Chuyển đến nội dung chính

HIẾN PHÁP NĂM 2013 VÀ CÁC NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC

HIẾN PHÁP NĂM 2013 VÀ CÁC NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC



1. Về vai trò và sứ mệnh mới của Hiến pháp năm 2013

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội khóa XIII Kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 28 tháng 11 năm 2013 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 1 năm 2014. Là Luật cơ bản của nước CHXHCN Việt Nam và với vị trí pháp lý cao nhất, bằng cả lời văn và tinh thần của nó, Hiến pháp năm 2013 có sứ mệnh tạo nền tảng pháp lý vững chắc và động lực mạnh mẽ cho sự vận hành toàn bộ đời sống xã hội và sinh hoạt quốc gia trên nền tảng dân chủ, pháp quyền. Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam phản ảnh nhu cầu bức xúc của sự phát triển mọi mặt của đất nước trên con đường phát triển và hội nhập, bảo đảm sự phù hợp với các giá trị căn bản của thời đại.

Những giá trị mới đó ở nước ta là gì? Có thể khẳng định rằng, đó là chủ quyền tối cao và không thể chia sẻ của nhân dân, theo đó là những lợi ích cơ bản, sống còn của đất nước, của dân tộc vượt lên trên những khác biệt giai cấp, xã hội vì sự đồng thuận và đoàn kết xã hội.

Đó là các giá trị tự do, công bằng, dân chủ, quyền con người chân chính, các giá trị liên quan đến thị trường, tự do kinh doanh, tự do làm giàu chính đáng và hợp pháp. Đó là những giá trị văn hóa phản ánh bản sắc và truyền thống dân tộc, là chế độ pháp quyền XHCN với cam kết về sự thượng tôn pháp luật, bảo đảm sự an toàn pháp lý của công dân; Sự phân công và phối hợp của các thiết chế quyền lực nhà nước, sự độc lập của Tòa án; Bảo đảm các cam kết quốc tế trên cơ sở tôn trọng chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ.

Có thể khẳng định rằng, quá trình đổi mới đất nước đã tạo nên và làm giàu thêm những giá trị xã hội quan trọng này và, đến ngày hôm nay, những giá trị đó phải được coi là thành quả to lớn của nhân dân ta, đất nước và xã hội ta, không thể đảo ngược.

Tư tưởng quyền lực thuộc về nhân dân, nhân dân là chủ thể tối cao và duy nhất của quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước là kết tinh trí tuệ và văn minh nhân loại, là thành quả đấu tranh bền bỉ của nhân dân. Tư tưởng đó đã chuyển hóa, phát triển từ quan điểm, học thuyết trong các cuộc tranh luận học thuật và quan điểm thành các chế định dân chủ và pháp quyền được ghi nhận trong các Hiến pháp, pháp luật và trong tổ chức thực hiện quyền lực.

Nguyên tắc chủ đạo của chế độ pháp quyền là nguyên tắc về sự tối thượng của Hiến pháp, là thể hiện sự khẳng định chủ quyền của nhân dân, quyền của nhân dân kiểm soát Nhà nước.

Nhà nước chịu sự ràng buộc của Hiến pháp là chịu sự ràng buộc của Nhân dân. Quyền của nhân dân đối với Nhà nước là quyền của chủ nhân quyền thực hiện khả năng kiểm soát và giám sát người được giao quyền, được ủy quyền. Đó là một nguyên lý chắc chắn không thể nghi ngờ hoặc tranh cãi.

2. Các nguyên tắc chủ đạo của Hiến pháp năm 2013 về tổ chức quyền lực nhà nước.

2.1. Nguyên tắc dân chủ XHCN và chủ quyền nhân dân

2.1.1. Dân chủ XHCN- Nguyên tắc xuyên suốt của tổ chức và hoạt động hệ thống chính trị và bộ máy nhà nước ở nước ta.

Cùng với quá trình đổi mới đất nước, từng bước Đảng ta đã xác định ngày càng rõ nét hơn, đầy đủ hơn, cụ thể hơn và ở trình độ cao hơn vấn đề dân chủ và pháp quyền. Cùng với những bước tiến vững chắc của công cuộc đổi mới, quan điểm của Đảng về dân chủ và pháp quyền cũng không ngừng được phát triển và hoàn thiện.

