Chuyển đến nội dung chính
phương pháp dạy âm nhạc, nâng cao chất lượng tại trường cao đẳng nghệ thuật hà nội Phương pháp giảng dạy chuyên ngành sư phạm âm nhạc để nâng cao chất lượng đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng nguồn thi tài năng trẻ tại trường CĐNT Hà nội. Phương pháp giảng dạy (PPGD) hiệu quả không những được xây dựng căn cứ từ những mục tiêu, tính chất, đặc điểm của ngành học, mà còn căn cứ từ những nhu cầu và đặc điểm đối tượng đào tạo. Bên cạnh đó, còn phải tính đến đặc điểm của các nguồn lực và yêu cầu thực tế của thị trường đào tạo. Như vậy, muốn có PPGD phù hợp cần phải quan tâm và lưu ý đến rất nhiều các yếu tố mới có thể góp phần giải quyết tốt mục tiêu đào tạo, đồng thời nâng cao chất lượng đào tạo. Trong kế hoạch phát triển của nhà trường giai đoạn 2010-2015, tầm nhìn 2020 có đề cập đến chiến lược phát triển đào tạo, trong đó đổi mới phương pháp giảng dạy cũng được xem như một giải pháp quan trọng góp phần thực hiện thành công kế hoạch chiến lược phát triển chung của nhà trường. Tuy nhiên, trong phạm vi bài tham luận này, tôi xin trình bày một vài suy nghĩ về phương pháp giảng dạy chuyên ngành sư phạm âm nhạc để nâng cao chất lượng đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng nguồn thi tài năng trẻ cho trường CĐNT Hà nội. Thực chất việc tổ chức các cuộc thi tài năng trẻ hàng năm là một dạng hoạt động thực hành, nhằm tổng kết, đúc rút kinh nghiệm học tập và giảng dậy của cả thầy lẫn trò trong một giai đoạn nhất định. Để có nguồn đạt chất lượng cho các cuộc thi hàng năm, ngoài việc đúc kết những kinh nghiệm từ những cuộc thi trước đó, ngay sau khi kết thúc mỗi cuộc thi, cả thầy và trò đã phải có ý thức chuẩn bị cho một “cuộc đua” mới. Trên phương diện tiếp cận một cách tổng hòa các yếu tố đã trình bầy ở trên, trong đó cần chú trọng vào PPGD. Phương pháp giảng dậy như một cầu nối trung gian chuyển giao tri thức và góp phần tạo nên những động lực tích cực nâng cao chất lượng học tập. Ngoài ra, trong một tổ hợp các yếu tố tác động đến chất lượng đào tạo nói chung và chất lượng nguồn cho hoạt động thi tài năng trẻ nói riêng, PPGD còn là chất xúc tác quan trọng làm tăng thêm niềm đam mê học hỏi và sáng tạo của cả người dậy lẫn người học. Thực tế cho thấy, mỗi một thầy cô trong từng khoa chuyên môn riêng sẽ có những PPGD chuyên biệt, vì tuy các yếu tố đầu vào về cơ bản là giống nhau, nhưng mỗi ngành lại có những đặc trưng riêng biệt về chuyên môn. Tuy nhiên, dù PPGD có khác nhau thế nào cũng chỉ tạo ra một kết quả ở đầu ra tương ứng với những tiêu chí đánh giá của mỗi cuộc thi tài năng. Đây cũng chính là cơ sở để xác định sự khác biệt trong cách thức tạo ra chất lượng nguồn cho các cuộc thi tài năng trẻ. Từ góc độ tiếp cận của ngành sư phạm âm nhạc đối với “chất lượng nguồn thi tài năng trẻ” có thể diễn giải vấn đề từ nhiều phương diện như: Sự liên kết hợp lý giữa các môn học; cơ cấu hợp lý giữa lý thuyết và thực hành; sự tận dụng phù hợp các nguồn lực sẵn có và tiềm năng; nghệ thuật gây ảnh hưởng và tạo động lực tích cực trong học tập và giảng dậy; phương pháp lựa chọn tác phẩm và đào tạo mũi nhọn; nâng cao nhận thức của người học về giá trị nghề nghiệp với hoạt động thực hành; PPGD tích cực hướng đến tài năng…Rất rất nhiều các hướng tiếp cận khác nhau để tạo nên nguồn chất lượng cho các cuộc thi tài năng trẻ của nhà trường có thể liệt kê ra. Trong phạm vi giới hạn của vấn đề, tôi chỉ tiếp cận riêng cho tính hợp lý trong việc phân bổ các môn học và tạo nên kết cấu hợp lý giữa lý thuyết thực hành. Đây là một trong những cơ sở quan trọng tiếp theo ngay sau PPGD để tạo nên một nguồn chất lượng cho các cuộc thi. Tuy nhiên, muốn làm được như vậy, điểm xuất phát đầu tiên phải bắt đầu từ ngay nhận thức của cả người học lẫn người dậy. Việc xác định đúng ngay từ đầu mục đích cho việc học và dậy - Là khởi điểm tiên quyết để tạo nên một mục tiêu và động lực phấn đấu của mọi hoạt động. Mà giảng dậy theo một phương pháp đúng thực chất cũng chỉ là việc xác định đúng mục tiêu và phương pháp thực hiện đúng để tạo ở đầu ra một chất lượng nguồn cao hơn những giá trị vốn có hợp lại ở đầu vào. Qua hoạt động thực tiễn còn cho thấy, thực hành càng nhiều thì năng lực về kỹ năng thực hành càng cao, thị hiếu thẩm mỹ càng tinh tế, và việc kết hợp hiệu quả giữa dạy - học lý thuyết và thực hành giúp cho người học có được sự cân đối về chuyên môn, hợp lý giữa lý luận và tay nghề tạo nên sự hứng thú trong học tập. Sự hứng thú trong học tập cũng chính là chất xúc tác không thể thiếu cho phương pháp giảng dậy tích cực. Nó cũng được xem là khởi đầu của động lực tạo nên những tài năng trẻ. Sự học sẽ trở nên áp lực khi người học không có hứng thú. Học không hứng thú thì người học mất đi động lực tích cực và niềm đam mê học hỏi sáng tạo. Tài năng thực chất là tổ hợp của sự hứng thú, niềm đam mê sáng tạo và sự kích hoạt những động lực tích cực từ bên trong của mỗi con người, kết hợp với phương pháp thực hiện đúng đắn. Đây là một tổ hợp gắn kết của tài năng được đúc kết từ kinh nghiệm và thực tiễn của một ngành mang tính đặc thù. Có thể mỗi ngành học sẽ đúc kết riêng cho mình một tổ hợp để tạo nên tài năng, nhưng cho dù tổ hợp nào mà không tạo được sự hứng thú, niềm đam mê trong sáng tạo cho người học, không xác định được đúng cho mình một mục tiêu và phương pháp đúng thì khó có thể tạo nên một hay nhiều những tài năng trong tương lai. Với xu thế của việc dạy và học như hiện nay, khó có thể nhận diện được yếu tố tích cực trong PPGD. Nhiều khi yếu tố tích cực trong PPGD tích cực đã được “hình thức hóa” hay “lý thuyết hóa” làm khó nhận ra nó trong hoạt động giảng dậy thực tế. Trong nhiều trường hợp, người học phải tự mình vận động một cách tự giác, với những nỗ lực tích cực cá nhân để chiếm lĩnh khoa học, nghệ thuật (PPGD tích cực đích thực phải có sự nỗ lực từ hai phía); để tự tạo niềm hứng thú và đam mê… bởi thực tế nhà trường không thể cung cấp đầy đủ trí thức và hoàn thiện kỹ năng nghề nghiệp cho người học; không tạo cho họ hay chí ít hun đúc niềm đam mê sẵn có. Có không ít trường hợp học sinh đến học một thời gian rồi bỏ đi mà không ai biết rõ lý do. Do đó, quá trình đào tạo tại nhà trường không chỉ rèn luyện cho người học có những phương pháp, thói quen nghiên cứu học tập, khă năng sáng tạo mà còn phải hun đúc được trong họ sự hứng thú, niềm đam mê với nghề nghiệp. Từ đó mới có thể tạo nên được những động lực mạnh mẽ giúp họ phấn đấu miệt mài để đạt được những mục tiêu mà cả hai bên cùng xác định. Bên cạnh đó, một việc cũng hết sức quan trọng trong việc dạy - học ngành sư phạm âm nhạc là phải tạo nên được cho người học năng lực sư phạm và thị pham; tạo môi trường rèn luyện mọi lúc mọi nơi năng lực trình bày không chỉ riêng môn phương pháp giảng dạy hay giai đoạn thực tập đợt 1, thực tập tốt nghiệp mà ngay cả các môn học khác và trong giao tiếp để học cách trình bày vấn đề một cách logic, ngắn gọn, súc tích dễ hiểu và hấp dẫn. Đây cũng chính là những phẩm chất cần thiết tạo nên nguồn chất lượng cho các cuộc thi tài năng trẻ. Từ thực trạng hoạt động của ngành sư phạm nói chung và của trường CĐNT nói riêng còn cho thấy sự ảnh hưởng nhất định của tính chất môn học trong cơ cấu giữa lý thuyết và thực hành đến PPGD hiệu quả. Các môn lý thuyết đã được nhà trường/khoa sư phạm đặc biệt quan tâm trong việc bổ sung, điều chỉnh tri thức mới, nhưng chưa thực hiện được đồng đều và toàn diện. Một số môn trong các ngành/chuyên ngành chưa được ứng dụng công nghệ thông tin vào việc thuyết trình bài giảng; vẫn tồn tại tình trạng học đến đâu dạy đến đó; chưa cập nhật thường xuyên giáo trình và tài liệu trong và ngoài nước để nâng cao trình độ cũng như nghiệp vụ sư phạm. Từ đó, trên thực tế vẫn tồn tại cách học mang tính thụ động, đối phó, chưa phát huy được tính chủ động và sáng tạo cũng như hứng thú với môn học. Trong khi đó, những môn thực hành nói chung chưa đảm bảo được cơ cấu cần thiết với lý thuyết – Góp phần làm giảm thêm hiệu quả của PPGD. Đối với ngành Sư phạm nói riêng, để góp phần nâng cao được hiệu quả của PPGD đòi hỏi tính tự học, tự nghiên cứu rất cao. Người giảng viên cần phải bố trí giờ lên lớp của mình sao cho mỗi buổi học có thể đề cập tất cả những cách thức cần thiết; người giảng viên không chỉ hướng dẫn đọc bài ở trên lớp, mà phải hướng dẫn sinh viên biết cách tự vỡ bài và đọc bài ở nhà,…Với sinh viên, cần phải tự học một cách nghiêm túc, nếu không, chắc chắn không thể đạt được yêu cầu tối thiểu của môn học, chứ chưa nói đến việc nâng cao chất lượng và hiệu quả cho PPGD. Như vậy có thể thấy, ngay trong PPGD hiệu quả lại bao gồm một tổ hợp các yếu tố nhỏ lẻ mà nhìn bên ngoài tưởng chừng như chúng là những yếu tố đơn độc, nhưng thực chất bên trong chúng là những yếu tố có tính độc lập tương đối, luôn có sự tác động, tương tác qua lại lẫn nhau tạo nên một tổng thể thống nhất. Biết tổ hợp chúng lại trong một một PPGD tích cực đích thực mới có thể tạo nên một chất lượng đích thực. Từ những quan điểm và nhận thức nêu trên, thông qua phạm vi nghiên cứu của một hội thảo, tôi chỉ mạn phép nêu lên một vài suy nghĩ về việc nâng cao PPGD hiệu quả đích thực cho chuyên ngành âm nhạc để góp phần gia tăng chất lượng nguồn cho các cuộc thi tài năng trẻ của trường CĐNT Hà nội như sau: Thứ nhất, đối với người dạy: Căn cứ trên tính đặc thù của ngành sư phạm âm nhạc là tính tích hợp toàn diện nên trong quá trình triển khai, sử dụng PPGD hiệu quả người dạy cần lưu ý đến một số yêu cầu và nội dung sau: - Phát huy tối đa tính tích cực trong suốt quá trình dậy học: tính tích cực ở đây phải được hiểu là quá trình tham gia chủ động và tự giác, tham gia một cách đầy hứng thú và sáng tạo của người học trong suốt quá trình học tập. Một quá trình tương tác hai chiều mà người dậy với vai trò là người định hướng, khơi gợi và tạo môi trường và người học là người thực thi vai trò sáng tạo và liên kết nhóm, góp phần làm gia tăng thêm tính tích cực của môi trường cạnh tranh mà cả hai bên (người dậy và người học) đã tạo ra. - Đảm bảo sự liên kết tối ưu giữa các môn học lý thuyết và thực hành tạo nên một kết cấu bền vững: PPGD hiệu quả trên thực tế sẽ bị hạn chế nếu không đảm bảo được các kết cấu nêu trên. Học mà không có hành hoặc không gắn với hành thì đương nhiên là một quá trình dậy học thiếu phương pháp. Cơ cấu lý thuyết lớn hơn thực hành hoặc ngược lại cũng được gọi cách đào tạo không hiệu quả và thiếu phương pháp. Việc đảm bảo hài hòa giữa hai cấu trúc nêu trên vì thế được xem là một điều kiện bắt buộc cần dược thỏa mãn nếu muốn nói đến PPGD hiệu quả. Kết cấu được đề xuất trong chiến lược dài hạn với tỷ lệ là 50/50. Tuy nhiên, cần căn cứ vào đặc thù ngành để có những tỷ lệ tương thích phù hợp với tính đặc thù riêng của từng ngành. - Tăng cường các hoạt động ngoại khóa để kích thích sự hứng thú học tập, rèn luyện khả năng tư duy sáng tạo của người học: Gia tăng các hoạt động ngoại khóa thực chất là gia tăng cơ cấu thực hành. Nói thực hành chung chung khó có thể liên tưởng đến hoạt động ngoại khóa mang tính đặc thù. Trên thực tế, cần xác định một tỷ trọng hợp lý của hoạt động ngoại khóa trong hoạt động thực hành. Đối với ngành sư phạm, hoạt động ngoại khóa cần được chú trọng hơn và cần được xem là một dạng hoạt động cơ bản trong hoạt động thực hành. Hoạt động giảng dậy là một dạng hoạt động đặc biệt, tạo ra một dạng sản phẩm đặc biệt, tạo nên những kết nối đặc biệt trong suốt quá trình đào tạo. Vì vậy, để hình thành nên được thói quen, tính cách và những phẩm chất nghề nghiệp mang tính đặc thù như vậy thì không thể chỉ thông qua giảng dậy lý thuyết thuần mà còn/thậm chí phải đảm bảo đúng/và hơn thế cơ cấu thực hành thông qua các hoạt động ngoại khóa. - Hình thành năng lực ứng xử và khả năng hùng biện: Nhóm năng lực này không thể tự nhiên hình thành mà phải được rèn luyện, đào tạo một cách có ý thức và mang tính hệ thống. Bên cạnh việc tạo môi trường sư phạm chuẩn thì việc đảm bảo tỷ lệ cơ cấu giờ lý thuyết và thực hành trong quá trình đào tạo cũng ảnh hưởng trực tiếp/gián tiếp đến dạng năng lực này của cả người dậy lẫn người học. Chính vì vậy, rất cần sự tự giác và chủ động rèn luyện của chính chủ thể tham gia trong quá trình với nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò của nghề nghiệp. - Nâng cao kiến thức tổng hợp và khả năng vận hành trang thiết bị công nghệ hiện đại: Do tính đặc thù của nghề nghiệp và sự phát triển nhanh của công nghệ thông tin, người dậy ngoài việc nắm vững kiến thức chuyên môn cần bổ sung, cập nhật kiến thức mới mang tính tổng hợp để có đủ khả năng định hướng, thuyết phục quá trình giảng dậy theo hướng tích cực. Bên cạnh đó, việc sử dụng thuần thục các trang thiết bị công nghệ thông tin trong dậy học cũng là một điều kiện tiên quyết của người dậy nhằm góp phần gia tăng tính hiệu quả cho PPGD. Thứ hai, đối với người học: Quá trình học tập tích cực là một quá trình tương tác hai chiều – Sản phẩm chủ đạo của PPGD hiệu quả nên không thể thiếu được sự góp phần của người học (có thể được xem phần đóng góp mang tính quyết định). Mặt khác, chính người học vừa là chủ thể vừa là đối tượng đào tạo cuối cùng- Nguồn chính cho các cuộc thi tài năng trẻ, nhân tố ảnh hưởng quyết định đến chất lượng của “nguồn tài năng tìm kiếm” trong tương lai cần lưu ý một số yếu cầu và nội dung sau: - Nhanh chóng và chủ động nắm bắt được đặc điểm của ngành học và phương pháp học tập: Đây là một yêu cầu mang tính bắt buộc nhằm gia tăng tính hiệu quả của vai trò tương tác trong PPGD tích cực. Tuy nhiên, ngoài sự chủ động và tự giác từ phía người học, để đạt được yêu cầu này thì sự tác động từ phía nhà trường/khoa chuyên môn cũng rất quan trọng. Việc hỗ trợ tích cực nhằm nắm bắt đặc điểm ngành nghề, PPGD phải được triển khai thực hiện ngay từ những năm đầu và duy trì thường xuyên trong suốt quá trình đào tạo. - Biết cách phối hợp chặt chẽ và nhuần nhuyễn giữa lý thuyết và thực hành: Đây cũng là một trong những nội dung quan trọng của người học mang tính độc lập nhất định. Ngay cả trong trường hợp nhà trường/khoa chuyên môn không/chưa đảm bảo được cơ cấu này thì người học vì chính lợi ích của mình đã phải chủ động và tự giác thực hiện. Vì nếu không thực hiện, thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của người học. Chính vì vậy, nội dung này biến người học thành một chủ thể tác động tích cực và vô cùng quan trọng góp phần dịch chuyển/tác động đến thực trạng của toàn bộ quá trình đào tạo nói chung và làm thay đổi tư duy/cơ cấu về tỷ lệ giữa lý thuyết và thực hành nói riêng. - Chú trọng rèn luyện năng lực sư phạm, có ý thức chủ động độc lập trong học tập, sáng tạo: Đây cũng là một nội dung quan trọng, có tính quyết định đến chất lượng đào tạo nói chung và hình thành phẩm chất, tài năng nghề nghiệp nói riêng cho chính người học. Dù PPGD có tích cực đến đâu nhưng người học không có ý thức rèn luyện, không chủ động, tự giác trong hoạt động học tập và sáng tạo; cùng tương tác tích cực để gia tăng các giá trị đích thực cho PPGD đạt hiệu quả cao hơn, thì không thể hình thành được năng lực sư phạm và những phẩm chất nghề nghiệp theo đúng yêu cầu thực tiễn đề ra. - Trang bị đầy đủ phương tiện, đồ dụng học tập mà ngành học yêu cầu: Đây là nội dung mang tính điều kiện để hỗ trợ cho quá trình học tập có hiệu quả. Trong khi điều kiện cơ sở vật chất nói chung chưa đảm bảo, thì đây cũng là yêu cầu cần thiết nhằm khuyến cáo người học để góp phần gia tăng chất lượng học tập, từng bước hình thành và hoàn thiện các phẩm chất nghề nghiệp trong tương lai. Tóm lại, làm thế nào để phương pháp giảng dạy nói chung hay PPGD hiểu quả mang tính đặc thù có thể tác động góp phần gia tăng chất lượng đào tạo và chất lượng nguồn tài năng trẻ không phải là một bài toán đơn giản - Với cách nhìn và tư duy phiến diện một chiều khó có thể giải được. Thực trạng đào tạo cho thấy, muốn chuyển hóa hay chí ít tác động đến chất lượng đào tạo nói chung và nguồn chất lượng cho các cuộc thi tài năng trẻ nói riêng cần có một tầm nhìn tổng quát, mang tính hệ thống, với tư duy đa chiều, phong phú, được tích hợp từ sự đa dạng, phức tạp của chính quá trình đào tạo mang tính đặc thù ấy. Trong một nhà trường mang tính nghệ thuật đặc thù, chúng ta không thể dạy một cách cứng nhắc mà phải biết vận dụng theo năng lực và trình độ đầu vào của người học, nắm bắt rõ được nhu cầu, sở thích, niềm đam mê của họ,…Từ đó, kết hợp với PPGD hiệu quả để thúc đẩy những động lực tích cực từ bên trong, đồng thời có sự phối kết hợp với tổ hợp các yếu tố như đã trình bầy ở trên nhằm tạo nên một “cú kích” tổng hợp mới có thể tác động và dịch chuyển thực trạng hiện nay và góp phần gia tăng chất lượng đào tạo nói chung và chất lượng nguồn cho các cuộc thi tài năng trẻ nói riêng. Trên đây là một vài suy nghĩ của tôi xin được đóng góp cùng hội thảo. Mong nhận được ý kiến nhận xét của các thầy cô. Th.s Nguyễn Phương Linh Chủ Nhiệm Khoa Sư Phạm- CĐ Nghệ Thuật HN

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M...

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể...

SÁCH TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP

SÁCH THAM KHẢO VỀ Y HỌC PHƯƠNG ĐÔNG TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP Cái truyền lại được của y học nằm lại trong bài thuốc. Cho nên dược học của Đông y dẫu đã trải qua nhiều chìm nổi, biến thiên song không triều đại nào, thòi kỳ nào bị ruồng bỏ, mà trong y học, việc nghiền cứu thảo luận các bài thuốc đã trở thành một chủ đề muôn thuở. Người học không sợ nhiều mà chỉ lo ít, người SƯU tầm chẳng sợ giàu mà chỉ lo còn quá nghèo. Cuốn sách này là công việc của nhiều người tâm huyết với nhiều năm lao động, tập hợp các bài thuốc hay, bất kê kinh phương, thời phương hoặc bí phương, hễ có công dụng lâm sàng tốt, được chấp nhận rộng rãi từ cổ chí kim đều được giới thiệu. Thuốc hay tập hợp hơn nghìn bài lấy công dụng chủ trị làm cương lĩnh, lấy phương tễ làm đề mục. Mỗi phương đều có tên bài, xuất xứ, thành phần, cách dùng, công hiệu, chủ trị, giải thích bài thuốc theo lí luận Đông y, lòi bàn, các bài thuốc cùng tên, các bài thuốc phụ thêm, phân tích, điền lí để sáng rõ. Trong phần ...