Chuyển đến nội dung chính

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ DÂN CHỦ TRỰC TIẾP, DÂN CHỦ CƠ SỞ TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ DÂN CHỦ TRỰC TIẾP, DÂN CHỦ CƠ SỞ TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM



Đồng chủ biên: GS. TSKH Đào Trí Úc – PGS. TS Trịnh Đức Thảo - TS Vũ Công Giao – TS Trương Hồ Hải


LỜI GIỚI THIỆU

Dân chủ trực tiếp, dân chủ cơ sở là hai hình thức dân chủ đã được thực hiện từ lâu ở Việt Nam và gần đây được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm thúc đẩy. Mặc dù vậy, liên quan đến hai vấn đề này hiện vẫn còn nhiều khía cạnh lý luận và thực tiễn chưa được làm rõ.

lý luận về dân chủ cơ sở và dân chủ trực tiếp thế giới và việt namĐể góp phần làm sáng tỏ những khía cạnh lý luận, thực tiễn nêu trên, qua đó thúc đẩy dân chủ trực tiếp, dân chủ cơ sở ở nước ta trong thời gian tới theo như định hướng của Đảng, Nhà nước, đặc biệt là theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013, Viện Chính sách công và Pháp luật trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) Đã phối hợp với Viện Nhà nước và Pháp luật trực thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức cuộc hội thảo với tiêu đề: “Dân chủ trực tiếp, Dân chủ cơ sở trên thế giới và ở Việt Nam” vào ngày 10/3/2014 tại Hà Nội. Hội thảo có sự tham gia của hơn 60 đại biểu là các nhà nghiên cứu, nhà quản lý đang làm việc cho hai cơ quan tổ chức và nhiều cơ quan nhà nước, trường đại học, viện nghiên cứu về pháp luật, chính sách công ở Hà Nội.

Trong một ngày hội thảo, các đại biểu đã chia sẻ kiến thức, thông tin và trao đổi, thảo luận về một loạt vấn đề lý luận, thực tiễn và các mô hình tổ chức thực hiện dân chủ trực tiếp, dân chủ cơ sở trên thế giới và ở Việt Nam, đồng thời đề xuất những quan điểm, giải pháp hoàn thiện khuôn khổ pháp luật và các cơ chế bảo đảm dân chủ trực tiếp và dân chủ cơ sở ở nước ta trong thời gian tới.

Để lưu giữ và cung cấp kiến thức, thông tin về hội thảo cho các nhà hoạch định chính sách, các cơ quan nhà nước, các cơ sở đào tạo, các chuyên gia không có cơ hội tham dự cho các mục đích tham khảo, nghiên cứu và giảng dạy, chúng tôi tập hợp và xuất bản các tham luận được gửi tới hội thảo trong cuốn sách này.

Mặc dù đã rất cố gắng, song do những hạn chế về nguồn lực và thời gian, cuốn sách này chắc chắn vẫn còn những hạn chế, sai sót. Chúng tôi mong nhận được sự góp ý chân tình của các quý độc giả để có thể xuất bản những ấn phẩm nghiên cứu tốt hơn về sau.

Nhân đây chúng tôi xin chân thành cám ơn các Đại sứ quán Nauy và Canada đã hỗ trợ tổ chức cuộc hội thảo kể trên và xuất bản cuốn sách này. Xin trân trọng giới thiệu và hy vọng cuốn sách sẽ bổ sung một nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho các cơ quan nhà nước, các đại biểu Quốc hội, các giảng viên, học viên, sinh viên ngành Luật và tất cả những ai quan tâm đến việc hoàn thiện khuôn khổ pháp luật và cơ chế về bảo đảm dân chủ trực tiếp, dân chủ cơ sở ở Việt Nam.

