Chuyển đến nội dung chính

ĐIỂM TIN GIÁO DỤC NGÀY 02 THÁNG 02 NĂM 2016

ĐIỂM TIN GIÁO DỤC NGÀY 02 THÁNG 02 NĂM 2016








Các tỉnh thành đều có cụm thi THPT quốc gia:


Điểm tin giáo dục ngày thứ ba, 02 tháng 02 năm 2016Năm 2016 sẽ tổ chức cụm thi ở tất cả tỉnh, thành, tránh tình trạng thí sinh phải di chuyển sang tỉnh khác dự thi. Phó thủ tướng Vũ Đức Đam vừa yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp thu ý kiến của cơ quan chuyên môn, chuyên gia, hoàn thiện và sớm công bố phương án thi THPT quốc gia năm 2016. Phương án thi phải có giải pháp khắc phục hiệu quả những hạn chế trong công tác tổ chức thi, công bố kết quả thi và sử dụng kết quả thi để tuyển sinh đại họccao đẳng.

Phó thủ tướng đặc biệt lưu ý phát huy vai trò, trách nhiệm của các địa phương, trường đại học để bảo đảm kỳ thi được tổ chức nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng, đồng thời tạo thuận lợi tối đa cho thí sinh. Theo đó, kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 sẽ tổ chức cụm thi ở tất cả tỉnh, thành phố, tránh tình trạng thí sinh phải di chuyển sang tỉnh khác dự thi. Một số địa bàn giáp ranh, để tạo thuận lợi có thể cho phép thí sinh dự thi ở cụm thi của địa phương thuận lợi hơn.

Bên cạnh đó, Phó thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo phát huy vai trò các doanh nghiệp viễn thông, công nghệ thông tin, đặc biệt là báo chí trong cung cấp thông tin liên quan tới kỳ thi, công bố kết quả thi, tuyển sinh đại học cao đẳng. Bộ cần tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin ở tất cả khâu, nhất là liên quan tới tuyển sinh đại họccao đẳng; Đề cao trách nhiệm, tính tự chủ của các trường đại họccao đẳng trong việc tuyển sinh, không để tình trạng thí sinh phải đi lại, thay đổi nguyện vọng, hồ sơ…

Bộ Giáo dục phải chú trọng làm tốt công tác thông tin và chỉ đạo các trường đại học (nhất là các trường có đông thí sinh đăng ký xét tuyển) Cung cấp đầy đủ, kịp thời, dễ hiểu thông tin liên quan tới kỳ thi và sử dụng kết quả kỳ thi trong tuyển sinh; Theo dõi sát diễn biến, có phương án xử lý kịp thời, không để xảy ra tình trạng căng thẳng (như ở tại một số trường đại học năm 2015), gây bức xúc xã hội.

Trước đó, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết quy chế thi THPT quốc gia năm 2016 sẽ được công bố trước Tết Nguyên đán. Năm 2015, lần đầu tiên Bộ Giáo dục tổ chức kỳ thi THPT quốc gia với hai mục tiêu xét tốt nghiệp và xét tuyển đại họccao đẳng. Kỳ thi diễn ra từ ngày 1 đến 4/7 được đánh giá là suôn sẻ, nhưng đến giai đoạn công bố điểm thi, xét tuyển vào đại họccao đẳng lại có nhiều bất cập. Bộ trưởng Giáo dục Phạm Vũ Luận sau đó đã phải lên tiếng nhận trách nhiệm.




Bàn giao trường mầm non trị giá 10 tỷ đồng ở Bến Tre:


Ngày 31/1/2016, tại huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) Phối hợp cùng UBND tỉnh Bến Tre tổ chức lễ khánh thành, bàn giao công trình trường mầm non Châu Hòa tại xã Châu Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Công trình do BIDV tài trợ xây dựng với tổng kinh phí là 10 tỷ đồng. Tham dự chương trình có Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, nguyên Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng…

Công trình do BIDV tài trợ được triển khai xây dựng từ năm 2014, quy mô gồm 10 phòng học, hội trường lớn và các hạng mục chức năng, phụ trợ khác… đáp ứng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động dạy học, chăm sóc toàn diện cho hơn 300 cháu lứa tuổi mầm non của xã Châu Hòa.




