Chuyển đến nội dung chính

một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phương pháp cách mạng của đảng cộng sản việt nam


MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHƯƠNG PHÁP CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC TỪ NĂM 1930 ĐẾN 1975


Tạ Văn Sang[1]

Lịch sử của dân tộc Việt Nam là những trang sử vàng trong chiến đấu chống ngoại xâm, giành và giữ gìn độc lập, tự do cho dân tộc, bởi trong mỗi con người Việt Nam đều đã thấm đượm các giá trị truyền thống đã được đúc kết từ ngàn đời, trong đó nổi trội nhất là truyền thống yêu nước rồi trở thành chủ nghĩa yêu nước đó là cội nguồn sức mạnh, sức sáng tạo của dân tộc Việt Nam. Trở về với bối cảnh lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, nước ta đã lâm vào khủng hoảng trầm trọng về đường lối cứu nước. Trong giai đoạn này rất nhiều phong trào yêu nước liên tiếp diễn ra với nhiều khuynh hướng chính trị khác nhau tuy nhiên các phong trào đều thất bại và bị dìm trong bể máu với các lý do cơ bản: Không có đường lối chính trị đúng đắn, hệ tư tưởng của những nhà lãnh đạo lúc đó không còn phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của nước ta lúc bấy giờ, thiếu phương pháp cách mạng, hạn chế trong việc xác định về lực lượng cách mạng… Hồ Chí Minh ra và lớn lên khi đất nước đang chìm trong đêm trường nô lệ, yêu nước và thương dân, khâm phục ý chí và tấm lòng cứu nước của các vị tiền bối cách mạng nhưng Người không tán thành con đường cứu nước của các vị ấy. Vượt qua sự hạn chế của chủ nghĩa yêu nước của các sĩ phu và của các nhà cách mạng có khuynh hướng dân chủ tư sản đương thời, Nguyễn Ái Quốc đã sớm đến với chủ nghĩa Mác - Lênin và đi theo con đường cách mạng vô sản Người khẳng định “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. Đi theo con đường cách mạng vô sản có nghĩa là theo chủ nghĩa Mác - Lênin.

 Chủ nghĩa Mác - Lênin như ánh đuốc trong đêm đen nó đến với nhân dân Việt Nam như đến với “người đi đường đang khát mà có nước uống, đang đói mà có cơm ăn”, nó lôi cuốn những người Việt Nam yêu nước đi theo con đường cách mạng vô sản và dấy lên một làn sóng cách mạng dân tộc và dân chủ mạnh mẽ khắp cả nước trong đó có giai cấp công nhân Việt Nam tạo thành một lực lượng chính trị độc lập. Sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước của một dân tộc đang sục sôi ý chí cách mạng đã dẫn tới việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam vào ngày 3 tháng 2 năm 1930.

Từ khi Đảng ra đời với đường lối cứu nước đúng đắn và phương pháp cách mạng phù hợp cho từng giai đoạn cụ thể và đã đưa dân tộc ta giành được thắng lợi của cách mạng Tháng Tám năm 1945 đưa đất nước ta bước vào kỉ nguyên độc lập tự do và giành thắng lợi trong cuộc Kháng chiến chống Mĩ đưa nước ta từ một nước thuộc địa trở thành nước độc lập, đưa nhân dân ta từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ và đưa nước ta vào một kỉ nguyên độc lập, thống nhất và tiến lên chủ nghĩa xã hội. Ngay từ khi mới ra đời Đảng ta đã sớm nhận thức được được tầm quan trọng của phương pháp cách mạng và vận dụng nó vào thực tiễn tạo nên những chiến công hiển hách đã được lịch sử ghi những trang sử vàng chói lọi.

 Phương pháp cách mạng là phương thức chuẩn bị, tổ chức lực lượng và tiến hành đấu tranh để thực hiện mục tiêu cách mạng. Phương pháp cách mạng được thể hiện cụ thể trong việc chuẩn bị, tổ chức và biện pháp đấu tranh chống lại các thế lực phản cách mạng trên tất cả các mặt trận chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội và tư tưởng. Khi cuộc đấu tranh của các lực lượng cách mạng chống lại các thế lực phản cách mạng, diễn ra sâu sắc và đến độ gay gắt nhất, thì được thể hiện bằng phương thức khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng.