Hà Nội, tháng 4 năm 2014

VIỆN CHÍNH SÁCH CÔNG & PHÁP LUẬT và VIỆN NHÀ NƯỚC & PHÁP LUẬT



HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XHCN VIỆT NAM NĂM 2013 VÀ VẤN ĐỀ HOÀN THIỆN DÂN CHỦ TRỰC TIẾP, DÂN CHỦ CƠ SỞ Ở VIỆT NAM

GS. TSKH Đào Trí Úc

1. Đặt vấn đề

Cùng với quá trình đổi mới đất nước, từng bước Đảng ta đã xác định ngày càng rõ nét hơn, đầy đủ hơn, cụ thể hơn và ở trình độ cao hơn vấn đề dân chủ và pháp quyền. Cùng với những bước tiến vững chắc của công cuộc đổi mới, quan điểm của Đảng về dân chủ và pháp quyền cũng không ngừng được phát triển và hoàn thiện.

Dân chủ XHCN là một phạm trù chính trị biểu thị một hình thức chính trị ‐ nhà nước mà ở đó quyền con người, các quyền tự do, bình đẳng của công dân được thừa nhận, tôn trọng và bảo vệ; Trong chế độ đó, nhân dân phải là chủ thể đích thực và cao nhất của quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước. Ở đó, mọi thiết chế quyền lực đều được đặt dưới sự kiểm tra, giám sát, trước hết là của nhân dân.

Những năm qua, các hình thức dân chủ đã từng bước được củng cố và hoàn thiện. Các tiến bộ trong việc thực hiện hình thức dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện đã có khả năng thâm nhập sâu rộng vào mọi tầng lớp nhân dân và mọi vùng của đất nước, đang tạo ra những mô hình, những điển hình có sức lan tỏa mới. Trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, cũng đã có những chủ trương và bước đi cải cách và đổi mới trên nhiều mặt hoạt động.

Trước hết, cần phải kể đến mối liên hệ giữa đại biểu (đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND) Và cử tri. Trong nhiều nhiệm kỳ vừa qua, mối liên hệ này đã được chú ý cải thiện, các cuộc tiếp xúc giữa đại biểu và các cử tri đã đều đặn hơn. Trong các kỳ họp của các cơ quan đại diện, MTTQ Việt Nam các cấp đã tổng hợp được các ý kiến và kiến nghị của cử tri và chuyển đến các đại biểu, trong đó có những ý kiến thể hiện sự bức xúc của cử tri trước những vấn đề khác nhau trong chủ trương, chính sách, pháp luật và thực hiện chủ trương, chính sách và pháp luật.

Sự thảo luận, chất vấn tại các kỳ họp Quốc hội và HĐND đã được truyền hình trực tiếp và rộng rãi, thu hút sự quan tâm của nhân dân, của dư luận xã hội và các phương tiện thông tin đại chúng. Một số chế định giám sát mới đã được thiết kế và thể chế hóa như: Thành lập các Ủy ban lâm thời của Quốc hội (mặc dù chưa được hiện thực hóa), bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội bầu. Cơ sở pháp lý mới cho việc thực hiện các cơ chế dân chủ đó là sự thể chế hóa trong Hiến pháp quan điểm xây dựng Nhà nước pháp quyền của Đảng ta cũng như việc ban hành Luật về hoạt động giám sát của Quốc hội, Luật Khiếu nại, Luật MTTQ Việt Nam, Luật Thanh tra, Luật Cán bộ, công chức; Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật v.v…

Hoạt động lập pháp của Quốc hội đã được đẩy mạnh trên cơ sở chiến lược xây dựng và hoàn thiện pháp luật đến năm 2010 tầm nhìn 2020. Kết quả là đã tạo ra được khung pháp luật tương đối đầy đủ nhằm điều chỉnh hầu hết các lĩnh vực quan hệ xã hội phục vụ đắc lực cho sự vận hành của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế ngày càng sâu hơn, rộng hơn, có hiệu quả hơn và cho hoạt động bình thường của các lĩnh vực quan hệ xã hội và sinh hoạt quốc gia. Quy trình xây dựng pháp luật đã được đổi mới theo hướng phản ánh tốt hơn lợi ích đa dạng của xã hội, dân chủ hóa, công khai hóa quy trình đó nhằm thu hút sự quan tâm của xã hội, sự tham gia của doanh nghiệp, của các chuyên gia và các nhà khoa học.