Nhiều điểm mới trong thi năng khiếu:


Năm 2016 các trường ĐH, CĐ vẫn tổ chức thi riêng các môn năng khiếu. Chính vì thế, thí sinh tham gia xét tuyển các ngành năng khiếu sau khi thi THPT quốc gia vẫn phải đến các trường ĐH, CĐ để thi.

Thi trong tháng 7...

Theo dự thảo quy chế thi và xét tuyển ĐH, CĐ năm 2016, các môn năng khiếu được tổ chức thi riêng theo quy định mỗi trường. Tuy nhiên, thí sinh (TS) Vẫn dự thi các môn văn hóa trong kỳ thi THPT quốc gia để xét tuyển vào các ngành năng khiếu. Theo kế hoạch dự kiến, các trường sẽ tổ chức kỳ thi này vào tháng 7. Thạc sĩ Lê Ngọc Tứ, Ban Tư vấn tuyển sinh Trường ĐH Sư phạm TP. HCM, cho biết kỳ thi năng khiếu sẽ được tổ chức tại trường vào ngày 10.7. Trường ĐH Bách khoa TP. HCM cũng thông báo rõ trên website lịch thi năng khiếu năm nay diễn ra một tuần sau kỳ thi THPT quốc gia. Cùng thời điểm này, Trường ĐH Kiến trúc TP. HCM cũng dự kiến tổ chức thi năng khiếu cho 2 môn: Vẽ mỹ thuật và vẽ trang trí màu.

Trường ĐH Văn Lang năm nay tuyển sinh thêm một chuyên ngành mới thuộc khối năng khiếu là đồ họa truyền thông tương tác (thuộc ngành thiết kế đồ họa). Trường này sẽ tổ chức thi các môn năng khiếu trong tháng 7 gồm: Vẽ mỹ thuật, vẽ hình họa, vẽ trang trí. TS sẽ dự thi các môn năng khiếu này để xét tuyển vào ngành kiến trúc và mỹ thuật của trường. Tuy nhiên, trường vẫn chấp nhận xét kết quả thi môn năng khiếu ở 4 trường tại TP. HCM (Bách khoa, Mỹ thuật, Kiến trúc, Tôn Đức Thắng), 2 trường tại Hà Nội (Mỹ thuật công nghiệp, Kiến trúc) Và Nghệ thuật Huế.

Trong khi đó, Trường ĐH Bách khoa TP. HCM chỉ xét TS dự thi năng khiếu do trường tổ chức và chỉ những TS đạt từ 5 điểm môn năng khiếu trở lên mới đủ điều kiện tham gia xét tuyển. Điều này cũng trùng với quy định của Trường ĐH Kiến trúc TP. HCM. Theo đó, TS xét tuyển vào ngành năng khiếu phải có điểm năng khiếu đạt từ 5 trở lên. Điểm trúng tuyển là điểm các môn không nhân hệ số. TS dù đăng ký xét tuyển vào các ngành năng khiếu ở Đà Lạt hoặc Cần Thơ cũng phải về cơ sở TP. HCM để dự thi môn này.

Tăng nội dung thi...

Trường ĐH Bách khoa TP. HCM năm nay xét tuyển 60 chỉ tiêu ngành kiến trúc bằng 2 tổ hợp: Toán - lý - vẽ, toán - văn - vẽ (trong đó môn toán nhân hệ số 2). Tiến sĩ Lê Chí Thông, Trưởng phòng Đào tạo nhà trường, cho biết thêm nội dung đề thi năng khiếu năm nay có bổ sung thêm phần bố cục tạo hình thay vì vẽ đầu tượng như năm ngoái. Trong đó, phần thi vẽ đầu tượng chiếm 7 điểm, thi trong 240 phút và bố cục tạo hình 3 điểm, thi trong 30 phút.

Riêng đề thi phần bố cục tạo hình, TS phải dùng toàn bộ số hình cho sẵn, có thể dán chồng các hình vẽ lên nhau nhưng không được làm che khuất toàn bộ hình dán bên dưới và không được dán hình vẽ vượt ra khỏi khung được xác định sẵn trong giấy làm bài thi phần 2. Qua đó, TS phải thể hiện được tư duy sáng tạo bằng cách thể hiện chủ đề khi sắp xếp các hình vẽ vào khung, có tương quan đậm nhạt và hình dáng kết hợp của các hình dán cho sẵn.

Thông tin về tuyển sinh ngành mầm non Trường ĐH Sư phạm TP. HCM, thạc sĩ Lê Ngọc Tứ cho hay ngành này xét tuyển dựa vào kết quả thi THPT quốc gia môn toán, văn và kết quả môn năng khiếu do trường tổ chức. Nội dung thi năng khiếu, TS phải chuẩn bị trước một bài hát, nếu có sử dụng nhạc cụ đệm đàn sẽ được cộng thêm điểm. Về diễn cảm, TS sẽ được bắt thăm đề về bài thơ hoặc mẩu chuyện để đọc kể, giám khảo có thể hỏi thêm TS một vài câu hỏi liên quan.

Xét tuyển theo đề án riêng...

Điểm đáng lưu ý còn ở chỗ các trường được phép xét tuyển kết quả thi môn năng khiếu từ trường có đề án tuyển sinh riêng. Có nghĩa, TS dự thi môn năng khiếu tại các trường có đề án tuyển sinh riêng, nếu không trúng tuyển vẫn còn cơ hội xét tuyển vào các trường khác.

Theo đề án tuyển sinh riêng năm 2016, Trường ĐH Hoa Sen không tổ chức thi môn năng khiếu cho nhóm ngành mỹ thuật gồm: Thiết kế thời trang, thiết kế đồ họa và thiết kế nội thất. Cụ thể, trường dành 50% chỉ tiêu các ngành năng khiếu để xét tuyển TS có kết quả thi môn năng khiếu theo khối H và H1 từ các trường ĐH khác ở TP. HCM như: Kiến trúc, Mỹ thuật... (môn văn hóa vẫn xét tuyển từ kết quả kỳ thi THPT quốc gia). 50% chỉ tiêu còn lại của mỗi ngành năng khiếu, trường sẽ xét tuyển theo tuyển tập nghệ thuật và phỏng vấn trực tiếp. Cụ thể, trường sẽ sơ tuyển dựa trên một tuyển tập nghệ thuật kèm bản thuyết minh, TS được chọn lựa sẽ tham gia vòng phỏng vấn. Với các TS này, 3 cột điểm xét tuyển gồm: Tuyển tập, phỏng vấn và môn văn.

Ngành thanh nhạc và piano của Trường ĐH Văn Hiến xét tuyển vòng 1 môn văn từ kết quả kỳ thi THPT quốc gia hoặc học bạ THPT đạt 5,0 điểm trở lên. Ở vòng 2, TS thi môn năng khiếu cơ sở và chuyên ngành (môn cơ sở và chuyên ngành phải đạt từ 7 điểm và được nhân hệ số 2). Trường chỉ xét TS có điểm môn năng khiếu do trường tự tổ chức thi.

Còn Trường ĐH Công nghệ TP. HCM xét tuyển môn năng khiếu dựa trên kết quả kỳ thi do trường hoặc trường khác tổ chức cho cả 2 phương thức: Học bạ và kỳ thi THPT quốc gia. Trong đó, phương thức xét tuyển học bạ, các ngành có môn năng khiếu trong tổ hợp xét tuyển phải có điểm 2 môn văn hóa (năm lớp 12) Cộng với điểm môn vẽ đạt từ 18 điểm trở lên (bậc ĐH) Và 16,5 điểm trở lên (bậc CĐ).




Phải đảm bảo tính mở và liên thông:


Bộ GD-ĐT đã trình Chính phủ về cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân (HTGDQD) Và đang trưng cầu ý kiến về hệ thống đã trình. Dưới đây chúng tôi xin đóng góp một số ý kiến. Trước hết, có thể nói cơ cấu HTGDQD là cái bao trùm và quan trọng nhất của một hệ thống giáo dục. Tuy nhiên, ba quan điểm xuất phát để xây dựng hệ thống mà tờ trình đề ra là: Dựa vào nghị quyết 29 của trung ương về đổi mới giáo dục, tuân thủ các luật hiện có về giáo dục và đảm bảo cho hệ thống mới khắc phục được những bất cập, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước cũng như tiếp cận giáo dục quốc tế.