Dân chủ xã hội chủ nghĩa là một phạm trù chính trị biểu thị một hình thức chính trị - Nhà nước mà ở đó quyền con người, các quyền tự do, bình đẳng của công dân được thừa nhận, tôn trọng và bảo vệ; Trong chế độ đó nhân dân phải là chủ thể đích thực và cao nhất của quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước. Ở đó, mọi thiết chế quyền lực đều được đặt dưới sự kiểm tra, giám sát, trước hết là của nhân dân.

Những năm qua, các hình thức dân chủ đã từng bước được củng cố và hoàn thiện. Các tiến bộ trong việc thực hiện hình thức dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện đã có khả năng thâm nhập sâu rộng vào mọi tầng lớp nhân dân và mọi vùng của đất nước, đang tạo ra những mô hình, những điển hình có sức lan tỏa mới.

Trong khi khẳng định những kết quả quan trọng trên đây, chúng ta cũng thấy trong việc thực hiện dân chủ ở nước ta hiện nay vẫn tồn tại những vấn đề bức xúc.

Chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và chế độ trách nhiệm của nhiều cơ quan và người đứng đầu chưa thật rõ, cơ chế vận hành và mối quan hệ còn bất hợp lý, đội ngũ cán bộ, công chức còn hạn chế cả về năng lực chuyên môn, tinh thần trách nhiệm, đạo đức công vụ. Tình hình đó làm giảm hiệu quả lãnh đạo của Đảng, làm yếu hiệu lực quản lý của nhà nước và năng lực lãnh đạo điều hành của hệ thống chính trị. Tệ quan liêu, tình hình tham nhũng có chiều hướng gia tăng, nhưng chưa kiểm soát được.

Một trong những nguyên nhân của tình hình này là vấn đề dân chủ và kỷ luật trong hệ thống chính trị nói chung và trong bộ máy nhà nước nói riêng. Một mặt, đây là vấn đề về hiệu quả và năng lực lãnh đạo, điều hành của hệ thống chính trị: Cần phải tạo dựng và hoàn thiện các cơ chế để quyền lực luôn luôn có thể được kiểm soát trong quỹ đạo phục vụ lợi ích của đất nước, của nhân dân, đủ năng lực nắm bắt, phản ánh và phục vụ các nhu cầu đa dạng của nhân dân, xã hội, bảo vệ một cách có hiệu quả quyền con người và lợi ích hợp pháp của công dân, tăng cường khả năng “miễn dịch” đối với tệ quan liêu, tham nhũng và các biểu hiện tiêu cực khác.

Khi bàn về quyền lực, các nhà nghiên cứu xã hội học nhấn mạnh vai trò kết nối, quản lý, phân bổ và sử dụng hợp lý các nguồn lực của xã hội, vai trò và khả năng liên hệ của quyền lực chính trị, vai trò hóa giải mâu thuẫn xung đột xã hội của quyền lực chính trị.

.................................................................Toàn bộ sách chuyên khảo gồm 130 Trang

MỤC LỤC

I. Các chuyên đề Chung 1
1. Hiến pháp năm 2013 và các nguyên tắc tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước GS, TSKH. Đào Trí Úc, Chủ tịch Hội đồng Viện Chính sách công và Pháp luật 2
2. Những cơ hội và thách thức với cải cách thể chế nhà nước nhìn từ Hiến pháp 2013 TS. Vũ Công Giao, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội 12
II. Các chuyên đề về Quốc hội 17
3. Những nội dung mới về Quốc hội trong Hiến pháp năm 2013 và việc tiếp tục thể chế hóa vào các đạo luật. GS, TS. Trần Ngọc Đường, Chuyên gia cao cấp của Quốc hội 18
4. Chế định về Quốc hội trong Hiến pháp Việt Nam sửa đổi, bổ sung năm 2013 TS. Bùi Ngọc Thanh, Nguyên chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội 24
III. Các chuyên đề về Chế định Chủ tịch nước 32
5. Bình luận chương VI Hiến pháp (Chế định Chủ tịch nước) TS. Giang Sơn, Phó chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước 33
6. Chế định Chủ tịch nước trong Hiến pháp năm 2013 và định hướng xây dựng Luật về hoạt động của Chủ tịch nước ThS. Cao Vũ Minh - ThS. Võ Phan Lê Nguyễn, Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh 49
IV. Các chuyên đề về Chính phủ 58
7. Giải mã những quy định của Hiến pháp Việt Nam năm 2013 về vị trí, vai trò pháp lý của Chính phủ GS, TS. Phạm Hồng Thái, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội 59
8. Chính quyền dưới sức ép phục vụ nhân dân PGS, TS. Phạm Duy Nghĩa, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh 68
V. Các chuyên đề về Tư pháp 72
9. Những định hướng cơ bản sửa đổi Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân nhằm cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013 PGS, TS. Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Trung ương Đảng, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao 73
10. Hiến pháp năm 2013 về Tòa án nhân dân và yêu cầu sửa đổi Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 80 PGS, TS. Trần Văn Độ, Phó chánh án Tòa án Nhân dân tối cao
VI. Các chuyên đề về Chính quyền địa phương 88
11. Chương Chính quyền địa phương trong Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam PGS, TS. Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội 89
12. Những nội dung cơ bản của Hiến pháp sửa đổi năm 2013 về chính quyền địa phương và định hướng triển khai PGS, TS. Nguyễn Đức Minh, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Châu Âu 95
VII. Các chuyên đề về các thiết chế Hiến định độc lập 110
13. Về các thiết chế hiến định độc lập trong Hiến pháp 2013 TS. Nguyễn Văn Thuận, Nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội 111
14. Kiểm toán Nhà nước - Một thiết chế đảm bảo thực hiện tính dân chủ trong Hiến pháp TS. Nguyễn Hữu Vạn, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Kiểm toán nhà nước 115





(1)Chủ tịch Hội đồng Viện Chính sách Công và Pháp luật


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M...

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể...

SÁCH TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP

SÁCH THAM KHẢO VỀ Y HỌC PHƯƠNG ĐÔNG TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP Cái truyền lại được của y học nằm lại trong bài thuốc. Cho nên dược học của Đông y dẫu đã trải qua nhiều chìm nổi, biến thiên song không triều đại nào, thòi kỳ nào bị ruồng bỏ, mà trong y học, việc nghiền cứu thảo luận các bài thuốc đã trở thành một chủ đề muôn thuở. Người học không sợ nhiều mà chỉ lo ít, người SƯU tầm chẳng sợ giàu mà chỉ lo còn quá nghèo. Cuốn sách này là công việc của nhiều người tâm huyết với nhiều năm lao động, tập hợp các bài thuốc hay, bất kê kinh phương, thời phương hoặc bí phương, hễ có công dụng lâm sàng tốt, được chấp nhận rộng rãi từ cổ chí kim đều được giới thiệu. Thuốc hay tập hợp hơn nghìn bài lấy công dụng chủ trị làm cương lĩnh, lấy phương tễ làm đề mục. Mỗi phương đều có tên bài, xuất xứ, thành phần, cách dùng, công hiệu, chủ trị, giải thích bài thuốc theo lí luận Đông y, lòi bàn, các bài thuốc cùng tên, các bài thuốc phụ thêm, phân tích, điền lí để sáng rõ. Trong phần ...