Sự tham gia của nhân dân vào quy trình lập hiến lý luận, thực tiễn trên thế giới và ở Việt Nam
(Tài liệu chuyên khảo ngành luật - hiến pháp)
LỜI GIỚI THIỆU
Trong
quá trình sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 đang diễn ra hiện nay, vai
trò và sự tham gia của nhân dân được Đảng và Nhà nước Việt Nam đặc biệt
chú trọng. Vì vậy, quá trình sửa đổi Hiến pháp lần này đã thu hút sự
tham gia rộng rãi của người dân trong nước và nhiều kiều bào Việt Nam ở
nước ngoài, trở thành một đợt thảo luận chính trị sâu rộng trong xã hội,
đánh dấu một bước phát triển mới về dân chủ trực tiếp ở nước ta.
Kinh
nghiệm từ việc tổ chức, huy động sự tham gia của nhân dân vào việc sửa
đổi, bổ sung Hiến pháp lần này cần được nghiên cứu, tổng kết, so sánh,
đối chiếu với lý luận, thực tế trên thế giới để tiếp tục hoàn thiện các
cơ chế thực hiện dân chủ trực tiếp ở nước ta trong những năm tới – điều
mà đã được nhấn mạnh trong nhiều văn kiện gần đây của Đảng và Nhà nước
Việt Nam như một yêu cầu quan trọng của việc xây dựng nhà nước pháp
quyền XHCN. Để góp phần thực hiện mục tiêu đó, Viện Chính sách công và
Pháp luật trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã
tổ chức hội thảo với tiêu đề là “Vai trò, sự tham gia của nhân dân
trong xây dựng và thực thi Hiến pháp: Những vấn đề lý luận và thực tiễn
trên thế giới và ở Việt Nam” vào ngày 16/9/2013 tại Hà Nội.
Để lưu giữ tri thức phục vụ hoạt động lý luận và thực tiễn, Viện Chính
sách công & Pháp luật tập hợp các tham luận gửi đến hội thảo trên và
xuất bản trong cuốn sách này.
Mặc
dù đã rất cố gắng, song do những hạn chế về nguồn lực và thời gian,
cuốn sách này chắc chắn vẫn còn những hạn chế, sai sót. Viện Chính sách
công & Pháp luật mong nhận được sự góp ý chân tình của các quý độc
giả để có thể xuất bản những ấn phẩm nghiên cứu tốt hơn về sau. Viện xin
chân thành cám ơn Viện Rosa Luxemburg (RLS) ởHà Nội đã hỗ trợ tổ chức
cuộc hội thảo và xuất bản cuốn sách này.
Xin
trân trọng giới thiệu và hy vọng cuốn sách sẽ bổ sung một nguồn tài
liệu tham khảo hữu ích cho các cơ quan nhà nước, các đại biểu Quốc hội
và tất cả những ai quan tâm đến việc sửa đổi, bổ sung hiến pháp hiện
hành của Việt Nam; đồng thời là một tài liệu tốt cho các giảng viên, học
viên, sinh viên luật của Việt Nam trong việc giảng dạy, nghiên cứu về
hiến pháp. /.
Tháng 10 năm 2013
VIỆN CHÍNH SÁCH CÔNG & PHÁP LUẬT
A. SỰ THAM GIA CỦA NHÂN DÂN VÀO XÂY DỰNG, SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP: LÝ LUẬN VỠ THỰC TIỄN TRÊN THẾ GIỚI
GS. TSKH. Đào Trí Úc * TS. Vũ Công Giao
I. KHÁI QUÁT VỀ XÂY DỰNG, SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP VÀ SỰ THAM GIA CỦA NHÂN DÂN VÀO QUÁ TRÌNH NÀY
1.1. Nhận thức về hiến pháp và việc xây dựng, sửa đổi hiến pháp
1.1.1. Hiến pháp
Có
nhiều định nghĩa về hiến pháp (constitution), tuy nhiên, theo một từ
điển pháp luật phổ biến, hiến pháp là luật tổ chức nền tảng của một quốc
gia hoặc nhà nước, thể hiện dưới dạng thành văn hoặc không thành văn,
trong đó xác định tính chất, đặc điểm, những nguyên tắc hoạt động cơ bản
của chính quyền, tổ chức và giới hạn chức năng của các cơ quan nhà
nước, cùng cách thức và phạm vi thực thi các quyền lực tối cao. (1)
Một
cách giản dị hơn, hiến pháp được hiểu là một tập hợp những quy tắc điều
chỉnh các cấu trúc nền tảng và hoạt động của các thiết chế quản trị
trong một quốc gia. (2)
Trong
hệ thống pháp luật của quốc gia, Hiến pháp là đạo luật có hiệu lực pháp
lý cao nhất (có vị trí tối cao). Tất cả các văn bản pháp luật khác phải
phù hợp, không được trái với Hiến pháp. Vị trí tối cao của Hiến pháp là
do nó phản ánh sâu sắc nhất chủ quyền của nhân dân và về nguyên tắc,
phải do nhân dân thông qua (qua hội nghị lập hiến, quốc hội lập hiến
hoặc trưng cầu ý dân). Điều này khác với các đạo luật bình thường chỉ do
quốc hội (nghị viện) gồm những người đại diện do dân bầu và uỷ quyền
xây dựng.
Tư
tưởng quyền lực thuộc về nhân dân, nhân dân là chủ thể tối cao và duy
nhất của quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước là kết tinh trí tuệ và
văn minh nhân loại, là thành quả đấu tranh bền bỉ của nhân dân. Tư tưởng
đó đã chuyển hóa, phát triển từ quan điểm, học thuyết trong các cuộc
tranh luận học thuật và quan điểm thành các chế định dân chủ và pháp
quyền được ghi nhận trong các Hiến pháp, pháp luật và trong tổ chức thực
hiện quyền lực. Đó là chủ nghĩa lập hiến trong lý luận và trong thực
tiễn. Đó là sự ghi nhận, sự thừa nhận điều kiện tiên quyết cho một chính
quyền hợp pháp và chính đáng: khi chính quyền đó được hình thành và
hoạt động trên cơ sở sự đồng thuận của nhân dân. Những hoạt động, những
tổ chức do Nhà nước tiến hành sẽ bị coi là không hợp pháp, “không có thẩm quyền” (J. Locke) nếu không có sự ưng thuận của nhân dân.
Bản
Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ ngày 4 tháng 7 năm 776 là văn bản đầu
tiên thừa nhận chính thức điều quan trọng này. Bản tuyên ngôn viết: “Chúng
tôi tin rằng, con người do tạo hóa sinh ra và có những quyền không thể
xâm phạm và không thể tước đoạt (.. ..). Để bảo vệ những quyền này, các
chính phủ được thành lập trong số người dân và quyền hạn của Chính phủ
xuất phát từ sự đồng thuận của những người chịu sự quản trị của Chính
phủ”. Đó là điều kiện quan trọng để Nhà nước phải chịu ràng buộc
bởi ý chí của nhân dân được đưa lên thành Hiến pháp, là điều kiện chống
lạm quyền từ phía nhà cầm quyền.
(*)
Chủ tịch Hội đồng Viện Chính sách công và Pháp luật, Ủy viên thường
trực Ban biên tập sửa đổi Hiến pháp. Phó Giám đốc Viện Chính sách công
và Pháp luật.
(1)
Xem Từ điển pháp luật Black (Black’s Law Dictionary), xuất bản lần thứ
6, tr. 311. Nguồn online tại thelawdictionary. Org/constitution/, truy
cập ngày 15/8/2013.
(2)
Xem INTERPEACE, Xây dựng và sửa đổi hiến pháp – Những lựa chọn cho quy
trình, Michele Brandt, Jill Cottrell, Yash Ghai và Anthony Regan (bản
dịch tiếng Việt), 2013, tr. 472.
Chính
vì vậy, Hiến pháp được coi là khế ước của nhân dân, là văn bản thể hiện
sự đồng thuận về một chính quyền của nhân dân và về sự ủy thác quyền
lực của nhân dân cho Nhà nước. Cũng chính vì vậy, sự hiện diện của Hiến
pháp, thành văn hoặc không thành văn, là cơ sở cho sự hợp pháp của bất
kỳ một Nhà nước nào.
Hiến pháp nhiều nước đều có mở đầu về chủ quyền của nhân dân. Chẳng hạn, Hiến pháp Hoa Kỳ đã mở đầu: “Chúng tôi, toàn thể nhân dân.. ..”. Hiến pháp năm 1946 của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngay trong Lời nói đầu cũng đã xác định nhiệm vụ “kiến thiết quốc gia trên một nền tảng dân chủ”, “thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân”. Và tại Điều 1, Hiến pháp khẳng định: “Tất
cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân
biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”.
Có
thể nói rằng, sự ra đời của các bản Hiến pháp, sự khẳng định tôn trọng
Hiến pháp đã trở thành một nguyên tắc xuyên suốt của tư tưởng Nhà nước
pháp quyền bắt đầu từ việc thừa nhận quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm
của con người và trách nhiệm ràng buộc bởi pháp luật của Nhà nước đến
sự khẳng định quyền lực của nhân dân như là lá chắn cho việc bảo vệ
quyền con người. Nguyên tắc chủ đạo của chế độ pháp quyền là nguyên tắc
về sự tối thượng của Hiến pháp, là thể hiện sự khẳng định chủ quyền của
nhân dân, quyền của nhân dân kiểm soát Nhà nước.
Nhà
nước chịu sự ràng buộc của Hiến pháp là chịu sự ràng buộc của nhân dân.
Quyền của nhân dân đối với Nhà nước là quyền của chủ nhân, quyền thực
hiện khả năng kiểm soát và giám sát người được giao quyền, được ủy
quyền. Đó là một nguyên lý chắc chắn không thể nghi ngờ hoặc tranh cãi.
Nếu không phải như vậy thì thử hỏi làm sao có được những quy định có
tính cách mạng trong các bản tuyên ngôn và các bản Hiến pháp với nội
dung: “Bất cứ khi nào Chính phủ gây tổn hại đến việc thực hiện những
mục tiêu này (ý nói mục tiêu bảo vệ các quyền không thể bị tước đoạt
của con người - Người trích chú thích) Thì nhân dân có quyền thay đổi
hay hủy bỏ nó mà thành lập một chính phủ mới, dựa trên những nền tảng
của các nguyên tắc và tổ chức quyền lực theo những cách thức có lợi nhất
cho tự do và hạnh phúc của người dân” (3). “Nhân dân có quyền bãi miễn các đại biểu mình đã bầu ra” (Điều 20 Hiến pháp Việt Nam DCCH 1946).
Là
biểu tượng và hiện thân pháp lý của quyền lực nhân dân và quyền kiểm
soát của nhân dân đối với các cơ quan Nhà nước, Hiến pháp mang trong
mình nó những tố chất đặc biệt. Điều đó giải thích vì sao không một cá
nhân có quyền lực nào, không một cơ quan quyền lực nào của Nhà nước, kể
cả Quốc hội lại được đứng trên Hiến pháp, không được quyền tùy tiện sửa
đổi Hiến pháp mà không theo một quy trình bảo đảm sự đồng thuận, sự thể
hiện ý chí của nhân dân (trưng cầu ý dân, thảo luận toàn dân, phán quyết
của nhân dân v.v.). Một điển hình về trường hợp Hiến pháp được soạn
thảo và ban hành bởi một cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước nhưng không
lấy ý kiến của nhân dân và đã bị cho vào quên lãng là trường hợp như
Hiến pháp Nhật Bản dưới thời Minh Trị thiên hoàng năm 1889. Học giả Nhật
Bản Kichikaburo Nakamura cho biết, vào thời kỳ đó, mặc dù bản Hiến pháp
đã được chuẩn bị công phu, phản ánh khá đầy đủ những tư tưởng về một
bản Hiến pháp “dân chủ theo kiểu Anh” nhưng nó đã được Hoàng đế
thông qua mà không có sự tham gia góp ý của dân chúng và thậm chí người
dân Nhật Bản lúc đó còn không hề biết về quá trình soạn thảo, nên dù đã
được thông qua nhưng không có hiệu lực thực tế. Theo học giả này thì
đây là một ví dụ về “một bản Hiến pháp hiện đại sai lầm” (4). Khi bình luận về hệ quả pháp lý....
(3) Tuyên ngôn Độc lập của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, 1776.
(4) Kichikaburro Nakamura: The Formation of Modern Japan (Honolulu: East West Press Center), 1964, pp. 56 - 62
........................... Tài liệu chuyên khảo này gồm 13 Mục chính và có gần 300 Trang, khổ A4, Bản đẹp
MỤC LỤC
Lời giới thiệu
1.
Sự tham gia của nhân dân vào xây dựng, sửa đổi Hiến pháp Lý luận và
thực tiễn trên thế giới GS. TSKH. Đào Trí Úc, TS. Vũ Công Giao
2.
Vai trò và sự tham gia của nhân dân trong xây dựng, thực thi Hiến pháp:
Phân tích từ lý luận về nhà nước pháp quyền GS. TSKH. Đào Trí Úc
3.
Quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước và thực tế sự tham giacủa nhân
dân vào việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp TS. Hoàng Thị Ngân
4. Vai trò và sự tham gia của nhân dân vào thực thi Hiến pháp Những vấn đề lý luận cơ bản GS. TS. Nguyễn Đăng Dung
5.
Bảo đảm sự tham gia của nhân dân trong sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992
thông qua việc tổ chức các hội nghị, hội thảo Những thành tựu, hạn chế
và bài học kinh nghiệm TS. Đinh Xuân Thảo
6.
Thực tế và kết quả việc lấy ý kiến nhân dân vào Dự thảo Hiến pháp1992
do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên tổ chức PGS. TS.
Bùi Xuân Đức
7.
Phân tích, đánh giá việc bảo đảm vai trò và sự tham gia của nhân
dântrong sửa đổi, bổ sung Hiến pháp PGS. TS. Trương Thị Hồng Hà
8. Lấy ý kiến về dự thảo Hiến pháp TS. Đặng Minh Tuấn
9. Khiếu kiện Hiến pháp của người dân: Kinh nghiệm một số nướcvà một số kiến nghị cho Việt Nam TS. Đặng Minh Tuấn
10. Dân chủ trong thế kỷ XXI và vai trò của nhân dân trong quy trìnhsửa đổi Hiến pháp trên thế giới TS. Nguyễn Minh Tuấn
11. Sự tham gia của người dân vào quá trình xây dựng Hiến phápthông qua mạng Internet ThS. Hoàng Minh Hiếu
12. Sửa đổi quy trình sửa đổi Hiến pháp Bùi Ngọc Sơn
13. các tổ chức phi chýnh phủ việt nam với tiừn trình sửa đổi hiừn pháptrong năm Lã Khánh Tùng
download Sự tham gia của nhân dân vào quy trình lập hiến lý luận, thực tiễn trên thế giới và ở Việt Nam
=================================
Nhận xét
Đăng nhận xét