nghiên cứu đặc điểm địa chất công trình của nền san hô ở một số vùng trọng điểm và các giải pháp thích hợp cho xây dựng các công trình biển phục vụ phát triển kinh tế và quốc phòng
đề tài cấp nhà nước: nghiên cứu đặc điểm địa chất công trình của nền san hô ở một số vùng trọng điểm và các giải pháp thích hợp cho xây dựng các công trình biển phục vụ phát triển kinh tế và quốc phòng
Tóm tắt đề tài
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước “Nghiên
cứu đặc điểm địa chất công trình của nền san hô ở một số vùng trọng
điểm và các giải pháp thích hợp cho xây dựng các công trình biển phục vụ
phát triển kinh tế và quốc phòng”
mã số KC.09.08 thuộc Chương trình “ Điều tra cơ bản và nghiên cứu ứng
dụng công nghệ biển”. Đề tài do GS.TS Hoàng Xuân Lượng làm chủ nhiệm, cơ
quan chủ trì là
Học
viện KTQS. Để thực hiện, ban chủ nhiệm đề tài đã tập hợp được một số
lượng lớn các cán bộ khoa học thuộc nhiều cơ quan khoa học, như: Học
viện KTQS,Trường ĐH Mỏ - Địa chất, Quân chủng Hải quân, Viện Cơ học –
Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Trung tâm KHKT và CN Quân sự.
Với
đặc thù của vùng biển và thềm lục địa Việt nam, vùng trọng điểm trong
đề tài được xác định là quần đảo Trường Sa và khu vực DKI. Mục tiêu của
đề tài KC.09.08 là: Xác định đặc điểm địa chất công trình của nền san hô
ở một số vùng trọng điểm (khu vực quần đảo Trường Sa và khu vực thềm
lục địa ngoài khơi phía nam nơi có các công trình DKI), nghiên cứu xác
định tính chất cơ lý của san hô và các đặc tr-ng động học của nền san hô
phục vụ xây dựng công trình; đề xuất các giải pháp thích hợp cho xây
dựng các công trình trên nền san hô, áp dụng trực tiếp cho công trình
trên các đảo của quần đảo Trường Sa và các công trình tại khu vực DKI.
Trong
thời gian thực hiện, đề tài đã tổ chức 5 đoàn đi khảo sát thực địa thực
hiện các công việc: đo vẽ địa hình; khoan thăm dò địa chất; thực hiện
một số thí nghiệm xác định các đặc tr-ng cơ lý và các đặc tr-ng động của
nền san hô ngoài đảo; thực hiện một số thí nghiệm và đo đạc phục vụ cho
việc đánh giá khả năng làm việc và tuổi thọ của công trình DKI; đánh
giá chất lượng công trình đã xây dựng. Để thực hiện các mục tiêu đặt ra,
các phương pháp nghiên cứu được áp dụng là: khảo sát đo đạc, khoan thăm
dò địa chất, lấy mẫu đất đá san hô; thực hiện các thí nghiệm ngoài hiện
trường và trong phòng thí nghiệm; xây dựng các bản đồ địa hình địa chất
ở dạng bản đồ số; sử dụng các phần mềm phân tích, xử lý số liệu để xác
định các đặc tr-ng cơ lý của san hô; tính toán lý thuyết và xây dựng mô
hình tính để xác định các chỉ tiêu kỹ thuật cho công trình và lựa chọn
các giải pháp công trình.
Đề tài đã đạt được kết quả theo các nội dung sau:
1.
Hoàn thiện bộ số liệu về địa hình, địa mạo, địa chất công trình tại 5
đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Thu thập các bản đồ địa hình, các tài liệu
địa chất khu vực quần đảo Trường Sa và khu vực xây dựng DKI.
2.
Xác định đặc điểm phân bố san hô, địa hình, địa chất và cấu tạo thạch
học của các đảo vùng quần đảo Trường Sa và khu vực DKI. Đã thiết lập
được bản đồ địa hình, địa mạo, địa chất công trình cho 5 đảo, thực hiện
một lỗ khoan sâu 51,2m tại đảo Song Tử Tây.
3.
Xác định tính chất cơ lý và các đặc điểm khác của san hô và nền san hô
thuộc vùng nghiên cứu, bao gồm: xây dựng mô hình thí nghiệm, tổ chức thí
nghiệm tại thực địa và trong phòng thí nghiệm, xử lý kết quả, đề xuất
các chỉ tiêu phục vụ thiết kế và nghiên cứu.
4.
Xây dựng được chương trình quản lý cơ sở dữ liệu về địa hình, địa mạo,
tính chất cơ lý san hô, địa chất công trình tại vùng nghiên cứu.
5. Tính toán, xác định các chỉ tiêu kỹ thuật cho các công trình trên nền móng san hô.
6.
Đ-a ra các giải pháp thích hợp cho xây dựng công trình trên nền san hô
bao gồm: giải pháp kết cấu, vật liệu, thiết kế và thi công.
7.
Các kết quả nghiên cứu đã được áp dụng thiết kế sửa chữa các công trình
DKI, xây dựng các công trình chống xói lở đảo tại quần đảo Trường Sa.
Đặc
biệt, trong quá trình thực hiện đề tài, một số kết quả nghiên cứu của
đề tài đã được áp dụng trong xây dựng công trình kè chống xói lở tại hai
đảo Song Tử Tây và Trường Sa và trong gia cố các công trình DKI. Qua
nghiệm thu, các công trình nêu trên đều được đánh giá là bước đầu có
hiệu quả tốt.
Kết
quả của đề tài đã đáp ứng đầy đủ mục tiêu, nội dung nghiên cứu đặt ra,
sản phẩm của đề tài phản ánh một cách toàn diện về mặt địa chất công
trình khu vực nghiên cứu. Đề tài đã hoàn thành đầy đủ các nội dung
nghiên cứu theo thuyết minh, thu được các kết quả nghiên cứu có độ tin
cậy, đáp ứng các yêu cầu khoa học và chỉ tiêu cơ bản của các sản phẩm
khoa học công nghệ:
.........................Công trình nghiên cứu hoàn thành năm 2004, với hơn 400 trang và nội dung cơ bản như sau:
Mục lục
Bảng ký hiệu và chữ viết tắt
Phần 1. Giới thiệu chung
Mở đầu: Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nướclựa chọn đề tài
Phần 2. Đặc điểm địa chất và cấu tạo thạch học
Của san hô vùng trường sa và dki
Chương 1. Khái quát Vị trí địa lý, đặc điểm khí hậuđịa chất của khu vực
1.1. Vị trí địa lý và đặc điểm chung địa hình các đảo
1.2. Đặc điểm khí tượng - Hải văn
1.3. Đặc điểm địa chất
1.3.1. Cấu trúc địa chất và bối cảnh kiến tạo liên quan
1.3.2.
Lịch sử phát triển địa chất quần đảo san hô Trường Sa trongmối quan hệ
với chuyển động kiến tạo và sự thay đổi mực nước biển
1.4. Kết luận
Chương 2. Đặc điểm phân bố san hô, địa hình và địa chấtkhu vực trường sa và dki
2.1. Mở đầu
2.1.1. Mục tiêu, nội dung nghiên cứu
82.1.2. Phương pháp thực hiện
2.2. Đặc điểm phân bố san hô, địa hình, địa chất các đảo thuộc quần đảo Trường Sa
2.2.1. Giới thiệu quần đảo
2.2.2. Đặc điểm phân bố san hô
2.2.3. Đặc điểm địa hình các đảo thuộc quần đảo Trường Sa
2.2.4. Đặc điểm địa chất các đảo thuộc quần đảo Trường Sa
2.2.5. Nhận xét
2.3. Đặc điểm phân bố san hô, địa hình và địa chất khu vực DKI
2.3.1. Giới thiệu chung
2.3.2. Đặc điểm phân bố và địa hình khu vực DKI
2.3.3. Đặc điểm địa chất khu vực DKI
2.3.4. Nhận xét
Kết luận chương
Chương 3. Đặc điểm địa mạo, cấu trúc địa chấtvà thạch học các đảo san hô
3.1. Mở đầu
3.1.1. Mục tiêu, nội dung nghiên cứu
3.1.2. Phương pháp nghiên cứu
3.1.3. Nguồn tài liệu
3.2. Đặc điểm địa mạo
3.2.1. Các kiểu nguồn gốc hình thái và một số yếu tố địa hình đặc trưng
3.2.2. Đặc điểm địa hình các cao nguyên ám tiêu san hô
3.2.3. Lịch sử phát triển địa hình khu vực và phân vùng địa mạo
3.3. Quá trình hình thành và phát triển các rạn san hô
3.3.1. Một số khái niệm chung về rạn san hô và sinh vật tạo rạn
3.3.2. San hô- Vật liệu tạo rạn chính
3.3.3. Quá trình hình thành và phát triển các rạn san hô
93.3.4. Lịch sử phát triển các rạn san hô
3.4. Đặc điểm thạch học san hô
3.4.1. Phân loại thạch học san hô
3.4.2. Các đặc điểm thạch học và quá trình hình thành chúng
3.4.3. Quan hệ thạch học san hô với chu kỳ trầm tích
3.4.4. Tuổi san hô và mối quan hệ với lịch sử tiến hoá địa chấtbiển Đông trong Đệ tứ
3.5. Đánh giá địa chất công trình khối đá san hô
3.5.1. Quan niệm về khối đá
3.5.2. Đặc điểm cấu trúc của khối đá san hô
3.5.3. Quan hệ giữa đặc điểm thạch học với đặc tính địa chất công trìnhcủa các mẫu đá san hô
3.5.4. Phân tích độ bền của khối đá san hô
Kết luận chương
Phần 3. Tính chất cơ lý của san hô và nền san hô
Chương 4. Tính chất cơ lý của san hô
4.1. Mục đích nghiên cứu
4.2. Các chỉ tiêu cơ lý cần xác định
4.3. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu
4.3.1. Nhiệm vụ
4.3.2. Phương pháp nghiên cứu
4.4. Nội dung nghiên cứu
4.4.1. Khoan lấy mẫu thí nghiệm
4.4.2. Công tác thí nghiệm trong phòng
4.4.3. Tính chất cơ lý theo chiều sâu của lỗ khoan 51,2m
4.4.4. Đánh giá kết quả và kết luận
Chương 5. Từ biến của san hô
5.1. Mở đầu
5.2. Cơ sở khoa học của việc thí nghiệm từ biến san hô
5.2.1. Mục đích quá trình thí nghiệm
5.2.2. Nội dung quá trình thí nghiệm
5.3. Quá trình thí nghiệm và kết quả đạt được
5.4. Kết luận
Chương 6. Các đặc trưng động lực học của nền San Hô
6.1. Mở đầu
6.2. Cơ sở lý thuyết
6.2.1. Các dạng sóng chấn động lan truyền trong môi trường đất
6.2.2. Các đặc trưng động lực học của môi trường đất
6.3. Tổng quan một số phương pháp thí nghiệm truyền sóng trongmôi trường và xác định đặc trưng động lực học của đất
6.3.1. Thí nghiệm truyền sóng nổ trong môi trường đất của Liakhov G. M
6.3.2. Các phương pháp thí nghiệm hiện trường xác địnhtốc độ truyền sóng và đặc trưng động lực học của đất
6.4. Thí nghiệm truyền sóng nổ trong nền san hô
6.4.1. Thí nghiệm tại hiện trường đảo Song Tử Tây - Quần đảo Trường Sa
6.4.2. Thí nghiệm tại phòng thí nghiệm
6.4.3. Xác định các đặc trưng động lực học của vật liệu
6.5. Kết luận
Chương 7. Ma sát giữa cọc và nền san hô
7.1. Mở đầu
7.2. Hệ số ma sát giữa một số vật liệu với san hô
7.2.1. Thí nghiệm tại đảo Song Tử Tây- Quần đảo Trường Sa
117.2.2. Xác định hệ số ma sát trượt giữa san hô với bê tông và thép trongphòng thí nghiệm
7.3. Lực ma sát phân bố giữa vật liệu thép mô hình cọc đơn với thềm san hô
7.3.1.
Thí nghiệm xác định lực ma sát phân bố giữa vật liệu thép trên mô
hìnhcọc đơn với thềm san hô ngập nước biển ven đảo Song Tử Tây- Quần đảo
Trường Sa
7.3.2. Thí nghiệm xác định lực ma sát giữa cọc thép và nền san hô trongphòng thí nghiệm
7.4.
Chiều sâu ngàm của mô hình cọc đơn khi đặt tải trọng điều hoàtheo
phương ngang tại đỉnh cọc, phụ thuộc vào tần số và thời gian tác dụng
7.4.1.
Thí nghiệm xác định chiều sâu ngàm của mô hình cọc đơn khi đặttải trọng
ngang điều hoà tại đỉnh cọc tại vùng thềm san hô ven đảo Song Tử Tây –
Quần đảo Trường Sa
7.5. Nghiên cứu thực nghiệm kết cấu dàn thép không gian trên hệmóng cọc thép trong nền san hô
7.5.1. Đặt vấn đề
7.5.2. Mô tả thí nghiệm
7.5.3. Số liệu đo và kết quả phân tích
7.5.4. So sánh kết quả thực nghiệm vớicác kết quả lý thuyết và thực nghiệm khác
7.6. Xây dựng mô hình toán học mô tả quan hệ lực ma sát vàchiều sâu ngàm theo thời gian
7.7. Kết luận phần 4. Các giải pháp công trình trên nền san hôvà ứng dụng
Chương 8. Truyền sóng nổ trong môi trường đất đá san hô
8.1. Mở đầu
8.2. Hệ phương trình xác định chuyển động một chiều
8.3. Các mô hình vật lý của môi trường đất đá
8.3.1. Mô hình đàn hồi tuyến tính
8.3.2. Mô hình đàn hồi phi tuyến
8.3.3. Mô hình đàn dẻo
8.4. Phương trình chuyển động phẳng một chiều trong toạ độ Lagrăng
8.5. Phương pháp giải bài toán truyền sóng phẳng một chiều trong môi trườngđàn hồi phi tuyến và đàn dẻo
8.6. Giải bài toán truyền sóng nổ trong môi trường dẻo không tính đếnbiến dạng đàn hồi
8.7. Nghiên cứu bằng số
8.7.1. Bài toán 1
8.7.2. Bài toán 2
8.7.3. Bài toán 3
8.8. Giải bài toán truyền sóng nổ trong môi trường dẻo có kể đến biến dạngđàn hồi
8.8.1. Bài toán
Chương 9. Nghiên cứu bài toán tương tác cọc – nền
9.1. Mở đầu
9.2. Các tham số cơ bản khi tính toán móng cọc và xác định khả năng chịu lựccủa công trình xây dựng trên nền san hô
9.3. Xây dựng thuật toán và chương trình để giải bài toán tương tác cọc –nền san hô chịu tải trọng động điều hoà
9.3.1. Các quan hệ PTHH đối với phần tử thanh
9.3.2. Các quan hệ PTHH đối với phần tử cọc
9.3.3. Phương trình chuyển động và các ma trận của toàn hệ
9.3.4. Xác định nội lực
139.4. Các thuật toán giải bài toán dao động riêng và dao động cưỡng bức
9.4.1 Giải bài toán dao động riêng
9.4.2. Giải bài toán dao động cưỡng bức
9.5.
Xác định sơ đồ tiếp xúc thực giữa cọc và nền san hô và khả năngchịu lực
của công trình có kể đến độ bền mỏi của vật liệu nền khi chịu tải trọng
động điều hoà
9.6. Nghiên cứu bằng số
Chương 10. Phân tích các giải pháp công trình biển trênnền san hô
10.1. Mở đầu
10.2. Giải pháp kết cấu các công trình DKI (giải pháp giàn thép –móng cọc
10.3. Phân tích các giải pháp gia cố các công trình DKI
10.3.1. Giải pháp bán trọng lực
10.3.2. Giải pháp mở rộng chân đế
10.3.3. Phân tích - U, nhược điểm của hai giải pháp gia cố các công trình DKI
10.4. Giải pháp công trình biển trên nền san hô
10.4.1. Phân tích - U nhược điểm của các dạng công trình biển khi xây dựngtrên nền san hô
10.4.2.
Công trình xây dựng trên các đảo san hôa. Công trình ngầm trên đảo
nổib. Giải pháp đường hầm, giao thông hào c. Giải pháp bể chứa ngầm d.
Giải pháp công trình kè chống xói lở
10.5. Nhà ở cấp
10.6. Kiến nghị một số giải pháp thích hợp đối với công trình trên nền san hô
10.6.1. Đối với các công trình biển
10.6.2. Đối với các công trình xây dựng trên các đảo san hô
Kết luận chung tài
LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tham khảo
1. Lê Đức An, 1991, Vài đặc điểm về địa mạo đáy biển quần đảo Trường Sa và các vùng kế cận, Tuyển tập BCKH, HNKH Biển III, tập II, 200 - 205, Viện KHVN, Hà Nội.
2. Lê Đức An, 1996, Về dao động mực nước biển ở thềm lục địa ven bờ Việt Nam trong Holocen, Tc CKHvTĐ, 4,365 - 367.
3. Lê Đức An, Uông Đình Khanh, 1998, Đặc điểm hình thái đáy biển phía đông Quy Nhơn - Cà Mau, Tc CKHvTĐ, 241 - 245.
4.
Lê Đức An, Đào Đình Bắc và nnk, 1998, Về cấu trúc địa hình đáy Biển
Đông, Tuyển tập các công trình nghiên cứu địa lý, 9 - 17, NXB KH&KT,
Hà Nội.
5. Lê Đức An, 1999, Số liệu khái quát về địa mạo các cao nguyên san hô vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa, Tc CKHvTĐ, 2,153 - 160.
6. Lê Đức An, 1999, Sơ bộ phân loại các dạng địa hình đáy Biển Đông, Tc CKHvTĐ, 3,220 - 223.
7. Lê Đức An, 2002, Đặc điểm khái quát về địa mạo các đảo trên vùng biển Việt Nam, Tc KH&CN biển, 2,1 - 11.
8. Nguyễn Tác An, 1988, Những đặc trưng sinh thái của các rạn san hô ở quần đảo Trường Sa, TLLT. Nha Trang.
9. Nguyễn Tác An, Phạm Văn Huyên, Trerbadji I., 1991, Vai trò sinh thái của các rạn san hô đối với khả năng sản xuất của vùng biển, TC Sinh học, phụ trương về một số kết quả nghiên cứu biển, 7 - 10, Hà Nội.
10.
Nguyen Van Bach et al., 1998, Sea level changes and formation of coral
island in Vietnam sea, Petrovietnam Review, Vol. 3, Hanoi.
11. Nguyễn Văn Bách, Nguyễn Huy Phúc, 1998, Thành phần của đá vụn hình thành nên các đảo nổi Trường Sa, TC Dầu khí, số 7,10 - 18, Hà Nội.
12.
Nguyen Van Bach et al., 1999, Formation mechanism of the Truong Sa
Island. Geology and Petroleum in Viet Nam., 90 - 100,130, Hanoi.
13. Nguyen Van Bach et al., 2000, Quaternary reef limestone of Truong Sa island, Petrovietnam Review, Vol. 1,10 - 23, Hanoi.
14.
Nguyễn Văn Bách, Nguyễn Tiến Hải, 2000, Cơ chế hình thành các rạn san
hô ở vùng biển Trường Sa, TC Địa chất, loạt A, số 260,32 - 37, Hà Nội.
34215. Nguyen Van Bach, Pham Viet Nga, 2001, The structure model of
coral reefs in Truong Sa sea, Petrovietnam Review, Vol. 2,2 - 11, Hanoi.
16. Lê Duy Bách, Ngô Gia Thắng, 1990, Về phân vùng thềm lục địa Việt Nam và các miền kế cận, Tc CKHvTĐ, 3,65 - 73.
17.
Bêdukhốp N. I., 1978, Cơ sở lý thuyết đàn hồi, lý thuyết dẻo, lý
thuyết từ biến T1, T2 (Phan Ngọc Châu dịch), NXB Đại học và Trung học
chuyên nghiệp, Hà nội.
18. Nguyễn Biểu, 1985, Vài nét về đặc điểm địa chất quần đảo Trường Sa, Tạp chí Địa chất 169.
19.
Nguyễn Quang Bô, Nguyễn Duy H - Ng, Trần Quang Hoan, Nguyễn Văn Đắc,
Trần Đức Chinh, 1997, Khu vực bãi TƯ Chính trong bình đồ cấu trúc thềm
lục địa đông nam Việt Nam. BC HNKH ngành dầu khí 20 xây dựng và tương
lai phát triển,118 - 136, Tổng công ty dầu khí Việt Nam, Hà Nội.