Rõ ràng ba quan điểm nêu trên là mâu thuẫn với nhau: Khi các luật hiện tại về giáo dục có một số thiếu sót, nếu hoàn toàn “tuân thủ” chúng thì HTGDQD xây dựng được sẽ khó thỏa mãn được đòi hỏi cao của nghị quyết 29 và khó đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước và hội nhập quốc tế. Nếu xem HTGDQD là cái bao trùm và quan trọng nhất của hệ thống giáo dục, thì khi một luật giáo dục nào đó có thiếu sót tất phải sửa luật đó cho phù hợp. Có lẽ do xuất phát từ các quan điểm như trên nên dự thảo cơ cấu HTGDQD còn nhiều sơ suất.

Nhầm lẫn về khái niệm!

Trong cơ cấu HTGDQD, một trong những vấn đề quan trọng nhất là phân luồng: Sau trung học cơ sở (THCS) Học sinh được phân hai luồng, trung học phổ thông (THPT) Và đào tạo nghề, mà luồng sau phải nhiều hơn luồng trước. Chúng ta đã đặt vấn đề phân luồng như vậy mấy chục năm qua, nhưng cho đến nay vẫn không thực hiện được. Hiện tại sau THCS, phần lớn học sinh vào THPT để thi vào đại học, trong khi đó luồng vào các trường đào tạo nghề rất ít, kết quả là các trường đại học thì quá tải còn nhân lực nghề nghiệp lại thiếu và yếu.


Như vậy phân luồng sau THCS và định hướng nghề nghiệp ở THPT là hai khái niệm khác nhau, định hướng nghề nghiệp là vấn đề nội bộ của chương trình THPT, nhằm tạo thuận lợi cho học sinh chọn các nghề nghiệp khác nhau khi vào đại học, chứ không phải là “phân luồng sau THCS”  như nghị quyết 29 đã nêu. Thế mà dự thảo đã gọi định hướng nghề nghiệp ở THPT là phân luồng. Quan niệm về phân luồng như vậy là không phản ánh đúng khái niệm phân luồng sẽ làm lệch trọng tâm của bài toán phân luồng, do đó không giải quyết được triệt để vấn đề phân luồng.

Giáo dục nghề nghiệp là bậc hay luồng?

Trong quan điểm xuất phát thứ ba của tờ trình có nêu ý tưởng về tiếp cận giáo dục quốc tế. Sơ đồ dự thảo cơ cấu HTGDQD cũng có tham khảo tiêu chuẩn quốc tế về phân loại giáo dục của UNESCO nhưng vận dụng chưa hợp lý. Theo tiêu chuẩn quốc tế này, hệ thống giáo dục được phân thành hai luồng từ sau bậc THCS cho đến tận bậc trên cùng (bằng tiến sĩ và bằng chuyên nghiệp tương đương) Và luồng giáo dục phổ thông - học thuật và luồng giáo dục nghề - chuyên nghiệp.

Ở đây cần nói vài lời về Luật giáo dục nghề nghiệp được ban hành vào giữa năm 2012. Chúng tôi cho rằng một nhầm lẫn của luật này ở chỗ xem giáo dục nghề nghiệp là một bậc của HTGDQD, mà đáng lẽ phải xem là một luồng. Chính vì xem giáo dục nghề nghiệp là một bậc, hơn nữa có lẽ việc thiết kế luật đã xuất phát từ ý đồ cát cứ trong quản lý, nên luật đó đã cắt hẳn hệ thống các trường cao đẳng sang “bậc” giáo dục nghề nghiệp chứ không còn ở khu vực giáo dục đại học như thông lệ.

Có lẽ do bị trói buộc của Luật giáo dục nghề nghiệp nên sơ đồ của dự thảo HTGDQD biểu diễn luồng giáo dục nghề nghiệp kết thúc chỉ ở cấp cao đẳng. Theo kinh nghiệm của nhiều nước, vùng lãnh thổ (Mỹ, Đài Loan...), luồng giáo dục nghề nghiệp nên đi từ sau THCS lên đến tận bậc trên cùng. Người ta giải thích về kiểu thiết kế này: “Cuộc sống chẳng những cần Einstein (học thuật) Mà cần cả Edison (công nghệ)”. Chúng tôi nghĩ hệ thống của chúng ta cũng nên như vậy.

Thiết kế luồng giáo dục nghề nghiệp lên đến tận bậc trên cùng vừa hợp lý về hệ thống, góp phần tạo nên nhân lực nghề nghiệp trình độ cao, vừa có tác động tốt về tâm lý: Những người đi theo luồng giáo dục nghề nghiệp hoàn toàn không bị hạn chế con đường thăng tiến. Ở Việt Nam, chẳng hạn đối với ngành y, văn bằng cao nhất về nghề nghiệp (chuyên khoa 2) Hoàn toàn có thể xem là tương đương với văn bằng cao nhất về học thuật (tiến sĩ y khoa).

Một ý cuối cùng chúng tôi muốn đóng góp là thiết kế HTGDQD phải đảm bảo tính mở và liên thông. Mỗi luồng giáo dục học thuật hoặc giáo dục nghề nghiệp cần có nhiều đầu vào và đầu ra, sao cho người học theo một luồng có thể chuyển sang luồng kia khi có điều kiện hoặc mong muốn mà không phải mất nhiều thời gian và lãng phí kiến thức, kỹ năng đã tích lũy được.




Tết “tự do”  đầu tiên của con (nghe bài báo dạng audio >> TẠI ĐÂY <<):


Một người mẹ quyết định năm nay cho con mình tự do ăn tết và hi vọng con mình sẽ trưởng thành hơn từ chính cái tết “tự do”  đầu tiên này. Một người mẹ lại lo lắng khi con mình không muốn về quê ăn tết, vì sự nuông chiều của mình dành cho con. Khi con trai ngỏ ý muốn tết này được tự do đúng nghĩa, được khám phá chứ không phải “một bước theo chân mẹ”  như mọi năm, tôi không khỏi bất ngờ...

Quen cảm giác bấy lâu nay con luôn phụ thuộc bố mẹ từ chuyện học, chuyện ăn, chuyện đi chơi, thế nên khi con bày tỏ quan điểm của mình về việc muốn được chơi tết mà không phụ thuộc bố mẹ, ít nhiều tôi cũng có chút phân vân. Bao nhiêu năm nay, hầu như tết nào con cũng tự giác ngồi vào bàn học mà không cần mẹ nhắc nhở. Đồng nghiệp, họ hàng đến chúc tết, thấy con trai tôi chăm chỉ ai cũng khen. Tôi từng tự hào về điều đó.

Nhưng nay con đã giúp tôi có cái nhìn khác hơn về chuyện học, chuyện chơi của con, rằng không phải cứ sát cánh bên con mọi lúc mọi nơi mới là tốt. Nếu không cho con khoảng thở, tự do bay nhảy, con sẽ mãi là đứa trẻ chỉ biết vâng lời nhưng không lớn lên được. Con muốn được đập con heo đất tiết kiệm của mình để mua sắm tết theo ý con chứ không phải theo ý mẹ như mọi năm nữa. Con còn muốn tự tay chọn những món quà nho nhỏ để đến “tết thầy cô”  chứ không phải phong bì của mẹ. Con bảo không muốn để bố mẹ nhúng tay vào mối quan hệ thầy cô của con nữa.

Thú thật, tôi đã quen gò bó con từng đường đi nước bước. Cho đến cách ăn mặc của con như thế nào cũng đều trong tầm kiểm soát của mẹ. Học cấp III rồi nhưng con trai vẫn phải lẽo đẽo theo ba mẹ đi chúc tết họ hàng, anh em nhưng chỉ ngồi một góc, ai hỏi gì thì trả lời nấy. Con cứ bé nhỏ như vậy khiến có lúc tôi cũng lo “con có lớn nhưng chẳng có khôn”. Mọi năm, tôi rất sợ mỗi khi con có ý định tham gia các cuộc đi chơi, du xuân cùng lớp với đủ các lý do. Tất nhiên nếu tôi không đồng ý, con chỉ biết cam chịu. Nhưng năm nay, khi con nói: “Con không còn nhỏ nữa nên tết năm nay ba mẹ hãy cho con được làm những gì con thích”, vì con chưa từng rời xa vòng tay ba mẹ cho nên tôi không khỏi ngỡ ngàng.