Trong thập niên vừa qua, cải cách hành chính đã được Đảng và Nhà nước ta chủ trương triển khai với việc xây dựng và thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001‐2010. Kết quả là trên các mặt: Cải cách thể chế hành chính nhà nước, cải cách bộ máy hành chính, cải cách chế độ công vụ và công chức, cải cách tài chính công đều đã tạo được một số chuyển biến tích cực với mục tiêu xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp hóa, hiện đại hóa, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo các nguyên tắc và đòi hỏi của Nhà nước pháp quyền XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng mà điểm cốt yếu nhất là tăng cường năng lực tiếp nhận nhu cầu và lợi ích của xã hội, tạo thuận lợi tối đa cho các doanh nghiệp, cho người dân trong việc sử dụng các dịch vụ công. Nhiều nỗ lực cũng đang được đặt theo hướng tăng cường các bảo đảm cho việc gắn kết hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước với nhân dân, chống quan liêu, các hiện tượng hách dịch, cửa quyền, tham nhũng.

Cải cách tư pháp được Đảng và Nhà nước ta đặt trong mối quan hệ với nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, đổi mới pháp luật, cải cách hành chính. Điểm khởi đầu của cuộc cải cách này có thể được tính từ sự ra đời của Nghị quyết 08‐ NQ/TW ngày 02‐01‐2002 của Bộ Chính trị “Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới”. Những định hướng và giải pháp cơ bản và toàn diện cho công cuộc cải cách tư pháp được xác định trong Nghị quyết số 49‐NQ/TW ngày 02‐6‐ 2005 của Bộ Chính trị “Về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”. Thông qua các nỗ lực cải cách, hệ thống tư pháp Việt Nam đã từng bước được củng cố về tổ chức, làm trong sạch đội ngũ cán bộ các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử; Tăng cường khả năng tiếp cận công lý cho công dân, khắc phục tình trạng án oan, sai, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Trong quá trình đổi mới hệ thống chính trị, thực hiện dân chủ XHCN, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, Đảng và Nhà
......................
........................ Tài liệu chuyên khảo này gồm 340 Trang, tuyển tập 24 vấn đề cần nghiên cứu, thảo luận được trình bầy bởi các chuyên gia, nhà nghiên cứu Luật học, Hiến Pháp Việt Nam..


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

XHCN Xã hội chủ nghĩa
CNXH Chủ nghĩa xã hội
MTTQ Mặt trận Tổ quốc
UBTVQH Ủy ban Thường vụ Quốc hội
HĐND Hội đồng Nhân dân
UBND Ủy ban Nhân dân
TAND Tòa án Nhân dân
TANDTC Tòa án Nhân dân Tối cao
VKSNDTC Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao



MỤC LỤC

LỜI GIỚI THIỆU
1. Phát biểu chào mừng PGS. TS Lê Quốc Lý
2. Phát biểu chào mừng Bà Tone Wroldsen
3. Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2013 và vấnđề hoàn thiện dân chủ trực tiếp, dân chủ cơ sở ở Việt Nam GS. TSKH Đào Trí Úc
4. Nền dân chủ trực tiếp đầu tiên của nhân loại: Những thànhtựu và hạn chế GS. TS Nguyễn Đăng Dung
5. Dân chủ trực tiếp trên thế giới và những gợi mở cho Việt Nam TS. Vũ Công Giao
6. Tìm hiểu thêm những luận điểm về dân chủ trực tiếp trong tưtưởng dân chủ Hồ Chí Minh được Hiến pháp năm 2013 kế thừa TS. Ngô Vương Anh
7. Vận dụng chủ nghĩa Mác Lê‐nin, tư tưởng Hồ Chí Minh vềdân chủ trực tiếp ở Việt Nam TS. Tào Thị Quyên
8. Hoàn thiện cơ chế pháp lý thực thi dân chủ trực tiếp trong Nhànước pháp quyền XHCN Việt Nam PGS. TS. Nguyễn Minh Đoan
9. Bàn về các hình thức dân chủ và việc mở rộng dân chủ ở Việt Nam TS. Nguyễn Minh Tuấn
10. Quyền bãi nhiệm đại biểu dân cử và sự phát triển của quy định về quyền bãi nhiệm đại biểu dân cử qua các bản Hiến pháp Việt Nam PGS. TS Nguyễn Văn Mạnh
11. Hoàn thiện pháp luật về quyền bãi nhiệm đại biểu dân cử củacử tri theo tinh thần Hiến pháp năm PGS. TS. Trịnh Đức Thảo
12. Hoàn thiện pháp luật về trưng cầu ý dân ở Việt Nam theo tinhthần Hiến pháp sửa đổi năm 2013 PGS. TS Trương Thị Hồng Hà
13. Trưng cầu ý dân và quy định về trưng cầu ý dân ở một sốnước trên thế giới ThS. Nguyễn Thị Tố Uyên
14. Phát huy vai trò của hương ước trong tổ chức và thực hiện dânchủ cơ sở PGS. TS. Bùi Xuân Đức
15. Hoàn thiện pháp luật về cơ chế dân chủ cơ sở ở Việt Nam hiệnnay theo tinh thần Hiến pháp năm 2013 TS Trương Hồ Hải
16. Thực hiện pháp luật và giải pháp hoàn thiện pháp luật về dânchủ cơ sở Nguyễn Kim Đạt
17. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật về dân chủcơ sở ở Việt Nam hiện nay ThS. Dương Thị Tươi
18. Kết hợp dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện trong xây dựngnền dân chủ XHCN ở nước ta ThS. Mai Thị Thanh Tâm
19. Mối liên hệ giữa hoàn thiện cơ chế thực hiện dân chủ trực tiếp, dân chủ cơ sở với việc thúc đẩy các quyền con người, quyềncông dân theo tinh thần Hiến pháp năm TS. Nguyễn Thị Vy
20. Chế độ bầu cử dân chủ TS. Trần Nho Thìn
21. Sự phát triển của chế độ bầu cử ở Việt Nam từ Tổng tuyển cửđầu tiên năm 1946 đến nay TS. Trần Đình Thắng
22. Thực hiện pháp luật về bầu cử và các giải pháp hoàn thiệnpháp luật về bầu cử ở Việt Nam TS. Lê Thanh Bình
23. Thực trạng thực hiện quyền bầu cử, ứng cử của công dân vàmột số đề xuất nâng cao việc thực hiện quyền bầu cử, ứng cử ở Việt Nam hiện nay ThS. Hoàng Minh Hội
24. Mối quan hệ giữa đạo đức công vụ với dân chủ XHCN ThS. Nguyễn Tiến Hiệp

(This book has been published with financial assistance of the Norwegian Embassy and the Canadian Embassy in Hanoi. The contents of this book are the sole responsibility of the Institute of Public Policy & Law and the Institute of State and Law of Vietnam, which can under no circumstances be regarded as reflecting the position of the donors.)


DOWNLOAD MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ DÂN CHỦ TRỰC TIẾP, DÂN CHỦ CƠ SỞ TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM



======================

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M...

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể...

SÁCH TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP

SÁCH THAM KHẢO VỀ Y HỌC PHƯƠNG ĐÔNG TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP Cái truyền lại được của y học nằm lại trong bài thuốc. Cho nên dược học của Đông y dẫu đã trải qua nhiều chìm nổi, biến thiên song không triều đại nào, thòi kỳ nào bị ruồng bỏ, mà trong y học, việc nghiền cứu thảo luận các bài thuốc đã trở thành một chủ đề muôn thuở. Người học không sợ nhiều mà chỉ lo ít, người SƯU tầm chẳng sợ giàu mà chỉ lo còn quá nghèo. Cuốn sách này là công việc của nhiều người tâm huyết với nhiều năm lao động, tập hợp các bài thuốc hay, bất kê kinh phương, thời phương hoặc bí phương, hễ có công dụng lâm sàng tốt, được chấp nhận rộng rãi từ cổ chí kim đều được giới thiệu. Thuốc hay tập hợp hơn nghìn bài lấy công dụng chủ trị làm cương lĩnh, lấy phương tễ làm đề mục. Mỗi phương đều có tên bài, xuất xứ, thành phần, cách dùng, công hiệu, chủ trị, giải thích bài thuốc theo lí luận Đông y, lòi bàn, các bài thuốc cùng tên, các bài thuốc phụ thêm, phân tích, điền lí để sáng rõ. Trong phần ...