Phương pháp cách mạng cốt là nhằm chiến thắng kẻ thù nhưng làm sao để chiến thắng kẻ thù một cách có lợi nhất, đưa cách mạng tới đích nhanh nhất. Đó không chỉ là lòng dũng cảm ý chí kiên cường mà cần có sự khôn ngoan, khéo léo, đây không chỉ là một khoa học mà còn là một nghệ thuật - nghệ thuật cách mạng.

Vậy, ta thấy rằng phương pháp cách mạng là rất quan trọng đối với thắng lợi của cách mạng. Phương pháp cách mạng đúng đắn được thể hiện trước hết ở sự kết hợp hài hoà giữa tính khoa học và tính nghệ thuật trong việc tổ chức, xây dựng các lực lượng và sử dụng các hình thức đấu tranh cách mạng. Trong lĩnh vực phương pháp tiến hành cách mạng, mọi sự chủ quan, tùy tiện, bất chấp quy luật, cũng như rập khuôn, máy móc, thiếu uyển chuyển, nhanh nhạy trong việc sử dụng các lực lượng, các hình thức đấu tranh, đều không thể đưa lại thành công.

Về vấn đề phương pháp cách mạng được Đảng ta nhận thức với các luận điểm cơ bản và sự vận dụng vào từng giai đoạn nhất định.

Một là, Cách mạng là sáng tạo, không sáng tạo cách mạng không thể thắng lợi:

 Không có một công thức chung duy nhất về cách tiến hành cách mạng thích hợp với mọi hoàn cảnh, mọi thời gian. Phương pháp có thể thích hợp với nước này nhưng lại không phù hợp với nước khác. Do vậy, không thể áp dụng những phương pháp một cách rập khuôn, máy móc mà cần phải vận dụng sáng tạo, phù hợp với điền kiện cụ thể của từng nước. Phương pháp được coi là đúng nhất tốt nhất khi nó hội đủ các yếu tố sau: Đáp ứng đủ yêu cầu của tình thế cách mạng cụ thể; Phù hợp với hoàn cảnh lịch sử cho phép, huy động đến mức cao nhất các lực lượng các mạng và tiến bộ lên trận tuyến đấu tranh; Cho phép khai thác triệt để những chỗ yếu trong hàng ngũ của kẻ địch.

Để cách mạng giành được thắng lợi chúng ta cần có cách thức tiến hành cách mạng phù hợp đó là: Phải nắm được đặc điểm tình hình; Nắm được nguyện vọng của đa số nhân dân; Biết học tập và chọn lọc kinh nghiệm cách mạng trên thế giới.

Quán triệt đầy đủ những quan điểm lịch sử cụ thể, xuất phát đầy đủ từ đặc điểm của mỗi nước. Sự hiểu biết về kinh nghiệm của mỗi nước ngày càng phong phú bao nhiêu càng đem lại khả năng to lớn bấy nhiêu cho sự sáng tạo cách mạng ở nước mình.

Phương pháp cách mạng của được tiến hành và Đảng ta thể hiện ở các hình thức sau:

Trong giai đoạn 1930 - 1931: Hình thức đấu tranh chủ yếu là bãi công, biểu tình, đấu vũ trang; Giai đoạn 1936 - 1939: Hình thức đấu tranh công khai, nửa công khai, hợp pháp, bí mật; Giai đoạn 1939 -1945: Hình thức đấu tranh chủ yếu là khởi nghĩa vũ trang; Giai đoạn 1954 -1975: Hình thức đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị trong đó đấu tranh vũ trang là chủ yếu để thắng Mỹ - ngụy…

 Để có thể tập hợp các giai cấp, tầng lớp nhân dân xung quanh Đảng cùng chống lại kẻ thù dân tộc Đảng Cộng sản Việt Nam đã thành lập các tổ chức, các mặt trận như: Mặt trận Việt Minh, mặt trận Liên Việt, mặt trận dân tộc thống nhất miền Nam Việt Nam, mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị xã hội khác. Nhờ đó, chúng ta huy động được tối đa sức mạnh của toàn dân tộc, bên cạnh đó, chúng ta còn nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân tiến bộ trên thế giới tạo nên sức mạnh tổng hợp để tiến công kẻ thù và giành lại chính quyền và đem lại độc lập, tự do thực sự cho dân tộc Việt Nam.

Căn cứ vào tình hình thực tế Đảng ta đưa ra khẩu hiệu phá kho thóc của Nhật giải quyết nạn đói (1945). Điều đó đã đáp ứng được nguyện vọng của quần chúng, làm trỗi dậy tinh thần yêu nước và lòng căm thù giặc sâu sắc trong nhân dân, phát động quần chúng nổi dậy giành chính quyền.

Sau cách mạng Tháng Tám nước ta đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” với sự sáng tạo của mình Đảng ta đã chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua khó khăn. Vì vậy, Đảng ta chủ trương hòa với Tưởng để đánh Pháp, hạn chế khả năng phá hoại của Tưởng và sau đó ta lại hòa với Pháp để đuổi Tưởng. Đây là những giải pháp sáng tạo và khéo léo của Đảng ta để có thể loại bớt kẻ thù và có thời gian tập hợp và xây dựng lực lượng.

Giai đoạn 1954 - 1975 miền bắc được giải phóng miền nam còn nằm trong vòng kìm kẹp của Mỹ - Ngụy Đại hội đại biểu toàn quốc lần III Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra 2 chiến lược cách mạng khác nhau, tiến hành đồng thời ở 2 miền: Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam nhằm thực hiện mục tiêu chung. Tùy theo từng miền mà có phương pháp cách mạng khác nhau. Đây là một sáng tạo của Đảng ta chưa từng có trong tiền lệ lịch sử.

Hai là, không được lãng quên mục đích cuối cùng đồng thời phải biết giành thắng lợi từng bước cho đúng:

Đây là vấn đề mang tính nguyên tắc, trong chính sách hằng ngày cũng như trong thực tiễn đấu tranh dù dưới bất cứ hình thức gì và trong bất cứ điều kiện nào người cách mạng cũng không được lãng quên mục đích cuối cùng. Tuyệt đối không nên vì những mục tiêu trước mắt mà hi sinh mục đích cuối cùng của cách mạng vì đó là biểu hiện của chủ nghĩa cơ hội và xét lại. Kết quả là không thể đưa nhân dân thoát khỏi vòng nô lệ mà còn giam hãm nhân dân vào đau khổ. Song nếu chỉ nắm vững mục đích cuối cùng thôi thì cũng chưa đủ mà trên cơ sở mục đích cách mạng, nghệ thuật lãnh đạo cách mạng là ở chổ biết thắng từng bước cho đúng.

Quá chú trọng đến mục tiêu chiến lược mà quên đi mục tiêu cụ thể thì chúng ta không thể nào xác định được phương pháp cách mạng đúng đắn và cũng không thể nào tập hợp được lực lượng cách mạng. Nhưng nếu quá chú trọng đến mục tiêu cụ thể mà quên mục tiêu chiến lược mà quên đi mục tiêu chiến lược thì sẽ mất phương hướng dẫn đến cách mạng sẽ thất bại. Do vậy, trong quá trình đấu tranh cách mạng chúng ta phải xác định đúng đắn mục đích cuối cùng cần đạt. Trên cơ sở mục tiêu chung đó ta đề ra mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn một cách phù hợp và phải luôn chú ý mối quan hệ của chúng.

Trong giai đoạn cách mạng 1936 - 1939 dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đã phát động phong trào quần chúng rộng rãi, sôi nổi hình thành mặt trận dân chủ. Kết hợp nhiều hình thức đấu tranh nhằm giành thắng lợi từng bước, xây dựng lực lượng để tiến lên giành thắng lợi; Giai đoạn 1939 - 1945 Đảng ta đã xây dựng lực lượng vũ trang, tiến hành đấu tranh vũ trang, xây dựng căn cứ địa các mạng, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc.

Giai đoạn 1954 - 1975: Tiến hành đồng thời 2 chiến lược cách mạng ở 2 miền. Mục tiêu chung của chiến lược này đều nhằm hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thực hiện thống nhất nước nhà.

Ba là, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng:

Quần chúng là người sáng tạo ra lịch sử, là lực lượng nòng cốt trong phong trào cách mạng. Do đó, phải phát huy sức mạnh của quần chúng nhân dân trên tất cả các lĩnh vực. Trong quá trình đấu tranh để giành độc lập cho dân tộc Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận động và tập hợp quần chúng để hình thành và phát triển đội quân chính trị hùng mạnh. Muốn làm được điều đó cần:

Đảng đưa cán bộ, đảng viên thâm nhập vào trong quần chúng và cả trong hàng ngũ kẻ địch qua đó vận động, lôi kéo họ vào tổ chức cách mạng. Đảng phải hiểu rõ tâm trạng và nguyên vọng của quần chúng để từ đó đưa ra được khẩu hiệu đấu tranh thích hợp sắc bén kịp thời, có sức động viên quần chúng mạnh mẽ và rộng rãi.