Tuy nhiên, khi con trình bày kế hoạch một cách rõ ràng, tôi yên tâm hơn đôi phần. Bởi con còn nói: “Con lên lớp 12 rồi mà mẹ vẫn muốn con lẽo đẽo đi chúc tết cùng để nhận lì xì như một đứa trẻ thì thật kỳ cục và khó coi lắm ạ”. Ngẫm nghĩ lời con nói cũng đúng. Nhớ lại mấy năm trước, con tỏ ra ngại ngùng, xấu hổ khi vẫn được mừng tuổi dù đã lớn tướng. Tôi biết con đang muốn được tự khẳng định mình, muốn được tự lập, muốn được hưởng một cái tết đúng nghĩa chứ không phải gò bó theo ý mẹ.

Con bảo: “Tuổi trẻ muốn được khám phá, có thể sẽ không an toàn bằng bên ba mẹ nhưng chúng con sẽ trưởng thành hơn nên mẹ hãy cho con cơ hội. Con không muốn mẹ quản lý con mãi, mẹ có biết mỗi khi bạn bè gọi điện đến rủ, con lại phải nhìn mẹ, xin mẹ, năn nỉ mẹ để đi chơi hay không? Mẹ có biết con đã chán kiểu kỳ kèo thời gian của mẹ lắm rồi không? Bạn bè bảo con chẳng thể ra khỏi nhà nếu không nhận được cái gật đầu của mẹ...”. Nhưng tết năm nay sẽ khác, tôi sẽ cho con được tự do khám phá, sẽ không còn phải cặm cụi bên bàn học trong những ngày nghỉ tết nữa. Tôi biết khi không có ba mẹ bên cạnh, có những cái con sẽ lúng túng nhưng chắc chắn con sẽ trưởng thành hơn từ chính cái tết “tự do”  đầu tiên này của con!

Làm sao khi con không muốn về quê ăn tết?

Trong khi vợ chồng tôi thu xếp, chuẩn bị hành lý để về quê nội ăn tết thì con trai vẫn thờ ơ. Khi tôi nhắc thì con trả lời lạnh lùng: “Ba mẹ và em cứ về đi, tết năm nay con phải đi chơi với bạn bè rồi, con không về quê đâu”. Nghĩ lại, đây không phải lần đầu con từ chối việc về quê ăn tết. Cũng tại tôi lâu nay quá đề cao chuyện học hành của con nên giờ con mới trở nên vô tâm như vậy. Mỗi khi nhà có việc, tôi không bao giờ kéo con vào làm cùng. Mọi năm về quê vào dịp lễ tết, tôi thường cho con được tự do ở lại, khi thì đi du lịch, khi thì đi chơi, có năm thì con ở lại ôn thi học kỳ. Vậy nên dần dần con không có thói quen quan tâm đến người thân, không có hứng thú về quê, thường thì bị bắt buộc con mới chịu về cho có mặt.

Có lần ông nội bệnh, trong khi cả nhà cuống lên về quê, con vẫn thản nhiên cầm điện thoại lướt Facebook. Nhìn thái độ dửng dưng của con trai mà tôi thấy mình thất bại thảm hại vì đã giáo dục con chưa đến nơi đến chốn. Tôi luôn đặt lên vai con nghĩa vụ phải học thật giỏi, còn mọi việc đã có bố mẹ lo. Ngay cả việc phải biết quan tâm đến người thân của mình, nhất là những lúc ốm đau, tôi cũng quên dạy con. Thất vọng vì sự vô tâm của con thì ít, mà tôi thấy thất vọng vì cách giáo dục con đầy sai sót của mình thì nhiều.

Nhìn thái độ miễn cưỡng, hậm hực của con khi buộc phải về quê ăn tết cùng bố mẹ và em, tôi thấy lỗi này phần lớn là do tôi. Học lớp 11 rồi nhưng con trai chưa từng biết mua cho mẹ tô cháo khi mẹ bệnh, chưa từng cùng mẹ dọn dẹp chén đũa khi nhà có khách, cũng chưa từng biết nói lời hỏi thăm mỗi khi ông bà đau ốm... Tất cả là do đâu?

Con từ chối về quê chỉ là một chuyện nhỏ. Sự vô tâm, hững hờ của con mới là vấn đề mà chính bậc phụ huynh như tôi phải nhìn nhận lại. Tôi ngộ ra rằng nhốt con bên đống sách vở, với những buổi học thêm chỉ tạo ra một đứa con học giỏi nhưng chưa hun đúc nên một đứa con ngoan, biết yêu thương, biết cho đi và nhận lại. Giờ tôi phải làm sao khi con không muốn về quê ăn tết?




Học bổng du học Úc, Anh:


Trường ĐH Monash (Úc) Cấp 31 học bổng chương trình đại học và sau đại học cho ứng viên quốc tế đến học tất cả các ngành có đào tạo tại trường này. Điều kiện: ứng viên viết một bài luận 500 từ tự giới thiệu bản thân, nói về tiềm năng để mình trở thành đại sứ cho trường. Hạn chót nhận hồ sơ là ngày 15.3. Xem tại: http://www.study.monash/fees-scholarships/scholarships/find/international-student-scholarships

Trường ĐH Curtin (Úc) Thông báo cấp học bổng cho sinh viên quốc tế đến học các ngành liên quan đến khoa học kỹ thuật. Học bổng sẽ cung cấp những hỗ trợ trong suốt thời gian dự kiến của văn bằng đại học (dựa trên 100 tín chỉ mỗi học kỳ). Ứng viên phải có visa diện thị thực 573. Hạn chót nhận hồ sơ ngày 11/3. Xem tại: http://scholarships.curtin.edu.au/scholarships/scholarship.cfm?id=2319.0.

Trường ĐH Leeds (Vương quốc Anh) Thông báo cấp học bổng cho sinh viên quốc tế nghiên cứu toàn thời gian bậc thạc sĩ ngành: Kế toán và tài chính tại trường đại học này. Giá trị học bổng 5.000 bảng Anh (khoảng 158 triệu đồng) Trong năm học 2016 - 2017. Điều kiện: ứng viên đang học tại một trường đại học (có mã số sinh viên), có bảng điểm kết quả học tập xuất sắc. Hạn chót nhận hồ sơ ngày 31/3/2016. Xem tại: http://business.leeds.ac.uk/masters/scholarships/




Nhận hồ sơ học bổng toàn phần chính phủ Úc:


Đại sứ Úc tại VN vừa thông báo học bổng chính phủ Úc 2016 bắt đầu nhận hồ sơ trực tuyến của các ứng viên VN có mong muốn theo học bậc thạc sĩ. Đây là học bổng toàn phần, bao gồm toàn bộ học phí, sinh hoạt phí, vé máy bay và bảo hiểm y tế. Các sinh viên sẽ được lựa chọn theo học ở bậc thạc sĩ tại một trường ĐH ở Úc, trong nhiều lĩnh vực phát triển then chốt như: Bình đẳng giới, khuyết tật, phát triển nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, quản trị và cải cách kinh tế. Ứng viên là người khuyết tật và người ở vùng nông thôn khó khăn là đối tượng được ưu tiên của chương trình học bổng này. Chương trình nhận hồ sơ trực tuyến từ ngày 1/2 – 31/3/2016. Dự kiến các học viên sẽ bắt đầu khóa học tại Úc năm 2017.




(Tổng hợp theo ND, TP, TN, TT)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

sách giáo trình công nghệ thông tin pdf doc - sách tham khảo

[-] Mục Lục 1 kế toán doanh nghiệp với visual basic https://ambn.vn/product/35662/ke-toan-doanh-nghiep-voi-visual-basic.html Những kiến thức cơ bản về kế toán như biểu mẫu, báo cáo, sổ sách chứng từ kế toán đã được trình bầy ở những bộ sách trước cùng tác giả, và coi như ở tập sách này là bạn đã nắm rõ về microsoft access và visual basic. Trong sách này, sẽ hướng dẫn bạn thêm khi thiết kế các giao diện nhập dữ liệu, xử lý và báo cáo trong chương trình kế toán, hiểu rõ những kỹ thuật và công cụ lập trình nâng cao và dễ dàng thiết kế thành công một chương trình quản lý kế toán doanh nghiệp bằng Visual Basic 2. lập trình cơ sở dữ liệu visual basic sql server https://ambn.vn/product/35577/lap-trinh-co-so-du-lieu-visual-basic-sql-server.html Cuốn sách này cung cấp cho người học những thông tin chi tiết cảu các công cụ kỹ thuật hiện nay như ADO, ADO MD và ADOX, MSDE, .. SQL Namespace.. Mục tiêu cuốn sách là cung cấp các kiến thức ở mức độ chuyên sâu những công cụ mà kết hợp giữa

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể