tố cáo và giải
quyết khiếu nại, tố cáo, bảo đảm pháp chế và
kỷ luật trong quản lý
hành chính nhà nước.
- Phân tích thực trạng giải quyết khiếu nại, tố cáo từ năm 1999 đến nay, có so sánh với các giai đoạn trước để làm rõ mối
quan hệ và vai trò của giải quyết khiếu nại, tố cáo trong bảo đảm pháp chế và kỷ luật trong quản lý
nhà nước.
- Chỉ rõ sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo nhằm tăng cường pháp chế và
kỷ luật trong quản lý
hành chính nhà nước.
- Đưa ra quan điểm và
một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo hiện nay ở nước ta hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án
Giải quyết quyết khiếu nại tố cáo là phương thức bảo đảm pháp chế và kỷ luật trong quản lý
hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án
- Về nội dung: Luận án
chủ yếu tập trung nghiên cứu vấn đề giải quyết khiếu nại, tố cáo dưới góc độ là một trong những phương thức bảo đảm pháp chế và
kỷ luật trong quản lý
hành chính nhà nước. - Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu việc khiếu nại tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo từ năm 1999 đến nay.
- Về không gian: Luận án nghiên cứu việc khiếu nại tố cáo và giải
quyết khiếu nại, tố cáo trên phạm vi
cả nước
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận về việc nghiên cứu đề tài là những luận diểm khoa học của học thuyết Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà
nước và pháp luật; các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh về đường lối đổi mới, đổi mới sự lãnh đạo của Đảng, cải cách bộ máy nhà nước, cải cách hành chính... về bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN, phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN; đồng thời tác giả có tham khảo và
kế thừa có chọn lọc một số công trình nghiên cứu của các nhà khoa học.
Các phương pháp tác giả sử dụng trong luận án
gồm: phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp, phương pháp lịch sử, phương pháp hệ thống, phương pháp so sánh…
5. Những đóng góp mới của luận án
- Làm
rõ được giải quyết khiếu nại, tố cáo là một
trong các phương thức bảo đảm pháp chế và
kỷ luật trong quản lý
hành chính nhà nước.
- Làm rõ vai trò của giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với bảo đảm pháp chế và
kỷ luật trong quản lý
hành chính nhà nước;
- Đánh
giá toàn diện về cơ chế, quy trình giải
quyết khiếu nại, tố cáo ở nước từ năm 1999 đến nay, đặc biệt là phần đánh giá những hạn chế, tồn tại của cơ chế, quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo hiện nay và chỉ ra xu hướng vận động của hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo trong giai đoạn tới;
- Đưa ra những quan điểm, giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế, quy trình giải
quyết KNTC nhằm nâng cao chất lượng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo góp phần bảo đảm pháp chế và
kỷ luật trong quản lý
hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Thống nhất một số nhận thức cơ bản về khiếu nại, khiếu nại tố cáo và giải
quyết khiếu nại, tố cáo; làm rõ vai trò của giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với bảo đảm pháp chế và kỷ luật trong quản lý
hành chính nhà nước;
- Khái
quát thực trạng giải quyết khiếu nại, tố cáo ở nước ta thời gian qua, chỉ ra được những nguyên nhân, tồn tại dẫn đến khiếu nại, tố cáo, những hạn chế bất cập trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo;
- Cung
cấp căn cứ khoa học cho việc hoàn thiện cơ chế, quy trình công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo nhằm góp phần bảo đảm pháp chế và
kỷ luật trong quản lý
hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay;
- Luận án có thể làm tài liệu khảo cho các nhà nghiên cứu, giảng dạy, những người làm công tác thực tế và sinh viên, học viên trong các cơ sở đào tạo cử nhân hành chính, cử nhân luật, các trường
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Đảng và Nhà nước.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài các phần mở đầu, kết luận và danh mục
tài liệu tham khảo, luận án có 4 chương, gồm: Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu; Chương 2: Cơ sở lý luận về giải quyết khiếu nại, tố cáo và bảo đảm pháp chế, kỷ luật trong quản lý
hành chính nhà nước; Chương 3: Thực trạng giải quyết khiếu nại, tố cáo và bảo đảm pháp chế, kỷ luật trong quản lý
hành chính nhà nước ở Việt Nam từ năm 1999 đến
nay; Chương 4: Quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo nhằm tăng cường pháp chế và kỷ luật trong quản lý
hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay.
Nhận xét
Đăng nhận xét