20. Nguyễn Quang Bô và nnk, 1998, Khu vực bãi TƯ Chính trong bình đồ cấu trúc thềm lục Đông Nam Việt Nam, Tc Dầu khí, 5,25 - 42.
21. Vũ Uyển Dĩnh, 2002, Môi trường biển tác động lên công trình, Nhà xuất bản Xây dựng.
22. Đắc Uyn Ts., 1936, Cấu tạo và phân bố các ám tiêu san hô, Tuyển tập, tập 2,185 - 446, Moskva. (Bản tiếng Nga. Nguyên bản tiếng Anh, 1842).
23. Nguyễn Trọng Giảng, 1998, Thuộc tính cơ học của vật rắn, Đại học Bách khoa Hà nội.
24. Đặng Văn Giáp, 1997, Phân tích dữ liệu khoa học bằng chương trình MS - EXCEL, NXB Giáo dục, Hà nội
25.
Trịnh Thế Hiếu, 1992, Các kiểu rạn san hô vùng quần đảo Trường Sa,
Tuyển tập BCKH HNKH biển toàn quốc III, tập 2,224 - 229, Hà Nội.
26. Trịnh Thế Hiếu, 1998, Dẫn
liệu mới về cấu trúc hình thái địa hình và cảnh quan dưới nước các bãi
ngầm phía bắc quần đảo Trường Sa qua chuyến khảo sát liên hợp Việt Nam -
Philippines tháng 4 - 5/1996, Tc Dầu khí, 5,17 - 24.
27. Thái Doãn Hoa, Phạm Văn Lợi, Nguyễn Văn Lân, 1994, Địa chất công trình và tính chất cơ lý của môi trường san hô vùng quần đảo Trường Sa, Báo cáo 343kết quả thực hiện đề tài nhánh của đề tài KT. 03.13, Học viện Kỹ thuật Quân sự.
28. Thái Doãn Hoa, Trần Nghi, Tạ Hoà Phương, 2002, Đặc điểm thạch học và quá trình hoá đá trong cấu trúc nhịp của đá san hô vùng quần đảo Trường Sa, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển, Trung tâm KHTN&CNQG 2 (4).
29. Thái Doãn Hoa, 2003, Nghiên
cứu sự hình thành điều kiện địa chất công trình các quần đảo san hô
vùng nhiệt đới và đánh giá khả năng xây dựng các công trình trên chúng
(lấy ví dụ quần đảo Trường Sa – Việt Nam), Luận án Tiến sỹ Địa chất.
30. Nguyễn Xuân Hùng, 1999, Động lực học công trình biển, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật.
31. Lăng Văn Kẻn, Nguyễn Huy Yết, 1989, San hô đá quần đảo Trường Sa, TC Hải quân, I (138), Hải Phòng.
32. Lăng Văn Kẻn, Nguyễn Huy Yết, 1996, Dẫn liệu về thành phần loài san hô đá và rạn san hô đảo Nam Yết, quần đảo Trường Sa, Tài nguyên và Môi trường biển, tập III, 188 - 197. Nhà XB KH - KT, Hà Nội.
33. Võ Văn Lành, Tống Phước Hoàng Sơn, 2001, Các xoáy địa chuyển cơ bản của vùng khơi Biển Đông và các đặc trưng nhiệt muối trong chu kỳ năm, TC KH và CN biển, số 2,27 - 38, Hà Nội.
34. Latypov Ju. Ia., 1990, San hô cứng Việt Nam. 81 tr. Nauka, Moskva (bản tiếng Nga).
35. Leontiev O. K., Medvedev V. C., 1972, Tiến hoá các atôl ở Thái Bình Dương, Priroda, số 9,80 - 87. (Bản tiếng Nga).
36. Nguyễn Văn Lương, 2000, Đặc điểm địa chất, địa mạo các đảo Trường Sa, Đá Tây theo tài liệu địa vật lý, TLLT, Hà Nội.
37. Nguyễn Văn Lương, Dương Quốc H - Ng, 2001, Cấu trúc địa chất tầng nông vùng đảo Trường Sa theo tài liệu địa chấn nông phân giải cao, TC KH và CN biển, số 3,44 - 53, Hà Nội.
38. Hoàng Xuân Lượng, Nguyễn Văn Cường, 1996, Lý thuyết đàn hồi, dẻo, từ biến, Học viện KTQS, Hà nội.
39. Hoàng Xuân Lượng, Đặng Văn Mấn, 2001, Phương pháp thực nghiệm Cơ học, Nhà xuất bản QĐND
40. Trần Nghi, Mai Thanh Tân và nnk, 2000, Tiến hoá trầm tích và cổ địa lý Pliocen - Đệ tứ lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam, Tạp chí Địa chất loạt A.
41. Nguyễn Ngọc, 1981, Một số dẫn liệu về Trùng lỗ (Foraminifera) Đệ Tứ ở quần đảo Trường Sa, TC các KH về TĐ, 3 (2), 60 - 61, Hà Nội.
42. Nguyễn Ngọc, 1982, Foraminifera Đệ Tứ muộn ở quần đảo Trường Sa, Tuyển tập CSVH, 34 - 45, b. A. 3 - 7, Nhà xb KH - KT, Hà Nội.
43. Nguyễn Ngọc, 1997, Hoá thạch Foraminifera đặc trưng khu vực quần đảo Trường Sa, BC chuyên đề đề tài TS - 04,37 tr. 4b. A, Hà Nội.
44. Nguyễn Ngọc, Nguyễn Hữu Cử, 1998, Về ranh giới Pleistocen - Holocen khu vực đảo nổi Trường Sa,
Tuyển tập các công trình NC về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên
nhiên vùng quần đảo Trường Sa, 77 - 85, Nhà xb KH - KT, Hà Nội.
45. Nguyễn Ngọc, 1998, Xác định thành phần sinh vật tạo rạn san hô các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, BCCĐ. TLLT. 39 tr, Hà Nội.
46. Nguyễn Ngọc, 2000, San hô tạo rạn và rạn san hô vùng quần đảo Trường Sa, BCCĐ. TLLT. 73 tr, Hà Nội.
47. Nguyễn Ngọc, 2001, Nghiên cứu cấu trúc,
cơ chế hình thành và sự tiến hoá rạn san hô khu vực Trường Sa - Đá Tây
trên cơ sở sinh vật tạo rạn, BCCĐ. TLLT. 56 tr.,, Hà Nội.
48. Lý Trường Phương, 1998, Đá cacbonat thềm lục địa miền trung Việt Nam, TC Dầu khí, số 7,2 - 9, Hà Nội.
49. P. Jeyasuria và J. C Lewis, Các đặc trưng cơ học của cốt san hô sừng (Bản dịch tiếng Việt).
50. Bùi Công Quế, 1998, Đặc điểm các trường dị thường trọng lực và từ ở vùng quần đảo Trường Sa và các vùng biển kế cận, Tt CCTNC về ĐKTN và TNTN vùng quần đảo Trường Sa, 161 - 175, NXB KH&KT, Hà Nội.
51. Bùi Công Quế và nnk, 1998, Một vài nét cơ bản về đặc điểm cấu trúc vỏ Trái đất vùng quần đảo Trường Sa theo các số liệu địa vật lý,
Tt CCTNC về ĐKTN và TNTN vùng quần đảo Trường Sa, 115 - 126, NXB
KH&KT, Hà Nội. 34552. Schalapak B. R. Và J. B Herbich, Chương trình
công nghệ biển (Bản dịch tiếng Việt).
53.
Shamsher Plaskash, Hari D. Sharma, Cung Nhất Minh, Diệp Vạn Linh và Lựu
H - Ng Lục, Xác định ma sát cọcư nền (Bản dịch tiếng Việt).
54. Trần Đức Thạnh, 1991, Một số đặc điểm địa chất đảo Trường Sa, TC Địa chất, số 206 - 207,37 - 44, Hà Nội.
55. Trần Đức Thạnh, 1991, Động lực bồi tụ, xói lở và sự thay đổi hình dáng đảo Trường Sa, Tuyển tập BCKH HNKH biển III, tập II, 266 - 272, Viện KHVM, Hà Nội.
56. Trần Đức Thạnh, 1995, Ranh giới dưới và địa tầng trầm tích Holocen ở thềm lục địa vịnh Bắc Bộ, TC các KH về TĐ, 17/1,22 - 29. Hà Nội.
57. Trần Đức Thạnh, Nguyễn Đình Hồng, 1991, Cấu trúc và phân bố hệ thống ám tiêu san hô vùng quần đảo Trường Sa, Hải Quân, 5 (142), Hải Phòng.
58. Trần Đức Thạnh, 1994, Động lực bồi tụ – xói lở và thay đổi hình dạng đảo san hô quần đảo Trường Sa, Tài nguyên và Môi trường biển tập II.
59. Trần Đức Thạnh và nnk, 1997, Đặc điểm địa mạo biển Việt Nam, Tài nguyên và môi trường biển, tập IV, 7 - 28, NXB KH&KT, Hà Nội.
60. Ngô Gia Thắng, Lê Duy Bách, 1998 - Về tiến hoá kiến tạo Biển Đông Việt Nam. Tc CKHvTĐ, 3,215 - 227.
61. Nguyễn Hoa Thịnh, 2000 - Báo cáo tổng hợp đề tài KHCN. 06.09.
62. Phân Hữu Trĩ, 1996, Góp phần nghiên cứu rong biển quần Đảo Trường Sa (2 đảo Trường Sa lớn và Nam Yết), Tuyển tập nghiên cứu biển, tập VII, 147 - 162, Nha Trang.
63. Võ Sĩ Tuấn, 1988, Bước đầu nghiên cứu san hô tạo rạn các đảo Nam Yết, Sơn Ca (quần đảo Trường Sa), TLLT, Nha Trang.
64. Võ Sĩ Tuấn, 1990, Rạn san hô ở quần đảo Trường Sa, Thông tin KHKT tỉnh Khánh Hoà, Số 2,13 - 15, Nha Trang.
65. Võ Sĩ Tuấn, Nguyễn Huy Yết, 1997, Rạn san hô trên các bãi cạn phía bắc đảo Trường Sa, Tuyển tập NC biển, Tập VIII, Nha Trang.
66. Đỗ Tuyết, 1978, Một số nét về địa mạo quần đảo Trường Sa, TC Địa chất, số 136,16 - 19, Hà Nội.
67. Phạm Văn Tỵ, 1999, Cơ sở lý thuyết của hệ phương pháp nghiên cứu địa chất công trình, Trường Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội.
68. Phạm Văn Tỵ và nnk, 2004, Quan hệ giữa cấu trúc nhịp, đặc điểm thạch học và tính chất cơ lý của san hô quần đảo Trường Sa (sắp in).
69. Ngô Xuân Vinh, 2000, Địa chất và tiềm năng dầu khí khu vực đới nâng TƯ Chính, tây nam quần đảo Trường sa trên cơ sở nghiên cứu giếng khoan PV - 94 - 2X, TC Dầu khí, số 4+ 5,2 - 14, Hà Nội.
70. Xokolov B. Và Ivanopsky (biên tập), 1987, Rạn và san hô tạo rạn, 293 tr. Moskva.
71. Nguyễn Huy Yết, 1991, Một số dẫn liệu về san hô tạo rạn ở cụm đảo Song Tử thuộc quần đảo Trường Sa, Tài nguyên và Môi trường biển, Tập I, 135 - 144. Nhà xb KHKT, Hà Nôi.
72. Nguyễn Huy Yết, 1994, Hệ sinh thái san hô biển Việt Nam. Chuyên khảo biển VN, Tập IV, 387 - 342, Hà Nội.
73. Nguyễn Huy Yết, 1998, Thành phần loài san hô cứng và cấu trúc rạn san hô đảo Thuyền Chài (quần đảo Trường Sa), Tuyển tập các CTNC điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên vùng quần đảo Trường Sa, 351 - 365, Nhà xb KHKT, Hà Nôi.
74. Nguyễn Huy Yết, Võ Sĩ Tuấn, Lăng Văn Kẻn, 1989, Dẫn liệu bước đầu về thành phần loài san hô cứng (Scleractinia - Hexacorals) ở quần đảo Trường Sa, TC sinh học, số tháng 3 - 1989, Hà Nội.
75.
Yoshida N., Suzuky K. Và Hazanwa H., Một phương pháp gần đúng mới để
đánh giá độ bền kháng cắt của san hô lẫn đất (Bản dịch iếng Việt).
76.
Báo cáo và các bản đồ địa hình, địa chất khu vực DKI, Học viện Kỹ thuật
quân sự, Ban quản lý DKI – Bộ TƯ lệnh Công binh, năm 2002.
77. Báo cáo đánh giá sức chịu tải và tuổi thọ công trình DKI, Viện Cơ học – Viện Khoa học và Công nghệ Việt nam, năm 2003.
78. Bản đồ khu vực Trường Sa và phụ cận, tỷ lệ 1: 1.000.000, Bộ tư lệnh Hải quân.
79. Bản đồ các cụm đảo khu vực Trường Sa, tỷ lệ 1: 400.000, Bộ tư lệnh Hải quân.
80. Bản đồ các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, Bộ tư lệnh Hải quân.
81. Bản đồ phân vùng địa mạo quần đảo Trường Sa và khu vực TƯ Chính, tỷ lệ 1: 1.000.000. (Phạm Văn Tỵ - 2004).
82.
Báo cáo kết quả khảo sát tình trạng kỹ thuật công trình DKI (trong đó
có DKI/19 và DKI/20) Do Trung tâm Kỹ thuật các công trình đặc biệt - Học
viện Kỹ thuật quân sự thực hiện tháng 7/2002.
83.
Chương trình trọng điểm nhà nước KC. 09. Điều tra cơ bản – nghiên cứu
công nghệ biển - Tuyển tập báo cáo hôị thảo khoa học công trình - Điạ
chất biển. Hà Nội 7 - 2003.
84. Các thuyết minh thiết kế kỹ thuật công trình DKI/2 (năm 1993), DKI/9 (1993), DKI/19 (1997) Và DKI/20 (1998) Do Bộ TƯ lệnh công binh và Viện NCKH và TKDK biển LDDK Vietsovpetro thực hiện.
88. Hồ sơ khảo sát đảo Trường Sa Đông. Đề tài KC. 09.08, năm 2002.
89. Hồ sơ khảo sát đảo Trường Sa Lớn. Đề tài KC. 09.08, năm 2003.
90. Hồ sơ khảo sát đảo An Bang. Học viện Kỹ thuật quân sự, Trung tâm Kỹ thuật các công trình đặc biệt, năm 1996.
91. Hồ sơ khảo sát đảo Nam Yết. Học viện Kỹ thuật quân sự, Trung tâm Kỹ thuật các công trình đặc biệt, năm 1998.
92.
Tài liệu Báo cáo tổng hợp kết quả khảo sát tình trạng kỹ thuật các công
trình DKI - K99 do Trung tâm Kỹ thuật các công trình đặc biệt thực hiện
tháng 7 năm 1999 theo chỉ thị số 280/CTƯQP ngày 08/3/1999 của Thủ
trưởng Bộ Quốc phòng.
93.
Tài liệu Đặc điểm khí tượng thuỷ văn biển và tính sóng lan truyền vào
khu vực xây dựng công trình DKI do Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Biển
thực hiện theo Hợp đồng 02/96 với Ban Quản lý công trình DKI - Bộ TƯ
lệnh Công binh.
94.
Tài liệu Đặc điểm khí tượng thuỷ văn biển và tính sóng lan truyền vào
khu vực xây dựng công trình DKI thống kê tính toán bổ sung từ 1996 -
2000 của Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Biển. Hà Nội 2 - 2000.
95. Brennan B. J., Stacey F. D., 1977, Frequency dependence of elasticity of rock - Test of seismic velocity dispersion, - Nature.
96. Corte' J. F., Lepert P. (1986), Lateral resistance during driving and dynamic Pile Testing, Numerical methods in offshore piling, Paris: E'ditions Technip.
97. Edwards A. L., Holizman R. L., 1968, Thermal effects of a nuclear explosion in salt, The salmon experiment - Nature wissenschaften.
98.
F. Kind, D. Fọh and D. Giardini, Shear wave velocities from the
measurment of ambient vibration on a small scale seismic array, Swiss
Seismological Service, Institute for Geophysics, ETH Zỹrich
99. Fontaine H., 1968 – Note sur le Golf de Thailand. Arch. Geol. Viet Nam, 11,119 - 147. Saigon.
100. General R. A. And Steene R., 1998 – Indo - Pacific coral reef.. Field guid. Odyssey publishing company. California.
101.
Guille G., Goutiere G., Sornein J. E., Bruigues A., Gachon A., Guy C.,
1996 – The atolls of Mururoa and Fangataufa (French Polynesia). I -
Geology - Petrology - Hydrogeology from volcano to atoll. 175p. Musée
Oceanography. Monaco.
102.
Guo Li - Fen, Nie Bao - Fu et al., 1994 – Modern coral reefs in south
China sea. Oceanography of China s3a. Vol., 447 - 456.
Dordrech/Bostom/London.
103.
Hamilton E. D., 1964– Sunken ílands of the Mid - Pacific mountains.
Geological Society of America. Memoir 64. New York. 1964.
104.
Hantono W. S., 1994 – Pleistocen sea level variations and global change
in Indonesia: Study of the uplifted coral reef terraces. Proc. 30th
CCOP annual session 1993. CCOP Technical secretariat, 317 - 328.
105.
He Q., Zhang M., Li H., 1988 – Study on coral reef stratigraphy since
Miocene in China. The INQUA Intern. Syp. On stratigraphy and correlation
of Quaternary deposits of the Asia and Pacific region in Nakhodka,
USSR, 1988,83 - 85. CCOP Technical secretariat.
106. Holeyman A. E., 1985, Static versus dynamic pile bearing capacity (discustion to session 4),
Proceeding of the international symposium on penetrability and
drivability of piles, San Francisco, Tokyo: Japanese society of soil
mechanics and foundation engineering.
107. John A. Franklin, Maurice B. Dusseault. Cơ học đá công trình. Nhà xuất bản Giáo dục – 2000.
108. John. P., Wolf, 1988, Soil - Structure - Interaction Analysis in Time Domain, Prentice - Hall, EngleWood Cliffs, New Jersey 07632.
109. K. H. Stokoe, S. G. Wright, J. A. Bay, J. M. Roesset, 1994, Characterization of geotechnical sites by SASW method: Geophysical characterization of sites, Vol. Prepared by ISSMFE, Technical committee #10, New Delhi, India.
110. Likins G., Rausche F., 2000, Recent advances and Proper use of PDI low strain pile intergrity testing, Sixth international conference on the application of stress - Wave theory to pile, Sao Paulo, Brazil.
111. Marshall N., 1988, Observations on organic aggregates in the vicinity of coral reef ecosystems, Marine Biology, vol. 2,50 - 53.
112. Randolph M. F., Simons H. A., 1993, An Improved Soil Model for one - Dimensional pile driving analysis. Numerical method in offshore piling, Paris: E'ditions Technip.
113. R. Luna and H. Jadi, 2000, Determination of dynamic soil properties using geophysical method,
Proceedings of the 1st Int. Con. On the Application of Geophysical and
NDT methodologies to Transportation Facilities and Infrastructure, St.
Louis, MO.
114. Werth G. C., Herbst R. F., Springer D. L., 1963, Amplitude of Seismic waves from nuclear explosions in four mediums, J. Geophys. Res.
115. Woodroffe C., McLean R., Wallensky E.,1990, Darwin’ s coral Atoll: Geomorphology and recent development of the Cocos (Keeling) Islands, Indian Ocean, Nat. Geogr. Research, 6 (3): 262 - 275.
116. Warrington D. C., 1996, Development and potential of the wave equation in closed form as applied to pile dynamics, Presented at the Fifth international conference on the application of stress - Wave theory to piles, orlando, FL.
117. Xia K. And Huang C.,1994, Geological structure and geophysical characteristcs of Nansha block in southern south China sea, Oceanography of China sea. Vol. 2,373 - 384. Kluwer Acad. Publisher. Dordrecht/Boston/London.
118. Zhang M., 1987, Climate
evolution and sea - Level changes in the Xisha region since late
Pleistocene. In the book: Late Quaternary sea - Level changes. Proceed.
Intern. Symp., 1986,161 - 168. China Ocean press. Beijing.
119. International standard ISO 1997 - 04 - 15.
Nhận xét
Đăng nhận xét