Đưa quần chúng đấu tranh từ thấp đến cao và không ngừng giác ngộ chính trị cho quần chúng:

Trong cách mạng Tháng Tám Đảng ta biết tập hợp quần chúng với khẩu hiệu hành động gắn mục tiêu tức thời và mục tiêu cơ bản như “phá kho thóc giải quyết nạn đói”. Ngay trong lúc dân ta đang đói khổ thì khẩu hiệu này đã đáp ứng được nguyện vọng của quần chúng. Vì thế đã thổi bùng ngọn lửa căm thù trong nhân dân và phát động quần chúng nổi dậy giành chính quyền.

Giai đoạn 1954 - 1975: Mỹ - Diệm thực hiện chính sách dụ dỗ, khủng bố, lập ấp chiến lược… lập khu Dinh Điền, Trù Mật để cách ly dân ta với Đảng. Trước tình hình khó khăn đó Đảng đưa những đảng viên vào đây để sống cùng nhân dân, vận động nhân dân tiến hành phá ấp chiến lược. Trong giai đoạn này, ta thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (1955), Mặt trận dân tộc giải phóng miền nam Việt Nam (1960) Việc thành lập các mặt trận đã tập hợp được lực lượng quần chúng ngày càng lớn mạnh để giành được thắng lợi.

Bốn là: Muốn cách mạng nổ ra thắng lợi cần có tình thế cách mạng và thời cơ cách mạng:

Tình thế cách mạng là sự kết hợp của yếu tố chủ quan và khách quan nên không được nôn nóng đốt cháy giai đoạn. Nhưng không có nghĩa là thụ động ngồi chờ mà phải chủ động tạo ra tình thế cách mạng.

Đoán đúng thời cơ: Để có thể đoán đúng thời cơ cần nắm được lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin về thời cơ; Bám sát tình hình, nhạy bén và dự kiến chính xác; Phải có quyết tâm.

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin: Sự khủng hoảng chính trị phát triển đến tột đỉnh, giai cấp thống trị không thể thống trị như trước được nữa, giai cấp bị trị không thể sống cuộc sống dưới ách thống trị cũ và họ quyết tâm lật đổ ách thống trị đó; Thời cơ cách mạng xuất hiện vào lúc lực lượng trong hàng ngũ kẻ định ngã về phía cách mạng; Đảng Cộng sản sẵn sàng lãnh đạo tổng khởi nghĩa giành thắng lợi đó là lúc thời cơ xuất hiện.

Tiến hành bạo lực cách mạng quần chúng: Cách mạng là bước phát triển cao nhất của đấu tranh giai cấp và bao giờ cũng được thực hiện bằng cách mạng bạo lực của các giai cấp bị trị chống lại giai cấp thống trị nhằm giải quyết vấn đề chính quyền. Xác định bản chất của chủ nghĩa đế quốc đó là hung hăng, tàn bạo luôn dùng bạo lực do đó chúng ta phải dùng bạo lực cách mạng để chống trả nhưng Đảng ta luôn tranh thủ mọi điều kiện để cứu vãn nền hòa bình bởi chiến tranh sẽ dẫn đến đổ máu cho cả hai bên. Đây cũng là quan điểm mang tính nhân văn cao cả của Bác Hồ và của Đảng ta, bạo lực cách mạng dựa vào hai lực lượng đó là lực lượng chính trị và lực lượng quân sựvới hai hình thức đấu tranh chủ yếu: Quân sự, chính trị và sự kết hợp giữa hai hình thức đó.

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Đảng ta đã vận dụng chính xác việc nắm bắt thời cơ và tình thế cách mạng, sử dụng bạo lực các mạng quần chúng để giành thắng lợi. Đảng ta nhận thức rằng, thời cơ là sự kết hợp hàng loạt nhân tố chủ quan và khách quan nó không phải tự nhiên đến mà ta cần thúc đẩy nó. Do vậy, chúng ta cần chuẩn bị chu đáo về mọi mặt để khi thời cơ đến ta có thể nhanh chóng tiến hành cuộc đấu tranh để giành chính quyền.

Nhìn nhận về cuộc chiến tranh thế giới thứ II Đảng ta dự đoán Pháp sẽ bại trên chiến trường. ngày 9 tháng 3 năm 1945 Nhật đảo chính Pháp, trước tình hình đó Đảng ra chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Lúc này chúng ta tiến hành phá tất cả các nhà ngục khi Nhật - Pháp bắn nhau để tăng cường cho lực lượng cách mạng. Hầu hết cán bộ, đảng viên đều nhận định thời cơ cách mạng mạng đã đến cần tiến hành tổng khởi nghĩa giành chính quyền. ngày 12 tháng 8 năm 1945 Ban Thường vụ Trung ương Đảng phân tích tình hình và nhận định thời cơ cách mạng chưa có vì lực lượng trung gian chưa ngã về phía cách mạng… Khi chiến tranh thế giới thứ II sắp kết thúc, 14/8 Nhật đầu hàng đồng minh, quân Nhật ở Đông Dương tê liệt, chính quyền Trần Trọng Kim và bọn tay sai hoang mang, rệu rã, khủng hoảng chính trị diễn ra trầm trọng, lực lượng trung gian như binh lính, bảo an… ngã về phía cách mạng, cao trào kháng Nhật cứu nước đã đến tột đỉnh, Đảng ta sẵn sàng khởi nghĩa, quân đồng minh chưa kịp vào Đông Dương. Thời cơ cách mạng tốt nhất để ta giành chính quyền. ngày 13 tháng 8 năm 1945 Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc được thành lập. ngày 13 - 15 tháng 8 năm 1945 Đảng quyết định phát động và lãnh đạo nhân dân ta tiến hành khởi nghĩa trên cả nước để giành chính quyền từ tay Nhật trước khi quân đồng minh vào Đông Dương. Chiều ngày 16/8 Đại hội quốc dân họp ở Tân Trào, Đại hội tán thành chủ trương tổng khởi nghĩa và trong vòng 15 ngày từ ngày 14 - 30 tháng 8 năm 1945 cuộc tổng khởi nghĩa giành thắng lợi hoàn toàn. ngày 2 tháng 9 năm 1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Với sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho cách mạng và việc đoán đúng thời cơ, đảng ta phát động tổng khởi nghĩa giành thắng lợi. Đây là thời cơ ngàn năm có một nếu diễn ra trước khi có thời cơ đến sẽ tốn rất nhiều xương máu, nếu diễn ra sau khi đó quân đồng minh vào thì ta không thể giành được thắng lợi. Qua đó, chúng ta có thể thấy bản lĩnh và tài trí của Đảng ta trong việc dự đoán và nắm bắt thời cơ.

Qua sự phân tích trên cho ta thấy cách mạng muốn thắng lợi thì ngoài việc có đường lối các mạng đúng đắn ra cần và nhất định phải có phương pháp cách mạng đúng đắn, trong quá trình lãnh đạo của mình Đảng Cộng sản Việt Nam đã có được phương pháp đúng đắn đưa cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi hoàn toàn và ngày càng phát triển.







[1] Khoa Lý lun chính trị - Đại học An Giang

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

sách giáo trình công nghệ thông tin pdf doc - sách tham khảo

[-] Mục Lục 1 kế toán doanh nghiệp với visual basic https://ambn.vn/product/35662/ke-toan-doanh-nghiep-voi-visual-basic.html Những kiến thức cơ bản về kế toán như biểu mẫu, báo cáo, sổ sách chứng từ kế toán đã được trình bầy ở những bộ sách trước cùng tác giả, và coi như ở tập sách này là bạn đã nắm rõ về microsoft access và visual basic. Trong sách này, sẽ hướng dẫn bạn thêm khi thiết kế các giao diện nhập dữ liệu, xử lý và báo cáo trong chương trình kế toán, hiểu rõ những kỹ thuật và công cụ lập trình nâng cao và dễ dàng thiết kế thành công một chương trình quản lý kế toán doanh nghiệp bằng Visual Basic 2. lập trình cơ sở dữ liệu visual basic sql server https://ambn.vn/product/35577/lap-trinh-co-so-du-lieu-visual-basic-sql-server.html Cuốn sách này cung cấp cho người học những thông tin chi tiết cảu các công cụ kỹ thuật hiện nay như ADO, ADO MD và ADOX, MSDE, .. SQL Namespace.. Mục tiêu cuốn sách là cung cấp các kiến thức ở mức độ chuyên sâu những công cụ mà kết hợp giữa

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể