NHỮNG ĐIỂM MỚI CƠ BẢN CỦA HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XHCN VIỆT NAM NĂM 2013
1. Mở đầu
Hiến
pháp nước CHXHCN Việt Nam (được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông
qua ngày 28/11/2013) Đánh dấu bước phát triển mới của lịch sử lập hiến
ViệtNam. Bài viết này giới thiệu những điểm mới cơ bản của Hiến pháp năm
2013 so với Hiến pháp năm 1992
về cơ cấu và hình thức thể hiện; Về chế độ chính trị; Chính sách kinh
tế - Xã hội; Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; Về
bộ máy nhà nước; Về hiệu lực của Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp.
Hiến
pháp nước CHXHCN Việt Nam được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông
qua ngày 28/11/2013, Chủ tịch nước công bố ngày 08/12/2013, có hiệu lực
từ ngày 01/01/2014. Đây là bản Hiến pháp của thời kỳ đổi mới toàn diện,
đáp ứng yêu cầu xây dựng, bảo vệ, phát triển đất nước và hội nhập quốc
tế của nước ta trong thời kỳ mới, đồng thời đánh dấu bước phát triển mới
của lịch sử lập hiến Việt Nam. Để phân biệt Hiến pháp này với các bản
Hiến pháp năm 1946,1959,1980 và Hiến pháp năm 1992,
sau đây gọi tắt là Hiến pháp năm 2013. Trong phạm vi bài viết này,
chúng tôi giới thiệu những điểm mới cơ bản của Hiến pháp năm 2013 so với
Hiến pháp năm 1992
về cơ cấu và hình thức thể hiện; Về chế độ chính trị; Chính sách kinh
tế - Xã hội; Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; Về
bộ máy nhà nước; Về hiệu lực của Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp. 1. Về
cơ cấu và hình thức thể hiện của Hiến pháp năm 2013.
Về cơ cấu của Hiến pháp: Hiến pháp năm 2013 gồm 11 chương, 120 điều. So với Hiến pháp năm 1992,
Hiến pháp năm 2013 giảm 1 chương, 27 điều, trong đó có 12 điều mới
(Điều 19,34,41,42,43,55,63,78,111,112,117 và 118); Giữ nguyên 7 điều
(Điều 1,23,49,86,87,91 và 97) Và sửa đổi, bổ sung 101 điều còn lại [1].
Hiến pháp năm 2013 có cơ cấu mới và sắp xếp lại trật tự các chương, điều
so với Hiến pháp 1992, như: Đưa các điều quy định các biểu tượng của
Nhà nước (quốc kỳ, quốc huy, quốc ca.. .) ở Chương XI Hiến pháp năm 1992 vào Chương I "Chế độ chính trị" của Hiến pháp năm 2013. Đổi tên Chương V Hiến pháp năm 1992 “Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” thành “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” và
đưa lên vị trí trang trọng của Hiến pháp là: Chương II ngay sau Chương I
"Chế độ chính trị". Chương II "Chế độ kinh tế" và Chương III "Văn hóa,
giáo dục, khoa học, công nghệ" của Hiến pháp năm 1992
có tổng cộng 29 điều đã được Hiến pháp năm 2013 gộp lại thành một
chương là Chương III "Kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công
nghệ và mội trường" và chỉ còn 14 điều nhưng quy định cô đọng, khái
quát, mang tính nguyên tắc so với Hiến pháp năm 1992.
==============
Nhận xét
Đăng nhận xét